« Home « Kết quả tìm kiếm

Đào tạo Việt Nam học ở Việt Nam hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- Cũng như ngành Hoa Kỳ học của nước Mỹ, ngành Đất nước học của Nga, Australia và một số nước khác, ngành Việt Nam học của chúng ta hiện nay là ngành khoa học nghiên cứu và đào tạo những kiến thức cơ bản và tương đối toàn diện về đất nước, con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại.
- Sự ra đời của ngành Việt Nam học là một tất yếu.
- Nó nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam ngày càng gia tăng của cả người Việt Nam và người nước ngoài.
- đồng thời cũng nhằm đáp ứng xu thế toàn cầu hoá, một xu thế tất yếu mà Việt Nam cần và không thể không tham gia.
- Sau Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ nhất (năm 1998) rất thành công, chúng tôi ý thức được nhu cầu nghiên cứu Việt Nam của các nhà khoa học và chính trị thế giới, chúng tôi cũng ý thức được sự khiếm khuyết và hạn chế của chính Việt Nam trong nghiên cứu về mình.
- Từ lâu nghiên cứu về Việt Nam là vấn đề đã được đặt ra và thực hiện, còn đào tạo Việt Nam học là điều hết sức mới mẻ, không phải ai cũng hiểu và sẵn lòng ủng hộ.
- Tuy nhiên, đã đến lúc cần đào tạo Việt Nam học như một ngành học một cách chính quy, bài bản.
- Điều đó thúc đẩy chúng tôi xây dựng chương trình và vận động để mở mã ngành đào tạo hệ cử nhân về Việt Nam học.
- Vào ngày 18 tháng 5 năm 2001, theo Quyết định số 2986 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành Việt Nam học (nay là Khoa Việt Nam học) chính thức được thành lập tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội..
- đã mở ra một ngành học mới cho đại học, nhưng quan trọng hơn là đã mở ra một không gian nghiên cứu mới về đất nước và con người Việt Nam được nhiều người quan tâm.
- Chúng tôi được biết, sau sự xuất hiện của ngành Việt Nam học tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đến năm học có 14 trường cao đẳng và đại học mở mã ngành này, năm học có 36 trường, năm đã có 65 trường và năm học có đến 76 trường cao đẳng và đại học chiêu sinh ngành Việt Nam học.
- Điều đó chứng tỏ ngành đào tạo Việt Nam học đang phát triển hết sức nhanh chóng.
- Đây là hướng mở ra đúng đắn, kịp thời và nhạy bén của các trường đại học và cao đẳng trong cả nước.
- Tuy nhiên, quan sát việc mở ra quá nhanh của ngành học, chúng tôi thấy có một số điều bất cập..
- Trước hết là mục tiêu và chương trình đào tạo.
- Khác với các chuyên ngành đã được đào tạo từ mấy chục năm trước như Văn, Sử, Địa, Chính trị,… mục tiêu mà các trường đặt ra cho ngành Việt Nam học không giống nhau, vì vậy mà chương trình đào tạo cũng khác nhau.
- Ngoài một số môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu, nhiều trường mở mã ngành Việt Nam học nhưng chỉ đào tạo du lịch (Đại học Hồng Đức, Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Đại học Hải Phòng, Cao đẳng Kĩ thuật Khách sạn và Du lịch Hải Dương.
- có trường chỉ đào tạo chủ yếu là ngôn ngữ (tiếng Việt) và một phần văn hoá Việt Nam (Đại học Chu Văn An Hưng Yên.
- Khoa Việt Nam học của Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Bộ môn Việt Nam học của Đại học Thăng Long, Hà Nội.
- có trường mở mã ngành Việt Nam học nhưng chỉ đào tạo một số môn học mà trường mình sẵn có giáo viên, chủ yếu nhằm giải quyết giờ dạy cho giáo viên một số chuyên ngành đã thừa ứ (xin cho chúng tôi tạm giấu tên các trường này.
- Hơn nữa, có trường dùng chương trình đào tạo Việt Nam học của trường khác và yêu cầu mỗi giáo viên chuyên ngành của mình mở rộng giáo trình, soạn giảng đến 3 – 4 phân môn khác nhau để lên lớp.
- Như vậy, chương trình đào tạo Việt Nam học hiện nay đang còn khá tuỳ tiện và chưa thể hiện nhất quán theo mục tiêu của ngành học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra, cũng chưa mấy quan tâm đến chất lượng đào tạo và nhu cầu của người học.
- Việc mở rộng nhanh chóng các lớp đào tạo Việt Nam học một mặt nói lên nhu cầu thực tế, nhưng mặt khác cũng tạo nên những bất cập thái quá cho ngành học.
- Chúng tôi cho rằng, trong nhiều bất cập đó có cả việc một số trường còn thiếu hiểu biết về ngành học khi mở mã ngành..
- Theo chúng tôi, Việt Nam học là ngành học có tính chất liên ngành cao và có tính thực hành nhiều.
- Nghiên cứu Việt Nam học vừa như một lĩnh vực của Khu vực học (Area Studies), vừa là một lĩnh vực của Đất nước học.
- Lấy mục tiêu là tìm hiểu về đất nước và con người Việt Nam, tâm hồn và tư tưởng Việt Nam, thiên nhiên và lịch sử Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, cái tạo.
- nên hồn phách của một dân tộc, tất cả các ngành học khác được học ở Khoa Việt Nam học, Đại học Sư phạm Hà Nội đều hướng đến mục tiêu này và được phối hợp khai thác để phục vụ mục tiêu này.
- Người làm du lịch không thể không có nền tảng văn hoá, lịch sử, địa lý Việt Nam vững vàng.
- còn những người làm công tác quản lý xã hội, quản lý nhà nước, công tác vận động quần chúng, công tác mặt trận cũng không thể không có hiểu biết nhiều mặt về khoa học xã hội – nhân văn của Việt Nam, về đất nước con người Việt Nam trong lịch sử và nhất là ở thời đương đại.
- Trước đây, chúng ta thường chỉ đào tạo chuyên ngành, nên những kiến thức liên ngành đều do mọi người tự học để bổ sung vào trong quá trình làm việc của mình, nhưng tất nhiên con đường tự bổ sung kiến thức sẽ dài và không hệ thống.
- Chính vì vậy, đào tạo liên ngành ngay từ trong trường đại học là cần thiết, đáp ứng nhanh và hiệu quả nhất nhu cầu liên ngành trong hoạt động thực tế.
- Ngành Việt Nam học chính là ngành đào tạo phục vụ mục tiêu liên ngành này..
- Tất nhiên không phải tất cả các trường mở ngành Việt Nam học đều cần một chương trình chung thống nhất.
- Theo chúng tôi, chương trình Việt Nam học giữa các trường mở ngành đào tạo này hiện nay chưa thống nhất và chưa thể hiện tính tư tưởng của ngành học.
- Thực tế đó đòi hỏi các cơ sở đào tạo cần ngồi lại với nhau, trao đổi và đi đến thống nhất những hướng đào tạo cơ bản, thống nhất những môn học chìa khoá của ngành để xây dựng một khung chương trình cơ bản chung.
- Sự khác nhau và trăm hoa đua nở ở mỗi cơ sở đào tạo có thể là ở chương trình chi tiết, ở một số môn học cụ thể và được điều chỉnh theo tình hình cụ thể ở các địa phương khác nhau..
- Về việc tổ chức đào tạo Việt Nam học, tất nhiên chương trình mục tiêu đào tạo sẽ ảnh hưởng quyết định đến việc tổ chức đào tạo.
- Tuy vậy, từ chương trình đến việc tổ chức đào tạo còn có một khoảng cách, khoảng cách đó phụ thuộc rất nhiều vào người đứng đầu thực hiện.
- Chắc chắn việc tổ chức đào tạo liên ngành sẽ phức tạp hơn chuyên ngành, thậm chí ở một số môn rất khó mời giáo viên hoặc đào tạo giáo viên (như Nghệ thuật học, Khu vực học.
- Khoa Việt Nam học ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có thể nói là khoa đi đầu trong việc đào tạo cử.
- nhân Việt Nam học trong cả nước.
- Học tập kinh nghiệm đào tạo liên ngành ở một số nước tiên tiến, chúng tôi xây dựng một đội ngũ giáo viên cơ hữu tối thiểu (hiện nay có 15 cán bộ giảng dạy chính thức), giữ vững mục tiêu đào tạo, tăng cường mời chuyên gia thỉnh giảng.
- Đó là một kinh nghiệm tổ chức đào tạo ở Khoa Việt Nam học chúng tôi..
- Các môn học chuyên ngành ở Khoa Việt Nam học cũng khá phong phú và hấp dẫn.
- Trước hết là Khu vực học và Nhập môn Việt Nam học.
- Trong phân môn Văn hoá, có thể học: Cơ sở văn hoá Việt Nam, Tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam, Gia đình dòng họ làng xã Việt Nam, Các dân tộc Việt Nam, Văn hoá Việt Nam trong Đông Nam Á, Nghệ thuật học Việt Nam, Lịch sử văn hoá con người Hà Nội,… Hai học kỳ áp cuối sinh viên có thể chọn cho mình một chuyên ngành hẹp trong các chuyên ngành: Du lịch văn hoá, Báo chí, Văn hoá học để theo đuổi các môn học thực hành nghiệp vụ, phục vụ trực tiếp cho việc chọn nghề của sinh viên sau này..
- Thậm chí bằng nghiệp vụ Việt Nam học, sinh viên có thể giúp địa phương tìm và khai thác các điểm du lịch mà chính địa phương không phát hiện ra giá trị tiềm năng của nó..
- Học kỳ cuối cùng dành cho thực tập Việt Nam học, thi và bảo vệ luận văn tốt nghiệp.
- Do đặc điểm liên ngành và tính thực hành cao nên sinh viên Khoa Việt Nam học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội khá năng động, chủ động và sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp..
- Cùng với hệ chính quy, Khoa Việt Nam học còn có hệ đào tạo từ xa cho các sinh viên, các nhà quản lý và hoạt động xã hội ở một số địa phương.
- Họ có thể mới tốt nghiệp trung học phổ thông nhưng không có điều kiện học hệ chính quy hoặc đã có một bằng đại học hay cao đẳng, học thêm kiến thức Việt Nam học để tăng cường tri thức và năng lực làm việc trong lĩnh vực của mình.
- Chúng tôi cho.
- rằng mô hình đào tạo Việt Nam học từ xa khá hiệu quả đối với hoạt động của cán bộ ở các địa phương.
- Tuy vậy, việc quảng bá ngành học ở hệ đào tạo từ xa của trường chưa tốt, vì vậy chưa được nhiều địa phương hưởng ứng..
- Chắc chắn đầu ra đối với sinh viên Việt Nam học đang là vấn đề mà chúng ta quan tâm nhất.
- Để trả lời câu hỏi đó, ngoài những kinh nghiệm và nhận thức về sự cần thiết và ý nghĩa của ngành học, chúng tôi đã phải tìm kiếm cả chương trình và khả năng đào tạo ngành Hoa Kỳ học của Mỹ về cho sinh viên tham khảo.
- Ngành Hoa Kỳ học ở Mỹ đã có từ 1945, họ đang đào tạo cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ, cả người Mỹ và người nước ngoài.
- Hiện nay Việt Nam cũng đang có nghiên cứu sinh học ngành học này tại Mỹ.
- Cho đến nay Khoa Việt Nam học ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã có 3 khoá sinh viên tốt nghiệp..
- Một số sinh viên đang theo học khoá đào tạo thạc sỹ tại Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, còn lại tất cả đều có việc làm.
- Thế mạnh của sinh viên Khoa Việt Nam học tại Đại học Sư phạm Hà Nội chính là phông liên ngành xã hội nhân văn rất dày dặn, vì vậy hướng mở để lựa chọn việc làm cũng rộng rãi hơn một số môn chuyên ngành.
- Sau khi tốt nghiệp, sinh viên đang làm việc trong các cơ quan văn hoá, du lịch, báo chí, các tổ chức xã hội, các đoàn thể quần chúng như Mặt trận Tổ quốc, Ban Tôn giáo tỉnh, Công ty nước ngoài đang đầu tư ở Việt Nam,… Thêm nữa, sinh viên Khoa Việt Nam học được học 1 khoá Nghiệp vụ Sư phạm ngay tại trường trước khi tốt nghiệp, được cấp chứng chỉ Sư phạm.
- Với chứng chỉ đó và bằng Cử nhân Việt Nam học, nhiều sinh viên đang dạy môn Cơ sở văn hoá Việt Nam tại một số trường cao đẳng hay đại học và dạy một số môn học Việt Nam học cho các cơ sở đào tạo vừa mở mã ngành Việt Nam học.
- Cho đến nay vẫn còn một số người Việt Nam cho rằng, ngành Việt Nam học chỉ nên dành cho những người nước ngoài, người Việt Nam cần gì phải học Việt Nam học! Tuy nhiên, chúng tôi ý thức sâu sắc rằng, ngành Việt Nam học trước hết rất cần thiết với chính người Việt Nam.
- Nếu bản thân người Việt Nam không hiểu rõ và không có ý thức đầy đủ về mình thì làm sao có thể giữ gìn và làm giàu hơn bản sắc dân tộc trong tiến trình hội nhập toàn cầu hiện nay? Nếu người Việt Nam cũng không hiểu và không thể giới thiệu về đất nước, con người, những mặt mạnh và những gì cần thay đổi để làm mạnh thêm bản lĩnh của chính mình thì ai có thể giúp được ta? Tuy nhiên, nếu người nước ngoài đến Việt Nam thì ngành Việt Nam học thực sự là ngành học hấp dẫn và bổ ích, với nhiều kiến thức cụ thể và thiết thực..
- Cùng với việc nghiên cứu và đào tạo sinh viên là người Việt Nam, Khoa Việt Nam học tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đang đào tạo cho nhiều người nước.
- ngoài muốn tăng cường hiểu biết về ngôn ngữ, con người và đất nước Việt Nam..
- Chương trình cho người nước ngoài ở Khoa Việt Nam học được cấu trúc khá linh hoạt.
- Họ có thể học các khoá ngắn hạn từ một tháng đến ba năm để nhận các chứng chỉ theo các chuyên đề khác nhau, cũng có thể học theo hệ chính quy để nhận bằng đại học ngành Việt Nam học..
- Hiện nay cả hai chương trình ngắn hạn và dài hạn ở Khoa Việt Nam học đang có sinh viên của một số nước bạn theo học như Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Thuỵ Sỹ, Đức, Trung Quốc,… Vừa rồi chúng tôi đã ký kết hợp tác đào tạo sinh viên cho ngành Việt Nam học của Học viện Hồng Hà, Vân Nam, Trung Quốc.
- Đó cũng là một thế mở của ngành Việt Nam học chúng ta ra thế giới rộng lớn..
- Khoa Việt Nam học đã và đang gấp rút hoàn thành một số giáo trình riêng cho ngành học của mình.
- Chúng tôi cũng có kế hoạch và sẵn sàng tiếp nhận đào tạo liên thông cấp đại học với các khoa hoặc bộ môn Việt Nam học của các trường cao đẳng.
- Chúng tôi đồng thời đang chuẩn bị để mở mã ngành đào tạo thạc sỹ Việt Nam học.
- Mong rằng chúng ta có thể chia sẻ và hợp tác mật thiết hơn, làm cho ngành đào tạo Việt Nam học còn rất trẻ của chúng ta có được chương trình tương đối thống nhất và có những bước đi vững chắc.
- Theo chúng tôi, sự ra đời của ngành Việt Nam học là một tất yếu, chúng ta cần chung sức để ngành khoa học này tất yếu phải khẳng định sự thành công.