« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN THPT THỜI KỲ HỘI NHẬP,


Tóm tắt Xem thử

- ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN THPT THỜI KỲ HỘI NHẬP,.
- TIẾP CẬN TỪ PHÍA SỬ DỤNG.
- Tóm tắt: Từ mục tiêu nhân cách của người giáo viên trung học phổ thông trong thời kỳ hội nhập quốc tế, từ những đòi hỏi của đổi mới dạy học hiện nay ở trường phổ thông và trên cơ sở hiện trạng, tác giả đề xuất các biện pháp đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên ở trường đại học Sư phạm nhằm đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng..
- Tiếp cận vấn đề đào tạo giáo viên từ phía sử dụng nói lên yêu cầu về sản phẩm đào tạo.
- “Cấu trúc” của sản phẩm, chất lượng sản phẩm phải như thế nào để đáp ứng được mong đợi của người sử dụng (tức mong đợi của thị trường) sẽ được đặt ra như là yêu cầu của đổi mới phương pháp đào tạo.
- Cơ sở lý luận về mục tiêu nhân cách giáo viên THPT.
- Mục tiêu nhân cách đối với người giáo viên THPT là những yêu cầu cơ bản về phẩm chất, năng lực… mà người sinh viên phải đạt được sau quá trình học tập, rèn luyện ở trường đại học Sư phạm..
- Nếu đặt vấn đề nhân cách giáo viên THPT trước hết phải đáp ứng các yêu cầu của nhân cách con người Việt Nam XHCN, sau đó là những tiêu chí nâng cao mang tính đặc trưng đối với người giáo viên, ta có thể xét bảng sau..
- Bảng 1: Ma trận quan hệ về nhân cách người giáo viên.
- Yêu cầu đối với nguồn nhân lực xã hội.
- Yêu cầu đối với.
- người giáo viên 1.
- Có đủ các yêu cầu của nguồn nhân lực xã hội..
- Bảo đảm yêu cầu về chuẩn hoá.
- Bảo đảm yêu cầu hiện đại hoá:.
- Có khả năng học tập và có phương pháp tư duy tốt để tự phát triển mình.
- một bên là yêu cầu rút ra về nhân cách của người giáo viên THPT với các yếu tố chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá.
- Nói một cách khác, mục tiêu nhân cách trong đào tạo giáo viên THPT thể hiện qua những yếu tố cơ bản mà người sinh viên ra trường phải đạt được như sau.
- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên XHCN: thế giới quan mác xít, yêu nước, yêu CNXH, yêu nghề, yêu trẻ, ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.
- bảo đảm yêu cầu phát triển giáo dục THPT về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ tốt yêu cầu CNH,HĐH đất nước..
- Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, có phương pháp tự học và sáng tạo để luôn luôn thích ứng và đáp ứng được các yêu cầu đổi mới của nhà trường, của xã hội.
- Nhân cách của người giáo viên được tạo ra trong cả quá trình học tập, rèn luyện từ tuổi nhà trẻ cho đến đại học.
- Theo Bernd Meier [2] người giáo viên cần phải có các năng lực hạt nhân/nòng cốt sau.
- Năng lực dạy học: có đủ tri thức và kỹ năng chuyên môn, năng lực về chương trình.
- Năng lực giáo dục, bao gồm: khả năng sử dụng đa phương pháp vào tổ chức dạy học, có chiến lược dạy và học, sử dụng phương pháp tổ chức dạy học tích cực, có tri thức cần thiết về dạy học khuyến khích năng khiếu và sư phạm cá biệt, đồng thời ứng dụng được trong thực tiễn.
- phân tích tính nghề nghiệp riêng, sự giải quyết công việc, những khả năng phát triển nghề..
- Năng lực đánh giá: biết phân tích tình hình, phát hiện xu thế, xử lý các mối liên hệ để đánh giá đúng hoặc đưa ra dự báo về xu hướng phát triển của đối tượng đánh giá.
- sử dụng phương pháp và phương tiện đánh giá.
- phát triển việc giúp đỡ học tập theo quá trình.
- Năng lực tiếp tục phát triển nghề nghiệp và phát triển trường học: có phương pháp tự học và tinh thần tự học suốt đời, không ngừng phát triển cả tri thức và kỹ năng nghề nghiệp.
- biết tham gia quản lý nhà trường, cùng tập thể phát triển nhà trường một cách bền vững.
- Giáo viên với vai trò một người lãnh đạo, người chỉ huy trong các hoạt động dạy học và giáo dục (the role of the leader.
- Giáo viên với tư cách là một người học đã trưởng thành (the teacher as adult learner.
- Giáo viên là người học thường xuyên, học suốt đời (connect learning.
- Giáo viên là người luôn thể hiện sự từng trải, khôn khéo, biết suy xét các vấn đề (apply wisdom.
- Giáo viên là người biết bày tỏ những cảm xúc tinh tế trước các tình huống sư phạm (develop emotional intelligence.
- Giáo viên là người biết kết nối sự phát triển cá nhân với sự phát triển của tập thể (the linkage between individual development and staff development.
- Giáo viên là người liên tục biết đổi mới, nâng cao vị thế nhà trường (continuous school improvement)… Các tác giả đều thống nhất là những phẩm chất/năng lực nòng cốt đó của người giáo viên đều phải được tạo ra sau quá trình đào tạo ở trường đại học sư phạm.
- Sinh viên.
- Output Sơ đồ 1: Sự hình thành nhân cách người giáo viên THPT Sơ đồ 1 nói lên vai trò của trường đại học sư phạm trong việc tạo ra các năng lực nòng cốt cho người giáo viên tương lai.
- Theo một khảo sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo, với 3.500 giáo viên tham gia thí điểm vận dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT ở một số trường của 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hà Tĩnh, Sơn La, Trà Vinh, Đắc Lắc.
- Kết quả đánh giá thí điểm giáo viên THPT hiện nay[1]:.
- năng lực phát triển nghề nghiệp, có ý thức phấn đấu về chuyên môn (tự học, tự rèn luyện).
- có năng lực đánh giá học sinh.
- khả năng tìm tòi, sáng tạo trong công việc..
- Có 14 điểm yếu là: sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học.
- vận dụng các phương pháp dạy học.
- khả năng tự phê bình và phê bình.
- quản lý hồ sơ dạy học.
- xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học..
- Kết quả trên đây khá tương đồng với một khảo sát trên diện rộng của chúng tôi ở một số tiêu chí của giáo viên THCS (trong đó có gần 50% đã tốt nghiệp ĐHSP) tại tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể là:.
- Kiến thức của giáo viên: số người nắm vững, có khả năng liên hệ rộng về chủ trương, đường lối của Đảng là 49,4%.
- phương pháp kiểm tra, đánh giá 65,2%.
- lập kế hoạch dạy học 67,5%.
- Về kỹ năng sư phạm của giáo viên: hầu hết các kỹ năng cơ bản, số giáo viên sử dụng thành thạo đạt dưới 50%, ở mức khá giao động từ 30%-35%, trung bình từ 10%-20% và vẫn còn khoảng 3%-5% yếu (xem bảng 1)..
- Bảng 1: Kết quả khảo sát về kỹ năng sư phạm của giáo viên.
- 2.8 Kỹ năng phối hợp nói, nghe, nhìn và phương tiện dạy học.
- 2.3 Kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Về khả năng phát triển của giáo viên: đây là yếu tố quan trọng để giáo viên tự học và sáng tạo trong môi trường thường xuyên học tập, học suốt đời.
- Kết quả ở bảng 2 cho thấy, dưới 50% giáo viên có khả năng tự học và đang có ý thức phấn đấu để tự phát triển mình.
- riêng khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ phục vụ cho công tác giảng dạy, chỉ có trên dưới 15% đạt yêu cầu..
- Bảng 2: Thống kê đánh giá về khả năng phát triển của giáo viên.
- Có khả năng và đang phát huy tốt.
- Khả năng trung bình.
- Cần xem xét, bố trí việc khác Khả năng tự học để nâng cao năng lực chuyên môn.
- 1.0 Khả năng nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm.
- 1.1 Khả năng truyền bá kinh nghiệm cho đồng nghiệp.
- 1.4 Số giáo viên có khả năng tự soạn giáo án bằng máy tính.
- X Số giáo viên biết ít nhất một ngoại ngữ (trừ GV ngoại ngữ).
- Sơ đồ 2: Biểu hiện, hậu quả và nguyên nhân khi giáo viên thiếu năng lực Biểu hiện thường thấy hiện nay là giáo viên thiếu kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, ngại áp dụng phương pháp giáo dục tiên tiến, tự ty, dấu dốt trước đồng nghiệp và học sinh.
- khả năng thích ứng, biến tấu trong phối hợp các phương pháp dạy học không tốt.
- phương pháp tự học, tự cập nhật tri thức để tự phát triển còn yếu và thiếu động lực… Hậu quả dẫn đến là phương pháp dạy học và giáo dục chậm được đổi mới, chưa thay đổi được cách dạy và học trong nhà trường, chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu xã hội.
- Nguyên nhân của vấn đề có nhiều, nhưng trong đó có sự chưa đáp ứng của nội dung và phương pháp giáo dục ở các trường sư phạm.
- Một số biện pháp đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo.
- Trên cơ sở những “khiếm khuyết” của nhân cách người giáo viên THPT phát lộ từ thực tiễn sử dụng, như đã phân tích ở trên.
- căn cứ vào những yêu cầu đang đặt ra cho nhà trường phổ thông trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước, chúng tôi đề xuất một số biện pháp đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo tại các trường đại học sư phạm.
- Module 1: Các nội dung chuyên môn, nên cải tiến theo hướng gọn nhẹ, vừa đủ cho việc giảng dạy môn học, nhưng chú trọng trang bị phương pháp để giáo viên tự học, tự phát triển trong quá trình công tác.
- trang bị cho sinh viên kỹ năng cần thiết để sử dụng các phương tiện CNTT và truyền thông phục vụ dạy học.
- Module 2: Tăng nội dung, thời lượng cho dạy phương pháp (bao gồm cả phương pháp dạy học trên lớp và phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục), có thêm thời gian thực hành để hình thành các kỹ năng dạy học và các năng lực nòng cốt cho sinh viên.
- đồng thời bổ sung vào chương trình phần chiến lược dạy học, giúp người giáo viên tương lai có được những tầm nhìn dài hạn để về sau góp phần xây dựng chiến lược phát triển nhà trường.
- Module 3: Quan tâm dạy nội dung giao tiếp xã hội, nhằm giúp cho sinh viên có các kiến thức, phương pháp và kỹ năng cần thiết để xử lý tốt mối quan hệ giữa các môi trường giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục ở trường phổ thông.
- Module 4: Nội dung thực tiễn, thông qua hoạt động thực hành sư phạm, cập nhật hoạt động thực tế ở các trường phổ thông, giúp sinh viên hiểu thực tiễn nhà trường, có phương pháp học hỏi kinh nghiệm và tự đánh giá.
- Về phương pháp đào tạo, để khắc phục những điểm yếu nêu trên, ngoài những biện pháp thuộc về phía sử dụng giáo viên, chúng tôi kiến nghị các trường đại học sư phạm thực hiện một số biện pháp sau..
- Thực hiện triệt để và mạnh mẽ việc đổi mới phương pháp dạy học tại nhà trường không chỉ với mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, mà cần xem mỗi giờ dạy của giảng viên là một hình mẫu về phương pháp dạy học.
- đồng thời lồng ghép việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở tất cả các môn học.
- Tổ chức nhiều hơn các tiết thực hành, tập giảng cho sinh viên với các giờ dạy mẫu (của chính các giảng viên hoặc thông qua băng hình) để rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng về sử dụng CNTT và thiết bị dạy học hiện đại, xử lý các tình huống sư phạm, phối hợp các phương pháp dạy học, xây dựng môi trường học tập… thông qua nhiều hình thức như dạy học theo nhóm, dạy học theo dự án, dạy học theo các tình huống cụ thể….
- Rèn luyện kỹ năng xây dựng kế hoạch chiến lược dạy học, chiến lược phát triển nhà trường thông qua các kinh nghiệm và mô hình tiên tiến.
- Thông qua các hoạt động nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên đóng vai làm giáo viên, tổ trưởng chuyên môn, hiệu trưởng hay phó hiệu trưởng…trường THPT để giải quyết các vấn đề cụ thể của nhà trường, như: lập kế hoạch dạy học và quản lý hồ sơ dạy học, phát triển quá trình dạy học, xử lý các tình huống sư phạm nảy sinh trong mối quan hệ với cha mẹ học sinh, trong quan hệ với cộng đồng, xã hội.
- Từ đó bồi dưỡng cho họ phương pháp và kỹ năng ứng xử linh hoạt với các tình huống sư phạm khác nhau, giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo trước các thay đổi của tình hình.
- Lồng ghép vào các hoạt động đoàn thể, các môn học để bồi dưỡng cho sinh viên về nội dung, phương pháp xây dựng văn hoá nhà trường, phương pháp tự học và sáng tạo.
- có ý thức đầy đủ và biết kết nối trách nhiệm của cá nhân giáo viên với việc phát triển nhà trường..
- Bernd Meier: Xây dựng chương trình dạy học, Dự án đào tạo giáo viên THCS, Hà Nội, 2002..
- Lê Khánh Tuấn: Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở trong giai đoạn CNH,HĐH đất nước, Luận án tiến sĩ, Hà Nội, 2005..
- Đào tạo giáo viên tại trường ĐHSP (4 năm).
- Giáo viên thiếu các năng lực nòng cốt.
- Nội dung, CT đào tạo giáo viên chưa tốt.
- Phương pháp ĐTGV chưa hợp lý.
- Thiếu PP cập nhật tri thức để tự phát triển.
- Thiếu kỹ năng và phương pháp xử lý.
- Thiếu khả năng tự học và sáng tạo