« Home « Kết quả tìm kiếm

DANH HIỆU ĐỊA LÝ CÁC VÙNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG


Tóm tắt Xem thử

- Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 xác định một trong những mục tiêu cơ bản là “phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển và làm giàu từ biển”.
- Để đóng góp vào mục tiêu này, từ năm 2009, hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức diễn đàn toàn quốc “Thương hiệu biển Việt Nam”.
- Thương hiệu biển từ góc độ tài nguyên và môi trường, đặc biệt thương hiệu theo vùng địa lý, trong đó có các vùng biển được công nhận danh hiệu biển (Nguyễn Chu Hồi, 2009).
- Danh hiệu cho một vùng biển được một tổ chức công nhận khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cần thiết.
- Danh hiệu có thể là cấp quốc tế hoặc quốc gia, tùy thuộc tổ chức công nhận.
- Hiện nay, đã có nhiều danh hiệu biển cấp quốc gia và quốc tế đã được công nhận tại Việt Nam.
- Khi một vùng biển nhận được Danh hiệu biển thì vùng biển đó thu được nhiều lợi ích như được nhiều người biết đến hơn.
- Việt Nam đã bắt đầu có nghiên cứu về tác động tích cực của các vùng có danh hiệu biển tới kinh tế-xã hội-môi trường và sinh kế cộng đồng địa phương (IUCN-SIDA, 2008;.
- Dư Văn Toán Viện Nghiên cứu Quản lý Biển và Hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
- DANH HIỆU ĐỊA LÝ CÁC VÙNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG.
- Từ năm 2003, Chính phủ Việt Nam đã phân hạng các khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) thành 5 hạng:.
- vườn quốc gia (VQG), khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN), khu bảo tồn loài hoặc sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan và khu dự trữ tài nguyên.
- Việt Nam cũng đã tham gia và phê chuẩn một số công ước và thỏa thuận quốc tế quan trọng trong vấn đề bảo tồn tài nguyên biển (Nguyễn Thị Kim Anh và Trần Khánh, 2009).
- Vì vậy, việc hệ thống hóa tất các các vùng có danh hiệu biển và xem xét các tác động kinh tế xã hội của chúng là rất cần thiết, phục vụ quy hoạch và phát triển kinh tế biển bền vững..
- HỆ THỐNG HÓA CÁC DANH HIỆU BIỂN QUỐC TẾ VÀ QUỐC GIA CỦA CÁC VÙNG BIỂN VIỆT NAM.
- Các danh hiệu quốc tế.
- Di sản thiên nhiên thế giới: UNESCO công nhận Vịnh Hạ Long 2 lần:.
- Ngày 17 tháng 12 năm 1994, tại Hội nghị lần thứ 18 tại Phuket, Thái Lan, Ủy ban Di sản Thế giới đã công nhận Vịnh Hạ Long vào danh mục di sản thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng toàn cầu về mặt thẩm mỹ (tiêu chí vii) theo tiêu chuẩn của Công ước Quốc tế về Bảo vệ Di sản Tự nhiên và Văn hóa của Thế giới..
- Khu dự trữ sinh quyển thế giới là một danh hiệu do UNESCO trao tặng cho các khu bảo tồn thiên nhiên có hệ động thực vật độc đáo, phong phú đa dạng..
- Danh hiệu khu dự trữ sinh quyển là nhằm giải quyết một trong những vấn đề thực tiễn quan trọng nhất mà con người đang đối mặt hiện nay: đó là làm thế nào để có thể tạo nên sự cân bằng giữa bảo tồn đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên với thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, duy trì các giá trị văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, phòng thí nghiệm sống cho việc nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và giám sát các hệ sinh thái, đem lại lợi ích cho cộng đồng cư dân địa phương, quốc gia và quốc tế..
- Hiện nay, Việt Nam có 6 khu vực ven biển và hải đảo được Ủy ban Con người và Sinh quyển (MAB) thuộc UNESCO công nhận: Rừng Ngập mặn Cần Giờ (2000), Quần đảo Cát Bà (2004), Châu thổ sông Hồng (2004), Ven biển và biển đảo Kiên Giang (2006), Cù Lao Chàm (2009) và Mũi Cà Mau (2009)..
- Khu bảo tồn đất ngập nước ven biển do UNESCO công nhận theo Công ước Ramsar.
- Công ước Ramsar (Iran, 1971) là một công ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý và thích đáng các vùng đất ngập nước, với mục đích ngăn chặn quá trình xâm lấn ngày càng gia tăng vào các vùng đất ngập nước cũng như sự mất đi của chúng ở thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai, công nhận các chức năng sinh thái học nền tảng của các vùng đất ngập nước và các giá trị giải trí, khoa học, văn hóa và kinh tế của chúng..
- Khu Bảo tồn Đất ngập nước RAMSAR ven biển Xuân Thủy được công nhận năm 1989..
- Việt Nam hiện có 3 vịnh được WMBB công nhận trên thế giới: Vịnh Hạ Long (2003), Vịnh Nha Trang (2005) và Vịnh Lăng Cô (2009)..
- Hiện tại, Vịnh Hạ Long của Việt Nam đang đứng trong tốp 7 kỳ quan đầu..
- Các danh hiệu biển quốc gia 1.
- Di sản quốc gia Việt Nam.
- Năm 1962, Vịnh Hạ Long được Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia với diện tích 1.553 km², bao gồm 1.969 hòn đảo..
- Các đảo trong vùng Vịnh Hạ Long được quy hoạch là Khu Bảo tồn các Di tích Văn hóa - Lịch sử và Cảnh quan Quốc gia, theo Quyết định Số 313/VH-VP của Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam ngày 28 tháng 4 năm 1962.
- Vườn quốc gia Việt Nam.
- Theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành Quy chế quản lý rừng thì vườn quốc gia là một dạng rừng đặc dụng, được xác định trên các tiêu chí sau:.
- l Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng, hoặc đại diện không bị tác động, hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài.
- bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp..
- l Vườn quốc gia được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái..
- Chính phủ Việt Nam đã công nhận 7 vườn quốc gia thuộc ven biển và hải đảo: Cát Bà (1986), Côn Đảo (1993), Bái Tử Long (2001), Phú Quốc (2001), Xuân Thủy (2003), Núi Chúa (2003) và Mũi Cà Mau (2003)..
- Khu bảo tồn thiên nhiên còn gọi là khu dự trữ tự nhiên (trên biển, đất liền) và khu bảo tồn loài, sinh cảnh, khu được bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ dành cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo và quan trắc môi trường, là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm mục đích đảm bảo diễn thế tự nhiên và đáp ứng các yêu cầu sau:.
- l Đủ rộng để chứa được một hay nhiếu hệ sinh thái, tỷ lệ cần bảo tồn trên 70%..
- Khu bảo tồn thiên nhiên: Tiền Hải (1994), Hòn Mun (2003) và Cù Lao Chàm (2003)..
- Khu bảo tồn san hô Khu Bảo tồn Biển Rạn Trào - Khánh Hòa (2003) do Trung tâm Bảo tồn Sinh vật Biển và Phát triển Cộng đồng (MCD.
- Một tổ chức xã hội Việt Nam đầu tiên hỗ trợ thành lập, Ủy ban nhân dân huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa ra quyết định thành lập (http://www.wdpa-marine.org)..
- Hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam.
- Năm 2010, Chính phủ phê duyệt 16 khu bảo tồn biển (Marine Protected Areas - MPA): Đảo Trần, Cô Tô - tỉnh Quảng Ninh, Cát Bà, Đảo Bạch Long Vĩ - Hải Phòng, Hòn Mê - tỉnh Thanh Hóa, Cồn Cỏ - tỉnh Quảng Trị, Sơn Trà Hải Vân - tỉnh Thừa Thiên Huế, Cù Lao Chàm - tỉnh Quảng Nam, Lý Sơn - tỉnh Quảng Ngãi, Hòn Mun - tỉnh Khánh Hòa, Hòn Cau, Phú Quý - tỉnh Bình Thuận, Núi Chúa - tỉnh Ninh Thuận, Côn Đảo - tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Nam Yết - Quần đảo Trường Sa - tỉnh Khánh Hòa, Phú Quốc - tỉnh Kiên Giang..
- Về số loại danh hiệu, thì nhiều nhất cấp quốc tế là danh hiệu Khu dự trữ sinh quyển thế giới là 6, sau đó là danh hiệu Vịnh đẹp nhất thế giới với 3, danh hiệu Di sản thế giới là 2.
- Ở mức độ quốc gia thì nhiều nhất là Khu bảo tồn biển 15 danh hiệu, sau đó là Vườn quốc gia với 7 danh hiệu, Khu bảo tồn thiên nhiên với 3 danh hiệu..
- Chỉ có 1 danh hiệu khu bảo tồn san hô Rạn Trào do Tổ chức Xã hội tư nhân MCD xây dựng và duy trì bảo tồn cùng với cộng đồng địa phương.
- Còn các danh hiệu khác do các bộ ngành, địa phương quản lý..
- Bảng các Khu danh hiệu biển Việt Nam.
- Ghi chú: Các khu danh hiệu biển trên bản đồ Hình 1..
- TÁC ĐỘNG VÙNG BIỂN CÓ DANH HIỆU VIỆT NAM ĐẾN KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG (THÍ DỤ VỊNH HẠ LONG).
- Tổng Bí thứ Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh trong chuyến thăm Vịnh Hạ Long ngày đã viết: "Vịnh Hạ Long, một kỳ quan do thiên nhiên ban tặng, một di sản thế giới, biểu tượng sự trường tồn của Tổ quốc Việt Nam yêu quý của chúng ta, là niềm tự hào của nhân dân ta.
- Các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mãi mãi mai sau phải làm hết sức mình để gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị tuyệt vời của Vịnh Hạ Long.
- Hạ Long, Hải Phòng và Hà Nội là các thành phố trung tâm phát triển kinh tế ở miền Bắc Việt Nam.
- Do ô nhiễm, gần đây các nhà khoa học biển Việt Nam đã phát hiện những bãi san hô của vịnh Hạ Long đang chết dần.
- Ở một khía cạnh khác, biến đổi khí hậu toàn cầu với mực nước biển dâng cao có thể sẽ tác động mạnh tới cảnh quan, hệ thống đảo, hang động và đa dạng sinh học của Vịnh mà Việt Nam chưa đủ nhân lực, vật lực để sẵn sàng ứng phó..
- Phân loại danh hiệu biển Việt Nam.
- Thế giới.
- Việt Nam.
- Di sản thế giới.
- Khu dự trữ sinh quyển thế giới Khu bảo tồn đất ngập nước.
- Câu lạc bộ những Vịnh đẹp nhất thế giới Kỳ quan thiên nhiên của thế giới mới Di sản quốc gia Việt Nam.
- Vườn quốc gia Việt Nam Khu bảo tồn thiên nhiên Khu bảo tồn san hô.
- Khu bảo tồn biển Việt Nam 10 danh hiệu.
- Công nhận Cấp quốc gia.
- Cấp bậc TT Danh hiệu Tổng Ghi chú.
- nỗ lực kiểm soát theo tiêu chuẩn du lịch sinh thái và quy định bảo tồn di sản đối với cả mặt nước vùng đệm của di sản.
- Công tác bảo tồn.
- Đồng thời, tỉnh Quảng Ninh cũng thực hiện di dời các hộ dân sinh sống trên các vạn chài vào đất liền để bảo vệ môi trường nước của vịnh Hạ Long.
- Tuy nhiên, một điều đáng mừng, Vịnh Hạ Long đã được công nhận 5 danh hiệu (1 quốc gia, 4 quốc tế) (Bảng 1) nên theo quá trình phát triển, môi trường ở đây cũng đã được cải thiện đáng kể.
- Quản lý tài nguyên và môi trường ở vịnh Hạ Long có sự tham gia của cộng đồng địa phương, có sự giám sát của các tổ chức quốc tế và của cơ quan quản lý cấp quốc gia, của phương tiện thông tin đại chúng..
- Từ thí dụ của vịnh Hạ Long cho ta thấy Khu danh hiệu biển Việt Nam nếu được quản lý tốt sẽ có tác động rất tốt tới kinh tế-xã hội-môi trường địa phương và quốc gia..
- l Danh hiệu vùng biển Việt Nam rất đa dạng và phong phú ở cả cấp quốc gia và quốc tế..
- l Tổng các danh hiệu cho tất cả vùng biển Việt Nam là 40 (28 quốc gia, 12 quốc tế) dành cho 27 vùng biển thuộc 17 tỉnh thành phố ven biển Việt Nam, các vùng này có thể gọi là “Kỳ quan biển Việt Nam” (Bảng 2).
- Ngoài Vịnh Hạ Long có tới 5 danh hiệu, thì còn 8 danh hiệu nữa của các vùng khác đó là Cát Bà, Xuân Thủy, Châu thổ sông Hồng, Vịnh Lăng Cô, Cù Lao Chàm, vịnh Nha Trang, Cần Giờ, Phú Quốc.
- Theo không gian vị trí địa lý, có vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng có 12 danh hiệu và rất đáng được quy hoạch lại để phục vụ quản lý tài nguyên môi trường biển.
- l Cần phát huy và nhân rộng tấm gương của vùng có danh hiệu như Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang..
- Đặc biệt, tổ chức phi chính phủ hay tổ chức xã hội (như MCD tại Rạn Trào) cũng được huy động vào công tác bảo tồn danh hiệu biển là rất phù hợp và những đóng góp của họ cần phải được ghi nhận.
- Như thế, chúng ta sẽ có rất nhiều khu biển có danh hiệu mới, có tác động tích cực tới công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên biển, hải đảo..
- l Ảnh hưởng tích cực của các vùng biển có danh hiệu biển tới kinh tế xã hội và môi trường địa phương..
- l Chưa có cơ quan, tổ chức cấp quốc gia theo dõi, giám sát danh hiệu biển..
- Đề xuất đối với các vùng biển Việt Nam.
- Với chiều dài khoảng 300 km và chiều rộng khoảng 60 km, toàn bộ khu vực này có thể được nhìn nhận và bảo tồn như một vùng sinh thái đặc biệt về biển của Việt Nam.
- Khu này có thể gọi là Công viên đại dương hay Công viên biển số 1 của Việt Nam.
- l Cần lựa chọn tên cho các danh hiệu chung này: Kỳ quan biển Việt Nam..
- l Cần có nghiên cứu cơ chế, chính sách, pháp lý về các danh hiệu biển cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện và các tác động của danh hiệu biển và các giải pháp hỗ trợ cho địa phương..
- l Cần có cơ chế khuyến khích, tôn vinh các cá nhân, tổ chức xã hội, dân sự tham gia vào xây dựng, quản lý các vùng có danh hiệu kỳ quan biển..
- l Cần thành lập một cơ cấu tổ chức thống nhất cấp quốc gia thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam để xác định, quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển, công nhận và quản lý, khuyến khích và tôn vinh các kỳ quan biển Việt Nam..
- l Cần có cơ chế, mô hình quản lý và khai thác tài nguyên đặc biệt cấp Nhà nước cho các vùng có danh hiệu biển, tiến tới thể chế hóa bằng pháp luật các vùng có tài nguyên biển đặc biệt này..
- l Tổ chức truyền thông, phát triển du lịch sinh thái biển và hỗ trợ tài chính bền vững cho các ban quản lý khu vực có danh hiệu biển và nâng cao hiệu quả sinh kế cho người dân vùng có kỳ quan biển, có danh hiệu biển..
- KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TỔNG THỂ CHO CÁC VÙNG ĐỊA LÝ VIỆT NAM CÓ DANH HIỆU.
- Việt Nam đã tham gia hội nhập quốc tế, nên vấn đề các vùng địa lý của Việt Nam có danh hiệu về bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên, di sản địa chất..
- đặc biệt danh hiệu quốc tế có ý nghĩa lớn với vùng đó và khu vực lân cận.
- Vì sau khi có danh hiệu quốc tế, sẽ có rất nhiều các nghiên cứu và phát hiện mới, gia tăng khách du lịch, xuất hiện nhiều vấn đề xã hội nhân văn mới đối với từng vùng, từng khu vực khác nhau.
- Nghiên cứu về vấn đề này với phạm vị địa lý toàn đất nước, hy vọng sẽ làm rõ hơn được những thay đổi của các vùng này trước đây, hiện nay và sắp tới, để định hướng phát triển kinh tế bền vững cho từng vùng và tổng thể cho Việt Nam..
- Nghiên cứu hiệu quả quản lý khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang.
- Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2010.
- Thương hiệu biển Việt Nam - nhìn từ góc độ tài nguyên môi trường.
- Báo cáo quốc gia của Việt Nam về các khu bảo tồn và phát triển..
- Hướng dẫn quản lý khu bảo tồn thiên nhiên..
- Quyết định số 742/QĐ-TTg ký ngày 26/5/2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020.