« Home « Kết quả tìm kiếm

Dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực


Tóm tắt Xem thử

- DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TRONG.
- CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN HÀNH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC.
- Phát triển năng lực, phương pháp dạy học, truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
- Bài viết nhằm vận dụng những phương pháp dạy học tích cực để giảng dạy về truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông hiện hành theo hướng tiếp cận năng lực..
- Tiến trình dạy học áp dụng gồm chuẩn bị, tổ chức dạy học ở lớp và kiểm tra đánh giá sau học tập.
- Trong đó, giai đoạn tổ chức dạy học trên lớp cần vận dụng các phương pháp dạy học một cách tích cực, linh hoạt và sáng tạo..
- Dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực.
- Truyện ngắn Việt Nam hiện đại (TNVNHĐ) là mảng văn bản văn học đóng vai trò quan trọng trong trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông (THPT) hiện hành, và trong chương trình Ngữ văn mới sau năm 2020, và vẫn tiếp tục là một nguồn ngữ liệu quan trọng phục vụ trực tiếp cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực học sinh (HS) theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình.
- Tuy nhiên, cũng như tất cả những nội dung dạy học và hoạt.
- động giáo dục khác, quá trình chuyển việc dạy học TNVNHĐ từ cách tiếp cận nội dung sang cách tiếp cận năng lực đang đặt ra rất nhiều vấn đề mới trên cả hai phương diện lí luận và thực tiễn.
- Trong giai đoạn hiện nay, để chuẩn bị cách tiếp cận tốt nhất đối với chương trình giáo dục Ngữ văn mới sau năm 2020, thì nghiên cứu, đổi mới phương pháp dạy học TNVNHĐ trong chương trình hiện hành nhưng theo định hướng phát triển năng lực người học được xem là việc làm cần thiết, mang tính thời sự và có giá trị khoa học - sư phạm cao..
- 2.1 Nội dung, dung lượng truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn hiện hành.
- Mảng truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn THPT được phân bổ ở hai khối lớp 11 và khối lớp 12.
- Lớp Tuần Số tiết Tác phẩm.
- hành của cả cấp THPT có 8 tác phẩm TNVNHĐ và 2 tác phẩm đọc thêm.
- Chương trình quy định chi tiết như tên tác phẩm, trích đoạn tác phẩm, số tiết dạy trên một tác phẩm tuần dạy tác phẩm đó.
- 2.2 Phương pháp dạy học truyện ngắn hiện nay.
- Trong những công trình nghiên cứu quen thuộc về phương pháp dạy học (PPDH) truyện ngắn, các tác giả nhìn chung đều bám sát những đặc trưng về thể loại vốn đã được lí luận văn học khẳng định từ lâu để từ đó đưa ra những gợi ý về cách thức phân tích, khai thác văn bản truyện ngắn.
- Trong tài liệu Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, ở phần Truyện và giảng dạy truyện, các tác giả đã nhấn mạnh đến ba yêu cầu là “Làm cho học sinh nắm vững được sự phát triển của tình tiết trong tác phẩm tức là nắm được cốt truyện.
- làm cho học sinh cảm thụ được sâu sắc, đánh giá được đúng đắn nhân vật trong tác phẩm;.
- Trong tài liệu Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể, Nguyễn Viết Chữ (2006) cũng khẳng định rằng “Dạy học loại truyện này không thể không phân tích sự tự vận hành.
- Khi PPDH tác phẩm văn chương chuyển từ giảng văn sang đọc hiểu văn bản, dưới ảnh hưởng của lí thuyết tiếp nhận thì nhiều phương pháp, cách thức dạy học truyện ngắn mới đã được giới thiệu nhằm phát triển năng lực cho học sinh (HS).
- Ví dụ, trong tư tưởng trở về với văn bản, xem đọc tác phẩm là một hành vi có cá tính của HS, Trần Đình Sử (2009) gợi ý.
- “điểm còn để trống” của văn bản.
- Một cách tương tự, trong tài liệu Định hướng hoạt động tiếp nhận sáng tạo tác phẩm văn chương cho học sinh THPT, Nguyễn Thị Thanh Hương (2013) yêu cầu: khi đọc truyện ngắn.
- Trong chuyên luận Phương pháp nghiên cứu và phân tích tác phẩm văn học, Trần Đăng Suyền (2014) mặc dù đã mở rộng việc nghiên cứu về tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, phân tích tác phẩm.
- trên bình diện cấu trúc văn bản nghệ thuật từ những mối liên hệ biện chứng nội tại, chú trọng mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, nghiên cứu tác phẩm dưới góc nhìn văn hóa và vấn đề tiếp nhận văn học,… nhưng vẫn đặc biệt nhấn mạnh: cần phải chú ý đến đặc trưng thể loại, mỗi tác phẩm có một thể loại riêng tùy thuộc tác phẩm thuộc thể loại nào mà có hướng tiếp cận cho phù hợp: “Phân tích tác phẩm văn học phải gắn với đặc trưng thể loại.
- Trong xu hướng đổi mới mạnh mẽ PPDH, chương trình bồi dưỡng giáo viên (GV) THPT môn Ngữ văn những năm gần đây bước đầu đã vận dụng lí thuyết tự sự học (loại hình trần thuật, tác giả, nhân vật, vai, người nghe chuyện, người kể chuyện) để khám phá sâu hơn mối quan hệ giữa hình thức và nội dung của tác phẩm truyện ngắn.
- Nhìn chung, những nghiên cứu về PPDH truyện ngắn nói chung và TNVNHĐ nói riêng thời gian qua đều có những đóng góp nhất định vào hành trình nghiên cứu và giảng dạy TNVNHĐ.
- Tuy nhiên, trong khuôn khổ của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, về cơ bản là chương trình giáo dục tiếp cận nội dung, những yêu cầu về dạy học phát triển năng lực người học vẫn chưa được các tác giả quan tâm đúng mức..
- Hiệu quả dạy học văn nói chung, TNVNHĐ nói riêng trong nhà trường chúng ta dường như vẫn ở trong trạng thái bất cập, điều bất cập đó được một tác giả nước ngoài chia sẻ: “Bất cập lớn của việc dạy học văn trong nhà trường là cho đến nay, mục tiêu của việc dạy học vẫn là cố gắng làm sao để tất cả học sinh chỉ có một cảm nhận duy nhất về Oneghin, một tình cảm duy nhất về Natasa Rostova, một đánh giá duy nhất về Paven Corsaghin.
- 2.3 Dạy học truyện ngắn theo định hướng phát triển năng lực.
- Trần Đình Sử (2014) đã từng không đồng tình không nên nhìn nhận về tác phẩm văn học nói chung, truyện ngắn Việt Nam hiện đại nói riêng.
- Quan niệm này cũng gắn với suy nghĩ cho rằng tác giả là người duy nhất đem lại nội dung tư tưởng cho tác phẩm”.
- Theo quan niệm của thi pháp học hiện đại, tác phẩm văn chương nói chung, truyện ngắn nói riêng, là một hệ thống mở, một phát ngôn mang.
- Trong công trình Tác phẩm.
- Trong thực tế, ý nghĩa và giá trị của tác phẩm văn chương không ngừng biến đổi qua những giai đoạn lịch sử khác nhau, trong những không gian văn hoá khác nhau, với những người đọc khác nhau.
- “Không nên quan niệm tác phẩm như một cái gì đó cố định, bất biến.
- Nếu tác phẩm đi trước thời đại ra đời của nó, tức là nó hàm ẩn một câu trả lời cho thời đại sau.
- Cuộc đối thoại đó cho thấy tác phẩm văn chương chứa đựng cả một chân trời ý nghĩa có thể bừng sáng lên khi cấu trúc thẩm mĩ của nó tự đánh thức hay được đánh thức trong một môi trường thích hợp” (Nguyễn Văn Hạnh và Huỳnh Như Phương, 1999).
- Vì vậy, trong quá trình dạy học văn ở nhà trường, việc xây dựng một thái độ sáng tạo đối với tiếp nhận văn học có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.
- Dạy HS đọc và tiếp nhận tác phẩm là giúp cho HS bộc lộ những rung động, cảm xúc trước thế giới nghệ thuật của nhà văn, khuyến khích HS giải mã, tạo nghĩa cho tác phẩm theo kinh nghiệm, kiến thức, năng lực của mình.
- “Chỉ khi nào học sinh thực sự tham gia vào quá trình tiếp nhận tác phẩm, thực sự sống với tác phẩm, cùng trăn trở suy ngẫm về những vấn đề đã được định hướng trong tác phẩm, cùng hồi hộp, mong chờ các diễn biến, sự kiện trong tác phẩm, cùng tác giả nếm trải những đoạn đời, những cảnh ngộ, những trăn trở, suy tư, lúc đó quá trình.
- “đồng sáng tạo” mới xuất hiện và vòng đời của tác phẩm: tác giả - tác phẩm - bạn đọc mới được hoàn thiện” (Nguyễn Thanh Hùng, 2008).
- Điều này phù hợp với nguyên tắc tôn trọng chủ thể học sinh, phát triển chủ thể học sinh” (Trần Đình Sử, 2009) và cũng phù hợp với định hướng dạy học phát triển năng lực mà chúng ta đang hướng tới..
- Theo định hướng chung của đổi mới PPDH nhằm phát triển năng lực HS, GV phải quan tâm tới việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo.
- các phương tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin.
- chú trọng cả hoạt động đánh giá của GV và tự đánh giá của HS,… Như vậy, quá trình tổ chức dạy học tác phẩm văn học, trong đó có truyện ngắn, sẽ triển khai vận dụng nhiều PPDH (kể cả phương pháp chung và phương pháp đặc thù) nhưng tất cả đều phải hướng đến mục tiêu phát triển được năng lực HS.
- 2.4 Tiến trình dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại theo định hướng phát triển năng lực.
- Hoạt động tiếp cận, tìm hiểu văn bản truyện ngắn.
- Là người đọc, việc HS tiếp cận, tìm hiểu văn bản chính là quá trình HS tự chuyển hoá văn bản văn học của tác giả thành tác phẩm của mình “Khởi điểm của môn Ngữ văn là dạy học sinh đọc hiểu trực tiếp văn bản văn học.
- Trên cơ sở đó, GV cần bổ sung thêm những câu hỏi mới hướng đến việc hình thành, rèn luyện và phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn học cho HS, giúp HS tự mình tìm hiểu tác phẩm bằng cách tự học, tự suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo..
- Tìm hiểu các tài liệu tham khảo liên quan đến văn bản truyện ngắn.
- Năng lực chỉ được hình thành và phát triển trên cơ sở tích hợp được kiến thức thuộc nhiều nguồn khác nhau.
- Vì vậy, trong quá trình tiếp cận, tìm hiểu truyện ngắn và ghi lại những cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá, băn khoăn,… của mình, HS cũng cần tham khảo thêm các nguồn tài liệu liên quan đến văn bản truyện ngắn đó.
- Sự tham khảo những nguồn tài liệu này sẽ giúp HS có cái nhìn đa diện, đa chiều hơn về văn bản truyện ngắn, gợi ý, giải đáp phần nào những băn khoăn, thắc mắc của HS khi mới tiếp cận văn bản truyện ngắn, giúp các em có thêm những phương án so sánh, lựa chọn để cảm nhận sâu sắc hơn, thấu đáo hơn về văn bản truyện ngắn..
- 2.4.2 Giai đoạn tổ chức dạy học trên lớp Lâu nay, ở trường phổ thông, việc dạy học nói chung vẫn diễn ra theo tiến trình GV phải thực hiện đầy đủ các bước: ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, dạy bài mới, củng cố, dặn dò..
- Dấu hiệu sư phạm của giờ dạy học theo định hướng phát triển năng lực không phải ở chỗ GV có tiến hành đầy đủ các bước lên lớp hay không mà chính là ở cách thức GV tổ chức các hoạt động học tập, thiết kế các chủ đề, văn cảnh thảo luận cho HS.
- ở việc GV sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học một cách hợp lí để phát huy vai trò chủ thể của HS.
- Hiệu quả của giờ dạy học TNVNHĐ theo định hướng phát triển năng lực không chỉ đánh giá HS có nắm được tác phẩm hay không mà quan trọng là HS có được nói lên những cảm nhận cá nhân của mình về tác phẩm hay không, có được chia sẻ với những người đọc khác trong lớp về tác phẩm hay không, và việc tiếp nhận tác phẩm đó kết thúc khi giờ học kết thúc hay vẫn tiếp tục là một “kết cấu vẫy gọi”, vẫn là một chân trời nghệ thuật chờ đón sự đồng sáng tạo của HS ở tầm đón nhận cao hơn,… Với cách tiếp cận đó, chúng tôi cho rằng giờ dạy học TNVNHĐ theo theo định hướng phát triển năng lực cần chú ý trước hết đến một số phương pháp như sau:.
- Tuy nhiên, theo định hướng mới, GV.
- Ví dụ: Khi dừng lại chủ đề thứ nhất về cảnh phố huyện buổi chiều tà, để chuyển sang chủ đề thứ hai về cảnh phố huyện lúc về đêm trong tác phẩm Hai đứa trẻ, GV có thể dẫn dắt như sau:“Ở chủ đề thứ nhất, thầy/cô và các em đã cùng trao đổi về cảnh phố huyện buổi chiều tà.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Ví dụ, dạy tác phẩm Vợ chồng A Phủ, nếu GV chỉ sử dụng những câu hỏi mang tính chất tái hiện như: “Em hãy tìm những chi tiết miêu tả cuộc sống của Mị khi về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra.
- Khi tổ chức thực hành, GV cần lưu ý: Vấn đề đưa ra để thảo luận nhóm phải là vấn đề lớn, quan trọng của tác phẩm, đòi hỏi sự cộng tác, chia sẻ của nhiều thành.
- Ví dụ: Dạy truyện ngắn Hai đứa trẻ, có GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo các vấn đề: tâm trạng của chị em Liên trước khi tàu đến;.
- tâm trạng của chị em Liên khi tàu đi qua,… Thực chất, những vấn đề này chỉ tương ứng với những câu hỏi mang tính chất gợi mở, tái hiện.
- Trong khi đó, cũng với tác phẩm này, nếu GV đặt ra vấn đề thảo luận: “Em hãy so sánh âm thanh và ánh sáng của con tàu với âm thanh và ánh sáng của phố huyện, từ đó, lí giải ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh chuyến tàu” thì mỗi HS sẽ có cơ hội được đóng góp tích cực vào quá trình thảo luận, đem lại những kiến giải khác nhau về ý nghĩa hình ảnh chuyến tàu để thấy được rằng, chuyến tàu đã đem lại một thứ âm thanh, một thứ ánh sáng khác hẳn với những âm thanh buồn bã, những ánh sáng le lói, yếu ớt của phố huyện.
- Nhập vai tác giả.
- Tác phẩm văn chương dù có nội dung và hình thức nghệ thuật hoàn chỉnh rõ ràng và có sự hấp dẫn đến đâu cũng sẽ trở thành một sự đóng kín đối với HS nếu như các em không tự giác tìm hiểu, thể nghiệm, phân tích trên cơ sở đồng sáng tạo với tác giả.
- Vì sao tôi (Ngô Tất Tố) chỉ có thể kết thúc tác phẩm Tắt đèn bằng hình ảnh.
- Ngược lại, HS cũng có thể biểu lộ một tiếng nói khác với quan niệm của tác giả, chẳng hạn: Nếu là nhà văn Ngô Tất Tố, tôi sẽ không để chị Dậu bán con mà để chị tự bán mình như nhân vật Phăng-tin trong tác phẩm Những người khốn khổ của Huy-gô..
- Nếu là nhân vật người đàn bà xóm chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, bạn có chấp nhận chịu những trận đòn dã man để đổi lấy việc có một người đàn ông trong gia đình không? Hãy nhập vai Liên (trong truyện ngắn Hai đứa trẻ) để kể về những cảm xúc, ấn tượng của những người dân phố huyện đợi từng chuyến tàu đêm như mong mỏi một niềm hi vọng ngắn ngủi, mong manh..
- Khác hơn so với phương pháp nêu và giải quyết vấn đề (chủ yếu đưa ra các tình huống có vấn đề được phát sinh từ chính tác phẩm), phương pháp nghiên cứu tình huống là thông qua tác phẩm, GV đặt ra các tình huống thực tiễn để rèn luyện kĩ năng giải quyết tình huống trong thực tiễn.
- Ví dụ: Khi tìm hiểu truyện ngắn Chí Phèo, bằng PPDH nêu vấn đề, GV có thể đặt ra các câu hỏi: Tại sao Nam Cao không giữ nguyên nhan đề Cái lò gạch cũ hoặc sử dụng nhan đề Đôi lứa xứng đôi mà lại đặt lại tên cho tác phẩm là Chí Phèo?.
- Nếu em là nhà văn Nam Cao, em có để truyện ngắn Chí Phèo kết thúc như vậy không? Em có thể đề xuất một kết thúc khác không?.
- Tất nhiên, trong thực tế phát triển của lí luận dạy học và trong thực tế vận dụng các PPDH, số lượng các PPDH cũng như cách thức miêu tả, lí giải chúng là vô cùng phong phú, sinh động..
- 2.4.3 Kiểm tra đánh giá sau giai đoạn học tập Theo nguyên tắc sư phạm, dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả dạy học là hai phương diện có liên quan mật thiết với nhau: tiếp cận dạy học theo định hướng nào thì tiếp cận kiểm tra đánh giá theo định hướng đó.
- Như vậy, để kiểm tra đánh giá hiệu quả dạy học TNVNHĐ theo định hướng phát triển năng lực, các câu hỏi, hình thức kiểm tra đánh giá phải tạo điều kiện để HS được nói lên quan điểm, cách nhìn nhận của cá nhân mình đối với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.
- phát triển tư duy phản biện, biết tổng hợp, khái quát, thu nhận những ý tưởng khác, làm phong phú thêm cách giải mã, tạo nghĩa cho tác phẩm,… Trong xu thế đổi mới ra đề kiểm tra viết hiện nay, cách ra đề theo hướng mở và tích hợp.
- là phù hợp với kiểm tra đánh giá hiệu quả dạy học TNVNHĐ ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực.
- Trong quá trình làm bài, HS phải vận dụng cả kiến thức văn học, khoa học, lịch sử, địa lí và vốn hiểu biết về cuộc sống để giải quyết những vấn đề mà đề bài nêu ra.
- Từ truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, hãy viết bài văn trình bày cảm nhận, suy nghĩ của cá nhân về cách nhìn nhận cuộc sống và con người.
- Từ truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao và những tác phẩm khác viết về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám mà anh/chị biết, hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về số phận người nông dân trong xã hội cũ..
- Dạy học Ngữ văn nói chung, TNVNHĐ nói riêng hiện đang được tập trung nghiên cứu về quy trình, cách thức, phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực để phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình Ngữ văn mới.
- Bước đầu tiếp cận định hướng đó, bài viết đề xuất quy trình dạy học TNVNHĐ theo các giai đoạn.
- Giai đoạn chuẩn bị trước giờ học, học sinh phải tìm hiểu văn bản truyện ngắn, chuẩn bị trả lời hệ thống câu hỏi trong SGK.
- Giai đoạn tổ chức dạy học trên lớp, giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học như diễn giảng, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, nhập vai tác giả, nhập vai nhân vật, nghiên cứu tình huống.
- Giai đoạn kiểm tra đánh giá, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh trình bày được cách nhìn nhận, đánh giá của cá nhân học sinh đối với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm;.
- vận dụng kiến thức ở nhiều lĩnh vực và vốn hiểu biết để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống..
- Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch), Nhà xuất bản Giáo dục..
- Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể), Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
- Tác phẩm văn chương như là quá trình, Nhà xuất bản Khoa học xã hội..
- Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nhà xuất bản Giáo dục..
- Lí luận văn học – Vấn đề và suy nghĩ, Nhà xuất bản Giáo dục.
- Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nhà xuất bản Giáo dục.
- Định hướng hoạt động tiếp nhận sáng tạo tác phẩm văn chương.
- Con đường đổi mới căn bản phương pháp dạy - học văn, Văn nghệ số 10, ngày 7/3/2009..
- Lí luận văn học, Tập 2, Tác phẩm và thể loại văn học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
- Phương pháp nghiên cứu và phân tích tác phẩm văn học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam