« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐỂ XỬ LÝ VÀ KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN THÔNG TIN VỀ VIỆT NAM HỌC


Tóm tắt Xem thử

- Từ những nghiên cứu riêng lẻ về Việt Nam đến sự hình thành hệ nghiên cứu về Việt Nam mà giới chuyên môn gọi Việt Nam học là cả một quá trình.
- Đó cũng chính là quá trình định hình vị thế và xác định vai trò của hai tiếng “Việt Nam” ở tầm thế giới.
- Việt Nam học đã thực sự trở thành một ngành nghiên cứu:.
- Từ Études Vietnamiennes đến việc sử dụng thuật ngữ Vietnamologie trong tiếng Pháp của một số tác giả, và dùng Vietnamologue để chỉ nhà nghiên cứu Việt Nam học là một minh chứng..
- Giới nghiên cứu về Việt Nam ở nước ngoài cũng dần được mở rộng và ngày càng đông đảo.
- Nếu như trước 1954 chủ yếu là người Pháp thì từ sau đó phải kể đến một số công trình của các nhà nghiên cứu Nga - Xôviết, Trung Quốc, Mỹ.
- Các tổ chức nghiên cứu về Việt Nam hoặc có liên quan đến Việt Nam cũng hết sức đa dạng, cùng với các sản phẩm khoa học đã được công bố.
- Để khai thác có hiệu quả tài nguyên thông tin về Việt Nam học từ các nguồn tài liệu khác nhau, việc xử lý và quản lý nguồn thông tin này cần được đặt ra, với tinh thần hợp tác và chia sẻ tài nguyên thông tin, theo hướng hội nhập cùng phát triển..
- Muốn làm được điều này, cần có sự đồng thuận giữa các trung tâm thông tin - thư viện khoa học, thông qua một chương trình chung của ngành Việt Nam học..
- Đất nước và con người Việt Nam ta được giới nghiên cứu nước ngoài chú ý đến từ lâu.
- Viên Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam..
- phụ thuộc vào mục đích riêng của từng người, nhiều kết quả nghiên cứu của họ, nhất là những khảo cứu và nhận xét thực sự khoa học về điều kiện tự nhiên và lịch sử, về đời sống văn hoá như phong tục tập quán, tín ngưỡng, ngôn ngữ.
- Cùng với những thành công to lớn mà công cuộc “đổi mới” đang thu được, nước Việt Nam ta ngày càng được nhiều bạn bè trên thế giới biết đến và yêu mến..
- Việt Nam học được giới nghiên cứu trong và ngoài nước ngày càng quan tâm trong tình hình tiếng Việt ngày càng có vị trí xứng đáng của mình trên trường quốc tế..
- Từ chỗ nước Việt Nam chưa có tên riêng trên bản đồ thế giới và tiếng Việt thường được giới nghiên cứu “ngầm” coi như nằm trong những khảo cứu và nhận xét về tiếng Hán.
- đến những năm gần đây, vì nhiều mục đích, các công trình nghiên cứu Việt Nam học ở nước ngoài khá phát triển..
- Thời gian công bố và xuất bản đã khiến cho một số công trình nghiên cứu của người Pháp mặc nhiên mang giá trị đi tiên phong, hoặc ghi thành mốc lịch sử cho một chuyên ngành mà người đi sau không thể không nhắc tới.
- Chúng ta có thể nhận thấy giá trị lịch sử của một số công trình nghiên cứu được công bố cách đây hơn một thế kỷ, chẳng hạn như trong lĩnh vực ngôn ngữ và dạy tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã có: Etude sur deux dialectes de l'Indochine:.
- Nhìn chung, phần lớn nghiên cứu của người Pháp trước đây liên quan đến xứ Đông Dương, theo cách gọi của tiếng Việt đương thời là Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ.
- Về xã hội, chẳng hạn có nghiên cứu làng xã ở Bắc Kỳ của Augustin Challamel, 1894,… Đáng chú ý là bên cạnh những khảo cứu chuyên sâu, có những chuyên luận về từng vùng, thậm chí là một địa phương cụ thể: không chỉ các.
- Về văn hoá phi vật thể, có những khảo cứu về phong tục, tập quán, như:.
- Ngày nay, một số nhà nghiên cứu đã trở thành nổi tiếng như A.
- Haudricourt, với các nghiên cứu dân tộc - ngôn ngữ học rất sâu sắc, Bonifacy với Giáo trình Dân tộc học Đông Dương, 1919, L.
- Savina với các nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc thiểu số,....
- Một trong số ít người ở đầu thế kỷ XX đã đi tiên phong trong nghiên cứu Việt Nam là L.
- Cadière người đến Việt Nam năm 1882 sau khi được thụ phong linh mục.
- Condominas, được coi là bậc thầy trong giới nghiên cứu dân tộc học thế giới, người bạn lớn của nhiều bậc trí thức ở Việt Nam, cũng đồng thời là người thân của những người Mnông Gar ở làng Sar Luk.
- Được biết, cuốn sách Chúng tôi ăn rừng đá thần Goô của ông ra đời cách đây nửa thế kỷ đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng, và gây tiếng vang đầu tiên không phải trong giới nghiên cứu dân tộc học, mà chính là trong giới văn học 3.
- Khi Nhìn lại một thế kỷ nghiên cứu khoa học Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Hà Nội tên tuổi một số học giả Việt Nam trưởng thành từ đây đã được ghi nhận.
- Còn phải nói đến những sản phẩm của các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữ Đông Á (CRLAO = Centre de recherches linguistiques sur l’Asie orientale) và Phòng Nghiên cứu Đông Nam Á và Nam Đảo (LASEMA = Laboratoire Asie du Sud - Est et Monde austronésien), Trường Cao học Khoa học Xã hội (EHESS), đều thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), Ban Việt học, Khoa Ngôn ngữ và Văn minh Đông Á tại Đại học Paris VII.
- Đó là không kể đến những trung tâm lưu trữ có nhiều tài liệu liên quan đến Việt Nam ở Aix - en - Provence, Thư viện Quốc gia,....
- Tên tuổi của nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam người Pháp, nhà báo Charles Fourniau, gần nửa thế kỷ qua đã không còn xa lạ với nhân dân Việt Nam..
- Nhiều nước có hẳn một bộ phận quan tâm không chỉ đến tiếng Việt và các ngôn ngữ ở Việt Nam như ở Liên Xô (cũ) và Nga (hiện nay).
- Mà còn không ít công trình của các nhà nghiên cứu ở Viện Đông phương học, Viện Các dân tộc châu Á, Viện các Quan hệ quốc tế, Viện Các ngôn ngữ phương Đông, Khoa Đông phương học,… đã được ghi nhận, trong số đó, có thể kể đến nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam hiện đại của N.
- Ở Hoa Kỳ, Viện Ngôn ngữ học Mùa hè (SIL = Summer Institute of Linguistics) từ lâu đã có những nghiên cứu về các ngôn ngữ dân tộc ở Việt Nam.
- Vì mối quan hệ đặc biệt giữa Mỹ và Việt Nam, một số sách về Việt Nam và cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam xuất bản tại Mỹ, do người Mỹ là tác giả đã có trong kho tài liệu này.
- Song không chỉ về đề tài này, tại thư viện của Viện Việt học còn có những nghiên cứu về văn học như: An Introduction to Vietnamese Literature, New York, 1985.
- Đáng chú ý là có cả những nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh như: Ho Chi Minh - Madrid:.
- Các nghiên cứu về Việt Nam có thể được công bố trên Vietnamese Studies Newsletter, với địa chỉ điện tử: http://site.yahoo.com/vstudies/vsirnewup.html đang được xây dựng..
- Ở Đan Mạch: các nghiên cứu về Việt Nam được công bố trên NIAS..
- Ở Nhật, trong số các chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam phải kể đến GS Yoshiharu Tsuboi, Đại học Waseda, Kenji Tomita, Đại học Osaka,....
- Ở Australia, cần nói đến chuyên gia lâu năm về Việt Nam, GS Carlyle Thayer, từ Học viện Quốc phòng ở Canberra, nhà phân tích - tác giả của rất nhiều sách và bài báo về Việt Nam, GS Carlyle Thayer - Giám đốc Diễn đàn Nghiên cứu Quốc phòng Đại học New South Wales, còn là một chuyên gia về khu vực Đông Nam Á 6 .
- Giới nghiên cứu Việt Nam ở nước ngoài quan tâm rất nhiều vấn đề khác nhau: khảo cổ học, dân tộc học (bởi Việt Nam là nước đa dân tộc, với 54 tộc người mà tiếng Việt đã được chọn làm “tiếng phổ thông” cùng với “chữ quốc ngữ.
- Từ mấy thế kỷ nay, người châu Âu quan tâm đến Việt Nam ngày một nhiều đến mức giới nghiên cứu đã có diễn đàn EUROVIET được tổ chức khá đều đặn;.
- cũng dành những quỹ hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu..
- Việc các học giả nước ngoài nghiên cứu tiếng Việt nhiều khi còn bắt đầu ngay cả trước khi có chủ trương giảng dạy tiếng Việt ở nhà trường nước họ.
- GS Serge Genest, trưởng nhóm cán bộ giảng dạy và nghiên cứu về châu Á hiện đại, Đại học Tổng hợp Laval (Canađa) hoàn toàn có lý khi đưa ra nhận xét rằng: ”Những thay đổi quan trọng đang diễn ra ở Việt Nam khiến cho ngày càng có nhiều người muốn tiếp xúc với đất nước này.
- Đứng về góc độ tiếp xúc ngôn ngữ và giao lưu văn hoá, đó là một hiện tượng rất thú vị, chưa từng có trong lịch sử tiếng Việt và giao lưu văn hoá Việt Nam với thế giới.
- Đó cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy Khoa Việt Nam học có một vị trí xứng đáng ngay cả ở nước ngoài..
- Ở Việt Nam, có Trung tâm nghiên cứu Việt Nam, nay là Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển ở Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Và được biết, sau sự xuất hiện của ngành Việt Nam học tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2002 (từ Bộ môn Việt Nam học, ngày Khoa Việt Nam học chính thức được thành lập), năm học có 16 trrường mở mã ngành đào tạo Việt Nam học, và năm học này lại có thêm 20 trường nữa mở mã ngành học này 7.
- Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ nhất đã diễn ra tại Hà Nội vào các ngày .
- Số lượng người tham dự đã đông hơn dự kiến, đặc biệt có rất nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam từ nhiều nước trên khắp thế giới đến dự.
- Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ hai được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh .
- Hội thảo lần thứ ba được tổ chức tại Hà Nội hẳn sẽ là một điểm hẹn hấp dẫn giới nghiên cứu Việt Nam học..
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác thông tin về chủ đề này, giới thư viện - tư liệu học cần xây dựng một chủ đề chung cho các tài nguyên thông tin, được tập hợp từ các nguồn tư liệu (trong và ngoài nước, tổ chức và cá nhân khác nhau) là: Việt Nam và Việt Nam học..
- Viện Thông tin Khoa học Xã hội đã tiến hành xây dựng Thư mục Việt Nam học vào các năm .
- Cũng vào thời kỳ này, ở Pháp đã xuất hiện một tập thư mục về lịch sử và văn minh Việt Nam của một gia đình nghiên cứu, đó là: Référence bibliographiques d’histoire et civilisation du Vietnam / Philippe Langlet, Quach Thanh Tam.
- Gần đây, Thư viện Trẻ vừa mới khởi động lại Index Vietnam 8 - CSDL chỉ mục báo, tạp chí Việt Nam với gần 8,000 biểu ghi thư mục (citation) của các bài báo, tạp chí xuất bản từ năm 2000 đến nay.
- Index Vietnam được thử nghiệm từ năm 2006, là cơ sở dữ liệu chỉ mục báo, tạp chí Việt Nam tìm kiếm được đầu tiên trên Internet Index Vietnam phiên bản mới sử dụng công nghệ Web 2.0.
- Các thư viện khoa học ở Việt Nam cần xem đây là một chủ đề lớn.
- Các đề mục cho chủ đề: Việt Nam và Việt Nam học được xây dựng ở một thư viện khoa học đại để như sau:.
- Đất nước Việt Nam:.
- Con người Việt Nam – Xã hội Việt Nam – Văn hoá Việt Nam – Tâm lý người Việt Nam – Tín ngưỡng và tôn giáo,….
- Các dân tộc/tộc người ở Việt Nam – Tiếng Việt (Kinh).
- Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam 4.
- Các ngôn ngữ ở Việt Nam – Tiếng Việt (Kinh).
- Các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
- Nhu cầu của người dùng tin trong và ngoài nước hiện nay là cần có (những) địa chỉ tin học đủ sức cung cấp cho các nhà khảo cứu trong và ngoài nước một bức tranh toàn cảnh về thực trạng, không chỉ để kế thừa hay tránh trùng lặp, mà từ đó còn có thể phác hoạ tương lai của nghiên cứu Việt Nam học trong nước và trên thế giới..
- thù, nhằm phục vụ những nhu cầu tìm kiếm thông tin chuyên biệt của nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập ở bậc đại học và sau đại học về Việt Nam học..
- Tính đặc thù này có thể được thể hiện ở vốn sách báo và tài liệu quý hiếm về một số lĩnh vực, chuyên ngành được xác định, phù hợp với cơ sở nghiên cứu và đào tạo (nhờ ưu thế riêng) mà ít nơi có được, hay những nơi khác cũng có thể có nhưng thường không đầy đủ, thiếu hệ thống, không thành bộ, đủ tập.
- Nói cách khác là làm sao để cả các nguồn tài nguyên thông tin này không chỉ được thu nhận, bảo quản tốt mà chúng phải được khai thác có hiệu quả tối đa, phục vụ cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu về Việt Nam học..
- Trung tâm nghiên cứu (và tôi thêm: cũng như đầu mối cung cấp tài nguyên thông tin đầy đủ và cập nhật những tư liệu nghiên cứu) về Việt Nam học cần được xây dựng ở Việt Nam chứ không phải ở một nơi nào khác trên thế giới..
- 1 Vương Toàn, Góp ý về biên soạn Tiêu đề đề mục "Việt Nam - các ngôn ngữ".
- 4 Liên hệ với tình hình ở ta hiện nay, được biết còn ít chuyên gia kiểu như vậy ! Chẳng hạn như có một bản thảo về tiếng Hmông, được hoàn thành năm 1990 tại Viện Phương Đông (Liên Xô cũ), trong chương trình hợp tác nghiên cứu Nga - Việt khá đồ sộ, song chỉ mới được viết bằng tiếng Nga, và đến nay, được biết là vẫn chưa công bố chính thức.
- Tuy nhiên, cũng được biết có một chuyên gia trẻ say sưa học tiếng dân tộc này đã bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ Ngữ văn, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu và đang chuẩn bị bộ giáo trình về văn hoá và ngôn ngữ dân tộc này.