« Home « Kết quả tìm kiếm

Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội (Qua sáng tác của Nguyễn Việt Hà, Đõ Phấn, Nguyễn Trương Quý..)


Tóm tắt Xem thử

- ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI.
- LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học.
- Hà Nội - 2015.
- Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60220120.
- Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.
- VĂN CHƯƠNG VIẾT VỀ HÀ NỘI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA ĐỖ PHẤN, NGUYỄN VIỆT HÀ, NGUYỄN NGỌC TIẾN, NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ.
- Truyền thống văn chương viết về Hà Nội.
- Trong văn học trước 1945.
- Trong văn học kháng chiến.
- Đỗ Phấn, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Ngọc Tiến và Nguyễn Trương Quý trong góc nhìn văn chương viết về Hà Nội thời kỳ đổi mới.
- BỨC TRANH ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ TRONG TẢN VĂN VIẾT VỀ HÀ NỘI.
- Ký ức về vẻ đẹp ngàn năm của Hà Nội xưa.
- Vẻ đẹp của đời sống đô thị thời kỳ đổi mới.
- Đô thị hiện đại và sự cô đơn của con người.
- Luận văn của chúng tôi lựa chọn đề tài Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội (qua sáng tác của Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn, Nguyễn Trương Quý.
- Thứ nhất: Hà Nội là thành phố có lịch sử lâu đời.
- Với chiều dài lịch sử lâu đời, Hà Nội mang trong mình những nét đẹp truyền thống của cả một dân tộc.
- Người Hà Nội mang trong mình phẩm chất cao quý đặc trưng mà cái nổi lên rõ nhất là “thanh lịch”.
- Cũng chính vì những nét văn hóa đặc trưng mà từ xưa đến nay, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo văn chương.
- và cho đến tận bây giờ, trải qua hơn 1000 năm văn hiến, Hà Nội vẫn luôn dành được sự ưu ái của các nhà văn, nhà thơ.
- Hà Nội đã và đang thay đổi từng ngày cùng sự phát triển chung của đất nước.
- Tuy nhiên, sự phát triển về kinh tế ngoài việc góp phần làm thay đổi về trình độ học vấn còn tác động không nhỏ vào đời sống tinh thần của con người, nó ảnh hưởng trực tiếp tới nhận thức, suy nghĩ và cảm xúc của toàn xã hội, đặc biệt là đối với những đô thị hiện đại như Hà Nội.
- Thứ hai: Tản văn viết về cuộc sống đô thị hiện đại của Hà Nội có những đặc sắc riêng về thể loại.
- Trước hết, khởi nguồn của tản văn bắt nguồn từ Trung Quốc, thể loại tản văn ra đời để phân biệt với vận văn và biền văn.
- Có nghĩa là những bài viết không phải thơ, từ, ca, phú, khúc đều có thể được gọi là tản văn.
- Còn theo từ điển thuật ngữ văn học: “Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc hoạ nhân vật.
- Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chất chấm phá không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh nhưng có cấu tứ độc đáo, có giọng điệu, cốt cách cá nhân.
- Điều cốt yếu là tản văn tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ mang đậm bản sắc cá tính tác giả....
- Tản văn là loại văn tự do, dài ngắn tuỳ ý, cách thể hiện đa dạng, đặc biệt là thể hiện nổi bật chính kiến và cá tính tác giả".
- Ngay cả ranh giới của các thể loại như tản văn, tạp văn, tạp bút, tản mạn cũng đã nhoà dần, ngược lại cũng chính vì điều đó mà tản văn đã không bị gò bó, thậm chí đã nới rộng ranh giới thể loại, và làm phong phú đề tài chủ đề.
- Thể tản văn đã trở nên “quen thuộc” với người đọc..
- Họ tìm thấy ở tản văn những vấn đề của đời sống và con người đương đại: Từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, từ quá khứ đến hiện tại, từ những khoảnh khắc bất chợt, thoáng chốc đến những vấn đề muôn thuở, từ những sự vật hiện hữu đến những ấn tượng vô hình trong thế giới của ý niệm, vùng mờ tâm linh.
- Hệ thống hình ảnh, chi tiết trong tản văn được sử dụng hết sức tinh lọc, súc tích với sự liên kết các chi tiết, bộc lộ thông điệp mà người viết gửi gắm.
- Do vậy, có thể nói, một trong những đặc thù của tản văn là tính chủ quan, cá nhân trong cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề.
- Là một thể văn có sự hòa trộn giữa tự sự và trữ tình, nên vai trò của sự thật đời sống trong tản văn chỉ như những vật liệu dùng để cụ thể hóa, hình.
- Tản văn khi bước vào đời sống văn học Việt Nam đã chứng tỏ sự nhanh nhạy của mình.
- Những tác giả viết tản văn có thể kể đến Băng Sơn, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Đỗ Chu… Một góc phố nhỏ, một con đường trồng nhiều hoa muồng, Hồ Gươm một ngày xuân,… tất cả đều có thể được phản ánh trên tản văn.
- Tản văn nhanh chóng nắm bắt những góc cạnh trong đời sống, tâm lý, sinh hoạt con người Hà Nội trong thời kỳ đô thị hóa..
- Thứ ba: Khai thác chủ đề về cuộc sống đô thị ở Hà Nội, nhiều tác giả đã khẳng định được tên tuổi của mình bằng những tác phẩm có giá trị nghệ thuật, phản ánh chân thực bức tranh toàn cảnh về Hà Nội ở các góc độ khác nhau.
- Và có lẽ đối với những tác giả được sinh ra, lớn lên tại Hà Nội thì cảm xúc về Hà Nội, về những đổi thay của Hà Nội lại càng mãnh liệt.
- Những nhà văn như Băng Sơn, Đỗ Phấn, Nguyễn Ngọc Tiến, Nguyễn Trương Quý, Nguyễn Việt Hà đã có cái nhìn sâu sắc về Hà Nội đang biến đổi từng ngày, từng giờ.
- Hà Nội không chỉ là mảnh đất họ gắn bó trong cuộc sống, sinh hoạt mà còn là một thực thể có tâm hồn.
- Hà Nội trong những sáng tác của họ là một thủ đô đầy màu sắc, một đô thị vắt mình qua những biến đổi của lịch sử nhưng vẫn giữ cho mình phong thái của mảnh đất kinh kỳ..
- Chọn đề tài Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội (qua sáng tác của Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn, Nguyễn Trương Quý.
- chúng tôi tiến hành nghiên cứu, phân tích các tác phẩm viết về cuộc sống đô thị tại Hà Nội của các tác giả đã từng sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này để hiểu rõ hơn về nét văn hóa đặc trưng Hà Nội cũng như sự thay đổi của Hà Nội trong thời kỳ hiện đại hóa..
- Nghiên cứu văn chương viết về Hà Nội được nhiều tác giả quan tâm và khai thác.
- Điển hình là các bài nghiên cứu của Lê Thu Yến, Huệ Chi, Vương Trí Nhàn….
- Trong bài nghiên cứu Thăng Long trong thơ xưa của Lê Thu Yến, in trong Hội thảo Văn học, Phật giáo với 1000 năm Thăng Long, tháng 8/2010, do Hội Phật Giáo kết hợp với Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, tác giả đã cho chúng ta thấy cái nhìn tổng quan về Thăng Long trong thơ xưa.
- Từ văn học dân gian đến văn học viết, Thăng Long - Hà Nội là đề tài rộng lớn.
- Huệ Chi trong cuốn sách Gương mặt văn học Thăng Long (nhà xuất bản Hà Nội xuất bản năm 2010) cũng đã nhận diện văn học Thăng Long và nhóm tác giả trong giai đoạn này.
- So với nghiên cứu của Lê Thu Yến, Huệ Chi có biên độ nghiên cứu rộng hơn với cái nhìn tổng quan về văn học Thăng Long mười thế kỷ..
- Người đọc có thể nhận diện sự vận động của văn học Thăng Long trong suốt chiều dài của lịch sử với những giá trị mới được hình thành và những giá trị cũ được bảo lưu trong nền văn học nước nhà..
- Trong cuốn sách Một số nhà văn Việt Nam hôm nay với Hà Nội của Vương Trí Nhàn do nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 1986, tác giả đã tìm hiểu văn chương hiện đại viết về Hà Nội giai đoạn từ trước 1945 đến nay.
- Cuốn sách đã nhận diện những nhà văn tiêu biểu cho mỗi giai đoạn với những tác phẩm gắn liền với Hà Nội.
- Vương Trí Nhàn đã thể hiện sức khám phá, nghiên cứu tỉ mỉ về văn.
- chương hiện đại viết về Hà Nội.
- Như tên gọi của cuốn sách, tác giả đi vào tìm hiểu ảnh hưởng của Hà Nội đối với đời sống các nhà văn Việt Nam hôm nay.
- Qua các tài liệu văn học sử cũng như qua các hồi ức, kỷ niệm của các nhà văn, và chủ yếu là qua chuyện trò trực tiếp với các nhà văn đang sống, tác giả cuốn sách có dịp trình bày tình cảm thiêng liêng của nhiều nhà văn với Hà Nội: đây là nơi họ học nghề, trưởng thành dần về nghề nghiệp.
- Trong quá trình tìm hiểu của chúng tôi, chưa có công trình nghiên cứu lớn nào về Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội..
- Đối tượng nghiên cứu: Một số tản văn viết về đời sống đô thị Hà Nội hiện đại của các tác giả: Đỗ Phấn, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Ngọc Tiến và Nguyễn Trương Quý.
- Ngoài ra, trong luận văn chúng tôi còn sử dụng, trích dẫn những công trình nghiên cứu khoa học, các bài tham luận về đề tài Thăng Long - Hà Nội;.
- Ở quy mô nhỏ hơn là các bài tiểu luận nghiên cứu khoa học trên các tạp chí hoặc các trang mạng về các tác giả nêu trên..
- Mục đích nghiên cứu: Luận văn hướng đến mục đích tiếp cận mang tính bước đầu với các tác phẩm từ truyền thống đến đương đại viết về Hà Nội, một trong nhiều đề tài làm nên sự phong phú của nền văn học Việt Nam.
- biết được mối quan hệ giữa dòng văn học viết về Hà Nội, thấy được sự tồn tại có mối liên kết chặt chẽ giữa truyền thống và hiện đại.
- Đi sâu nghiên cứu Hà Nội - đô thị hiện đại, năng động nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp, giá trị truyền thống, cùng với đó là những tồn tại tiêu cực đang gây hại cho đời sống văn hóa đô thị hiện đại của Hà Nội qua những tản văn của các tác giả Đỗ Phấn, Nguyễn Ngọc Tiến, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Trương Quý.
- Luận văn cũng hướng đến việc nhận diện phong cách văn chương một số tác giả Hà Nội trong các tác phẩm nổi bật về đề tài đô thị của họ.
- Bên cạnh đó, chúng tôi cũng muốn cung cấp cho người đọc một luận văn thực sự có ý nghĩa khi nghiên cứu về tản văn viết về cuộc sống đô thị Hà Nội.
- Chúng tôi hi vọng, luận văn sẽ mang đến cho người đọc cái nhìn tổng quan về tản văn viết về cuộc sống đô thị Hà Nội với những phong cách sáng tác đặc thù..
- Phạm vi nghiên cứu:.
- Về mặt nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích bối cảnh Hà Nội hiện đại ở các tác phẩm và những đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện của mỗi tác giả..
- Về mặt tư liệu: Do thời gian và điều kiện cũng như năng lực nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên chúng tôi chỉ xin nghiên cứu một số tập tản văn viết về Hà Nội của các tác giả trên như: Hà Nội thì không có tuyết (tác giả Đỗ Phấn).
- Đi ngang Hà Nội (tác giả Nguyễn Ngọc Tiến), Ăn phở rất khó thấy ngon (tác giả Nguyễn Trương Quý)....
- Arnaudop (1978), Tâm lý học sáng tạo văn học, Hoài Lam và Hoài Ly dịch, NXB Văn học.
- Tồn Am Bùi Huy Bích (2007), Hoàng Việt thi tuyển, NXB Văn học.
- Trần Văn Bính (2010), Văn hóa Thăng Long – Hà Nội hội tụ và tỏa sáng, NXB Thời đại.
- Nguyễn Huệ Chi (2010), Gương mặt văn học Thăng Long, NXB Hà Nội 7.
- Trần Chiến (2014), A đây rồi Hà Nội 7 món, NXB Hội nhà văn.
- Trương Minh Dục, Lê Văn Định (2010), Văn hóa và lối sống đô thị Việt Nam một cách tiếp cận, NXB Chính trị Quốc gia.
- Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lý thuyết đến hiện đại, NXB Giáo dục.
- Nguyên Hồng (2012), Nguyên Hồng tuyển tập, NXB Văn học.
- M.B Khrapchenko (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu văn học, Trần Đình Sử dịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Mã Giang Lân (2005), Thơ Nguyễn Bính, NXB Hà Nội.
- Nguyễn Lộc (2004), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – hết thế kỷ XIX, NXB Giáo dục.
- Huỳnh Lý chủ biên (1978), Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX, NXB Văn học, Hà Nội.
- Vương Trí Nhàn (1986), Một số nhà văn Việt Nam hôm nay với Hà Nội, NXB Hà Nội.
- Nxb Văn học 28.
- Nhiều tác giả (1977), Thơ văn Lý - Trần, NXB Khoa học Xã hội 29.
- Nhiều tác giả (2001), Tuyển tập Nguyễn Đình Thi, NXB Văn học 30.
- Nhiều tác giả (2006), Tuyển tập Nguyễn Công Hoan I,II , NXB Văn học 31.
- Nhiều tác giả (2012), Tuyển tập Ngô Tất Tố, NXB Văn học.
- Ngô Gia Văn Phái (2002), Hoàng Lê nhất thống chí, Nguyễn Đức Vân - Kiều Thu Hoạch dịch, NXB Văn học.
- Đỗ Phấn (2013), Hà Nội thì không có tuyết, NXB Trẻ 34.
- Vũ Trọng Phụng (2012), Vũ Trọng Phụng tuyển tập, NXB Văn học.
- Đoàn Đức Phương (2011), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Đề cương môn học đào tạo Ths Văn học, Trường Đại học KHXH và NV – Đại học QGHN.
- Băng Sơn (2013), Hà Nội rong ruổi quẩn quanh, NXB Kim Đồng 42.
- Phạm Thị Trâm (2014), Nhận thức và thực tiễn văn hóa Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
- An Ngọc, Họa sĩ, nhà văn Đỗ Phấn: “Cả đời, tôi sẽ chỉ viết sách về Hà Nội”.
- Lam Thu, Nhà văn Nguyễn Việt Hà đau lòng trước sự xô bồ của Hà Nội