« Home « Kết quả tìm kiếm

Đào tạo khoa học xã hội và nhân văn ở Đại học Tổng hợp Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- ĐÀO TẠO KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐÀO TẠO KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở ĐẠI HỌC TỔNG HỢP HÀ NỘI.
- DƯỚI GÓC NHÌN CỦA XÃ HỘI HỌC LỊCH SỬ ThS TỐNG VĂN CHUNG Khoa Xã hội học,Trường Đại học KHXH&NV Đại học Quốc gia Hà Nội I - Đặt vấn đề Từ truyền thống hiếu học đã trường tồn trong lịch sử dân tộc Việt Nam và đã tạo ra một nền Đại học để cung cấp nhân tài cho đất nước.
- Kể từ đó giáo dục đại học đó đã đào tạo nên những nhân tài đất Việt.
- Bởi “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” (Thân Nhân Trung) nên đào tạo nhân tài là truyền thống của nền giáo dục Việt Nam qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, v.v..
- Dưới thời kỳ thuộc Pháp, Đại học Đông Dương được thành lập theo Điều 1 của Nghị định số 1514a do Toàn quyền Đông Dương Paul Beau ký ngày 16.5.1906 ghi rõ: "Nay thành lập ở Đông Dương, với tên gọi Trường Đại học (Université) một tập hợp các khoá đào tạo bậc đại học cho các sinh viên xứ thuộc địa và các nước láng giềng."(1) Điều 7 của bản Nghị định này cũng ghi rõ ĐHĐD gồm 5 trường thành viên (Ecole supérieure)(2) là Trường Luật và Hành chính (Ecole supérieure de Droit et Administration), Trường Khoa học (Ecole supérieure des Sciences), Trường Y khoa (Ecole supérieure de Médecine), Trường Xây dựng dân dụng (Ecole supérieure du Génie Civil) và Trường Văn khoa (Ecole supérieure des Lettres).
- Một đánh dấu cho việc đào tạo khoa học nhân văn ở Đông Dương của thời thuộc Pháp.
- Thành lập Đại học Văn Khoa ngày một trang sử mới cho đào tạo Khoa học Xã hội và Nhân Văn Tháng 8 năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công.
- Trong hoàn cảnh đó, với tầm nhìn xa trông rộng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghĩ đến các nhiệm vụ kiến quốc trong tương lai, trong đó có việc mở cửa lại Đại học Đông Dương để đào tạo nhân tài.
- Biên bản phiên họp ngày 4-10-1945 của Hội đồng Chính phủ ghi rằng: "Cụ Hồ nói: nên thông cáo rằng chính phủ sắp mở cửa lại Trường Đại học.”Và: "Hội đồng quyết nghị: đến Trường Đại học sẽ mở cửa.”.
- Ngày 10 tháng 10 năm 1945, chỉ hơn một tháng sau khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Người đã ký sắc lệnh số 45 thành lập một Ban đại học mới, đó là Ban đại học Văn khoa, bổ sung vào các ban đã có từ trước cách mạng như Y khoa, Khoa học, Luật học, Cao đẳng Sư phạm và Mỹ thuật.
- Xét rằng việc đào tạo giáo sư Văn khoa ban Trung học rất nên cần thiết;.
- RA SẮC LỆNH Khoản I: Nay thiết lập một ban ĐẠI HỌC VĂN KHOA tại Hà Nội..
- Ngày 7 tháng 11 năm 1945, Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục đã ra quyết định cử ông Đặng Thai Mai, Tổng thanh tra Trung học vụ kiêm chức Giám đốc Ban Văn khoa của trường Đại học Việt Nam.
- GS Hồ Hữu Tường - Khoa Xã hội.
- Khoa Văn chương Việt Nam.
- Sáng ngày 15 tháng 11 năm 1945, tại số 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội, Trường Đại học Việt Nam đã làm lễ khai giảng khoá đầu tiên dưới chế độ dân chủ cộng hoà.
- Đào tạo khoa học xã hội và nhân văn dưới chế độ chính trị mới được định hình.
- Trường Đại học đặt trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Nha Đại học vụ do TS.
- Nguyễn Văn Huyên làm Giám đốc, đồng thời do Hội đồng quản trị đại học trực tiếp quản lý, Hội đồng này cũng do TS.
- Trường ĐHVN lúc khai giảng cũng có 5 Ban là: Y khoa, Khoa học, Văn khoa, Chính trị xã hội và Mỹ thuật.
- Sứ mệnh đào tạo mới của nhà trường thực hiện trên các nguyên tắc văn hoá của chế độ mới là: dân tộc, khoa học và đại chúng.
- Nguyễn Văn Huyên đọc tại buổi lễ khai giảng ngày và trong chủ trương thành lập Ban Văn khoa và Ban Chính trị xã hội đặt trong Trường ĐHQGVN.
- Với sự kiện đó một thiết chế xã hội cho việc đào tạo các khoa học Xã hội và Nhân văn ra đời.
- Chính ngày đó trở thành ngày truyền thống của Khoa học XH&NV hiện nay..
- Lễ khai giảng ngày tại giảng đường 19 Lê Thánh Tông Hà Nội Năm 1946, do hoàn cảnh đặc biệt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đại học Quốc gia Việt nam được tổ chức thành những bộ phận nhỏ, thành một số trường, lớp trình độ cao đẳng, đại học hoặc dự bị đại học và hoạt động ở vùng chiến khu hay vùng tự do ở Khu Bốn, Thanh Hoá, Việt Bắc.
- Sau hoà bình lập lại, cùng với việc thành lập một số trường đại học ở miền Bắc, như trường Ngoại ngữ trung ương (năm 1955 - tiền thân của trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN ngày nay), trường Đại học Bách khoa, trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1956.
- trường Đại học Tổng hợp Hà Nội - một trường đại học khoa học cơ bản đa ngành, cũng được thành lập trên cơ sở các khoa đào tạo khoa học cơ bản vốn kế thừa trực tiếp từ Đại học Quốc gia Việt Nam.
- Bước phát triển theo chính là từng bước mở rộng và hoàn thiện việc đào tạo khoa học Xã hội và Nhân văn ở Đại học Tổng hợp Hà Nội.
- 2 – Đào tạo Khoa học Xã hội và Nhân văn ở Đại học Tổng hợp Hà Nội Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thành lập năm 1956, là một trường đại học khoa học cơ bản đa ngành, đa lĩnh vực.
- Địa điểm của trường tại số 19 phố Lê Thánh Tông - Hà Nội, vốn trước Các mạng Tháng Tám, là địa điểm của Đại học Đông Dương, do kiến trúc sư người Pháp là Ernest Hébrard thiết kế năm 1926.
- ĐHTHHN được thành lập vào năm 1956 chính là thực thể kế thừa trực tiếp của Trường ĐHQGVN, cả về cơ sở vật chất, đội ngũ các nhà khoa học và nội dung, phương thức đào tạo.
- 2.1 – Tình hình đào tạo nhân lực Khoa học Xã hội và Nhân văn của Trường Đại học tổng hợp Hà nội trước thời kỳ Đổi mới .
- Việc khảo sát quá trình đào tạo của Đại học Tổng hợp Hà Nội, nhất là đào tạo khoa học xã hội nhân văn.
- Các dữ liệu được thu thập bằng phương pháp thống kê xã hội học.
- Năm 2005, chúng tôi đã tiến hành thu thập thông tin bằng cách lập bảng kê về những người đã được đào tạo và cấp bằng qua các khóa học.
- Những thông tin thực tế này hiện đang được lưu giữ trong các sổ ghi nhận cấp phát bằng tốt nghiệp do trường Đại học KH Tự nhiên (Đại học Quốc Gia Hà Nội) quản lý.
- Ngành đào tạo chuyên sâu 4.
- Những con số thu được qua khảo sát này có độ tin cậy nhất định, từ đó làm cơ sở để đánh giá một giai đoạn đòa tạo khoa học xã hội nhân văn ở Việt Nam của một thời khó khăn nhưng đạt nhiều kỳ tích..
- Kết quả khảo cứu trong giai đoạn hơn 30 năm trước đổi mới ĐHTHHN đã đào tạo được số lượng cán bộ khoa học cơ bản rất lớn cho đất nước (Xem bảng 1).
- Bảng 1: Đào tạo nhân lực của trường Đại học Tổng Hợp (trước 1986) Ngành đào tạo.
- 100.0 Total.
- [Nguồn: Số liệu khảo sát Đề tài Đào tạo nguồn nhân lực của Đại học Tổng hợp Hà Nội ] Nhìn vào sơ đồ trên cho thấy: Đào tạo KHXHNV ở bậc đại học trong Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đổi mới còn khá khiêm tốn.
- Nói chung, tình hình đào tạo khoa học XH&NV trước đổi mới mới chỉ là bước đầu tiên trên con đường đào tạo các khoa học xã hội nhân văn ngoài hai lĩnh vực đào tạo truyền thống – Văn và Sử.
- 2.2 - Phát triển đào tạo khoa học xã hội nhân văn giai đoạn 1986-1994 Cùng sự đổi mới của đất nước, sự nghiệp đào tạo các KHXH&NV của Đại học Tổng hợp có những bước chuyển mình mạnh mẽ: Một số ngành đào tạo mới ra đời, đào tạo cho đất nước những chuyên gia trong khoa học Xã hội nhân văn.
- Thống kê số lượng sinh viên nhập học Đại học Tổng hợp Hà Nội trong giai đoạn 1986-1994 cho thấy như sau (xem bảng 2.2).
- Bảng 2.2: Tình hình nhập học vào các khoa của Đại học Tổng hợp Hà Nội các khóa từ 1986-1994..
- [Nguồn: Số liệu khảo sát Đề tai Đào tạo nguồn nhân lực của Đại học Tổng hợp Hà Nội.
- Trong giai đoạn này, một số ngành đào tạo mới đã được mở: như báo chí, luật, Xã hội học-Tâm lý học (hai chuyên ngành trong một khoa).
- Khoa học xã hội và nhân văn đã áp đảo khoa học theo học các ngành tự nhiên truyề thống.
- Điều này cho thấy nhu cầu của xã hội về các chuyên gia tốt nghiệp khoa học xã hội&nhân văn.
- Bảng 2.3: So sánh số lượng sinh viên nhập trường của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn trong giai đoạn đổi mới .
- Tỷ lệ A - Khao học Xã hội và Nhân văn.
- 52 B - Khoa học tự nhiên.
- Dưới góc nhìn xã hội học cho thấy trong giai đoạn này, có sự cách biệt về giới tính của sinh viên nhập trường.
- Bảng 2.4: tương quan ngành học và giới tính của sinh viên các ngành học của Đại học Tổng hợp Hà Nội giai đoạn 1986-1994.
- 100.0% 10.
- 100.0% 11.
- 100.0% 12.
- 100.0% 13.
- 100.0% Tổng.
- Vì đây là khoa học khó, trừu tượng nên tỷ lệ nam gần gấp rưỡi nữ.
- Nhìn chung có thể thấy: xu hướng nữ vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn trong những người vào học các khoa học xã hội và nhân văn (chiếm 52.0.
- Với p-value =0.335 cho thấy mối quan hệ giữa giới tính với các ngành học khoa học xã hội nhân văn vào thời kỳ đổi mới là có mối liên hệ tuyến tính tuy chưa rõ nét.
- Điều đó cho phép khẳng định một xu thế là nữ sinh viên luôn có xu hướng chọn các ngành học thuộc khoa học xã hội và nhân văn.
- 2.3 – Đánh giá chung về đào tạo khoa học xã hội nhân văn của Đại học Tổng hợp Hà Nội.
- Sau gần nửa thế kỷ tồn tại Đại học Tổng hợp Hà Nội đã đóng góp một lực lương các nhà trí thức khoa học xã hội nhân văn.
- Trong tổng số những người đã tham gia học tập tại Đại học Tổng hợp Hà Nội từ cho thấy đã có 33.7% những người đã học dưới mái trường này được đào tạo trong các ngành khoa học xã hội nhân văn.
- Điều đó cho thấy sự nghiệp đào tạo của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đạt được nguyên tắc “dân tộc, khoa học và đại chúng”ngay từ khi Đại học Văn khoa ra đời.
- Bảng số liệu sau cho thấy sứ mạng của Đại học Tổng hợp Hà Nội trong sự tồn tại của mình – đã xây dựng cho đất nước một nguồn nhân lực dồi dào.
- Chắc chắn đội ngũ trí thức khoa học xã hội nhân văn đã được đào tạo tại Đại học Tổng hợp Hà Nội đã, đang và sẽ chung tay đóng góp cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam trong giai đoạn Đổi mới hiện nay.
- Bảng 2.5: So sánh đào tạo của khoa học xã hội nhân văn và khoa học tự nhiên của Đại học Tổng hợp Hà Nội trong giai đoạn 1956-1994.
- Ngành đào tạo.
- 3 – Vài lời kết luận Đánh giá tổng thể và và so sánh hai giai đoạn đào tạo khoa học xã hội nhân văn ở Đại học Tổng hợp Hà Nội từ góc nhìn XHH có thể đưa ra vài nhận xét sau: 1.
- Đại học Tổng hợp Hà Nội là nơi đã định hình đào tạo các khoa học xã hội và nhân văn từ truyền thống của giáo dục đại học Việt nam.
- So với các Khoa học Tự nhiên, các khoa học Xã hội và Nhân văn trong Đại học Tổng hợp Hà Nội được khởi nguồn xây dựng, hình thành, tuy tỷ lệ còn thấp, song đã chiếm tới 33.7% nguồn nhân lực mà Đại học Tổng hợp Hà Nội đã đào tạo.
- Chính sự phát triển KH XHNV trong giai đoạn đổi mới đã làm cho Đại học Tổng hợp Hà Nội có những bước trưởng thành mới, những sự kiện đó làm vẻ vang trang sử hào hùng của Đại học Tổng hợp Hà Nội khi xưa.
- Số lượng cử nhân tốt nghiệp KHXH&NV từ khi Đổi mới chiếm ưu thế khi có các Khoa đào tạo mới (Luật (mở lại đào tạo), Báo chí, Xã hội học-Tâm lý học).
- Bằng chứng có nhiều cử nhân các ngành XHNV của Đại học Tổng hợp Hà Nội đã thêu những nét vàng son cho trường Đại học đầu ngành.
- Sự phát triển đó đặt ra một nhu cầu mới cho sự phát triển khoa học xã hội nhân văn.
- Nó cũng là đòi hỏi sự chuyển mình của đại học Tổng hợp Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Trên nền tảng truyền thống phát triển đó, sự hình thành Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, trường thành viên của ĐHQG HN là một tất yếu lịch sử.
- Sự hình thành Đại học Quốc gia Hà Nội trong đó trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là trường thành viên cho thấy dáng vóc và sự phát triển vượt bậc của sự đào tạo khoa học xã hội và nhân văn.
- Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn ra đời là sự trưởng thành của đào tạo ở mức độ và tầm cao mới của sự nghiệp đào tạo khoa học xã hội nhân văn ở Việt Nam.
- Vấn đề đặt ra là hiệu quả xã hội (chức năng) của khoa học xã hội nhân văn trong sự nghiệp phát triển đất nước trong tiến trình thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay như thế nào? Một khảo cứu đánh giá toàn diện và cặn kẽ hơn về sự phát triển đào tạo khoa học xã hội nhân văn hiện nay được đặt ra và nghiên cứu đó vượt ra khỏi bài viết này Tài liệu tham khảo 1.
- Việt Nam dân quốc công báo, số 7, ngày tr.
- Có phải Đại học Quốc gia Hà Nội đã được thành thành lập từ cách đây 100 năm?.
- Ban Đại học Văn khoa Hà Nội 1945-1946–Cơ sở đào tạo giáo sư trung học đầu tiên của nước Việt Nam Độc lập.
- Quyết định số 27/TTg ngày 05/9/1994 về việc ban hành Quy chế về Tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Tạp chí Đại học Quốc gia Hà Nội, số Hà Nội, 1999.
- Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Nghị định của Chính phủ về Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2001.
- Thực trạng đào tạo ở Đại học Tổng hợp Hà Nội.
- Nguồn dữ liệu Khảo sát của đề tài “Đào tạo nguồn nhân lực của Đại học Tổng hợp Hà Nội.
- GS.NGND Đinh Xuân Lâm .Từ Đại học Đông Dương đến Đại học Quốc gia Hà Nội - Sự kế thừa và phát triển của một mô hình đại học hiện đại