« Home « Kết quả tìm kiếm

Định kiến và phân biệt đối xử theo giới - Lý thuyết & thực tiễn


Tóm tắt Xem thử

- Chương II Chương II Phương pháp nghiên cứu định kiến và.
- phân biệt đối xử theo giới Các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học giới một thời gian dài thường dựa vào kinh nghiệm và trực giác mà thiếu những bằng chứng thuyết phục từ các phương pháp nghiên cứu được tổ chức một cách khoa học.
- Tuy nhiên, theo chúng tôi, tất cả những khác biệt thấy được chỉ là “phần nổi”- biểu hiện một cách rõ ràng nhất những định kiến và sự phân biệt đối xử theo giới mà “nạn nhân” thường là phụ nữ.
- Định kiến và sự phân biệt đối xử theo giới có thể biểu hiện ra ở các cấp độ khác nhau và ở những hình thức tinh vi hơn đòi hỏi phải có những phương pháp nghiên cứu khoa học để nhận biết và đo lường chúng.
- Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày một số phương pháp nghiên cứu tìm hiểu định kiến và phân biệt đối xử theo giới.
- Hầu hết các phương pháp và công cụ nghiên cứu.
- giới thiệu trong phần này đã được sử dụng trong một số đề tài nghiên cứu được tiến hành bởi Trung tâm Nghiên cứu về Phụ nữ - ĐHQG HN và các cộng tác viên.
- Phương pháp phân tích sâu ở đây, chúng tôi nhấn mạnh là phương pháp phân tích sâu mà không phải là phương pháp phân tích tài liệu, hay phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp đã trở lên quá quen thuộc và được sử dụng như là một phương pháp không thể thiếu trong hầu hết các đề tài, các nghiên cứu.
- Việc đưa vào các tiêu chí phân tích (thời gian, mẫu nghiên cứu.
- Bài báo cắt: Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm Người ta gọi phụ nữ là phái yếu.
- Phụ nữ bao giờ cũng từ chối những công việc nặng nhọc và cũng không bao giờ đòi hỏi chuyện ban ơn, đặc quyền, đặc lợi.
- Họ muốn tích cực tham gia vào cuộc sống, muốn sáng tạo, thế nhưng theo các nhà tâm lý học thì “tốt hơn hết phụ nữ vẫn là phụ nữ”.
- Người ta có thể chê trách người đàn ông không biết cầm búa, cầm kìm, không chữa nổi chiếc xe đạp, thế nhưng người ta không thể chấp nhận một người phụ nữ không biết khâu vá, quấn tã cho con, không biết nấu nướng một bữa ăn ngon miệng, không biết quản lý gia đình.
- Thế nhưng, khi bạn đã có một ngôi nhà rồi thì phụ nữ là người giữ mãi ngọn lửa sưởi ấm cho gia đình trong ngôi nhà đó.
- Phụ nữ thủ đô .
- Trong đó 68% những người phụ nữ giải mã tốt hơn những người đàn ông, 13% những người đàn ông giải mã tốt hơn phụ nữ và 19% không xuất hiện sự khác nhau về giới tính.
- Hall (1984) đã phân tích 125 nghiên cứu về sự khác biệt giới về sự nhạy cảm với các hành vi không lời đã đi đến kết luận rằng phụ nữ có khuynh hướng đọc cảm xúc của người khác tốt hơn đàn ông..
- Một hướng phân tích sâu khác mà chúng tôi đề cập đến là kỹ thuật thống kê nhằm ước lượng mức độ khác biệt trong kết quả giữa các nhóm nghiên cứu về định kiến giới và phân biệt đối xử.
- Kỹ thuật này được đặt ra trong bối cảnh số lượng các nghiên cứu về định kiến giới và phân biệt đối xử theo giới gia tăng hàng năm gây khó khăn cho những nghiên cứu tổng hợp để đi đến những kết luận chung nhất.
- Sẽ dễ dàng hơn để đưa ra một kết luận chung nếu những kết quả đưa ra từ các nghiên cứu được phân tích có sự thống nhất cao.
- ở đây chúng tôi muốn lưu ý đến những hoàn cảnh khó khăn gặp phải của một phân tích sâu: 1/ Kết luận được đưa ra từ các nghiên cứu khác nhau có sự mâu thuẫn gay gắt.
- Trong trường hợp này, chúng ta có thể phải tiến hành nghiên cứu bổ sung hoặc so sánh các kết luận này với kết quả từ những phương pháp nghiên cứu khác.
- 2/ Kết luận được đưa ra từ các nghiên cứu khác nhau có sự mâu thuẫn chồng chéo.
- Trong trường hợp này, chúng ta có thể coi mỗi kết luận đưa ra từ các nghiên cứu khác nhau là một biến, tính điểm trung bình và hệ số tin cậy giữa các biến.
- Trong cuốn sách này, chúng tôi đã ứng dụng phương pháp phân tích này với các đề tài nghiên cứu của sinh viên khoa Tâm lý học (và là cộng tác viên của Trung tâm để đưa ra những kết luận khách quan nhất về những niềm tin phổ biến mang định kiến giới (được trình bày trong chương 4).
- Bằng cách thay đổi điều kiện một cách có kế hoạch (thay đổi biến số), nhà nghiên cứu ghi nhận những thay đổi trong hành vi của khách thể.
- Thực tế này chỉ ra sự tồn tại tinh vi và tiềm tàng của sự phân biệt đối xử theo giới, ngay cả khi khách thể phủ nhận mãnh mẽ bất cứ thành kiến nào đối với phụ nữ.
- Nhiều người (cả nam và nữ) cho rằng sự lãnh đạo của phụ nữ là không được mong đợi, không phù hợp với vai trò giới tính truyền thống.
- Bảng hỏi - thang đo định kiến giới Bảng hỏi là một phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu định kiến giới.
- Trước một thang đo, người được nghiên cứu thể hiện sự đồng ý hay không đồng ý với hàng loạt phương án đã được chuẩn hoá.
- Nghĩa là đối với mỗi nhận định, người được nghiên cứu sẽ phải trả lời dựa trên sự lựa chọn một trong các mức độ chia theo chiều dài thang đo.
- Đàn ông là người mạnh mẽ, quyết đoán còn phụ nữ là người yếu đuối, nhu nhược..
- Phụ nữ là người có ý chí vươn lên còn đàn ông luôn tự bằng lòng với những gì mình có..
- Đàn ông rộng rãi, phóng khoáng còn phụ nữ tằn tiện, tiết kiệm..
- Phụ nữ suy nghĩ “thấu tình, đạt lý” hơn đàn ông..
- Những người phụ nữ xinh đẹp thường hay lẳng lơ..
- Đàn ông có thể uống rượu say sưa, nói cười thoải mái còn phụ nữ thì không nên làm như vậy..
- Đàn ông không có khả năng chăm sóc con cái tốt như người phụ nữ..
- Đàn ông thường “nhìn xa trông rộng” còn phụ nữ thường chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt..
- Khi gặp chuyện đau buồn trong tình cảm, phụ nữ thường suy sụp còn đàn ông vượt qua nó một cách dễ dàng..
- Người đàn ông làm lãnh đạo nhận được sự kính trọng, sự khâm phục của mọi người nhiều hơn người phụ nữ có cùng địa vị..
- Phụ nữ hay kêu ca, càu nhàu về mọi thứ mà cuối cùng không làm nên trò trống gì, còn đàn ông thường nói ít mà hiệu quả công việc thì cao..
- Đàn ông có đầu óc phân tích tinh tường nên là người ra quyết định tốt hơn phụ nữ..
- Người phụ nữ có học vấn cao là người khô khan, cứng nhắc và vụng về..
- Đàn ông có chỉ số thông minh cao hơn phụ nữ.
- Khi gặp khó khăn về công việc, người kiên trì và có ý chí cao hơn là đàn ông chứ không phải là phụ nữ..
- Người đàn ông ngoại tình có thể tha thứ được, nhưng việc một người phụ nữ ngoại tình thì khó có thể chấp nhận được..
- Dù được đào tạo như nhau, năng lực của phụ nữ vẫn không thể bằng đàn ông.
- Khi nóng giận, đàn ông có thể đánh mắng vợ, còn phụ nữ không nên làm điều đó với chồng..
- Phụ nữ không có khả năng thích hợp cho hoạt động chính trị như người đàn ông..
- Đàn ông thường là người cao thượng, vị tha còn phụ nữ thường là người nhỏ nhen, cố chấp..
- Trong những tình huống phức tạp đòi hỏi sự suy xét thì đàn ông vượt trội hơn so với phụ nữ..
- Về mặt tài năng, phụ nữ không thua kém gì đàn ông..
- Đàn ông có khả năng chịu đựng những căng thẳng tốt hơn người phụ nữ..
- Phụ nữ không cần phát triển sự nghiệp mà chỉ cần ở nhà làm công việc nội trợ và chăm sóc chồng con là đủ..
- Trong lĩnh vực khoa học, phụ nữ không thể xuất sắc bằng đàn ông..
- Đàn ông thích hợp với vai trò lãnh đạo, quản lý hơn phụ nữ..
- Đã là phụ nữ thì công việc xã hội không thể thành đạt và giỏi giang như đàn ông..
- Đàn ông thường rất kín đáo còn phụ nữ hay ngồi lê đôi mách những chuyện không phải là của mình..
- Phụ nữ dễ bị lừa gạt hơn đàn ông bởi họ không tinh tường và sâu sắc bằng đàn ông.
- Thật khó chịu khi đàn ông phải làm việc dưới sự chỉ huy của một người phụ nữ.
- Người phụ nữ phải biết tiết kiệm, vun vén cho gia đình còn người đàn ông cần phải tiêu xài để giữ thể diện cho gia đình ấy.
- Điều có ý nghĩa nhất trong cuộc đời người phụ nữ là gia đình, còn điều quan trọng nhất trong cuộc đời người đàn ông là thành công trong sự nghiệp..
- Trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, dù được đào tạo như nhau, nhưng khả năng của đàn ông vẫn xuất sắc hơn so với phụ nữ.
- Sự thành đạt của người phụ nữ thường nhờ may mắn còn sự thành đạt của người đàn ông bắt nguồn từ khả năng thực sự của họ..
- Trong việc ăn uống, đàn ông cần được ưu tiên nhiều hơn phụ nữ bởi vì họ là người trụ cột trong gia đình..
- Câu: "Đồ đàn bà" là một cách nói rất tốt để chỉ những phụ nữ hẹp hòi, kém hiểu biết..
- Phụ nữ không có khả năng kiếm tiền giỏi như đàn ông..
- Các bước để xây dựng một thang đo định kiến giới 1/ Thu thập và đưa ra các mệnh đề cần đo 2/ Chọn độ dài thang đo phù hợp 3/ Điều tra thử 4/ Phân tích độ tin cậy của thang đo 5/ Chỉnh sửa các mệnh đề cần đo Xử lý kết quả nghiên cứu.
- Dựa vào kết quả thu được, tuỳ mục đích nghiên cứu, ta có thể tính điểm trung bình của mỗi khách thể nghiên cứu (trong tất cả các nhận định) hoặc tính điểm số của tất cả các cá nhân theo từng Item riêng biệt.
- Tuy nhiên, điều quan trọng trong mỗi nghiên cứu là chúng ta cần biết độ tin cậy của thang đo.
- Phương pháp này đòi hỏi khách thể nghiên cứu phải hoàn thành một số câu bỏ lửng mang tính gợi ý gắn với chủ đề nghiên cứu.
- Việc sử dụng các kích thích đa nghĩa giúp cho khách thể nghiên cứu có sự liên tưởng để tiếp nối câu bỏ lửng.
- Vì thế, trước những câu bỏ lửng được xây dựng với chủ đích tìm hiểu định kiến giới (một dạng thái độ đặc biệt), thì một người sẽ dễ dàng bộc lộ định kiến của mình hơn khi tham gia vào nghiên cứu mà không có cảm giác đang nói về bản thân mình..
- Các bước tiến hành câu chuyện bỏ lửng ã Giới thiệu với khách thể nghiên cứu: Đây là những câu chưa được hoàn thiện.
- Xử lý kết quả ã Phân tích các câu trả lời: Các câu trả lời có làm giảm giá trị của người phụ nữ hoặc nam giới theo một khuôn mẫu giới sẵn có, theo kiểu “nam ngoại- nữ nội”, “nam trưởng- nữ phó”… hay không? Câu trả lời có thiên về các vai trò truyền thống hay không? ã Xác định độ dài thang đo.
- ã Tính điểm dựa vào tỷ lệ các câu trả lời làm giảm giá trị của phụ nữ/ tổng số các câu trả lời (tuỳ mục đích nghiên cứu đặt ra bao nhiêu câu bỏ lửng).
- Một vài ví dụ về các câu bỏ lửng ã Lý tưởng của người phụ nữ (nam giới) là.
- ã Người ta rất thích khi phụ nữ (nam giới.
- ã Đàn ông được phép làm.
- ã Phụ nữ thực sự muốn đàn ông làm.
- ã Đàn ông không thích.
- ã Đôi khi tôi ước mình là một phụ nữ bởi vì.
- Trong PRA, việc thu thập và phân tích số liệu được tiến hành bởi chính người dân, người nghiên cứu chỉ mang tính thúc đẩy, dẫn dắt chứ không mang tính kiểm soát.
- PRA là một tiếp cận giúp cho người nghiên cứu và người dân có được sự học tập lẫn nhau.
- Do đó, ứng dụng PRA trong nghiên cứu sự phân biệt đối xử theo giới giúp nhận diện vấn đề, không chỉ với người ngoài mà với bản thân người dân trong cộng đồng, người nam giới và người phụ nữ tham gia trong quá trình nghiên cứu.
- Phụ nữ và nam giới sẽ có cơ hội để xem xét, phân tích vấn đề trong mối quan hệ giữa hai giới.
- Đây là những công cụ hữu ích trong nghiên cứu định kiến giới và theo giới- những khía cạnh phân biệt gắn liền với văn hoá dân gian.
- Trong suốt quá trình phỏng vấn và thảo luận nhóm, các lược đồ, biểu đồ thường được sử dụng để kích thích sự tham gia, sự tranh luận và ghi lại kết quả nghiên cứu.
- Trong cuốn sách này, chúng tôi chỉ giới thiệu một số công cụ PRA có thể ứng dụng trong nghiên cứu định kiến và sự phân biệt đối xử theo giới.
- Đó là các công cụ sau: ã Công cụ 1: Phân tích văn hoá dân gian ã Công cụ 2: Phân công lao động theo giới trong gia đình ã Công cụ 3: Phân tích lịch mùa vụ và tính chất hoạt động của phụ nữ và nam giới ã Công cụ 4: Phân tích quyền lực (quyền quyết định trong gia đình) ã Công cụ 5: Phân tích nguồn lực (tiếp cận và kiểm soát các nguồn) Đây là những công cụ đặc biệt thích hợp sử dụng cho những nghiên cứu định hướng can thiệp, sử dụng kết hợp nhằm đánh giá thực trạng định kiến giới và phân biệt đối xử trong những khoá tập huấn về giới.
- Những giá trị, niềm tin này thể hiện sự hiểu biết không đúng về phụ nữ, đánh giá thấp hiểu biết của ngu​ời phụ nữ.
- Ví dụ sau đây nghiên cứu định kiến giới và phân biệt đối xử trong tục ngữ, ca dao..
- Đàn ông nóc nhà.
- Nhận diện một số hoạt động tiêu tốn thời gian của nam giới và phụ nữ.
- Phụ nữ.
- của nam giới và phụ nữ.
- Phương pháp nghiên cứu muốn nói đến cách thức, kỹ thuật triển khai một nghiên cứu để đạt được mục tiêu nghiên cứu.
- Công cụ nghiên cứu là những phương tiện cụ thể sử dụng trong một phương pháp nghiên cứu nào đó (Ví dụ: phương pháp thảo luận nhóm có thể sử dụng một vài công cụ như: lịch làm việc trong ngày của nam và nữ.
- Trung tâm Nghiên cứu về Phụ nữ- Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 4/2004