« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá và dự báo ảnh hưởng của Luật thuế bảo vệ môi trường tới sự phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Đánh giá và dự báo ảnh hưởng của Luật thuế bảo vệ môi trường tới sự phát triển năng lượng.
- tái tạo ở Việt Nam.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học môi trường.
- Năm bảo vệ: 2011.
- Abstract: Tổng quan về các vấn đề liên quan đến khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch cũng như kinh nghiệm quốc tế về các khoản thu nhằm bảo vệ môi trường.
- Giới thiệu về Luật thuế bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu tác động của luật thuế bảo vệ môi trường đến các dạng năng lượng, từ đó dự báo dự báo ảnh hưởng của luật tới năng lượng tái tạo.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Luật thuế bảo vệ môi trường trong phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam..
- Keywords: Khoa học môi trường.
- Bảo vệ môi trường.
- Luật thuế.
- Năng lượng tái tạo;.
- Việt Nam là một nước đang phát triển, nhu cầu năng lượng ngày càng lớn, đối mặt với việc nguồn nguyên liệu hóa thạch, những nguồn năng lượng truyền thống đang dần cạn kiệt, chính phủ và các ngành chức năng đã đưa ra nhiều biện pháp như tìm các nguồn năng lượng mới, tiết kiệm năng lượng.
- Luật thuế bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2012, trong đó quy định thuế suất với các dạng nhiên liệu như xăng, dầu, than.
- Khi Luật thuế bảo vệ môi trường được thực thi sẽ gây ra những ảnh hưởng về mặt kinh tế, môi trường và xã hội.
- Đây chính là lí do mà đề tài “Đánh giá và dự báo ảnh hưởng của Luật thuế bảo vệ môi trường tới sự phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam” được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu.
- xuất các biện pháp và cơ chế nhằm nâng cao hiệu quả của Luật thuế bảo vệ môi trường đến phát triển các ngành năng lượng mới nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững..
- Các vấn đề môi trường do sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
- Kinh nghiệm quốc tế về các khoản thu nhằm bảo vệ môi trƣờng 1.3.
- Giới thiệu về Luật thuế bảo vệ môi trƣờng.
- Mục tiêu, yêu cầu xây dựng Luật thuế bảo vệ môi trường 1.4.2.
- Bố cục của Luật thuế bảo vệ môi trường.
- Nội dung chính của Luật thuế bảo vệ môi trường Chƣơng 2.
- Luật thuế bảo vệ môi trường Việt Nam..
- Các dạng năng lượng tái tạo ở Việt Nam..
- Luận văn tập trung nghiên cứu tác động của Luật thuế bảo vệ môi trường đến các dạng năng lượng, từ đó dự báo ảnh hưởng của Luật tới năng lượng tái tạo, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Luật thuế bảo vệ môi trường..
- Hiện trạng sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam.
- Các vấn đề môi trường do khai thác và sử dụng than.
- Các vấn đề môi trường do khai thác và sử dụng xăng, dầu.
- Đánh giá, dự báo tác động của Luật thuế bảo vệ môi trƣờng tới việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam.
- Theo kết quả điều tra cho thấy 95,5% người dân cho rằng khi luật thuế bảo vệ môi trường được áp dụng sẽ làm tăng giá cả..
- Mặc dù thuế môi trường đóng góp khoản thu lớn cho ngân sách bảo vệ môi trường nhưng vẫn còn nhiều ý kiến đánh giá về mức thu thuế với các mặt hàng như xăng, dầu và than..
- Theo điều tra có 32,3% ý kiến cho rằng với mức thuế suất đối với than từ 10.000 đến 50.000đ/ tấn là cao vì than đã chịu rất nhiều thuế và phí khác nhau như thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường do khai thác khoáng sản, thuế giá trị gia tăng, phí khí thải, nếu thêm cả thuế bảo vệ môi trường nữa thì quá nhiều, như vậy sẽ khiến giá cả tăng cao vì than là nguyên liệu đầu của các ngành sản suất.
- Tương tự đối với xăng dầu và khí đốt, nhìn chung phản ánh của người dân với Luật thuế bảo vệ môi trường có rất nhiều ý kiến trái chiều nhau.Với mặt hàng xăng có đến 85/130 phiếu chiếm 65,4% cho rằng mức thuế như vậy là cao, có 31/130 chiếm 23,8% cho rằng như vậy là hợp lý, chỉ có 10,7% cho rằng mức thuế như vậy là thấp.
- Như vậy có thể thấy ảnh hưởng lớn nhất của Luật thuế bảo vệ môi trường là tăng giá cả.
- Đối với nhà nước thì Luật thuế bảo vệ sẽ góp phần tăng ngân sách nhà nước cho việc chi trả cho công tác bảo vệ môi trường.
- Tác động về môi trường.
- Rõ ràng là khi áp dụng Luật thuế bảo vệ môi trường, chúng ta sẽ hạn chế được việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch, đồng nghĩa với hạn chế phát thải, điều này sẽ có lợi hơn cho môi trường.Theo phiếu điều tra phục vụ cho luận văn cho thấy khi được hỏi Luật thuế bảo vệ môi trường ảnh hưởng như thế nào, đa phần người được điều tra trả lời sẽ có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, cụ thể là có ý thức trong việc sử dụng năng lượng không tái tạo.
- 129/130 người chiếm 99% đồng ý rằng Luật thuế bảo vệ môi trường là cần thiết.
- Tuy nhiên khi được hỏi thông tin về Luật thuế bảo vệ môi trường vẫn có 11% chưa được biết thông tin gì về Luật này, như vậy cho thấy tuy là Luật có ảnh hưởng tới toàn dân nhưng không phải người dân nào cũng nắm được thông tin cũng như hiểu biết về Luật thuế bảo vệ môi trường.
- Nhận thức của người dân về năng lượng tái tạo cũng như năng lượng hóa thạch cho thấy: 99% đồng ý rằng sử dụng năng lượng hóa thạch gây ô nhiễm môi trường, cụ thể có 118/130 cho rằng rất ô nhiễm, 10/130 cho rằng ô nhiễm ở mức độ bình thường, 2/130 cho rằng ít ô nhiễm, không ai cho rằng sử dụng năng lượng hóa thạch không gây ô nhiễm.
- Đối với năng lượng tái tạo đa phần người dân nhận xét rằng không gây tác động tới môi trường (43,4.
- nếu tác động đến môi trường cũng chỉ ít ảnh hưởng (43,8%)..
- Luật thuế bảo vệ môi trường ra đời nhằm góp phần thay đổi thói quen, ý thức bảo vệ môi trường của người tiêu dùng.
- Thứ hai sẽ hướng người tiêu dùng tới các sản phẩm thân thiện với môi trường và chi phí rẻ hơn.
- Khi được hỏi rằng Luật thuế bảo vệ môi trường sẽ ảnh hưởng đến ai nhiều nhất đa phần người dân đều trả lời ảnh hưởng đến người tiêu dùng (chiếm 44,6.
- Hình 3.5: Tổng hợp ý kiến về tác động của Luật thuế bảo vệ môi trƣờng tới ngƣời sản xuất, tiêu dùng.
- Thuế môi trường thu trên đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm để buộc người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm ít ô nhiễm hơn, giá cao hơn ở mức hợp lý hoặc hạn chế tiêu dùng các sản phẩm gây ô nhiễm.
- Mục đích chủ yếu của việc sử dụng công cụ thuế môi trường nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp trong xã hội về ý thức bảo vệ môi trường, từ đó góp phần thay đổi hành vi sản xuất và tiêu dùng sản phẩm gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng..
- Từ các phân tích trên ta có thể thấy Luật thuế bảo vệ môi trường thể hiện tính hợp lý và công bằng.
- Công bằng ở chỗ: tất cả mọi người sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm môi trường đều phải nộp thuế, thuế này là thuế gián thu, tính vào giá sản phẩm.
- Như vậy khi đánh thuế bảo vệ môi trường, người sử dụng sản phẩm phải thay đổi hành vi, hướng tới sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường..
- Về mặt lý thuyết, người sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm môi trường gồm các tổ chức, cá nhân, trong đó có cả người sản xuất và người tiêu dùng phải chịu thuế.
- Luật thuế bảo vệ môi trường có vai trò thay đổi hành vi sử dụng sản phẩm, trong điều kiện hiện nay khi nhận thức của người dân về môi trường chưa được nâng cao, công cụ thuế mang tính chất cưỡng bức như một công cụ sắc bén buộc mọi người, mọi tổ chức phải đi vào khuôn phép, có nghĩa vụ bảo vệ môi trường sống của mình..
- Với vai trò điều tiết bằng mức thuế đánh vào các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường, Luật thuế bảo vệ môi trường hướng nhà sản xuất, người tiêu dùng, các cá nhân, tổ chức phải đi theo mục tiêu bảo vệ môi trường.
- Luật thuế bảo vệ môi trường buộc người sản xuất và tiêu dùng đi theo hướng sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, thúc đẩy phát triển năng lượng sạch, đánh dấu một bước ngoặt mới cho phát triển năng lượng tái tạo..
- Đánh giá, dự báo ảnh hƣởng của Luật thuế bảo vệ môi trƣờng tới việc phát triển năng lƣợng tái tạo ở Việt Nam.
- Như vậy có thể thấy khi áp dụng Luật thuế bảo vệ môi trường mà giá năng lượng hóa thạch tăng đa phần sẽ có tác dụng khiến người dân tiết kiệm năng lượng hóa thạch và chuyển một phần sang sử dụng năng lượng tái tạo, thậm chí 30% sẵn sàng sử dụng năng lượng tái tạo dù giá cao hơn nhưng thân thiện hơn với môi trường..
- Luật thuế bảo vệ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến khai thác và sử dụng năng lượng hóa thạch, đồng nghĩa với việc ảnh hưởng gián tiếp tới phát triển năng lượng tái tạo thông qua việc chuyển hướng khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới thay cho nguồn nguyên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường..
- Chính vì quan niệm năng lượng tái tạo đắt cho nên mặc dù có xu hướng chuyển đổi sang năng lượng tái tạo song theo điều tra, xu hướng của người dân là chuyển dần dần, một mặt vẫn sử dụng năng lượng hóa thạch, chuyển một phần sang sử dụng năng lượng tái tạo..
- Đối với năng lượng tái tạo, đa phần người dân cho rằng không hoặc ít ảnh hưởng tới môi trường, điều này thể hiện rõ trong hình 3.9 dưới đây.
- Đây cũng là nguyên nhân chính khiến người dân chấp nhận dần chuyển sang sử dụng dạng năng lượng này thay cho năng lượng hóa thạch..
- Thuế bảo vệ môi trường có tác động làm thay đổi cả quy mô và cơ cấu của sản xuất và tiêu dùng năng lượng.
- Cụ thể là chuyển dịch dần sang hướng sử dụng một phần năng lượng tái tạo thay nguồn năng lượng truyền thống.
- Tương lai xa có thể sử dụng năng lượng tái tạo.
- thay cho nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt..
- Đề xuất nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của Luật thuế bảo vệ môi trƣờng trong phát triển năng lƣợng tái tạo ở Việt Nam.
- Vì vậy mức thuế tối thiểu cần tăng để đạt được mục tiêu hạn chế sử dụng nguyên liệu hóa thạch, góp phần bảo vệ môi trường..
- Về công tác truyền thông: tuy Luật thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực trên toàn quốc nhưng vẫn có một bộ phận người dân không biết tới.
- Trong khi Luật thuế bảo vệ môi trường có mục tiêu điều chỉnh hành vi, ý thức của người dân trong tiêu dùng các dạng nguyên liệu hóa thạch.
- Luật thuế bảo vệ môi trường cần đồng bộ với các luật khác, tránh hiện tượng thuế và phí chồng lên nhau gây khó khăn trong việc thu phí, thuế môi trường..
- Để đạt được hiệu quả điều chỉnh hành vi, ý thức của người dân theo hướng bảo vệ môi trường cần cân nhắc mức thuế, lộ trình tăng thuế hợp lý nếu không sẽ ảnh hưởng đến sản xuất khó đạt được mục tiêu thay đổi thói quen của người tiêu dùng.
- Bên cạnh đó cần có chính sách cụ thể để nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng tiếp cận được các sản phẩm thân thiện với môi trường..
- Luật thuế bảo vệ môi trường có tác động tích cực trong việc bảo vệ môi trường..
- Về mặt kinh tế, thuế bảo vệ môi trường sẽ làm tăng ngân sách cho các hoạt động bảo vệ môi trường..
- Về mặt xã hội thuế bảo vệ môi trường có tác động thay đổi thói quen, ý thức của người tiêu dùng trong việc sử dụng năng lượng, góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, khuyến khích việc phát triển năng lượng tái tạo..
- Tuy nhiên qua việc phỏng vấn, lấy ý kiến của người dân, những người chịu ảnh hưởng của Luật thuế bảo vệ môi trường, đa phần cho rằng mức thuế với xăng còn quá cao.
- Tuy mức 10.000đ/1 tấn đã tăng hơn 4000đ/1 tấn so với dự thảo ban đầu nhưng than là sản phẩm khi khai thác cũng như sử dụng ảnh hưởng lớn tới môi trường vì vậy cần tăng mức thuế tối thiểu với than..
- Luật thuế bảo vệ môi trường được đánh giá là ảnh hưởng tích cực tới phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam.
- Tuy nhiên phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam vẫn gặp nhiều rào cản về công nghệ, kỹ thuật đến tài chính, công tác quản lý..
- Vì vậy để góp phần phát triển năng lượng tái tạo cần có sự quan tâm hỗ trợ từ chính phủ, cần có một cơ chế chính sách đầy đủ cho phát triển năng lượng tái tạo, ngoài ra cũng cần có sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như cần một hệ thống giám sát các dự án phát triển năng lượng tái tạo sao cho đạt hiệu quả nhất..
- Lợi thế của năng lượng hóa thạch hiện nay so với năng lượng tái tạo là rẻ và sẵn có..
- Luật thuế bảo vệ môi trường đã hạn chế "tính rẻ".
- của năng lượng hóa thạch, vậy muốn phát triển năng lượng tái tạo cần tăng tính "sẵn có".
- để năng lượng tái tạo ngày càng phát triển hơn nữa.
- Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích đối với các dự án phát triển năng lượng tái tạo.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và thay đổi thói quen sử dụng nhiên liệu truyền thống của người dân sang sử dụng các dạng năng lượng sạch..
- Trích một phần ngân sách thu được từ thuế bảo vệ môi trường cho các dự án phát triển năng lượng tái tạo.
- Tạo các nguồn năng lượng tái tạo hữu ích, phù hợp thông dụng với người dân để tăng mức sử dụng năng lượng tái tạo..
- Có như vậy sản xuất điện từ năng lượng tái tạo mới có khả năng cạnh tranh..
- Bộ Công thương (2007), Đề án Phát triển năng lượng sinh học đến năm 2015, tầm nhìn 2020, Hà Nội..
- Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tháng 3 năm 2011), Báo cáo đánh giá tác động Luật thuế bảo vệ môi trường, Hà Nội.
- Tạ Văn Đa (2006), Đánh giá tài nguyên và khả năng khai thác năng lượng gió trên lãnh thổ Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài ngiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội..
- Nguyễn Quang Khải (2006), Những vấn đề phát triểnnăng lượng sinh khối ở Việt Nam, Báo cáo tại Hội thảo Phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam.
- Nguyễn Khánh Linh (2011), Ảnh hưởng của Luật thuế bảo vệ môi trường đếnkhai thác và sử dụng năng lượng, Luận văn tốt nghiệp ngành môi trường, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Lê Tuấn Phong (2009), Chính sách phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam, Bộ Công thương, Hà Nội.
- Mạnh Quân (2009), Khai thác than và ô nhiễm môi trường , báo Tài nguyên và ô nhiễm môi trường, Bộ tài nguyên và môi trường..
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010) Luật thuế bảo vệ môi trường, Hà Nội..
- Bùi Cách Tuyến, Mai Thế Toán, (2009), Chuyên đề bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản.
- Viện chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường , Kinh tế hóa để tăng đóng góp của ngành Tài nguyên và Môi trường cho nguồn thu ngân sách và GDP