« Home « Kết quả tìm kiếm

Đo lường hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu vào trong hoạt động sản xuất nông nghiệp


Tóm tắt Xem thử

- ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC ĐẦU VÀO TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP.
- Nông hộ, Nguồn lực, Phân tích giới hạn ngẫu nhiên, Sản xuất lúa.
- Bằng cách sử dụng phương pháp phân tích hàm sản xuất biên ngẫu nhiên, bài viết đã mô tả cụ thể tiến trình thực hiện đo lường hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu vào.
- Đây là một phương pháp đầy hứa hẹn phản ánh thực trạng sử dụng nguồn lực đầu vào của các hoạt động sản xuất trong bối cảnh nguồn lực ngày trở nên giới hạn do áp lực và nhu cầu của quá trình phát triển.
- Hiệu quả sử dụng nguồn lực được định nghĩa là tỷ số giữa lượng tối thiểu có thể đạt được của một nguồn lực đầu vào cụ thể và lượng sử dụng thực tế của đầu vào đó, trong điều kiện đầu ra và các yếu tố đầu vào khác không thay đổi.
- Như vậy, hiệu quả sử dụng nguồn lực cho biết khả năng giảm yếu tố nguồn lực đầu vào cụ thể.
- Dựa trên bộ số liệu điều tra 199 nông hộ sản xuất lúa tỉnh An Giang năm 2014 và phương pháp đo lường được giới thiệu trong bài viết để làm ví dụ minh họa, kết quả tính toán cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động đạt khoảng 83,82%, đối với nguồn lực về vốn khoảng đối với tổng lượng phân đạm sử dụng và 81,74% đối với tổng lượng phân lân và kali.
- Như vậy, từ các chỉ số hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu vào này sẽ giúp cho nhà sản xuất quyết định mức sử dụng tối ưu mà không làm giảm mức đầu ra..
- Đo lường hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu vào trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Phát triển nông nghiệp và nông thôn hiện được coi là vấn đề then chốt, quyết định sự thành công của quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công cuộc công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) nói riêng của nhiều quốc gia.
- Đặc biệt với Việt Nam, một nước có nền tảng là sản xuất nông nghiệp, sự đóng góp của nông nghiệp vào sự phát triển chung của quốc dân càng to lớn.
- Sau gần 30 năm đổi mới và phát triển, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong xuất khẩu nông nghiệp.
- Sự phát triển nhanh chóng của sản xuất nông nghiệp đã đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, cung cấp các cơ hội đầu tư cho khu vực tư nhân và tạo động lực phát triển các ngành công nghiệp liên quan tới nông nghiệp, bao gồm cả công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản (phục vụ đầu ra cho nông nghiệp) và cả công nghiệp hóa chất, cơ khí (phục vụ đầu vào cho nông nghiệp).
- Nông nghiệp còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo.
- Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn do tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp rất đáng quan ngại, giảm dần, năm sau thấp hơn năm trước.
- Nếu như năm 2012, tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong GDP là 19.7% thì tới năm 2013 chỉ còn 18,4% và năm WorldBank, 2014)..
- Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là sự dịch chuyển các nguồn lực sản xuất, đặc biệt là lao động và đất đai sang lĩnh vực công nghiệp.
- Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm từ 70% năm 1996 xuống 47% năm 2012 (WorldBank, 2012b).
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng, một trong những khu vực sản xuất quan trọng của cả nước, sụt giảm từ 1.407,20 nghìn hecta năm 2010 xuống còn 770,8 nghìn hecta năm 2012 (GSO .
- Đặc biệt số liệu thống kê cho thấy, đầu tư cho nông nghiệp ngày càng giảm dần, không tương xứng với sự đóng góp của nông nghiệp cho nền kinh tế.
- Nếu như năm 2010, tỷ trọng đầu tư vào ngành nông nghiệp chiếm 6,15% tổng đầu tư của xã hội, thì tới năm 2013 chỉ còn 5,59 % (GSO, 2013).
- Thêm vào đó, nông nghiệp chưa thu hút được sự quan tâm đầu tư của doanh nghiệp.
- Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, hiện tại chỉ có 0,5% doanh nghiệp (3.000 doanh nghiệp nông nghiệp/tổng số 700.000 doanh nghiệp cả nước) đầu tư vào lĩnh vực này (MARD, 2015)..
- Bên cạnh sự sụt giảm về tốc độ, tăng trưởng nông nghiệp thời gian qua của nước ta chủ yếu theo chiều rộng thông qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên mức độ thâm dụng các yếu tố vật chất đầu vào cho sản xuất (lao động, vốn, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và đất đai.
- Sản xuất nông nghiệp đã và đang gây tác động tiêu cực đến môi trường như: mất đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm nguồn nước, đất đai bị bạc màu, chi phí sản xuất tăng… đe dọa tính tăng trưởng bền vững của ngành nông nghiệp..
- Trong bối cảnh nguồn lực cho tăng trưởng nông nghiệp không còn dồi dào, nông nghiệp sẽ phải cạnh tranh với các ngành công nghiệp và dịch vụ khác.
- Chi phí sản xuất ngày càng cao sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của nông nghiệp Việt Nam với vị thế là nước sản xuất có chi phí thấp so với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới..
- Vì vậy, để hướng tới sự phát triển bền vững trong nông nghiệp trong bối cảnh nguồn lực giới hạn, việc sử dụng hiệu quả nguồn lực rất cần thiết..
- Để đo lường hiệu quả sử dụng nguồn lực có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng đo lường theo phương pháp phân tích giới hạn ngẫu nhiên là một trong những hướng đầy hứa hẹn do cách tiếp cận này xem xét đến mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra theo mô hình kinh tế lượng nên có thể loại bỏ những sai số không mong đợi trong quá trình so sánh.
- phần 3 trình bày về trường hợp ứng dụng cụ thể trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp để người đọc dễ hiểu và có thể áp dụng và phần 4 là kết luận..
- Hiệu quả sử dụng nguồn lực được định nghĩa là khả năng giảm các đầu vào trong điều kiện các đầu vào khác và đầu ra không thay đổi.
- Theo định nghĩa này, hiệu quả sử dụng nguồn lực có thể là.
- hiệu quả sử dụng một đầu vào cụ thể như lao động, vốn và phân hóa học hoặc một nhóm các đầu vào có cùng bản chất như phân, thuốc và nước - những yếu tố đầu vào nếu sử dụng nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường.
- Để đo lường được hiệu quả này, nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp phân tích hàm sản xuất biên ngẫu nhiên.
- Dạng hàm sản xuất này đã được phát triển bởi Aigner, Lovell, and Schmidt (1977).
- Tiến trình đo lường hiệu quả sử dụng nguồn lực được trình bày trong hai bước sau: Đầu tiên, tiến hành đo lường hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu ra và sau đó đo lường hiệu quả sử dụng nguồn lực cho từng đầu vào hoặc nhóm các yếu tố đầu vào..
- Giả sử một nông hộ sử dụng các yếu tố đầu vào, ký hiệu là X.
- để sản xuất một đầu ra, ký hiệu là Y (Y.
- Như vậy, hàm giới hạn sản xuất ngẫu nhiên thể hiện mối tương quan giữa đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất được viết bằng phương trình tổng quát như sau:.
- f , thể hiện ước lượng hàm sản xuất giới hạn xác định.
- thể hiện sự không hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu ra (output-oriented technical inefficiency) của từng nông hộ của mô hình sản xuất..
- Khi λ 0, mô hình không chịu sự tác động của không hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu ra, và tất cả sự chệch khỏi đường biên sản xuất do tác động nhiễu ngoài tầm kiểm soát của hộ (Aigner et al.,1977)..
- kiểm định z sẽ được sử dụng để kiểm.
- tra sự hiện diện của sự không hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu ra trong mô hình (Coelli et al., 2005).
- Giả thiết không và giả thiết đối của kiểm định như sau H : Các tác động không hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu ra không thể hiện trong mô hình, tức λ 0 và H : λ 0.
- Như vậy, hiệu quả kỹ thuật (TE) định hướng đầu ra của từng nông hộ sẽ được tính toán bằng cách nhân cho hai vế của phương trình (1), bằng vài phép biến đổi ta được:.
- Từ phương trình (3) cho ta thấy hiệu quả kỹ thuật thể hiện khả năng nâng cao năng suất đầu ra trong điều kiện đầu vào cố định (Aigner et al., 1977.
- Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, có nhiều dạng hàm khác nhau được sử dụng để ước lượng hàm sản xuất như Cobb-Douglas, trangslog,..(Coelli, Rao, O'Donnell, &.
- Việc lựa chọn sử dụng hai dạng hàm này (Cobb-Douglas và translog) tùy thuộc vào kiểm định Log-Likelihood Ratio Test.
- (1999) cho thấy hàm translog là hàm số bậc hai nên sẽ linh hoạt hơn trong phản ánh về công nghệ sản xuất và có thể được sử dụng để phản ánh tính độc lập giữa hiệu quả sử dụng nguồn lực và hiệu quả kỹ thuật cũng như sự tương tác giữa các biến đầu vào trong quá trình sản xuất.
- Do vậy, bài viết sẽ sử dụng dạng hàm translog để đo lường hiệu quả sử dụng nguồn lực trong hoạt động sản xuất.
- lnX1 là yếu tố nguồn lực đầu vào cần xem xét và tính toán hiệu quả.
- và ln là logarit tự nhiên của các đầu vào khác của quá trình sản xuất..
- Để đo lường hiệu quả sử dụng nguồn lực, nghiên cứu sẽ sử dụng tiến trình đo lường của.
- Theo nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất cho 0 và sau đó thay thế biến nguồn lực hay biến đầu vào cần đo lường X1 trong phương trình (3) bằng λX1, trong đó là hiệu quả sử dụng nguồn lực của biến đầu vào cụ thể, được ký hiệu là RE.
- Để đo lường hiệu quả sử dụng nguồn lực như đã định nghĩa là khả năng giảm yếu tố đầu vào hay nguồn lực cần xem xét trong khi các đầu vào khác và đầu ra cố định.
- Như vậy, đầu ra của hai phương trình (4) và (5) là bằng nhau, cho hai phương trình bằng nhau ta được.
- Như vậy, hiệu quả sử dụng nguồn lực sẽ là nghiệm của phương trình bậc 2 (7).
- Công thức tính hiệu quả sử dụng nguồn lực hay đầu vào cụ thể của từng nông hộ như sau:.
- và Reinhard and Thijssen (2000), do nông hộ hiệu quả kỹ thuật ( 0 thì phải đạt hiệu quả sử dụng nguồn lực nên chỉ nghiệm.
- Như vậy, hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu vào của mỗi nông hộ được tính theo công thức (9) sau:.
- Tương tự tiến trình này, ta có thể tính được hiệu quả sử dụng nhóm đầu vào có cùng bản chất như nhóm các đầu vào có tác động xấu đến môi trường gồm phân, thuốc trừ sâu,…Tuy nhiên, cần lưu ý khi muốn tính hiệu quả nhóm biến nào thì ta cần thay thế X k (gồm k biến đầu vào cùng bản chất) bằng X k cho k biến tương ứng..
- Để cho người đọc có thể ứng dụng phương pháp đo lường này vào đánh giá việc sử dụng hiệu quả các hoạt động sản xuất, bài viết này sử dụng bộ số liệu điều tra 199 nông hộ sản xuất lúa để đo lường hiệu quả sử dụng nguồn lực minh họa.
- Để đơn giản hóa quá trình tính toán nên bài viết chỉ sử dụng 04 yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất lúa là lao động (X 1.
- Người đọc có thể mở rộng phương pháp tính toán bằng cách sử dụng mô hình lý thuyết ở phần 2 cho trường hợp có nhiều hơn hoặc ít hơn 4 yếu tố đầu vào..
- Bộ số liệu điều tra về 199 nông hộ sản xuất lúa được điều tra vào năm 2014 tại tỉnh An Giang.
- Kết quả thống kê mô tả về bộ số liệu được sử dụng trong hàm sản xuất được trình bày ở Bảng 1 sau:.
- Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ năm 2014, n=199.
- X 2 là tổng lượng vốn sử dụng (ngàn đồng) cho 1 ha.
- Tổng lượng nguyên chất được đo lường dựa vào công thức phân được in trên bao bì và tổng lượng phân sử dụng thực tế.
- quả sử dụng nguồn lực.
- Do hàm sản xuất được thể hiện ở dạng lograrit tự nhiên nên dãy số liệu cũng đã được lấy lograrit tự nhiên, cụ thể bộ số liệu được trình bày ở Bảng 2 sau:.
- Bảng 2: Mô tả đầu vào và đầu ra của 10 nông hộ.
- Như vậy, hàm giới hạn sản xuất ngẫu nhiên translog của mô hình sản xuất lúa với 04 đầu vào được viết lại như sau:.
- Như vậy, hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động được tính bằng cách thay thế X 1 bằng X 1 và cho.
- Như vậy, hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động được tính bằng công thức sau:.
- Từ công thức số (15) ta có thể triển khai tương tự và tính toán hiệu quả sử dụng nguồn lực cho các trường hợp đầu vào khác..
- 3.3 Hiệu quả sử dụng nguồn lực.
- Để thực hiện đo lường hiệu quả sử dụng nguồn lực ta cần tính toán hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu ra thông qua hàm giới hạn sản xuất ngẫu nhiên - được ước lượng bởi MLE (maximum likelihood estimation).
- Từ kết quả ở Bảng 3 ta có thể thực hiện kiểm định z để xác định sự hiện diện của không hiệu quả về kỹ thuật.
- 217,42, giá trị này cho thấy ta có thể bác bỏ giả thuyết H 0 nên có sự hiện diện của không hiệu quả về kỹ thuật định hướng đầu ra.
- Như vậy, ta có thể sử dụng công thức (15) để đo lường hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động và các nguồn lực đầu vào khác theo cùng một quy trình.
- Kết quả hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động và các nguồn lực đầu vào khác và hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu ra của 10 hộ được trình bày ở Bảng 4..
- Nguồn: Kết quả ước lượng dựa trên số liệu điều tra nông hộ năm 2014, n=199 Bảng 4: Kết quả tính hiệu quả sử dụng nguồn lực của 10 nông hộ.
- Trung bình Lưu ý: u i là sai số thể hiện sự không hiệu quả về kỹ thuật định hướng đầu ra, là kết quả của mô hình giới hạn sản xuất ngẫu nhiên.
- là hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu ra, được tính theo công thức (2).
- EE i là hiệu quả môi trường của từng hộ được tính dựa vào công thức (14) và kết quả của Bảng 2 và Bảng 3.
- Từ kết quả ở Bảng 4 cho thấy, hiệu quả sử dụng nguồn lực trong trường hợp nghiên cứu này luôn nhỏ hơn so với hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu ra do lợi nhuận giảm dần theo quy mô (chi tiết xem nghiên cứu của Tu (2015.
- Giá trị trung bình của hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu ra là 95,27%, điều này có nghĩa là ở mức đầu vào cố định nông dân có thể gia tăng thêm được 4,73% năng suất..
- Hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động trung bình là 83,82% có nghĩa là ở mức đầu ra cố định và các đầu vào khác không thay đổi, nông hộ có thể giảm khoảng 16,18% số ngày lao động.
- Tương tự, ta có thể giải thích cho các trường hợp nguồn lực đầu vào khác..
- Bằng cách sử dụng cách tiếp cận phân tích giới hạn ngẫu nhiên, bài viết đã trình bày về tiến trình thực hiện đo lường hiệu quả sử dụng nguồn lực trong sản xuất và trường hợp ví dụ của sản xuất lúa.
- Đây là một phương pháp đầy hứa hẹn do phản ánh được mối liên hệ giữa đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất.
- Kết quả được đo lường từ phương pháp này sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách và nông dân trong khuyến khích sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực đầu vào..
- Dựa trên bộ số liệu điều tra 199 hộ sản xuất lúa ở tỉnh An Giang, phương pháp đo lường này cho thấy có sự hiện diện của không hiệu quả về kỹ thuật, điều này một phần do sử dụng nguồn lực đầu vào riêng lẻ không hiệu quả, cụ thể là hiệu quả sử dụng lao động chỉ đạt khoảng 83,82%, đối với nguồn lực về vốn khoảng đối với tổng lượng phân đạm sử dụng và 81,74% đối với tổng lượng phân lân và kali.
- Kết quả này cho thấy, nông hộ sản xuất lúa có thể giảm khoảng 16,18%.
- tổng ngày công lao động và lần lượt khả năng có thể giảm cho ba nguồn lực vốn, phân đạm, lân và kali là và 18,26%..
- Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam..
- Hiện trạng sử dụng đất phân theo địa phương năm 2010.
- Dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn..
- Hành trang cho nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập