« Home « Kết quả tìm kiếm

Định kiến và phân biệt đối xử theo giới - Lý thuyết & thực tiễn


Tóm tắt Xem thử

- Mở đầu Mở đầu Ngày nay, hơn một nửa dân số thế giới là phụ nữ và phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong đời sống gia đình và xã hội.
- Nhưng bất chấp thực tế này, trong nhiều nền văn hoá, phụ nữ không những không được đánh giá và đối xử đúng với năng lực và vị trí thực tế của mình, mà còn là đối tượng của những định kiến tiêu cực, nặng nề và chịu sự phân biệt trong đối xử.
- Ngay từ thời cổ đại, ở Hy Lạp, cái nôi của nền dân chủ, nhà triết học Euripide đã viết: “Kẻ nào thôi không nói xấu về phụ nữ nữa thì đúng là một thằng điên”.
- Khổng Tử, người mà chúng ta biết có một ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn hoá của các quốc gia phương Đông cũng đã nói: “Phụ nữ là những người dễ làm đồi bại và cũng dễ bị đồi bại”.
- Còn Thiên Chúa giáo, một trong những tôn giáo lớn trên thế giới cũng quan niệm phụ nữ chỉ là một tạo vật không hoàn mỹ được Chúa tạo ra từ chiếc xương sườn của người đàn ông.
- ở Việt Nam, một trong những quan niệm về phụ nữ được thể hiện trong câu châm ngôn cổ xưa: “Đàn bà đái không qua ngọn cỏ”.
- Tư tưởng hàm chứa trong câu châm ngôn này nói lên rất rõ sự coi thường của xã hội đối với phụ nữ.
- Chúng ta có thể nói: đó là những tư tưởng định kiến lỗi thời, không thích hợp với xã hội hiện đại.
- Có thể thấy, những định kiến tiêu cực về người phụ nữ không hề mất đi mà được lưu truyền trong nhiều nền văn hoá, từ đời này sang đời khác, bất chấp thực tế xã hội đã có nhiều thay đổi.
- Điều này khiến chúng ta dễ dàng nhận thấy và chỉ ra rằng, thực tế hiện nay phụ nữ đang ở một vị trí thấp kém hơn so với nam giới.
- Phụ nữ bị hạn chế trong sở hữu tài sản và tiếp cận các nguồn lực kinh tế, trong giáo dục và công nghệ.
- phụ nữ ít có tiếng nói trong gia đình và xã hội.
- phụ nữ mang gánh nặng công việc trong vai trò kép v..v.
- Trên bình diện quốc gia, những kinh nghiệm toàn cầu cho thấy bất bình đẳng giới làm cản trở quá trình phát triển.
- Thực tiễn từ khắp các nước trên thế giới đã chứng minh: Xã hội nào có sự bất bình đẳng giới sâu sắc và dai dẳng sẽ phải trả giá bằng thảm cảnh đói nghèo, suy dinh dưỡng, bệnh tật và bất công xã hội.
- Nghiêm trọng hơn, cái giá của bất bình đẳng giới đặc biệt nặng nề tại những nước thuộc thế giới thứ ba, và trong từng quốc gia, sự phân biệt giới có xu hướng diễn ra gay gắt nhất trong nhóm người nghèo (World Bank, 2001).
- Liên Hợp Quốc đã đánh giá cao nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng thể chế thuận lợi nhằm mang lại quyền lợi và cơ hội phát triển cho phụ nữ.
- Tuy nhiên, trong đời sống xã hội, tình trạng bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại và nó được điều khiển bởi hạt nhân cơ bản nhất là định kiến giới.
- ở Việt Nam, trong tương quan với nam giới, phụ nữ thuộc nhóm những người có thu nhập thấp.
- Tình trạng bất bình đẳng giới trong việc tiếp cận và hưởng lợi từ các quyền, nguồn lực hoặc tiếng nói thường gây bất lợi cho phụ nữ nhiều hơn, mặc dù chúng cũng tác động xấu tới những đối tượng khác trong xã hội.
- Cái giá mà chúng ta phải trả cho tình trạng bất bình đẳng giới bao gồm hàng loạt chi phí trực tiếp về phúc lợi xã hội, tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Những hậu quả của bất bình đẳng giới không loại trừ một ai, thậm chí những thế hệ tương lai cũng tiếp tục chịu thiệt thòi.
- Lịch sử phát triển xã hội cho thấy không thể có tiến bộ xã hội thật sự nếu vẫn còn một bộ phận nào đó của xã hội bị đối xử bất công hoặc bị loại trừ.
- Do vậy, nâng cao bình đẳng giới đã trở thành một phần của chiến lược quốc gia về phát triển bền vững.
- Tiến bộ về bình đẳng giới là một yêu cầu bắt buộc để Việt Nam đạt được 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, trong đó có mục tiêu số 3 là tăng cường bình đẳng giới và nâng cao năng lực cho phụ nữ, mà Việt Nam cùng với 188 quốc gia khác đã nhất trí thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc vào năm 2000.
- Những mục tiêu này đảm bảo mọi việc chính phủ tiến hành đều nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội và lợi ích chung sẽ được phân phối công bằng cho cả nam giới và phụ nữ.
- Tuy nhiên, chúng ta thấy nguyên nhân sâu xa của bất bình đẳng giới đã làm chậm lại quá trình đạt tới những mục tiêu bình đẳng giới mà chính phủ đã đề ra.
- cản trở nỗ lực xây dựng xã hội mà ở đó cả nam giới và phụ nữ đều được hưởng lợi từ những thành tựu của sự phát triển.
- Đó chính là những hậu quả của định kiến và phân biệt đối xử theo giới gây ra.
- Điều này cũng chỉ ra rằng: Việc nghiên cứu định kiến và phân biệt đối xử theo giới càng trở nên cần thiết và nó bắt nguồn từ tính chất phức tạp không dễ nhận biết của hiện tượng này.
- Đứng trên quan điểm giới, chúng ta dễ dàng nhận thấy định kiến giới len lỏi vào trong mọi hoạt động của xã hội, tồn tại trong mọi tầng lớp dân cư.
- Người mang định kiến không chỉ là nam giới mà còn có cả phụ nữ.
- ở bất cứ đâu, trong bất cứ mối quan hệ nào giữa nam giới và phụ nữ, chúng ta cũng có thể bắt gặp định kiến.
- Tuy nhiên, khi hỏi một người rằng “Liệu bạn có định kiến về phụ nữ không.
- Mỗi cá nhân có thể dễ dàng chỉ ra định kiến và sự cố chấp mù quáng của người khác trong mối tương quan giữa phụ nữ và nam giới, nhưng lại không nhận thấy những xu hướng như vậy cũng tồn tại ngay trong chính bản thân mình.
- Và hiển nhiên, những hình thức của định kiến giới trở nên rất khó phát hiện vì chúng ta đã quá quen với nó.
- Chúng ta đã sống trong một môi trường mà ở đó những khuôn mẫu giới tính sẵn có trở nên “tự nhiên”, “bình thường” theo kiểu đàn ông phải như thế này, phụ nữ phải như thế kia.
- Chúng ta dễ dàng cảm thấy kỳ quặc khi “Thằng bé này mặc quần áo như một bé gái.
- Đó chính là những khuôn mẫu đã trở thành định kiến mà mỗi người ít nhiều tiếp thu được, tuỳ thuộc vào giới tính của mình.
- Không phải bất cứ ai cũng nhận thấy mình đang mang định kiến về người khác, hay có xu hướng phân biệt đối xử với người khác.
- Vì vậy, những xu hướng này thường được “ẩn giấu” đằng sau “tính hợp lý” mà mỗi người thường dùng để lý giải cho định kiến của mình.
- Khi nói về định kiến giới, chúng ta thường tập trung nói về sự “thua thiệt”, sự “bất công” của phụ nữ so với nam giới.
- Tuy nhiên nhìn ở góc độ của khoa học giới, chắc chắn rằng nam giới cũng phải chịu những định kiến và áp lực trong vai trò của họ.
- Ví dụ, vai trò “trụ cột kinh tế” trong gia đình là một vai trò được xã hội quy gán cho người đàn ông.
- Vì vậy, khi gia đình gặp khó khăn, người phụ nữ thường quy trách nhiệm cho nam giới.
- Tuy nhiên, trên thực tế, định kiến giới thường được xã hội mô tả dưới dạng là định kiến đối với phụ nữ.
- Chúng ta khó có thể phủ nhận một thực tế hiện nay là phụ nữ đang ở vị trí thứ yếu so với nam giới.
- Hơn nữa, như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, định kiến đối với phụ nữ dường như mang nhiều hàm nghĩa “tiêu cực” hơn so với nam giới.
- Phụ nữ thường được coi là những người “tình cảm yếu ớt”, “phụ thuộc”, “thụ động”, “thiếu chí tiến thủ.
- còn nam giới là những người “ sáng suốt”, “quyết đoán”, “quyền uy và tự chủ.
- Những nhận định đối với phụ nữ của một nhóm xã hội nào đó ban đầu có thể xuất phát từ những dấu hiệu dựa trên một số hiện thực nhất định.
- Nhưng khi chúng được khái quát hoá một cách tuyệt đối và coi đó là những chuẩn mực để đánh giá, phán xét và ứng xử với tất cả phụ nữ, trong khi thực tế đã thay đổi, thì những nhận xét này trở thành định kiến.
- Mặt khác, thực tế cuộc sống biến chuyển nhanh chóng và đa dạng, trong khi quan niệm của chúng ta có thể đúng với đa số trường hợp trước đây nhưng không còn phù hợp với thực tiễn của xã hội ngày nay.
- Ví dụ, trong xã hội phong kiến, phụ nữ đã rất thích hợp với vai trò nội trợ và chăm sóc các thành viên trong gia đình.
- Tuy nhiên, xã hội hiện nay đã thay đổi, phụ nữ đang khẳng định khả năng của mình trong các vai trò xã hội và kinh tế.
- Nếu chúng ta vẫn còn quan niệm chung rằng: phụ nữ là thụ động, ỷ lại còn nam giới là người trụ cột trong gia đình, thì cách nhìn này càng phải xem lại, vì nó ít nhiều mang màu sắc của định kiến giới.
- Xem xét các biểu hiện của định kiến từ góc độ giới, chúng ta thấy: ở mức độ nhẹ, định kiến và phân biệt đối xử theo giới với phụ nữ thể hiện ở ngôn từ cửa miệng, lời nói dân gian như “Đồ đàn bà”, “Các bà thì biết gì”.
- ở mức độ cao hơn, định kiến thể hiện trong nhận thức xã hội, trong quan niệm xã hội về những gì phụ nữ “có thể” hay “không thể”, phụ nữ “nên làm” hay “không nên làm”, theo kiểu: “Phụ nữ không thể giữ các vị trí trưởng”, “Phụ nữ không thể làm lãnh đạo.
- Những quan niệm này thể hiện hệ tư tưởng của các nhóm xã hội nhất định, hoặc của toàn xã hội.
- Tư tưởng định kiến còn được xuyên suốt qua tục ngữ, ca dao, như “Đàn ông rộng miệng thì sang, đàn bà rộng miệng toang hoang cửa nhà”, hay “Bồ cu mà đỗ nóc nhà, mấy đời đàn bà đi hỏi đàn ông” v.v..
- ở một mức độ cao hơn nữa, định kiến thể hiện trong các hành vi ứng xử mang tính phân biệt, nhằm bảo vệ “quyền” của người đàn ông, của người chồng trong gia đình, như những hình thức bạo hành trong gia đình, những hành vi phân định “của phụ nữ”, “của nam giới” trong công việc.
- Nhiều trường hợp, sự phân biệt đối xử còn được thể hiện trong việc hạn chế cơ hội học tập, vui chơi và chất lượng dinh dưỡng của trẻ em gái so với trẻ em trai.
- Những hình thức bạo hành đối với phụ nữ không chỉ thể hiện qua những bằng chứng cụ thể, dễ nhận biết, mà nhiều biểu hiện của định kiến và phân biệt đối xử theo giới với phụ nữ còn được “ngụy trang”, “trá hình” một cách tinh vi với những sắc thái mới theo kiểu “bảo vệ”, “nâng đỡ” phụ nữ như việc không cho vợ tham gia hội họp vì sợ đi đêm không an toàn.
- nhiều nam giới chỉ chấp nhận cho vợ tham gia các hoạt động xã hội nếu như vợ tự thu xếp ổn thoả việc gia đình và chăm sóc con cái.
- hoặc không trao những việc trọng trách cho phụ nữ vì sợ họ “vất vả”.
- Thậm chí, pháp luật còn “bảo vệ” phụ nữ bằng cách cho họ nghỉ hưu trước nam giới 5 năm.
- Trong khi đối với nữ trí thức, thành công trong sự nghiệp của họ thường bắt đầu muộn hơn đồng nghiệp nam, vì thời gian nghỉ sinh con, nuôi con nhỏ, vì gánh nặng của công việc gia đình.
- Sự trá hình, tinh vi của nhiều loại hình định kiến làm cho quá trình nhận dạng và thay đổi chúng càng trở nên khó khăn, phức tạp.
- Định kiến và phân biệt đối xử theo giới là rào cản sự phát triển của phụ nữ và phát triển xã hội.
- Gánh nặng “vai trò kép” của phụ nữ chỉ ra một thực tế là đa số phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn dành nhiều thời gian làm việc và có quá ít thời gian nghỉ ngơi giải trí so với nam giới.
- Gánh nặng này ảnh hưởng tới sức khoẻ thể chất của phụ nữ.
- Đây là một chỉ báo quan trọng có nguồn gốc từ định kiến và phân biệt đối xử đối với sự phân công đối xử theo giới.
- ở một khía cạnh khác, việc người phụ nữ phải đảm nhận hầu hết các công việc trong gia đình sẽ hạn chế thời gian họ tham gia các công việc xã hội.
- Do đó phụ nữ bị hạn chế về mặt nhận thức xã hội, khía cạnh này phản ánh chỉ báo phát triển tinh thần ở phụ nữ bị hạn chế so với nam giới.
- Những bà mẹ có trình độ học vấn cao thường sinh ít con hơn, lập gia đình muộn hơn, có sự hiểu biết tốt hơn về kế hoạch hóa gia đình, quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và tiêm chủng cho trẻ nhỏ đầy đủ hơn.
- Vì vậy, hạn chế phụ nữ và trẻ em gái đến trường hoặc không tạo điều kiện cho họ được hưởng một nền giáo dục ở những cấp cao hơn, đồng nghĩa với việc tước bỏ nhiều cơ hội để thế hệ sau có một thể chất khỏe mạnh hơn và một nền học vấn tốt hơn.
- ở một số nước trên thế giới, những nghiên cứu sâu trong lĩnh vực sức khoẻ tinh thần cũng đã chỉ ra một số tổn hại tâm lý khó đo lường đối với phụ nữ, nhất là những phụ nữ thường xuyên làm các công việc gia đình.
- Có thể nói, cái giá của định kiến và phân biệt đối xử theo giới dưới khía cạnh tâm lý thường không dễ được nhìn thấy.
- Đứng trước xu thế của sự thay đổi, nhiều phụ nữ đang bị đặt trước một sự lựa chọn khó khăn: lui về chăm sóc gia đình hay phấn đấu cho nghề nghiệp? Chọn con đường phấn đấu trong lĩnh vực nghề nghiệp mà bớt thời gian chăm sóc gia đình dễ làm người phụ nữ rơi vào mặc cảm tội lỗi, trong khi xã hội cho rằng công việc gia đình là thiên chức của phụ nữ.
- Trường hợp nếu không thể vượt qua được “mặc cảm” đó, phụ nữ thường chọn giải pháp lui về với các công việc gia đình hoặc cố gắng cáng đáng cả hai vai trò.
- Sự lựa chọn nào quả thực cũng là khó khăn với người phụ nữ.
- Cái giá tiếp theo phải trả cho định kiến và phân biệt đối xử theo giới là làm kìm hãm sự phát triển xã hội nói chung.
- Sự phân biệt đối xử với theo giới làm mất cân bằng giới trong phát triển, đồng thời làm mất đi tiềm năng, vai trò người phụ nữ trong phát triển.
- Thực tế ở nhiều quốc gia cho thấy, phân biệt đối xử với theo giới ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và phúc lợi xã hội.
- Sự phân biệt đối xử về giới thu hẹp các cơ hội dành cho phụ nữ, cũng như hạn chế vai trò và khả năng của họ trong quá trình tham gia và thụ hưởng những thành quả của sự phát triển.
- Đứng về phương diện quốc gia, sự phân biệt đối xử theo giớivới phụ nữ và trẻ gái ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế do không tận dụng hết tiềm năng sản xuất và sức sáng tạo của phụ nữ.
- Cụm từ “bình đẳng nam- nữ” được đưa vào Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946.
- Tuy nhiên, đứng từ góc độ nghiên cứu lý luận, vấn đề bình đẳng giới trong vòng mười năm trở lại đây mới bắt đầu được quan tâm và phải đến nghị quyết 23 của Đảng (3/2003) thì ba chữ “bình đẳng giới” mới được đưa vào thực tiễn và mang ý nghĩa của khoa học giới.
- Vấn đề định kiến và phân biệt đối xử theo giới là một biểu hiện cụ thể của bất bình đẳng giới.
- Xét từ góc độ nghiên cứu khoa học, định kiến và phân biệt đối xử theo giới là một khái niệm mới mẻ ở Việt Nam.
- Những công trình nghiên cứu về định kiến và phân biệt đối xử theo giới ở nước ta chưa nhiều, chưa hệ thống và ít nhận được sự quan tâm của giới học thuật.
- Vì vậy, về mặt lý luận, nghiên cứu nguồn gốc phát sinh, nguồn gốc củng cố của những loại hình định kiến giới đang tồn tại và xem xét ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển của phụ nữ và nam giới trong những bối cảnh văn hoá - xã hội khác nhau là điều rất ý nghĩa.
- Đứng trên phương diện thực tiễn, nghiên cứu về định kiến và phân biệt đối xử theo giới đặc biệt cần thiết đối với những nhà hoạch định chính sách và những ai quan tâm đến hoạt động bình đẳng giới tại Việt Nam.
- Chúng ta đã có những chỉ báo toàn cầu, chỉ báo cấp quốc gia và thậm chí có những con số thống kê về tình hình bất bình đẳng giới ở từng địa phương cụ thể.
- Hơn nữa, những chỉ báo định lượng không lý giải cho chúng ta biết nguyên nhân của tình trạng bất bình đẳng giới vẫn đang tồn tại dai dẳng.
- Vì vậy, việc tìm hiểu định kiến và phân biệt đối xử theo giới sẽ giúp gợi lên những suy nghĩ về vấn đề giới, cung cấp thông tin cho những nhà hoạch định chính sách, tạo ra động lực cho những thay đổi cụ thể và nhằm bổ sung cho những số liệu định lượng đã có.
- Với sự cần thiết của việc nghiên cứu định kiến và phân biệt đối với phụ nữ được trình bày ở trên, chúng tôi hy vọng cuốn sách chuyên khảo này- “Định kiến và phân biệt đối xử theo giới- Lý thuyết và thực tiễn.
- Điều này giúp chúng ta có thể dự đoán tốt hơn các tác động khác nhau của các chuẩn mực văn hoá - xã hội tới phụ nữ và nam giới.
- Từ đó, chúng ta có thể xây dựng một mô hình can thiệp đủ mạnh để phá vỡ vòng quay của định kiến và phân biệt đối xử - rào cản đối với sự tiến bộ của phụ nữ hiện nay.