« Home « Kết quả tìm kiếm

Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
- Luận văn ThS ngành: Luật Kinh tế.
- Keywords: Địa vị pháp lý.
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Nền kinh tế thị trường.
- Luật kinh tế.
- Pháp luật Việt Nam.
- Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI được ghi nhận như một mốc lịch sử đánh dấu sự chuyển hướng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế của nước ta trong thời kỳ mới và phù hợp với quy luật khách quan.
- Chủ trương Đổi mới đúng đắn, trong đó sự ghi nhận và bảo hộ của nhà nước đối với sở hữ tư nhân và thành phần kinh tế tư nhân là trọng tâm, đã tạo ra một sự động lực lớn cho sự phát triển của nền kinh tế- xã hội nước ta.
- Tiếp tục chủ trương đổi mới, Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX tiếp tục khẳng định“khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong những ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm” [28]..
- Trên tinh thần ấy, Quốc hội khóa VIII đã thông qua Luật Doanh nghiệp tư nhân ( DNTN) ngày 21 tháng 12 năm 1990, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 4 năm 1991.
- Sự ra đời của Luật DNTN đã thể hiện sự thừa nhận trên góc độ luật pháp về loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam, là cơ sở pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của DNTN, là một đảm bảo pháp lý cho những người có vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh một cách ổn định, lâu dài..
- Thông qua luật DNTN, Nhà nước đã công nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của kinh tế tư nhân và tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh tế tư nhân, công nhận sự bình đẳng trước pháp luật của DNTN với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
- Từ đó, DNTN đã hình thành, phát triển và đóng góp một phần đáng kể cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong suốt hơn một thập kỷ qua..
- Trên cơ sở sửa đổi những điều bất hợp lý, những quy định không cần thiết của luật DNTN 1990, LDN 1999 và để phát huy hơn nữa vai trò của kinh tế tư nhân, ngày Quốc hội đã ban hành Luậ Doanh nghiệp 2005 (LDN).
- Sự ra đời của LDN 2005 đã một lần nữa khẳng định vai trò của DNTN trong nền kinh tế.
- Thực tiễn từ năm 2005 cho đến nay, trên cơ sở sự hình thành khung pháp lý nhằm công nhận và bảo đảm sự tồn tại của các loại hình doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân, DNTN đã và đang khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế.
- Cho nên nghiên cứu và làm rõ địa vị pháp lý của DNTN sẽ cung cấp cái nhìn tổng quát hơn về địa vị và vai trò thực tế của loại hình doanh nghiệp này.
- Việc nghiên cứu địa vị pháp lý của DNTN cũng được đặt trong bối cảnh chung của một nền kinh tế đang đạt mức tăng trưởng nhanh chóng, trong đó có sự đóng góp đáng kể của khu vực kinh tế tư nhân với nhiều thành tựu đáng khích lệ..
- Khu vực kinh tế tư nhân tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây.
- Năm 2007 khu vực kinh tế tư nhân đạt 233.992 tỷ đồng.
- Cơ cấu thành phần kinh tế cũng có những thay đổi cơ bản, năm 1995 cơ cấu GDP theo thành phần sở hữu: Khu vực kinh tế Nhà nước chiếm 40.1%.
- khu vực kinh tế dân doanh chiếm 53.5%.
- Đến năm 2007 thì khu vực kinh tế Nhà nước chiếm 37.8%.
- khu vực kinh tế dân doanh chiếm 54%.
- Số liệu trên cũng nói lên sự đóng góp đáng kể của khu vực kinh tế tư nhân đối với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, mặt khác chính sự tăng trưởng đó cũng đem lại thời cơ và nhiều điều kiện khách quan thuận lợi cho sự phát triển của DNTN..
- Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay các DNTN của Việt nam chưa phát huy được hết tiềm năng của mình, còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
- Hiện tượng này một phần là do các DNTN chưa có kinh nghiệm hoạt động trong nền kinh tế thị trường.
- Mặt khác, cũng chưa có khung chính sách thật rõ ràng và ổn định từ phía Nhà nước nhằm đưa ra các biện pháp hữu hiệu tạo điều kiện cho các DNTN phát huy hết khả năng cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước [22]..
- Vấn đề đặt ra hiện nay là cần xác định địa vị pháp lý của DNTN như thế nào cho phù hợp với những điều kiện của nền kinh tế thị trường mới được xác lập ở nước ta.
- Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn địa vị pháp lý của DNTN còn có ý nghĩa thời sự, góp phần xây dựng những cơ sở lý luận trong việc hoàn thiện địa vị pháp lý của DNTN..
- Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “ Địa vị pháp lý của DNTN trong nền kinh tế thị trường ở Việt nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
- Hy vọng rằng, với đề tài này, luận văn sẽ góp phần thiết thực vào việc thực hiện các qui định pháp lý về doanh nghiệp nói chung và DNTN nói riêng..
- Tình hình nghiên cứu của đề tài.
- Pháp luật về doanh nghiệp nói chung và DNTN nói riêng không phải là một nội dung mới mẻ ở Việt nam.
- Hiện nay, đã có khá nhiều đề tài cũng như các bài nghiên cứu pháp lý, các bài báo bàn về vấn đề này ở góc độ vĩ mô hoặc nghiên cứu chuyên sâu về từng loại hình doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên, doanh nghiệp tư nhân…Theo đó, các nhà nghiên cứu tiếp cận địa vị pháp lý của doanh nghiệp ở khá nhiều góc độ như nội dung về chế độ pháp lý về thành lập, giải thể và phá sản doanh nghiệp.
- Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập.
- Quy chế pháp lý về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay….
- Cho đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về DNTN trên các bình diện khác nhau.
- Điển hình là một số công trình nghiên cứu khoa học của một số tác giả như sau:.
- Kinh tế tư nhân và quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân ở nước ta” của GS.TS Hồ Văn Vĩnh (đề tài cấp bộ 2001).
- Tác giả đã khẳng định vai trò to lớn của kinh tế tư nhân, nêu ra những định hướng phát triển kinh tế tư nhân và đưa ra các giải pháp về pháp luật, về chính sách, về tổ chức để khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân..
- “Kinh tế tư nhân ở Việt nam trong tiến trình hội nhập” của PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai, nhà xuất bản Thế giới, Hà nội- 2005.
- Tác giả đưa ra những vấn đề chung về khu vực kinh tế tư nhân, phát triển kinh tế tư nhân ở Việt nam trong điều kiện hội nhập, trong đó tác giả có đưa ra một số vấn đề như: các loại hình DNTN ở Việt nam, vốn thực tế của DNTN như thế nào? số lượng DNTN ở Việt nam..
- Luận văn thạc sỹ kinh tế của Bùi Việt Hưng, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà nội 2006.
- Tác giả đã đánh giá được những thành tựu và những mặt hạn chế của sự phát triển của DNTN ở Thái Bình.
- Đồng thời, tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm khuyến khích phát triển DNTN ở Thái Bình..
- “Vài bình luận về pháp LDN tư nhân” của TS Ngô Huy Cương đăng trên Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà nội, Luật học 26(2010).
- Từ thực trạng pháp luật còn thiếu những giải pháp để giải quyết những tranh chấp có liên quan và có nhiều bất cập trong việc điều tiết các mối quan hệ của DNTN, tác giả đã tập trung phân tích bản chất pháp lý của DNTN từ đó chỉ ra bất cập của pháp luật về DNTN..
- Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào tiếp cận và làm rõ địa vị pháp lý của DNTN bời các đề tài đã xuất bản ở Việt nam hoặc chỉ tìm hiểu về một DNTN cụ thể hoặc nghiên cứu DNTN dưới góc độ một đơn vị kinh doanh thuộc thành phần kinh tế tư nhân.
- Tính đến thời điểm này, đây là một trong những luận văn thạc sỹ đầu tiên nghiên cứu về Địa vị pháp lý của DNTN trong nền kinh tế thị trường ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay.
- Luận văn được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu của bản thân kết hợp tham khảo thông tin tại các nguồn sách, báo, thông tin trên mạng internet..
- Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận, thực trạng về địa vị pháp lý trong hệ thống pháp luật và trên thực tế của DNTN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, từ đó đề ra các giải pháp để hoàn thiện địa vị pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân.
- Cụ thể, luận văn làm rõ những vấn đề dưới đây: phân tích và đánh giá đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân, quyền và nghĩa vụ của DNTN được pháp luật ghi nhận, phân tích vai trò của DNTN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam hiện nay.
- Từ đó định rõ những khiếm khuyết của pháp luật về địa vị pháp lý doanh nghiệp tư nhân, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện địa vị pháp lý và vị trí thực tế của doanh nghiệp tư nhân..
- Phạm vi nghiên cứu.
- Luận văn tập trung nghiên cứu các qui định pháp lý về địa vị pháp lý của DNTN trên cơ sở sử dụng và xem xét các qui định của LDN 2005, Luật thương mại 2005 và các văn bản pháp luật có liên quan hiện hành.
- Đồng thời, luận văn cũng đối chiếu xem xét thực trạng cũng như tình hình phát triển trên thực tế của DNTN trong nền kinh tế thị trường ở Việt nam hiện nay..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Luận văn kết hợp tổng thể nhiều phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp luận được sử dụng trong luận văn là những phương pháp cơ bản của khoa học pháp lý bao gồm phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, lịch sử, hệ thống, logic, diễn giải..
- Phương pháp so sánh, đối chiếu giữa các qui định trong LDN 2005 với LDN tư nhân 1990, Luật công ty 1990 và các văn bản pháp luật khác về doanh nghiệp, so sánh các qui định của pháp luật Việt Nam và các qui định pháp luật trên thế giới.
- Ngoài ra, còn thực hiện đối chiếu, tổng kết với thực trạng áp dụng các qui định pháp luật trên thực tế nhằm hoàn thiện các qui định pháp lý, góp phần vào việc giải quyết các tranh chấp có liên quan tới hoạt động doanh nghiệp tư nhân..
- Phương pháp phân tích tồng hợp: phân tích các qui định pháp lý được lý giải, dẫn chiếu trong các văn bản pháp luật, tổng hợp các qui định pháp luật trong và ngoài nước nhằm có cái nhìn toàn diện hơn về địa vị pháp lý của DNTN ở Việt Nam hiện nay..
- Ngoài ra luận văn còn triêt để sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp duy vật lịch sử để xem xét quá trình hình thành, phát triển một cách khách quan của doanh nghiệp tư nhân, cụ thể đi sâu nghiên cứu địa vị pháp lý và vai trò thực tế của loại hình doanh nghiệp này..
- Bố cục của luận văn Luận văn gồm 3 chương:.
- Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về doanh nghiệp tư nhân..
- Chương 2: Địa vị pháp lý và vai trò thực tế của DNTN ở Việt Nam..
- Chương 3: Giải pháp nâng cao địa vị pháp lý và vai trò thực tế của doanh nghiệp tư nhân..
- Nghiên cứu và hoàn thiện chế định địa vị pháp lý của DNTN là vấn đề phức tạp.
- Hơn nữa, với thời gian ngắn, thông tin và trình độ người viết còn hạn chế, do vậy luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót.
- Phạm Thị Ngọc Ánh (2010), Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội..
- Ngô Huy Cương (2010), Vài bình luận pháp luật về doanh nghiệp tư nhân, tr.26, Luật học 26, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà nội..
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa- Thực trạng và giải pháp hỗ trợ, Báo Tapchitaichinh.vn..
- PGS.TS Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Phòng công nghiệp và thương mại Việt nam (2011), Báo cáo tình hình hoạt động doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hà Nội...
- Quốc Hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội 8.
- Quốc Hội (2005), LDN, Hà Nội..
- Quốc Hội (2005), LDN (sửa đổi năm 2009), Hà Nội..
- Quốc hội (1986), Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, Hà Nội..
- Dương Văn Sao, Trường Đại học Công Đoàn (2013), Vai trò của công đoàn trong các doanh nghiệp, Báo Công Đoàn Công Thương Việt Nam ngày .
- Tổng cục thống kê (2011), Báo cáo điều tra doanh nghiệp Quý III, Hà Nội..
- Tổng cục thống kê năm (2012), Báo cáo Điều tra lao động, Hà Nội..
- Tổng cục thống kê (2007), Điều tra toàn bộ doanh nghiệp, Hà Nội.
- Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình Luật kinh tế, tr.46, NXB Phương Đông, Thành phố Hồ Chí Minh..
- Trường Đại học Luật Hà nội (tái bản 2012), Giáo trình Luật Thương mại tập 1, tr.80, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Thương mại tập 1- tr.79, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội..
- Trường Đại học Luật thành phố HCM, Tập bài giảng chủ thể kinh doanh, tr.41, Hà Nội..
- Uỷ ban thường vụ Quốc hội (1999), Điều 20 – Pháp lệnh về chất lượng hàng hóa, Hà Nội..
- Luật sư Võ Thành Vị (2007), Quyền và nghĩa vụ của DNTN và hộ kinh doanh cá thể, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, tr 38..
- Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Dự án VIE/97/016, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, 2002..
- Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2012), Điều tra toàn bộ doanh nghiệp..
- Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2011), Điều tra toàn bộ doanh nghiệp quý IV..
- Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2011), Tạp chí quản lý kinh tế..
- Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2008), Thị trường lao động Việt Nam..
- http://thuonghieuviet.com.vn/news-news/c32n3040, Doanh nghiệp tư nhân- vì sao không lớn được..
- http://tuyentruyen.dongthap.gov.vn/index.php/Dien-dan-Doanh-nghiep, Vai trò của hiệp hội doanh nghiệp.