« Home « Kết quả tìm kiếm

Dịch thuật, Giao tiếp và Học tập; Những trải nghiệm từ việc giảng dạy Chương trình đào tạo Thạc sĩ ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Áp dụng lý thuyết của Lev Vygótky và Donald Schon, chương trình được tiến hành theo mô hình dạy học liên văn hóa, chú trọng ba khía cạnh chính: Thứ nhất, giao tiếp hiệu quả giữa sinh viên và giáo viên với sự hỗ trợ đắc lực của người dịch.
- Thứ hai, nhu cầu gắn kết các lý thuyết và kỹ thuật trong chương trình học với thực tiễn công việc của sinh viên.
- Thứ ba, sự cần thiết xây dựng một khuôn khổ theo đó sinh viên có thể hiểu rõ hơn thực trạng của tổ chức của mình.
- đồng thời giúp cho sinh viên tìm ra những giải pháp mới, hiệu quả hơn cho các vấn đề họ phải đối mặt.
- Mở đầu Ngày càng có nhiều sinh viên học tập ở nước ngoài và trên Internet và có nhiều trường đại học mở các ngành và chương trình học trên Internet, thu hút nhiều sinh viên từ những vùng xa xôi.
- Sinh viên và thầy giáo không cần phải gặp nhau tại cùng một địa điểm và cùng thời gian.
- Tuy nhiên, không chỉ có giao tiếp đơn thuần diễn ra giữa sinh viên và giáo viên mà giao tiếp đó phải chuyên sâu và tập trung.
- Song song với điều đó là phương pháp giảng dạy linh hoạt hơn và điều chỉnh cho thích hợp với từng nhu cầu, bối cảnh khác nhau của sinh viên.
- Toàn cầu hóa, đó là các chương trình đào tạo dành cho sinh viên nước ngoài đã trở thành một chính sách quan trọng trong giáo dục đại học.
- Toàn cầu hóa có nghĩa là có nhiều sinh viên hơn tiếp cận với tri thức mới, hữu ích.
- Nó bao hàm sự hợp tác đa dạng với các trường đại học nước ngoài, với các giáo viên thính giảng, với những chương trình, khóa học bằng tiếng Anh và tạo nhiều cơ hội hơn cho sinh viên du học.
- Sinh viên và giáo viên nước ngoài mang đến những trải nghiệm và những quan điểm, giúp sinh viên và giáo viên mở rộng tầm nhìn và nhìn nhận vấn đề từ góc độ mới và khác nhau.
- Nếu như không biết tiếng Anh - ngôn ngữ quốc tế - sinh viên theo học sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc.
- Ngoài ra, giáo viên và sinh viên phải đối mặt những tình huống và vấn đề mới lạ.
- Sinh viên phải cố gắng hiểu và thích nghi với những yêu cầu và phương pháp giảng dạy mới.
- Cũng như vậy, giáo viên cố gắng xoay xở, điều chỉnh "những chất liệu" ngôn ngữ của mình và của sinh viên ngõ hầu giúp sinh viên có thể hiểu được những vấn đề mấu chốt trong bài giảng cũng như phát huy năng lực và kiến thức liên quan.
- Trong bài viết này chúng tôi cho rằng chúng ta không nên xem việc dịch các ý tưởng, khái niệm sang tiếng Anh là một hoạt động nhất thời - sẽ kết thúc một khi sinh viên và giáo viên có đủ vốn tiếng Anh.
- Đặt trong bối cảnh quốc tế và giảng dạy bằng ngôn ngữ "thứ hai" đối với giáo viên và sinh viên, giáo viên phải đối mặt với vấn đề phức tạp hơn - mặc dù chúng tôi phải nói rõ rằng sự khác biệt ở đây là về mức độ phức tạp chứ không phải loại phức tạp nào.Chính điều kiện chung trong bối cảnh giáo dục mà sinh viên và giáo viên có vốn từ vựng không giống nhau nhưng có thể nói thứ tiếng giống nhau.
- Điều hoàn toàn trái ngược: giáo viên dạy sinh viên sử dụng các khái niệm, từ vựng, ý tưởng mới.
- Bằng cách đó, họ hy vọng rằng sinh viên học được cách nhìn nhận trải nghiệm thế giới theo cách mới (Rorty, 1989).
- Các nhà ngôn ngữ học cũng quan tâm đến kỹ năng hiểu biết của sinh viên không nói tiếng Anh và năng lực tìm và 'sáng chế' các cụm từ giúp họ có khả năng chuyển tải những trải nghiệm và hiểu biết các khái niệm và ý tưởng (Bodycott & Walker, 2000).
- Tuy nhiên, không mấy ai chú ý đến thách thức thứ ba - đó là những trải nghiệm của giáo viên, sinh viên nói tiếng Anh không phải là người bản xứ và tình hình day-học trong chương trình do các trường Đại học phương Tây tổ chức tại các trường Đại học không phải phương Tây.
- Bài viết này tập trung vào quá trình giảng dạy và giao tiếp bằng tiếng Anh - không phải là tiếng mẹ đẻ của giáo viên và sinh viên.
- Nó cũng là ngôn ngữ thứ hai cho cả giáo viên và sinh viên.
- Trong bối cảnh dạy-học như vậy, gíáo viên lẫn sinh viên dẫm lên nền móng yếu ớt, dễ vỡ vụn.
- Khả năng hiếu và dịch sai buộc sinh viên và giáo viên chú trọng đến ngữ vựng và giao tiếp ngôn ngữ.
- Với quan điểm này, chúng tôi có thể xem bối cảnh dạy-học mà chúng tôi trải nghiệm ở Việt Nam là sự tiếp xúc có thể tạo ra khả năng tự nhận thức cho giáo viên và sinh viên.
- Mục đích của chúng tôi là nâng cao nhận thức của giáo viên, ngưòi dịch và sinh viên nhằm chuẩn bị cho họ tham gia vào quá trình diễn giải ngữ nghĩa một cách hiệu quả.
- Thứ hai, bài viết có mục đích mời sinh viên tham gia đối thoại và suy ngẫm.
- Vì vậy, bài viết là sụ cổ vũ, khuyến khích sinh viên tham gia vào cuộc đối thoại.
- Ngoài ra, bài viết kêu gọi sinh viên nên tránh học theo truyền thống Nho giáo.
- Chương trình đào tạo Thạc sĩ Lãnh đạo và Quản lý Giáo dục (MELM) Chương trình MELM dành cho những sinh viên có ít nhất một năm kinh nghiệm làm lãnh đạo tại một cơ sở giáo dục.
- Giáo viên hỗ trợ và khuyến khích sinh viên học hỏi kiến thức mới liên quan đến thực tiễn của mình, kiến thức để hành động, và suy ngẫm về hành động, trải nghiệm của mình, suy ngẫm để hành động.
- Sinh viên được học những khái niệm, lý thuyết và phương pháp về quản lý giáo dục, sau đó họ khai thác thêm qua công việc dịch thuật và sử dụng chúng để phân tích tình hình hiện tại.
- Cả hai khía cạnh này đều quan trọng: một mặt, những khái niệm, lý thuyết và phương pháp giúp sinh viên mở rộng vốn từ vựng chuyên ngành.
- mặt khác, sinh viên được khuyến khích trình bày, mô tả những trải nghiệm và đánh giá so sánh với những kiến thức học trên lớp.
- Qúa trình dịch thuật và học tập là phương tiện mở ra những cơ hội cho sinh viên trải nghiệm với cách nhìn và phương pháp mới.
- Trên hết, sinh viên có thể phát triển năng lực nhận ra những công đoạn mình thực hiện - có thể từng bị bỏ sót hoặc xem nhẹ, và giờ đây họ có thể đánh giá lại với những chiến lược hành động mới, thiết thực hơn.
- Vì vậy, sinh viên học chương trình MELM được miễn thi đầu vào môn tiếng Anh.
- Giao tiếp giữa sinh viên và giáo viên phụ thuộc vào người dịch Với ảnh hưởng mạnh mẽ của “Chính sách Đổi mới”, để có thể đào tạo những nhà quản lý giáo dục, chúng tôi phải phụ thuộc vào người dịch.
- Liệu sinh viên có thể học từ tài liệu đọc được viết bằng ngôn ngữ mà họ không biết? Tài liệu đó được dịch ra sao? Có thể kiểm tra một cách công minh khách quan theo qui định hiện hành không? Có thể đảm bảo chắc chắn rằng kiến thức của sinh viên chứ không phải của người dịch được kiểm tra không? Có đúng là chính sinh viên làm bài không? Những câu hỏi này là quan trọng, phải được xem xét một cách nghiêm túc và trả lời cẩn thận, đầy đủ.
- Thái độ tích cực cũng sẽ giúp che lấp những địa vị trên-dưới giữa giáo viên và sinh viên.
- Giáo viên ở vị thế cấp trên, còn sinh viên ở vị thế cấp dưới.
- Từ giả định cho rằng với những điều kiện làm việc thay đổi nhanh chóng, thật dễ dàng khi đưa ra một kết luận vội vàng là sinh viên ngày nay sẽ làm việc trong những bối cảnh quốc tế, môi trường và nhóm đa văn hoá.
- Tuy vậy, có một nguy cơ hiểu sai và lệch lạc về những ảnh hưởng của toàn cầu hoá đối với tình hình làm việc trong tương lai của sinh viên.
- Có lý khi cho rằng ở mức độ rộng lớn hơn, trong tương lai không xa, các điều kiện và cách làm ở địa phương sẽ quyết định ý nghĩa của những hoạt động thường nhật của sinh viên và những yêu cầu họ phải thực hiện.
- Sinh viên và giáo viên không chỉ đến từ những cộng đồng ngôn ngữ khác nhau mà còn khác nhau ở quan điểm và hành động.
- Kho trải nghiệm và những câu chuyện mà giáo viên mang đến lớp học giờ đây không có ích lợi gì cả, và cũng không rõ sinh viên mang đến lớp trải nghiệm nào, cũng như họ hiểu như thế nào về những khái niệm, lý thuyết mà giáo viên đem hết tâm huyết ra giảng dạy.
- Vậy khác ở điểm nào và cái gì là mới? Sinh viên.
- Chúng đưa ra các định nghĩa cho các vấn đề và cung cấp cho sinh viên những giải pháp như ‘mâm cỗ dọn sẵn’.
- Sau đó sinh viên lần lượt theo lộ trình hành động y hệt như công thức nấu nướng.
- Để thay thế, ông ta đề nghị rằng việc nghiên cứu các vấn đề và giải pháp giúp sinh viên mô tả và trải nghiệm thế giới theo nhiều cách khác nhau và có như vậy, về nguyên tắc sẽ luôn giúp họ hiểu được các ngữ nghĩa mới, thú vị.
- Sinh viên cần được dạy cách sử dụng vấn đề và giải pháp như là phương tiện tìm hiểu hoàn cảnh mới để khám phá ra những cơ hội bên trong đó.
- Thách thức sư phạm là phải biết cân đối giữa thiên hướng chấp nhận giải pháp mới, kịp thời của sinh viên và lòng say mê thử nghiệm quan điểm khác của họ..
- Theo học chương trình MELM, sinh viên phải đối mặt với các lý thuyết, khái niệm hoàn toàn mới lạ.
- Rõ ràng là sinh viên gặp phải các khái niệm mới và sau khi được dịch sang tiếng Việt, sinh viên có thể sử dụng và tích hợp với tri thức họ đang có và mở rộng vốn ngữ vựng cũng như năng lực giao tiếp và nhận biết phân tích những vấn đề trong công việc hiện tại của họ.
- Làm việc với sinh viên cho thấy quá trình dịch thuật là một quá trình hết sức tinh tế và cũng dễ bị gián đoạn..
- Thật khó hơn khi làm cho sinh viên cảm thấy an tâm và khuyến khích họ bắt đầu thay đổi cách mô tả và thảo luận vấn đề, tình huống họ gặp phải trong công việc của mình.
- Nhưng với những điều kiện hỗ trợ tốt, sinh viên có thể tiến hành thử nghiệm cách mới để mô tả việc làm, thảo luận tình huống của riêng mình với quan điểm mới và tập trung vào những khía cạnh mới.
- Vì vậy, với những điều kiện cho phép, quá trình dịch thuật sẽ giúp sinh viên làm giàu vốn ngữ vựng chuyên ngành.
- Nó cũng sẽ giúp sinh viên tránh rơi vào tình trạng bối rối về ngôn ngữ.
- Sinh viên sẽ hưởng lợi khi thừa nhận sự yếu kém trong hệ thống của họ và cho phép bản thân mình bày tỏ sự hoài nghi về cách khắc phục vấn đề này.
- Giáo viên không thể được xem là những người đề xuất giải pháp mà là người mở toang cánh cửa tri thức giúp sinh viên tìm hiểu tình hình, hoàn cảnh của giáo viên.
- đồng thời khuyến khích sinh viên xác định cái gì là vấn đề và cái gì là khó hiểu.
- Hơn nữa, ngoài vai trò phiên dịch, người dịch có thể đóng vai trò là người đồng giảng, hỗ trợ, động viên sinh viên mở rộng vốn ngữ vựng, khai thác ngữ nghĩa và sử dụng các ý tưởng, khái niệm mới trong những câu hỏi của mình.
- Trong những chương trình liên kết quốc tế, giao tiếp giữa giáo viên và sinh viên càng trở nên phức tạp.
- Sự phụ thuộc vào người dịch không có nghĩa là quá trình dịch thuật cần phải được kiểm soát và điều chỉnh, mặc dù người dịch có quyền cắt xén và bóp méo nội dung giao tiếp giữa giáo viên và sinh viên.
- Cũng vì lý do đó, chúng tôi cho rằng điều quan trọng là quá trình dịch thuật không được cắt xén bởi giáo viên - những người ra sức kiểm soát chặt chẽ nó và bởi sinh viên - những người cố gắng sử dụng nó như là công cụ để lừa dối giáo viên.
- Trong thực tế, việc sinh viên gian lận có liên quan chặt chẽ đến sự tin cậy trong giao tiếp giữa sinh viên và giáo viên.
- Vì vậy, sinh viên và người dịch cần sự hỗ trợ nhằm tổ chức quá trình dịch thuật sao cho người dịch có thể có tầm ảnh hưởng và đóng góp, giúp sinh viên tăng vốn ngữ vựng và sử dụng các khái niệm ngôn ngữ mới một cách nhất quán và bao quát.
- Nhận được phản hồi và hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn có kinh nghiệm, sinh viên có thể quan sát các tình huống từ những quan điểm khác nhau và thảo luận những khía cạnh mới.
- Từ người dịch, sinh viên có thể gặp thách thức trong việc hoà kết các khái niệm ngôn ngữ phù hợp với ngữ vựng mà trước đây họ thường gặp khó khăn khi đơn phương độc mã làm công việc như vậy.
- Vygotsky cũng nhắc nhở chúng ta rằng giáo viên chủ yếu quan tâm đến những khả năng tiềm tàng được đánh thức, kích thích qua việc dạy-học, hơn là để ý đến kiến thức mà sinh viên tiếp thu được từ sách vở và bài giảng trên lớp.
- Ngoài ra, lý thuyết của Vygotsky nâng cao nhu cầu đòi hỏi người dịch phải có khả năng xác định ‘vùng’ mà trong đó sinh viên tự tìm kiếm và tiếp nhận sự hỗ trợ và lời khuyên.
- Giáo viên có thể giúp người dịch đặt câu hỏi, chỉ ra những chỗ thiếu lôgic và mâu thuẩn có trong các văn bản và giúp sinh viên suy ngẫm về những lập luận, ngôn ngữ và từ vựng họ sử dụng.
- Người dịch có thể hỏi sinh viên họ nghĩ như thế nào, nhận thức tình hình ra sao, điều gì đang xảy ra, họ mong muốn xem cái gì, vân vân.
- Người dịch có thể đề nghị các tài liệu khác và cung cấp cho sinh viên những ‘bệ đỡ ngôn ngữ’, giúp sinh viên đi đúng hướng, tập trung vào tình huống và ngữ nghĩa của các khái niệm đang sử dụng.
- Vì vậy, người dịch có thể giúp sinh viên áp dụng các khái niệm mới vào tình huống và bắt đầu “một hội thoại có tình huống”, giống như một người học việc biết suy ngẫm.
- Đồng thời, khi quan sát tình huống từ những quan điểm và khái niệm ngôn ngữ mới, người dịch đề xuất những phương pháp mới để mô tả tình huống và giúp sinh viên nhận thấy được các kết quả, cái nào quan trọng, và cái nào thứ yếu.
- Người dịch có thể giúp sinh viên tháo gỡ những cái phi lý, loại ra những ý tưởng không phù hợp và làm sáng tỏ các lập luận nhằm làm cho các văn bản dễ đọc hơn, dễ hiểu hơn.
- Điều này sẽ giúp sinh viên đặt mình ở vị thế của giáo viên.
- Qua đó người dịch có thể giúp sinh viên hiểu rõ các tiêu chí đánh giá cho điểm của giáo viên cũng như giúp họ có sự hiểu biết mới về năng lực và sử dụng chính xác các khái niệm ngôn ngữ hoàn toàn mới lạ.
- Bằng cách này, người dịch có thể can thiệp vào quá trình giáo tiếp giữa sinh viên và giáo viên.
- Người dịch giúp sinh viên hiểu họ được mong đợi ở điều gì, và ý nghĩa của việc sử dụng đúng một từ ngữ mang nghĩa mở rộng, trong ngữ huống mới là gì.
- Đồng thời người dịch có thể giúp giáo viên mài giũa các kỹ năng diễn giải dễ hiểu, phù hợp hơn với những trải nghiệm của sinh viên và tường minh các khái niệm có liên quan đến những hoạt động, bối cảnh của sinh viên.
- Nhờ đó, người dịch có thể tạo ra các điều kiện thuận lợi cho các cuộc trao đổi, thương lượng giữa sinh viên và giáo viên.
- Mô hình ở chương 7 cho thấy ở bậc trên, giáo viên giới thiệu các lý thuyết, khái niệm ngôn ngữ mới, và ở bậc dưới, sinh viên nộp bài tập trong đó họ áp dụng các lý thuyết, khái niệm để trả lời các câu hỏi của môn học.
- Sau đó, những bài tập này làm nền tảng cho cuộc gặp gỡ tiếp theo: giáo viên cho nhận xét, giúp sinh viên ghi nhớ các lý thuyết, khái niệm đó.
- Mô hình này cho thấy cả sinh viên lẫn giáo viên đều phụ thuộc váo người dịch để giao tiếp..
- Trong những điều kiện cho phép, người dịch có thể nhận lãnh vai trò tiên phong trong quá trình dịch thuật và giúp sinh viên diễn giải các khái niệm mới cho phù hợp với những trải nghiệm và mô tả thực tiễn của riêng mình một cách khoa học, mới mẻ và thú vị.
- Hơn nữa, họ có thể giúp sinh viên và giáo viên không bị trói buộc vào ngôn bản phi ngữ cảnh - những ngôn bản thường đưa ra những giải pháp đã "lập trình sẵn" cùng với nhũng vấn đề đã biết trước rồi.
- Sinh viên có thể tiếp cận có ý thức và phê phán về ngôn bản quốc tế trong lĩnh vực lãnh đạo và quản lý..
- Trong bài viết này, chúng tôi mô tả những nỗ lực nhằm tạo dựng một môi trường học hỏi mà sinh viên có thể cảm thấy thoái mái thử nghiệm các khái niệm, lý thuyết mới.
- Tuy nhiên, một môi trường học hỏi như vậy có vẻ xa lạ và khó chịu đối với nhiều sinh viên.
- Thứ nhất, sinh viên buộc phải xem xét lại các chuẩn mực văn hóa của họ.
- Bowden & Marton (1998) nhấn mạnh rằng chúng ta có thể hy vọng trong một môi trường an toàn và quen thuộc, sinh viên sẽ cố gắng kiểm soát đuợc hoạt động của mình.
- Nhiều sinh viên học chương trình MELM đòi hỏi phải có những chỉ dẫn, yêu cầu chi tiết và được diễn giải rõ ràng dễ hiểu.
- Vì vậy, họ tạo được một môi trường học hỏi cho phép họ hoàn thành các yêu cầu đòi hỏi của chương trình đề ra mà không phải đối mặt với những tình huống giao tiếp chứa đựng nhiều rủi ro và hiểu nhầm giữa giáo viên và sinh viên..
- Sinh viên Việt Nam.
- Giáo viên Thuỵ Điển