« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG VÀ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI Ở HỘ GIA ĐÌNH TRƯỚC THIÊN TAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG KHU VỰC THUỘC QUẬN BÌNH THỦY VÀ HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG VÀ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI Ở HỘ GIA ĐÌNH TRƯỚC THIÊN TAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG KHU VỰC THUỘC QUẬN BÌNH THỦY.
- Một cuộc khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn về tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu lên quy mô hộ gia đình đã được thực hiện tại 4 khu vực thuộc quận Bình Thủy và huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.
- Có đến 200 hộ đã được chọn một cách ngẫu nhiên trong các khu vực khảo sát của hai quận huyện..
- Người dân tại các khu vực nông thôn bị tổn thương do các tác động của biến đổi khí hậu nhiều hơn so với người dân sống ở vùng đô thị hoặc ven đô.
- Việc phòng ngừa thiên tai của người dân địa phương chưa đủ tốt.
- Sự chuẩn bị của người dân, thông tin, tập huấn từ chính quyền và các tổ chức dân sự liên quan đến ô nhiễm, thiên tai, biến đổi khí hậu đến với dân chúng chưa nhiều và chưa làm thay đổi nhiều về hành vi của người dân.
- Từ khóa: khảo sát dựa vào bảng câu hỏi và phỏng vấn, hộ gia đình, biến đổi khí hậu, tổn thương, thích nghi.
- Biến đổi khí hậu và thiên tai có thể làm ảnh hưởng đến sinh kế, sức khỏe và sự ổn định của người dân, đặc biệt là người dân nghèo sống ở vùng ven đô.
- Để đánh giá tính tổn thương, khả năng chịu đựng trước các rủi ro thiên nhiên ở mức độ hộ gia đình, một khảo sát giới hạn ở quy mô 200 hộ gia đình vùng ven đô, là nơi đang diễn ra quá trình chuyển đổi từ cuộc sống nông thôn qua thành thị.
- Mục tiêu của khảo sát này là lấy kết quả từ thăm dò cộng đồng làm tiền đề cho việc đề xuất các thực hiện dự án xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội địa phương với sự lồng ghép các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu..
- Hai địa điểm thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa được chọn để phỏng vấn hộ gia đình là Khu vực 3 và Cồn Sơn.
- Khu vực 3 nằm dọc theo đường Cách mạng Tháng 8 hướng từ puận Ninh Kiều đi về phía cầu Bình Thủy.
- Đặc điểm cư dân khu vực này đa số thuộc nhóm hộ nghèo và trung bình, không có đất canh tác, sống chủ yếu là lao động tay chân, buôn bán nhỏ.
- Cồn Sơn thuộc khu vực 1 của phường Bùi Hữu Nghĩa, có khoảng 90 hộ.
- Hai địa điểm được chọn để phỏng vấn hộ gia đình là ấp Bờ Bao và ấp Phụng Quới A.
- Việc khảo sát các tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu lên hộ gia đình được thực hiện qua bảng câu hỏi kết hợp với phỏng vấn trực tiếp cho những nhóm hộ giàu – trung bình và nghèo khác nhau.
- Cách tiếp cận này có ưu điểm là có thể nắm bắt các trường hợp và quan điểm khác nhau của nhiều nhóm hộ gia đình.
- Người được phỏng vấn có sự cắt nghĩa rõ trước khi trả lời theo các câu hỏi có chuẩn bị.
- Khảo sát này cũng giúp chúng ta rõ hơn sinh hoạt và tập quán của người dân trong khu vực.
- Mẫu được chọn ngẫu nhiên theo danh sách hộ trong khu vực.
- Nội dung chính trong phiếu điều tra dạng câu hỏi bán cấu trúc là tìm hiểu cuộc sống của những người trong hộ gia đình liên quan tương đối đến khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu và thiên tai, như thông qua các thông tin về số người trong hộ, trình độ học vấn, việc làm thường xuyên hoặc không thường xuyên, thu nhập, các sở hữu đất đai, nhà cửa và các tiện nghi hiện có trong gia đình liên quan đến khả năng tiếp nhận tin tức qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các lớp tập huấn về phòng tránh thiên tai và hiểu biết về biến đổi khí hậu ở địa phương, các cảm nhận của họ về các thay đổi thời tiết trước đây và sau này.
- Cuối cùng là nắm được một số nguyện vọng và đề xuất của người dân thông qua một số câu hỏi mở..
- Nhìn chung, đa số người dân đều có sự hợp tác tích cực với cán bộ điều tra.
- Những người được phỏng vấn trong từng hộ gia đình chủ yếu là chủ hộ, có một số hộ người trả lời là con lớn trong nhà..
- Mỗi gia đình đều có ít nhất 2-3 người phụ thuộc (trẻ dưới 14 tuổi, người già trên 60 tuối hoặc người tàn tật), riêng ở Phụng Quới A có số phụ thuộc cao nhất..
- Bảng 1: Thống kê tình trạng gia đình người tham gia trả lời phỏng vấn.
- Người trả lời.
- người trả lời.
- 2 Vĩnh Thạnh .
- 4 Bình Thủy .
- Trong các hộ được phỏng vấn ở tỉ lệ giàu nghèo theo tiêu chuẩn phân hạng của Nhà nước, tại các điểm điều tra, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm gấp 2 – 3 lần so với hộ giàu, trong khi số hộ trung bình ở khu vực gần chợ và thị trấn (Bùi Khu vực 3 và Bờ Bao) thì cao hơn so với khu vực xa chợ (Cồn Sơn và Phụng Quới A).
- Các trường hợp hộ có con không được đi học thường trả lời với lý do là con còn nhỏ hoặc kinh tế gia đình khó khăn, một số khác không giải thích lý do..
- Liên quan đến nhà ở, toàn bộ các hộ được phỏng vấn đều có nhà riêng, trong đó khoảng 48-62% là nhà cấp 4 (nhà sơ sài, cất tạm bằng vật liệu rẻ tiền, sử dụng dưới 3 năm).
- Tỉ lệ loại nhà cấp 1 (sử dụng trên 15 năm) chỉ có ở khu vực chợ.
- Đánh giá tình trạng sử dụng nhà vệ sinh và nước sinh hoạt trong hộ gia đình, điều tra cho thấy các hộ ở khu vực nông thôn, xa chợ như Cồn Sơn (Bình Thủy) và ấp Phụng Quới A (Vĩnh Thạnh) có tỷ lệ không có nhà vệ sinh hoặc sử dụng cầu cá.
- Nguồn nước sử dụng trong gia đình thì người dân dùng cả nước mặt để tắm rửa và vừa dùng nước mưa trong mùa mưa và nước máy cho ăn uống..
- Số lượng dùng giếng khoan cao ở khu vực Bờ Bao.
- Riêng ở ấp Phụng Quới A chưa có hệ thống nước máy, trong khi đó 100% hộ khu vực phường Bùi Hữu Nghĩa đều có nước máy..
- Không có.
- Bình Thủy .
- Khu vực .
- Vĩnh Thạnh .
- Phụng Quới A .
- *Phần nhà vệ sinh, một số nơi không là tỉ lệ tổng 100% do người trả lời cho biết gia đình có nhà vệ sinh nhưng bị hư hỏng chưa sửa được nên đi nhờ nơi khác hoặc đi ngoài đồng.
- Một số người trả lời họ sử dụng họ sử dụng cả nhà vệ sinh gia đình và cả cầu cá..
- Riêng thiết bị trong nhà, khu vực quận Bình Thủy có trang thiết bị dồi dào hơn huyện Vĩnh Thạnh.
- Các thiết bị có nhiều trong gia đình trong cả 2 nơi được ghi nhận nhiều theo thứ tự là tivi – xe gắn máy – radio – máy bơm nước.
- điều này cho thấy người dân ưu tiên mua sắm phương tiện nghe – nhìn và đi lại.
- Riêng máy tính và tủ cứu thương gia đình chiếm tỉ lệ nhỏ, tương xứng giữa trình độ học vấn với nhu cầu học tập và kiến thức phòng chữa bệnh trong người dân.
- Điều này là do mức thu nhập của người dân vùng ven đô cao hơn vùng nông thôn xa..
- Tỉ lệ người dân không có ruộng đất canh tác cao ở Khu vực 3 (60%) và ấp Phụng Quới A (54.
- Phần các hộ có đất ở Bình Thủy, trung bình mỗi gia đình có 3-4 công đất, đất dùng làm đất vườn cây ăn trái.
- Nguồn thu nhập trong gia đình hiện nay trong các hộ được phỏng vấn không có sự khác biệt lớn giữa các khu vực..
- Loại hình thu nhập Làm công ở các nhà máy Làm mướn tự do Từ canh tác vườn rẫy, cây ăn trái Công chức, hưu trí, từ gia đình nước ngoài, con cái giúp đỡ Làm ruộng, canh tác lúa Buôn bán nhỏ, dịch vụ Chăn nuôi gia súc, gia cầm trong gia đình Tiểu thủ công nghiệp Chế biến nông hải sản.
- *Trong điều tra này, người dân không xác định được mức thu nhập cụ thể trong năm của gia đình mà chỉ ra những nguồn có thu nhập từ cao đến thấp.
- Liên quan đến người tạo ra thu nhập chính trong gia đình, đa số khu vực Bình Thủy cho biết thu nhập chính từ cả nhà cùng làm, trong khi ở Vĩnh Thạnh thì trả lời chính từ các người con trong gia đình.
- So sánh các khu vực cho thấy giữa người chồng và người vợ, số người tạo thu nhập cho gia đình cao hơn số người vợ từ 2 – 2,5 lần.
- Điều này có thể lý giải là khu vực Bình Thủy là khu ven đô nên các hoạt động kiếm tiền thuận lợi cho người trẻ hơn người lớn tuổi.
- Các tập huấn mà người dân tham gia cao là dạy nghề (ở Vĩnh Thạnh), vệ sinh phòng dịch (Khu vực 3, Bờ Bao), phòng chống thiên tai (Khu vực 3, Bờ Bao).
- Điều lưu ý là vùng nông thôn xa, người dân ít được tiếp cận các loại hình tập huấn (Cồn Sơn, Phụng Quới A)..
- Các lớp tập huấn liên quan đến phòng chống thiên tai như sau: Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, Thanh niên xung kích tình nguyện, Chữ thập đỏ (sơ cứu).
- Ghi nhận của người được phỏng vấn về thiên tai trong khoảng 5 năm gần đây, xếp loại theo thống kê như Bảng 3.
- Một cách tổng quát, từ cột xếp hạng ghi nhận, cho thấy người dân lưu ý 5 thay đổi lớn nhất lần lược là nhiệt độ cao - khô hạn – bão – xói lở - lũ lụt.
- các ghi nhận của người dân về thiên tai Các yếu tố.
- thời tiết bất thường Khu vực.
- nhóm bị tổn thương khi có thiên tai Nhóm bị.
- tổn thương Khu vực 3 Cồn.
- Trao đổi về một số kinh nghiệm của gia đình liên quan với việc đối phó với thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, các ghi nhận sau được đề cập nhiều nhất trong tất cả các hộ:.
- 7) Chấp nhận và chờ đợi thiên tai đi qua (18%)..
- Điều tra khả năng biết bơi của các thành viên trong gia đình (có thể tự bơi ít nhất 10 mét), hầu hết người chồng và các con lớn biết bơi.
- Phường Bùi Hữu Nghĩa có 60% thành viên trong gia đình biết bơi, tỉ lệ phần trăm cho khu vực Cồn Sơn, Bờ Bao và Phụng Quới A lần lượt là 80%, 80% và 90%.
- Điều này hợp lý theo tập quán sinh sống xưa nay của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Riêng điện thoại ở đây được người dân cho biết hầu hết là điện thoại di động, chứng tỏ sự bùng nổ của phương tiện thông tin đã trở nên quá phổ biến đến tận vùng nông thôn.
- Áo phao, tủ cứu thương nằm ở cuối bảng hiện diện cũng tương xứng với khả năng biết bơi của người dân nên không có thói quen mặc áo phao.
- Toàn bộ các hộ gia đình đều trả lời là không có hầm trú bão ở trong nhà, điều này cũng phù hợp với sự xuất hiện bão khá hiếm hoi trong vùng nên người dân không đầu tư xây dựng hầm trú bão..
- Khảo sát cho thấy chỉ có 14% ở Khu vực 3 và 8% ở Cồn Sơn có tham gia một số buổi họp triển khai Phòng chống thiên tai được chính quyền địa phương tổ chức vào đầu mùa mưa.
- Ở khu vực Vĩnh Thạnh không có cá nhân nào tham dự các lớp tương tự.
- Điều này cho thấy việc tổ chức tập huấn phòng tránh thiên tai, biến đổi khí hậu còn hạn chế và phải lưu ý.
- Đa số người dân đều có nghe về cảnh báo thiên tai qua bản tin dự báo thời tiết được các phương tiện truyền thanh, truyền hình phổ biến.
- Người dân ở Bình Thủy có điều kiện tiếp nhận thông tin tốt hơn.
- Trung bình 20% số trả lời là không nghe gì về hiện tượng biến đổi khí hậu trong tương lai.
- Khoảng 50 – 60% người dân trong cả hai vùng trả lời là có lo sợ về sự bất thường về thời tiết trong tương lai, còn lại là không lo hoặc chưa nghe thấy nên không biết.
- Các thông tin, tập huấn từ chính quyền và các tổ chức dân sự liên quan đến ô nhiễm, thiên tai, biến đổi khí hậu đến người chưa nhiều và chưa làm thay đổi nhiều về hành vi của người dân..
- Bảng 7: Các vật dụng được gia đình chuẩn bị để đối phó với thiên tai.
- dầu Hầm trú bão Bảng 8: Thống kê các nguồn thông tin cảnh báo thiên tai.
- Nguồn thông tin Khu vực 3.
- Phụng Quới A.
- Xếp theo ghi nhận cao nhất đến thấp.
- Một số bệnh khác được người dân đưa thêm như ho, huyết áp, nhứt mỏi, già yếu,… Khi có bệnh, với những bệnh thông thường người dân có khuynh hướng tự đến nhà thuốc tây để tự mua theo thói quen.
- Bệnh xá là sự lựa chọn kế tiếp, người dân sử dụng thăm khám bệnh qua bảo hiểm y tế nhiều hơn đến bác sỹ tư.
- Sự chọn lựa này không có khác biệt nhiều giữa khu vực..
- Về chuyển đổi canh tác, sản xuất để đối phó với thay đổi thời tiết, khí hậu thì rất ít người (6 – 14% so với tổng số) có đề xuất sự chuyển đổi lịch thời vụ và giống, đặc biệt chỉ tập trung ở huyện Vĩnh Thạnh.
- Điều này cho thấy người dân vẫn chưa chủ động được cho việc đối phó với biến đổi khí hậu với sản xuất.
- nêu ý kiến là cần tăng cường khai thông cống rãnh, nạo vét kênh mương, xử lý nước thải, rác thải, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, không làm nhà vệ sinh trên sông, phạt và giáo dục môi trường cho người dân.
- tập trung vào trồng nhiều cây xanh, cung cấp nước sạch, bảo hiểm y tế cho người dân.
- Qua điều tra và phân tích cho thấy vùng điều tra không chịu nhiều ảnh hưởng lớn của thiên tai, biến động thời tiết như nhiều vùng khác nhưng dấu vết của sự bất thường của thời tiết là có thật và có ảnh hưởng ít nhiều với đời sống và sản xuất của người dân có khác nhau giữa các vùng..
- Đối với vùng đã thành đô thị: người dân hiểu biết về biến đổi khí hậu tốt hơn và chủ động hơn trong ứng phó với thời tiết bất thường, mức độ tổn thương cũng ít hơn..
- Đối với vùng ven đô: sự hiểu biết về thiên tai ở mức vừa phải và chỉ chủ động một phần đối với các hiện tượng thời tiết bất thường.
- Đối với các vùng sâu: cuộc sống còn thuần nông, thông tin về khí hậu và thiên tai rất ít, người dân bị động lớn và thiếu các chuẩn bị cần thiết..
- Nhóm nghiên cứu kiến nghị cần tổ chức thêm các hoạt động truyền thông, tập huấn, và phát hành các tài liệu về phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu..
- Cần thiết xây dựng một số mô hình người dân tự ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu để làm cơ sở hoàn chỉnh và phổ biến và chính quyền địa phương sớm xây dựng chiến lược và quy hoạch phòng chống và ứng phó với biến đổi khí hậu.