« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Tóm tắt Xem thử

- Đề tài nghiên cứu quan niệm của SV về vấn đề việc làm và định hướng nghề nghiệp của họ trong tương lai.
- Kết quả từ phỏng vấn bằng bảng hỏi 170 SV của 5 Khoa thuộc Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) phối hợp với phỏng vấn sâu cho thấy SV ĐHCT rất lo lắng cho tương lai trước viễn cảnh thất nghiệp và phần đông SV đã tự vạch cho mình chiến lược rèn luyện thái độ và kỹ năng nghề nghiệp bằng nhiều biện pháp khác nhau.
- Kết quả cho thấy SV khác nhau về giới tính, ngành học, năm học, quê quán và hoàn cảnh xuất thân có định hướng nhận thức, thái độ và kỹ năng nghề nghiệp khác nhau..
- Nhìn chung, SV có nhận thức đúng đắn về giá trị nghề nghiệp và có ý thức trong việc tự rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng nghề cần thiết để phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng.
- Trước tình hình tìm kiếm việc làm khó khăn, đề tài nghiên cứu tìm hiểu định hướng của SV về giá trị nghề nghiệp và từ đó đề xuất một số giải pháp tham khảo..
- Việc định hướng nghề nghiệp của mỗi cá nhân góp phần quan trọng trong việc tìm kiếm được việc làm.
- Việc định hướng nghề nghiệp diễn ra trong thời gian dài, có thể được thực hiện ở trường phổ thông trước khi SV chọn ngành để thi vào ĐH, trong thời gian học ở trường ĐH hoặc ngay cả sau khi tốt nghiệp ĐH.
- Trong khi đó, định hướng nghề nghiệp lúc SV đang học ĐH thì do tinh thần chủ động của bản thân sinh viên, do ý thức học hỏi chuyên môn, rèn luyện kỹ năng nghề phù hợp.
- Thông thường việc chọn lựa ngành học ở trường ĐH quyết định đến nghề nghiệp sau này của SV nhưng thực tế không phải lúc nào cũng bất di.
- Từ những thực tế trên, đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng định hướng nghề nghiệp của SV ĐHCT, phân tích quan niệm về định hướng nghề nghiệp của SV, làm rõ xu hướng của thời đại về nghề nghiệp, tìm hiểu tính quy luật phát triển xã hội ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của SV và khuyến khích những định hướng nghề nghiệp hợp lí.
- Thảo luận một số giải pháp tích cực cho việc định hướng nghề nghiệp của SV ĐHCT..
- Định hướng giá trị nghề nghiệp là quá trình mà mỗi cá nhân xác định, lựa chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp nhất.
- Hình 1: Các yếu tố liên quan đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên Sơ đồ chỉ ra các yếu tố tham gia vào quá trình.
- định hướng nghề nghiệp của SV: (1) các yếu tố khách quan bao gồm xu hướng phát triển kinh tế xã hội (KTXH), thị trường lao động thay đổi và mối quan hệ cung cầu trong thị trường lao động.
- (2) các yếu tố từ gia đình, bạn bè, nhà trường, các mối quan hệ trong xã hội và quan niệm của xã hội về nghề nghiệp.
- và (3) các yếu tố do định hướng từ bản thân SV theo 3 hướng: định hướng nhận thức, định hướng thái độ, và định hướng kỹ năng đối với nghề nghiệp đó..
- Quan điểm của nhóm nghiên cứu là cá nhân phù hợp với một nghề nào đó khi họ có phẩm chất đạo đức, trình độ văn hóa, năng lực, tri thức, kỹ năng và tình trạng sức khỏe đáp ứng được đòi hỏi do nghề ấy đưa ra.
- hình thành những tố chất mà nghề nghiệp đòi hỏi..
- Định hướng kỹ năng.
- nghề nghiệp Định hướng.
- Định hướng thái độ Sinh viên.
- (1) Gia đình.
- Họ là những người giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, quan tâm đến các vấn đề liên quan đến cơ hội việc làm trong xã hội và là người ảnh hưởng nhiều đến định hướng nghề nghiệp của con em..
- Đề tài sử dụng phương pháp định tính để nghiên cứu về nhận thức, thái độ kỹ năng và quan niệm nghề nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề, khả năng và kỹ năng mềm trong cuộc sống của SV hiện nay.
- Những thông tin thu thập được nhằm hoàn thiện bức tranh chung về vấn đề định hướng giá trị nghề nghiệp, các tiêu chí trong chọn nghề, quan niệm về nghề nghiệp, nỗi khó khăn và mong muốn của SV hiện nay cùng với những vấn đề bất cập liên quan đến định hướng giá trị nghề nghiệp..
- Định hướng giá trị nghề nghiệp là quá trình của cá nhân, hoặc gia đình và nhà trường hướng cho cá nhân xác định, lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai một cách phù hợp nhất.
- Định hướng nghề nghiệp bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài và bên trong.
- Tất cả các yếu tố trên liên quan đến việc định hướng nghề nghiệp của SV, ngoài ra định hướng nghề nghiệp còn chịu ảnh hưởng ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố khách quan, chủ quan, kinh tế thị trường, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các yếu tố KTXH… sẽ được trình bày bao quát tiếp theo..
- 4.1 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của SV.
- Mất cân đối trong thị trường cung cầu ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của SV.
- Ảnh hưởng của gia đình nhà trường và xã hội đến định hướng nghề nghiệp.
- ảnh hưởng của những tác nhân này rất quan trọng trong quá trình định hướng nghề nghiệp của HS-SV..
- 4.2 Định hướng nghề nghiệp từ bản thân SV SV xây dựng những viễn cảnh nghề nghiệp tương lai và chính những mong muốn này định hình nên những tiêu chí mà SV tự đề ra cho mình để phấn đấu và do đó cũng ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của SV.
- Quan điểm về công việc là yếu tố quan trọng định hướng nghề nghiệp của cá nhân đó trong tương lai.
- Định hướng nghề nghiệp của SV được tìm hiểu qua định hướng nhận thức, định hướng thái độ và định hướng kỹ năng của SV về nghề ấy..
- Định hướng nhận thức nghề nghiệp.
- Là hiểu được giá trị của nghề nghiệp ấy trong xã hội và những đòi hỏi của xã hội đối với nghề ấy;.
- và đặc điểm tâm sinh lý của những con người làm việc trong nghề nghiệp đó.
- Tóm lại, vấn đề cốt lõi để SV định hướng nhận thức nghề nghiệp tương lai một cách đúng đắn, đó là cần phải trả lời 3 câu hỏi: Đặc điểm của nghề muốn chọn, điều kiện yêu cầu của ngành nghề, khả năng chuyên môn và sở trường của bản thân.
- Bảng 4: Quan niệm của SV về giá trị nghề nghiệp phân theo giới tính, năm học, quê quán và hoàn cảnh KT của gia đình.
- Định hướng thái độ.
- Định hướng thái độ đối với nghề nghiệp rất quan trọng vì nó cấu thành nhân cách, biểu hiện sắc thái tình cảm, mức độ say mê đối với hoạt động nghề nghiệp.
- Thái độ liên quan đến nhu cầu, động lực chọn nghề và cảm hứng đối với nghề nghiệp..
- Trong bất cứ nghề nghiệp nào, 3 yếu tố để dẫn đến thành công là kiến thức chuyên môn, kỹ năng hành nghề và thái độ nghề nghiệp.
- Có thể người ta nhận biết nhau qua kiến thức và kỹ năng vì đó là phần nổi, còn thái độ nghề nghiệp là cái mà khó nhận ra, đó là những giá trị chuẩn mực, cách phê phán và hợp tác, động lực lao động, đạo đức và niềm tin.
- Bảng 5: Đánh giá mức độ quan trọng của thái độ nghề nghiệp phân theo giới tính, năm học, quê quán và hoàn cảnh KT gia đình SV.
- Tổng Nam Nữ I IV NT TT Nghèo TB Khá Đạo đức nghề nghiệp.
- Phân tích Spearman cho thấy có mối tương quan chặt giữa hoàn cảnh KT của gia đình SV với quan niệm về đạo đức nghề nghiệp và về tính cẩn thận chính xác, tỉ mỉ (rho.
- Từ những định hướng nhận thức đó SV sẽ có những định hướng kỹ năng cần trau dồi.
- Nhận thức kỹ năng sớm thì SV sẽ sớm thích nghi với công việc dễ dàng hơn.
- động nghề nghiệp đều cần có những kỹ năng như:.
- Không những chỉ học trên lớp, SV có thể phát triển kỹ năng mềm qua các buổi ngoại khóa, tham gia diễn đàn, hội thảo, công tác XH, công tác từ thiện, “mùa hè xanh.
- “Kỹ năng mềm nào tôi cần phát huy?”..
- Mỗi ngành nghề đòi hỏi những kỹ năng khác nhau.
- Người ta có thể phân kỹ năng nghề nghiệp ra thành kỹ năng cá nhân (kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm.
- kỹ năng chuyên môn (kỹ năng công nghệ, ngoại ngữ, sửa chữa máy móc, công nghệ, thiết bị, nghiên cứu, phân tích.
- Theo Vũ Tuấn Anh (2013), kỹ năng chung có thể phân thành 6 nhóm: kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giao tiếp;.
- Vì đề tài thực hiện với nhiều nhóm SV khác nhau, mỗi nhóm nghề đòi hỏi những kỹ năng cụ thể (ví dụ SV Sư phạm đòi hỏi kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ, thuyết trình), bên cạnh những kỹ năng cụ thể còn có những kỹ năng chung, nên chúng tôi chọn ra một số kỹ năng chung tiêu biểu như trình bày trong Bảng 6..
- Bảng 6: Đánh giá kỹ năng nghề nghiệp phân theo giới tính năm học, quê quán và hoàn cảnh KT gia đình SV.
- Tự học, tự nâng cao năng lực Kỹ năng ngoại ngữ Kỹ năng thuyết trình Giải quyết vấn đề Kỹ năng làm việc nhóm Kỹ năng công nghệ .
- Định hướng kỹ năng giao tiếp và tạo dựng mối quan hệ có tương quan với giới tính và năm học (rho = -0.152 và rho = -0.154.
- SV nam và SV năm tư cho rằng kỹ năng này kém quan trọng hơn SV nữ và SV năm nhất (Bảng 6)..
- Nhìn chung, SV đánh giá cao các kỹ năng lao động, trong đó kỹ năng giao tiếp để tạo dựng mối quan hệ XH và kỹ năng tự học để hoàn thiện bản thân là rất cần thiết.
- Tuy nhiên, có những kỹ năng rất cần thiết như làm việc nhóm thì không được SV đề cao.
- Bảng 6 một lần nữa cho thấy nhiều SV thuộc nhóm “yếu thế” gồm nữ giới và những SV có hoàn cảnh khó khăn đánh giá kỹ năng nghề nghiệp là quan trọng, trong khi đó nhóm “ưu thế” (nhóm nam SV và gia đình khá giả) đánh giá cao kỹ năng thuyết trình.
- Việc đánh giá kỹ năng thuyết trình là quan trọng có phải là do 2 nhóm này cảm thấy họ kém kỹ năng này và cần phải rèn luyện thêm hay không.
- 4.3 Rèn luyện kỹ năng Tự đánh giá kỹ năng.
- Chìa khóa dẫn đến thành công trong công việc đòi hỏi SV có 2 kỹ năng: kỹ năng cứng và mềm..
- Kỹ năng cứng là kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng cứng xuất hiện trên hồ sơ xin việc của sinh viên bao gồm: học vấn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.
- Kỹ năng mềm là những kỹ năng thuộc về con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm cũng không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt.
- Ví dụ một số dạng kỹ năng mềm như đã trình bày ở phần trên: kỹ năng làm việc nhóm (teamwork), kỹ năng học và tự học (learning to learn), kỹ năng lắng nghe (listening skill), kỹ năng tư duy sáng tạo (creative thinking skill.
- trang bị kỹ năng mềm, SV dễ có cơ hội tìm được công việc thích hợp, dễ uyển chuyển thay đổi, học hỏi phát triển để phù hợp với yêu cầu công việc mới.
- Trong số những người thành đạt, chỉ có khoảng 25% hoàn toàn dựa vào kỹ năng cứng, 75% còn lại dựa vào kỹ năng mềm bổ sung cho kỹ năng cứng..
- SV Châu Âu đã tốt nghiệp thường phải qua 1 thời gian thử việc, nếu thiếu kỹ năng mềm thường khó được tuyển dụng lâu dài.
- Ở nhiều nước, SV còn được phát triển kỹ năng mềm qua những Trung tâm tổ chức chuyên trách khác nhau và mỗi nước đưa ra danh sách các kỹ năng mềm cần đào tạo cho người lao động tùy thuộc vào ngành nghề họ đảm trách.
- Vậy ở Trường ĐHCT, SV đã đánh giá bản thân mình như thế nào, họ có được trang bị kỹ năng mềm hay không và họ mong muốn được trang bị như thế nào, đó cũng là vấn đề cần được quan tâm..
- Nếu dùng thang điểm 5 để tự đánh giá các kỹ năng thì hầu như tất cả SV các Khoa đều tự đánh giá ở mức khá tốt (trung bình 3,47).
- Trong các kỹ năng, SV tự đánh giá cao 2 kỹ năng là giao tiếp ứng xử và tự học (3,59 và 3,56).
- riêng 2 kỹ năng đánh giá thấp nhất là kỹ năng ngoại ngữ và công nghệ (3.24 và 3,32).
- Riêng kỹ năng thuyết trình thì nhóm nam SV đánh giá là 3,55 (cao hơn mức trung bình) và nhóm SV gia đình khá giả thì đánh giá là 3,43 (thấp hơn mức trung bình).
- Vì vậy, giả thuyết đã nêu ở phần 4.2 những SV kém ở kỹ năng nào thì cho rằng những kỹ năng đó quan trọng, là sai..
- Hình 2 cho thấy hầu như không có sự khác biệt giữa SV các Khoa khi tự đánh giá các kỹ năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm và kỹ năng công nghệ (3,52.
- 3,55 và 3,32) nhưng có sự khác biệt giữa SV các Khoa khi đánh giá các kỹ năng còn lại.
- Ở kỹ năng thuyết trình và kỹ năng ngoại ngữ, SV Khoa KHXH&NV tự đánh giá mình khá cao, trong khi đó SV Khoa SP đánh giá họ có khả năng giao tiếp cao hơn so với SV các khoa còn lại.
- Tương tự như vậy, SV Khoa KT không đánh giá cao các kỹ năng.
- Ví dụ số đông họ là Ban chấp hành Chi Đoàn nên khả năng ứng xử, giao tiếp tốt, hoặc họ là SV ngành Ngoại ngữ nên tự tin với kỹ năng ngoại ngữ.
- Nhưng quan trọng là tất cả đều đánh giá cao kỹ năng học cách tự học, tự rèn luyện bản thân..
- Hình 2: SV các Khoa tự đánh giá kỹ năng mềm Rèn luyện kỹ năng.
- Phần lớn SV cho rằng họ học được những kỹ năng mềm đó từ internet, bạn bè, từ người đi trước, từ kinh nghiệm cuộc sống bản thân, từ sinh hoạt Đoàn Hội, làm bài tập nhóm trên lớp, sinh hoạt ngoại khóa… mà không qua trường lớp bài bản nào..
- Có rất nhiều giải pháp để rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp mà SV đã đề xuất cho nhà trường, ví dụ như mở khóa đào tạo ngắn hạn bồi dưỡng kỹ năng xin việc, tổ chức hội thảo mời chuyên gia tư vấn việc làm cho các ngành nghề khác nhau (thay vì phần lớn tập trung vào Kinh tế như hiện nay), có trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm bán thời gian, ngắn hạn, dài hạn, trong trường, ngoài trường….
- gia rèn luyện kỹ năng tổ chức, quản lí.
- SV mỗi Khoa có ý kiến khác nhau về các giải pháp rèn luyện kỹ năng.
- Hình 3: Ý kiến của SV về các giải pháp để rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp 5 KẾT LUẬN.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy SV ĐHCT phần lớn có quan niệm nhận thức đúng đắn và hợp lý về giá trị nghề nghiệp.
- Họ có thái độ cần thiết trong lao động và có chiến lược học tập, rèn luyện kỹ năng phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng.
- Khi nền KT khởi sắc, có nhiều công ty được giải cứu thì SV cũng có nhiều cơ hội việc làm, có nơi thực tập để quen dần với kỹ năng nghề..
- Quá trình đào tạo cần hướng đến giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng lao động cần thiết để SV có thể trở thành người lao động giỏi,.
- Về phần mình, SV không bi quan chờ đợi, cần tự tin, năng động, chuẩn bị trang bị cho mình kiến thức chuyên môn và rèn luyện kỹ năng mềm cần thiết, nâng cao trình độ ngoại ngữ, sử dụng CNTT và xây dựng thái độ lao động tích cực để tạo nền tảng vững chắc, thích ứng với thời đại bùng nổ thông tin và hội nhập quốc tế..
- Phát triển nghề nghiệp cho sinh viên tại trường đại học.
- Định hướng nghề nghiệp - Cần cả gia đình và xã hội