« Home « Kết quả tìm kiếm

Đào tạo Việt Nam học ở Trường ĐHKHXH & NV, ĐHQGTP HCM: Tình hình - Triển vọng - Vài kinh nghiệm


Tóm tắt Xem thử

- Việt Nam học, ngành khoa học nghiên cứu Việt Nam.
- Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, vượt Trường Giang thôn tính đất Việt, kế đến là Hán Vũ đế ra lệnh chinh phục nước Nam Việt (năm 111 tr.CN), sáp nhập hẳn vào đế chế Hán, thi hành chính sách đồng hoá đã tạo ra bước ngoặt quan trọng trong lịch sử văn hoá Việt Nam.
- Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo (bằng hai đường trực tiếp từ Ấn Độ và Trung Quốc) truyền bá, thẩm thấu vào và bản địa hoá thành những thành tố của văn hoá Việt Nam.
- Đến thời Đường kinh tế, văn hoá, xã hội Trung Quốc đạt đến đỉnh cao rực rỡ nên đã để lại dấu ấn sâu đậm trong văn hoá Việt Nam.
- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh..
- đa dạng về lịch sử văn hoá, xã hội Việt Nam.
- Đó là nguồn tư liệu thành văn quý giá cho Việt Nam học..
- Từ thế kỷ XVI, Việt Nam bắt đầu tiếp xúc, giao lưu văn hoá với các nước phương Tây.
- Đó cũng là nguồn tài liệu quý cho ngành Việt Nam học.
- Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, sau khi Pháp xâm chiếm và đặt ách đô hộ ở Việt Nam, nhiều người Pháp đã nghiên cứu về đất nước, con người, lịch sử, văn hoá Việt Nam, Hội nghiên cứu Đông Dương (Société des étude indochinoise – 1898), Trường Viễn Đông bác cổ (L’Ecole francaise d’Extreme Orient, 1900), Hội Đô thành hiếu cổ (Association des Amis du vieux Hue, 1913) thành lập, tổ chức nghiên cứu và xuất bản nhiều công trình có giá trị về Việt Nam..
- Do những duyên nợ lịch sử, nửa đầu thế kỷ XX các nhà Đông phương học Pháp chiếm vị trí hàng đầu trong nghiên cứu Việt Nam (etute vietnammien/.
- Nhiều nhà nghiên cứu cũng mở rộng tầm nhìn ra cả khu vực hay tiểu khu vực (regionsubregion).
- Các nhà nghiên cứu Xôviết ngay từ những năm 1930 đã bắt đầu chú ý đến Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
- Nhưng phải đến giữa thập niên 1950, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève 1954 được ký kết, Việt Nam tạm thời bị chia cắt, trở thành “tiền đồn” của hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa ở Đông Nam Á thì Việt Nam mới trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà Đông phương học Liên Xô, Mỹ,… nhưng Việt Nam học ít được chú ý ở Pháp từ thập niên 1950 đến 1970..
- Sau những năm 1975, Việt Nam học ở Mỹ lắng xuống phần nào và đi vào chiều sâu, nhiều người nghiên cứu để tìm lời giải cho “hội chứng Việt Nam”..
- Nhưng Việt Nam học được sự quan tâm và có sức lan toả ra nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Đại dương..
- Từ nửa sau thập niên 1980, khi Việt Nam thực hiện chính sách Đổi mới, Chiến tranh lạnh chấm dứt, Việt Nam điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, làm bạn và đối tác tin cậy với các nước thì Việt Nam học ở các nước thuộc thế giới phát triển mới hình thành đợt sóng mới, đợt sóng thứ ba từ thập niên 1990 đến nay..
- Từ năm 1975, do hoàn cảnh chiến tranh, sau đó do kinh tế khó khăn, người Việt Nam bỏ quê hương ra nước ngoài sinh sống đã hình thành những cộng đồng người Việt Nam ở khoảng 90 nước, số người gốc Việt Nam ở nước ngoài đến nay đã lên đến 3 triệu người, và đã có thế hệ thứ hai, thứ ba.
- Nhiều trí thức Việt kiều đóng góp vào nghiên cứu Việt Nam.
- Đó là lực lượng quan trọng, đóng vai trò cầu nối giữa Việt Nam với thế giới, giữa giới Việt Nam học trong nước và quốc tế 1.
- Điểm qua tình hình như trên để có cái nhìn đại thể về quá trình hình thành và phát triển của Việt Nam học.
- Có thể nói Việt Nam học thực sự trở thành một ngành khoa học từ cuối thế kỷ XIX đến nay, và trải qua ba giai đoạn:.
- Chúng tôi tán đồng cách định nghĩa hay quan niệm của học giả Trần Bạch Đằng năm 1998 và các nhà khoa học khác.
- Việt Nam học là ngành khoa học nghiên cứu về Việt Nam, bao gồm đất nước, con người (địa lý tự nhiên, sinh thái, nhân văn.
- Việt Nam học được đặt trong phạm trù khu vực học.
- Việt Nam là nước thuộc khu vực Đông Nam Á, có đường biên giới với Trung Quốc hơn 1000km, hơn 1000 năm nội thuộc, chịu ảnh hưởng sâu đậm văn hoá Trung Quốc nên cũng là cầu nối giữa Đông Nam Á và Đông Á.
- Vì vậy, Việt Nam chia sẻ với các nước Đông Nam Á và Đông Á nhiều giá trị văn hoá, có rất nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt tạo thành bản sắc Việt Nam..
- Phương pháp nghiên cứu Việt Nam học là phương pháp liên ngành, đa ngành.
- Các phương pháp lịch sử, logic, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu có thể vận dụng vào những đề tài nghiên cứu cụ thể.
- Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá, người nước ngoài nghiên cứu Việt Nam cần thành thạo tiếng Việt, đồng thời người Việt Nam cũng rất cần nắm được những ngoại ngữ thông dụng (Anh, Pháp, Nga, Trung.
- Tình hình đào tạo Việt Nam học ở Trường Đại học Tổng hợp – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (từ tháng tiền thân là Trường Đại học Tổng hợp.
- Đại học Văn khoa thuộc Viện Đại học Sài Gòn là cơ sở đào tạo các ngành khoa học xã hội và nhân văn lớn nhất, lâu dài nhất ở các tỉnh phía Nam..
- Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn đến năm 1975 có 11 ban (tương đương khoa): Ban Sử học, Ban Địa lý, Ban Văn chương Việt Nam, Ban Ngữ học, Ban Triết Đông, Ban Triết Tây, Ban Nhân văn, Ban Xã hội học, Ban Tâm lý, Ban Pháp văn, Ban Anh văn.
- Đào tạo theo tín chỉ, thể thức ghi danh nên Trường Đại học Văn khoa là một trong những trường có số sinh viên ghi danh học đông nhất ở miền Nam thời bấy giờ, khoảng trên 11.000 sinh viên.
- Từ năm học trường đã bắt đầu đào tạo bậc cao học.
- từ năm đào tạo bậc tiến sỹ..
- Năm học Kim Ki Tae từ Trường Đại học Hankuk Seoul (Hàn Quốc) đến thực tập tiếng Việt và Việt Nam học ở Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn.
- Sau đó ông trở về nước trở thành Giáo sư Tiến sỹ, nhà Việt Nam học đầu tiên của Hàn Quốc..
- Từ chúng tôi tiếp quản các trường đại học thuộc Viện Đại học Sài Gòn.
- Viện còn duy trì hoạt động đến năm 1977, trong đợt cải tạo và sắp xếp lại các trường đại học miền Nam, Trường Đại học Văn khoa hợp nhất với Trường Đại học Khoa học thành Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, theo mô hình Trường Đại học Khoa học cơ bản..
- Từ năm 1980, do yêu cầu đào tạo cán bộ cho nước bạn Campuchia, theo thoả thuận giữa hai chính phủ Việt Nam – Campuchia và Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Việt Nam với Bộ Giáo dục Campuchia, hàng năm trường nhận đào tạo tiếng Việt cho 30 sinh viên, thực tập sinh Tiếng Việt.
- Sau đó khoảng hàng năm trường còn cử giảng viên sang Pnompenh dạy tiếng Việt cho các trường đại học của bạn.
- Nguyễn Văn Lịch đã xây dựng đề án xin thành lập Trung tâm nghiên cứu Việt Nam – Đông Nam Á, trình Ban Giám hiệu Trường Đại học Tổng hợp để xin phép Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
- Đề án này phải chờ đợi gần 5 năm, đến ngày mới được Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Trần Hồng Quân phê duyệt.
- Nhân sự của Trung tâm nghiên cứu Việt Nam – Đông Nam Á lúc đầu chưa đến 10 người, nòng cốt là tổ Bộ môn Tiếng Việt cho người nước ngoài và một số cán bộ từ các khoa Ngữ văn, Lịch sử, Triết học.
- Ngay từ khi xây dựng đề án đến khi thành lập, chúng tôi đã xác định rõ tên gọi, chức năng nhiệm vụ của trung tâm ở trường đại học phải gắn đào tạo với nghiên cứu, đặt Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, xây dựng Việt Nam học.
- và Đông Nam Á học, lấy đó làm điểm tựa để dần dần phát triển, mở rộng đào tạo nghiên cứu các khu vực khác..
- Trong thời gian làm nghiên cứu sinh ở Viện các nước Á – Phi (ICAA) thuộc Trường Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva (Liên Xô), chúng tôi đã chú ý học hỏi những kinh nghiệm về tổ chức, đào tạo nghiên cứu của Liên Xô, giao lưu tiếp xúc với bạn bè quốc tế, tìm hiểu về đất nước học, Việt Nam học (Vietnamology, Vietnamologie hay Vietnamese Studies) và Khu vực học, Đông Nam Á học..
- Những ý tưởng đó thực ra không có gì mới với các nhà khoa học ở các nước phát triển nhưng ở Việt Nam vào những năm 1980, thậm chí đến đầu những năm 1990 còn gặp sự phản đối, bài bác của nhiều người.
- Đến nay đã qua gần 20 năm, trải qua những khó khăn, thăng trầm nhưng các ngành học mới này đã được Việt Nam đón nhận và phát triển.
- Từ Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam – Đông Nam Á, năm 1992, Trường mở ngành đào tạo Châu Á học, năm 1994 chính thức thành lập Khoa Đông phương học, năm 1998 thành lập Khoa Việt Nam học..
- Việt Nam học ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đối tượng là sinh viên nước ngoài (Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó sinh viên Hàn Quốc nhiều nhất, có khoá chiếm hơn 90%)..
- Vì vậy, trong khi xây dựng chương trình đào tạo, chúng tôi chú trọng đào tạo môn Tiếng Việt, cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, chiếm khoảng 50% thời lượng.
- Ngay từ khi xây dựng chương trình (1998), chúng tôi đã tính đến vấn đề đào tạo theo học chế tín chỉ.
- Sinh viên nước ngoài được miễn trừ các môn quân sự, thể dục và ngoại ngữ thứ 2 các em tự học, tự tích luỹ, đến cuối khoá nếu sinh viên có yêu cầu Khoa sẽ tổ chức ôn tập và thi tín chỉ B tiếng Anh nên tổng thời lượng chương trình cho hệ đào tạo cử nhân chính quy khoảng 150 đơn vị học trình.
- Khi Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và cả Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chuyển sang học chế tín chỉ, chúng tôi đã chuyển đổi dễ dàng..
- Chương trình đào tạo đáp ứng được nhu cầu của sinh viên.
- Năm học có 139 sinh viên chính quy từ năm thứ nhất đến năm thứ tư..
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng liên kết đào tạo với nhiều trường đại học của Nhật Bản, Hàn Quốc.
- Chúng tôi ký văn bản hợp tác 2 + 2 với Trường Đại học Ngoại ngữ Pusan, Yongsan (trước là Cao đẳng Ngoại ngữ Sungsim), Chungwon.
- Sinh viên học 2 năm, tích luỹ 70 tín chỉ ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
- Đây cũng là mô hình đào tạo hiệu quả.
- Sinh viên tốt nghiệp có trình độ tiếng Việt và kiến thức chung về Việt Nam hơn hẳn sinh viên học 4 năm ở Hàn Quốc.
- Có hai văn bằng cử nhân nên họ dễ dàng tìm kiếm cơ hội việc làm ở Hàn Quốc và Việt Nam..
- Đến nay Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã cấp bằng tốt nghiệp cử nhân cho 28 sinh viên hệ chính quy, 34 bằng tốt nghiệp chương trình 2+2, tổng cộng là 62 cử nhân Việt Nam học..
- Trường cũng nhận sinh viên cao học, nghiên cứu sinh ngành Việt Nam học của nhiều trường đại học của Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Anh, Pháp, Australia, Nga, Thái Lan đến thực tập trau dồi thêm tiếng Việt, nghiên cứu về Việt Nam.
- Nhiều người đã trở thành giáo sư, tiến sỹ giảng dạy các trường đại học, viện nghiên cứu ở các nước nói trên, bổ sung vào đội ngũ các nhà Việt Nam học thế hệ ba, nhiều người có mặt tại hội thảo này..
- Cũng có nhiều người học cao học, nghiên cứu sinh ở trường chúng tôi.
- Đào tạo Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam từ bậc sơ cấp, trung cấp, nâng cao, ngắn hạn, trung hạn, dài hạn là một thế mạnh khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
- Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Viện Nam – Đông Nam Á, Khoa Việt Nam học, đến năm 1994 có học viên từ 22 nước, đến năm 1998 có học viên từ 40 nước, đến năm 2008 có học viên từ gần 50 nước với khoảng hơn 10.000 lượt người đã đến học.
- Ngay từ khi mới thành lập Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam – Đông Nam Á (1990), Khoa Việt Nam học (1998) đã chú trọng đến nghiên cứu khoa học.
- Năm 1994, chúng tôi đã tổ chức thành công hội thảo quốc tế “Tiếng Việt như một ngoại ngữ”, có sự tham dự của đông đảo các nhà khoa học ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều nơi từ Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, có 9 đại biểu từ nước ngoài tham dự.
- Hàng năm Trung tâm, Khoa tổ chức hội thảo khoa học và cán bộ chúng tôi cũng tham gia nhiều hội thảo trong và ngoài nước.
- Sự hợp tác ngày càng chặt chẽ giữa hai trường Đại học Quốc gia Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã khích lệ hai Khoa Việt Nam học của hai trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn từ năm 2003 đến nay đã trao đổi thông tin khoa học, hợp tác tổ chức hội thảo về Việt Nam học và giảng dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài.
- Triển vọng của Khoa Việt Nam học và ngành Việt Nam học.
- Từ khi thành lập Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam – Đông Nam Á (1990) có chưa đến 10 cán bộ, cơ sở vật chất thiếu thốn, đến nay Khoa Việt Nam học đã phát triển cả về số lượng, chất lượng, cơ sở vật chất.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ của khoa gồm 9 giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, 20 thạc sỹ và khoảng 20 cử nhân, trong đó nhiều thạc sỹ đang học chương trình nghiên cứu sinh và hầu hết cử nhân đang theo học chương trình cao học.
- Khoảng 3 – 5 năm tới, chất lượng đội ngũ cán bộ còn tiếp tục nâng cao, đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học..
- Chúng tôi cố gắng cập nhật thông tin, nội dung khá phong phú, chuẩn bị để có thể đào tạo qua mạng (online)..
- Số sinh viên nước ngoài đến học ngành Việt Nam học tăng: năm học có 58 sinh viên trúng tuyển, năm có 61 sinh viên trúng tuyển..
- Ngoài ra có khoảng 20 sinh viên hệ 2 +2 từ hai trường Đại học Ngoại ngữ Pusan và Chungwon (Hàn Quốc)..
- Khoa đang hoàn tất thủ tục đăng ký xin đào tạo cao học ngành Việt Nam học.
- Từ năm 2009 sẽ bắt đầu tuyển sinh và đào tạo cao học.
- Chúng tôi dự kiến khoảng năm 2011 sẽ đăng ký đào tạo bậc tiến sỹ ngành Việt Nam học..
- Phòng thực nghiệm này vừa phục vụ công tác nghiên cứu khoa học vừa phục vụ đào tạo, thực hành luyện phát âm tiếng Việt cho học viên..
- Trong bối cảnh đất nước ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế sâu rộng, chúng tôi tin tưởng ngành Việt Nam học nói chung, Khoa Việt Nam học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng sẽ tiếp tục phát triển, tăng cường hợp tác quốc tế, góp phần thiết thực vào sự nghiệp chung.
- Là người xây dựng, tổ chức, trực tiếp tham gia đào tạo ngành Việt Nam học cho người nước ngoài gần 20 năm qua, chúng tôi xin nêu ra vài kinh nghiệm để trao đổi với quý vị đồng nghiệp, mong rằng chúng ta sẽ học hỏi lẫn nhau, tăng cường và thắt chặt quan hệ hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu Việt Nam..
- Chính sách Đổi mới, chính sách đối ngoại rộng mở đa dạng hoá, đa phương hoá, Việt Nam muốn là bạn và đối tác tin cậy với các nước đã tạo cơ hội thuận lợi cho ngành Việt Nam học cho người nước ngoài phát triển..
- Trước thời điểm Đổi mới, và ngay cả những năm 1980 khi đường lối Đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước chưa thực sự đi vào cuộc sống, tình hình thế giới chuyển sang hoà dịu, Chiến tranh lạnh đi đến hồi kết thúc vào năm tình hình vẫn còn khó khăn, thể hiện qua việc xin phép và chờ phê duyệt đề án thành lập Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, mất gần 5 năm.
- Đến khi thành lập Trung tâm, nhiệm vụ chủ yếu 3 năm đầu của chúng tôi là tiếp tục đào tạo thực tập sinh tiếng Việt từ Campuchia và Liên Xô, Cộng hoà Dân chủ Đức..
- Sau khi chấm dứt Chiến tranh lạnh, rồi Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc Mỹ bỏ bao vây cấm vận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, nước ta gia nhập ASEAN (cùng năm 1995) đã thực sự mở rộng cánh cửa hợp tác nhiều mặt của Việt Nam với các nước..
- Nhiều trường đại học, viện nghiên cứu ở nước ngoài như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Nga, Đức, Úc,… đến tìm hiểu và xây dựng quan hệ hợp tác.
- nguồn kinh phí tự tích luỹ chứ không ỷ lại trông chờ bao cấp) cũng đáp ứng được yêu cầu đào tạo và nghiên cứu của khoa..
- Trên đây là vài nét sơ lược về tình hình đào tạo ngành Việt Nam học ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, triển vọng và vài kinh nghiệm thực tế của chúng tôi, chủ yếu để cung cấp thông tin đến các quý vị đồng nghiệp trong và ngoài nước để học hỏi lẫn nhau, tăng cường hợp tác và nâng cao chất lượng ngành Việt Nam học của chúng ta..
- 2 Xem Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ nhất (1998), lần thứ hai (2003)..
- [2] Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ nhất tại Hà Nội, NXB Thế giới, Hà Nội, 1998..
- [3] Hội thảo quốc tế Việt Nam trong thế kỷ XX, NXB Thế giới, Hà Nội, 2000..
- [4] Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ hai tại Thành phố Hồ Chí Minh, 2003..
- [5] Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Nghiên cứu và đào tạo về khu vực học", Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.