« Home « Kết quả tìm kiếm

Đối chiếu ngôn ngữ


Tóm tắt Xem thử

- Phân tích đối chiếu mệnh đề phụ đảm nhiệm chức năng bổ ngữ của động từ....
- Phân tích đối chiếu mệnh đề phụ đảm nhiệm chức năng bổ ngữ của động từ trong tiếng pháp và tiếng Việt những giải pháp chuyển dịch Nguyễn Lân Trung.
- Phân tích đối chiếu mệnh đề phụ đảm nhiệm chức năng bổ ngữ của động từ trong tiếng Pháp và tiếng Việt.
- Về chức năng mà nói, mệnh đề phụ này, được gọi là bổ ngữ hay tân ngữ, tồn tại tương ứng trong tiếng Pháp và tiếng Việt.
- Trong tiếng Pháp, từ tiền trợ làm cơ sở sản sinh ra mệnh đề phụ tân ngữ rất đa dạng, và có thể là các trường hợp sau:.
- Động từ: Các động từ làm tiền trợ này có thể được chia thành các nhóm nhỏ hơn như sau:.
- Các động từ chỉ sự phát ngôn: dire, raconter, affirmer....
- Các động từ chỉ sự nhận thức: savoir, comprendre, appréhender.
- Các động từ chỉ chính kiến: penser, croire, estimer.
- Các động từ chỉ ý muốn: vouloir, désirer, souhaiter, aimer.
- Các động từ chỉ tình cảm: craindre, admirer, se réjouir, s’étonner.
- Các động từ như sự cảm nhận: percevoir, voir, entendre.
- Các động từ chỉ mệnh lệnh: ordonner, interdire, empêcher.
- Ngữ động từ (locution verbale): avoir peur que, avoir envie que, être d’avis que, prendre conscience que.
- Vậy mệnh đề phụ không thể đảm nhiệm vai trò bổ ngữ (tân ngữ) được.
- Cũng như vậy trong trường hợp các ngữ giới thiệu, đây là các cấu trúc đặc biệt trong tiếng Pháp mà phân từ hay cụm từ, được sử dụng để tạo dẫn mệnh đề phụ đi sau, chỉ có vai trò nêu lên sự tồn tại của mệnh đề đi sau này, chứ tuyệt nhiên không có mối quan hệ tác thể như một ngoại động từ tác động lên bộ phận tân ngữ đi theo..
- Trong tiếng Việt, các từ tiền trợ tạo dẫn mệnh đề phụ tân ngữ hình như còn đa dạng hơn trong tiếng Pháp.
- Trước hết tiểu loại các động từ tiền trợ được gọi chung là các “động từ cảm nghĩ, nói năng”.
- Thực ra ở đây đã gộp tất cả các tiểu loại động từ mà chúng ta đã đưa ra trong phần trên đối với tiếng Pháp, trong đó có tất cả các loại động từ chỉ sự phát ngôn, nhận thức, chính kiến, ý muốn, tình cảm.
- Bên cạnh các động từ cảm nghĩ, nói năng, trong tiếng Việt còn tồn tại hai loại động từ khác mà cấu trúc sử dụng cho phép coi mệnh đề phụ đi sau đảm nhiệm chức năng bổ ngữ cho động từ.
- Các động từ tiếp thu: được, bị, chịu.
- Các động từ điều khiến: làm, cho, làm cho, khiến.
- Đối chiếu với tiếng Pháp, chúng ta thấy để biểu đạt ý nghĩa của động từ tiếp thu người ta dùng dạng bị động.
- Chỉ có điều trong trường hợp ấy, chủ ngữ trong mệnh đề phụ trở thành bổ ngữ tác nhân (complément d’agent) và vị ngữ trong mệnh đề phụ hợp cùng với các động từ tiếp thu trong tiếng Việt để làm thành cấu trúc chìm (giải thuyết ngữ nghĩa).
- Như vậy cái gọi là động từ tiếp thu trong tiếng Việt sẽ chỉ là hình vị đánh dấu dạng bị động mà thôi..
- So sánh với trường hợp các động từ điều khiến của tiếng Việt, tiếng Pháp chủ yếu sử dụng cấu trúc câu đơn, đưa nội dung động từ trong mệnh đề phụ tiếng Việt về làm ngoại động từ.
- Nhưng đối với những động từ khác như hài lòng chẳng hạn, chúng ta muốn chuyển nội động từ thành ngoại động từ thì phải thêm trợ động từ làm:.
- Trong tiếng Pháp, các mệnh đề phụ làm bổ ngữ của động từ được dẫn vào câu, đúng ra là vào động ngữ, với bốn dạng cơ bản sau:.
- V động từ + que (C - V).
- Đây là phương thức tạo dẫn cơ bản nhất để dẫn một mệnh đề phụ làm bổ ngữ cho động từ vào trong động ngữ.
- Tạo dẫn với đại từ quan hệ qui và quiconque Các đại từ quan hệ này vừa có vai trò tạo dẫn một mệnh đề phụ làm bổ ngữ của động từ trong mệnh đề chính, vừa có chức năng làm bổ ngữ hoặc chủ ngữ cho động từ trong mệnh đề phụ..
- nhưng cùng có một nhiệm vụ là từ tạo dẫn mệnh đề phụ vào động ngữ trong câu hỏi gián tiếp..
- Bổ ngữ của động từ là một mệnh đề đặc biệt, là mệnh đề vì có đủ cả chủ ngữ và vị ngữ, đặc biệt vì động từ được để ở dạng nguyên thể trong cấu trúc kiểu này.
- Tuy nhiên cả mệnh đề vẫn đảm nhiệm chức năng là bổ ngữ của động từ thuộc mệnh đề chính..
- Chúng ta nhận thấy động từ tiền trợ để tạo dẫn mệnh đề phụ kiểu này là các động từ cảm nhận (verbes de perception: apercevoir, écouter, ouùr, regarder, sentir, voir.
- Một số tác giả xếp các động từ faire và laisser vào trong số các động từ tiền trợ.
- Một số khác cho rằng đó là các trợ động từ cấu tạo lên dạng hành cách trong tiếng Pháp..
- Trong tiếng Việt, các phương thức tạo dẫn mệnh đề phụ bổ ngữ vào động ngữ cũng không khác biệt lắm so với tiếng Pháp.
- Trước hết, trong khi liên từ que là bắt buộc khi mệnh đề phụ không thể kết hợp trực tiếp với động từ của mệnh đề chính thì các kết từ rằng, và là trong tiếng Việt không phải bao giờ cũng bắt buộc phải có mặt.
- V động từ (k) (C - V).
- Theo ông, trong câu có các động từ với ý nghĩa “nhận thức”, “lý trí” thì bắt buộc phải có rằng, là, còn trong câu có động từ với ý nghĩa “nhìn”, “thấy” thì không cần các kết từ này.
- Trong câu có động từ với ý nghĩa “thính giác” thì sự xuất hiện của chúng là tùy ý..
- Trường hợp thứ hai với mệnh đề phụ bổ ngữ trong tiếng Pháp được tạo dẫn bởi các đại từ quan hệ qui (ai), quiconque.
- (bất cứ ai), thông thường tiếng Việt sử dụng mệnh đề phụ định ngữ để bổ nghĩa cho danh từ làm bổ ngữ đối thể cho động từ thuộc mệnh đề chính.
- Trường hợp thứ ba với các mệnh đề phụ bổ ngữ của động từ, được tạo dẫn bởi các từ nghi vấn trong câu nghi vấn gián tiếp, tiếng Việt về cơ bản cũng có cùng cấu trúc với tiếng Pháp..
- a) Đứng đầu mệnh đề phụ (tại sao, làm thế nào...).
- b) Đứng cuối mệnh đề phụ (đâu, ở đâu, nào...).
- Cuối cùng là trường hợp mệnh đề phụ nguyên thể trong tiếng Pháp.
- Vì trong tiếng Việt động từ không biến hình khi được đưa vào giao tiếp nên khái niệm động từ nguyên thể không tồn tại.
- Để nhận biết một mệnh đề phụ làm bổ ngữ cho động từ có dạng tương tự với mệnh đề phụ nguyên thể trong tiếng Pháp, có nghĩa không phải là một mệnh đề phụ bổ ngữ mà động từ trong mệnh đề chính có quan hệ tổng thể với mệnh đề phụ, mà chỉ có động từ trong mệnh đề phụ có quan hệ ngữ nghĩa trực tiếp tới động từ trong mệnh đề chính, chúng ta lưu ý sự có mặt của động từ cảm nhận..
- Cả hai câu đều có chứa mệnh đề phụ bổ ngữ của động từ trong mệnh đề chính, nhưng trong trường hợp thứ nhất chúng ta không có câu tương tự với câu nguyên thể trong tiếng Pháp vì động từ trong mệnh đề chính không phải là động từ cảm nhận như trong câu thứ hai.
- Vậy khi chuyển dịch sang tiếng Pháp, câu thứ nhất phải sử dụng liên từ que, còn trong câu thứ hai phải dùng mệnh đề phụ nguyên thể, vì nhìn là một động từ cảm nhận.
- Các giải pháp chuyển dịch mệnh đề phụ đảm nhiệm chức năng bổ ngữ của động từ.
- Qua phân tích đối chiếu các mệnh đề phụ đảm nhiệm chức năng bổ ngữ của động từ trong tiếng Pháp và tiếng Việt, chúng ta thấy các vấn đề nảy sinh tập trung vào phương thức tạo dẫn mệnh đề phụ bổ ngữ của động từ, mà cụ thể là vào hai yếu tố từ tiền trợ và từ tạo dẫn.
- Các giải pháp chuyển dịch mệnh đề phụ bổ ngữ của động từ xét từ góc độ từ tiền trợ.
- Ngoài loại từ tiền trợ chung cho cả tiếng Pháp và tiếng Việt để làm cơ sở sản sinh mệnh đề phụ tân ngữ là các động từ, trong tiếng Pháp còn có các phương thức tiền trợ đặc thù là các ngữ động từ và các ngữ vô nhân xưng, còn trong tiếng Việt thì có các loại động từ tiếp thụ và động từ điều khiến..
- Về các loại động từ và ngữ động từ làm cơ sở sản sinh mệnh đề phụ tân ngữ, chúng ta thấy có sự tương đồng tương đối giữa tiếng Pháp và tiếng Việt, cho dù cách phân chia các tiểu loại giữa hai ngôn ngữ không phải lúc nào cũng đồng nhất.
- Điều chúng ta cần lưu ý là trong tiếng Pháp tùy thuộc vào từng tiểu loại động từ cụ thể mà động từ trong mệnh đề phụ được chia ở các thời thể khác nhau.
- Ví dụ, đi sau các động từ thuộc tiểu loại chỉ ý muốn hay tình cảm, các động từ trong mệnh đề phụ phải được chia ở thể chủ quan.
- Mặt khác, sự thay đổi thời thể của bản thân động từ trong mệnh đề chính cũng kéo theo sự thay đổi tương ứng của cách chia động từ trong mệnh đề phụ.
- Khi chuyển dịch từ tiếng Việt ra, chúng ta có thể lựa chọn từ tiền trợ là một động từ hay một ngữ động từ tương ứng, tùy theo ngôn cảnh.
- Thuần túy về nghĩa, không có gì khác biệt lắm giữa động từ và ngữ động từ tiền trợ.
- Nếu như không có sự khác biệt lớn trong việc sử dụng động từ và ngữ động từ tiền trợ thì việc sử dụng các ngữ vô nhân xưng tiền trợ lại là một đặc thù trong tiếng Pháp.
- trợ động từ être.
- que Chúng ta có hai cách chuyển dịch thông thường với các cấu trúc - Tính từ + (trợ động từ là.
- mệnh đề phụ .
- Mệnh đề phụ + trợ động từ là + tính từ.
- động từ vô nhân xưng.
- que Các tình huống xảy ra hết sức đa dạng, nhìn chung không có một cách chuyển dịch nhất quán duy nhất nào, mà tùy vào nghĩa của các động từ vô nhân xưng mà chúng ta có các cách chuyển dịch khác nhau.
- Một số cấu trúc chuyển dịch với động từ vô nhân xưng tiền trợ.
- Câu đơn có động từ nhân xưng tương ứng.
- Cô ấy ra đi là điều cần thiết - Ngữ vô nhân xưng + mệnh đề phụ.
- Ngược lại với tiếng Pháp, việc sử dụng các động từ tiếp thụ và động từ điều khiến tiền trợ trong tiếng Việt gây nhiều khó khăn khi chuyển dịch giữa hai ngôn ngữ..
- Như đã phân tích ở phần trên, động từ tiếp thụ trong tiếng Việt có thể đơn giản được coi là hình vị đánh dấu dạng bị động mà một quy tắc chuyển đổi cho phép đảo chủ ngữ tác nhân lên trên động từ, và đứng sau hình vị bị động này.
- Như vậy, nếu coi bị, được, chịu là các động từ tiếp thụ và cụm chủ vị đi sau.
- (bọn thực dân bóc lột) là một mệnh đề phụ thì khi chuyển dịch ra tiếng Pháp, chúng ta đi ngược lại từ các cấu trúc nổi.
- Đối với các động từ điều khiến trong tiếng Việt-khiến, làm (cho), gây (cho.
- tiếng Pháp sử dụng hai phương thức cơ bản để biểu đạt: sử dụng cấu trúc tương đương với trợ động từ “faire”, hoặc biến nội động từ trong mệnh đề phụ thành ngoại động từ và khi đó không còn mệnh đề chính phụ nữa.
- Chúng ta có thể dùng cấu trúc với động từ “faire.
- Tuy nhiên, thông thường chúng ta sẽ chuyển cấu trúc này trở về cấu trúc với ngoại động từ hiện đang là nội động từ trong mệnh đề phụ.
- Bên cạnh đó tồn tại một phương thức thứ ba trong tiếng Pháp là dùng cấu trúc có tính từ đi với động từ rendre, với điều kiện vị ngữ trong mệnh đề phụ có nhiều khả năng được biểu đạt bởi một tính từ.
- Các giải pháp chuyển dịch mệnh đề phụ bổ ngữ của động từ xét từ góc độ từ tạo dẫn.
- Đối với các từ tạo dẫn là đại từ quan hệ qui, quiconque, đóng vai trò kép vừa tạo dẫn một mệnh đề phụ bổ ngữ của động từ thuộc mệnh đề chính vừa làm chủ ngữ hay bổ ngữ của động từ trong mệnh đề phụ, chúng ta chia thành hai trường hợp: Khi đại từ quan hệ là chủ ngữ thì ta không đưa kết từ mà vào được, còn khi là bổ ngữ của động từ thì thông thường kết từ mà có thể có mặt khi chuyển dịch.
- Bây giờ chúng ta xét đến các từ tạo dẫn mệnh đề phụ trong câu hỏi nghi vấn gián tiếp..
- Trước hết, cần chú ý rằng không phải động từ nào cũng có thể tạo dẫn một mệnh đề phụ nghi vấn.
- Trong cả tiếng Pháp và tiếng Việt, đó phải là các động từ có nghĩa nghi vấn, nói chính xác hơn là nó ngầm đặt ra một câu hỏi.
- Ví dụ các động từ trong tiếng Pháp: ne pas savoir, ignorer, (se) demander, chercher, examiner.
- Ngoài ra một số động từ tường thuật (verbes déclaratifs) mà cảnh huống cho phép giả định một câu hỏi.
- Ví dụ các động từ trong tiếng Pháp: savoir, voir, comprendre, se rappeler.
- Việc chuyển dịch không đặt nhiều khó khăn, nhưng điểm mấu chốt chính là phát hiện ra cảnh huống nghi vấn gián tiếp với sự có mặt của một số động từ giả định nghi vấn..
- mệnh đề chính + si.
- mệnh đề phụ (nghi vấn) Tiếng Việt:.
- mệnh đề chính + (xem, rằng, là, liệu.
- mệnh đề chính + từ nghi vấn + mệnh đề phụ (nghi vấn) Tiếng Việt.
- mệnh đề chính + từ nghi vấn + mệnh đề phụ (nghi vấn) Hoặc.
- mệnh đề chính + mệnh đề phụ (nghi vấn.
- Thứ ba, về vị trí của các từ nghi vấn tạo dẫn mệnh đề phụ trong tiếng Việt, khi chuyển dịch chúng ta lưu ý.
- Khi chuyển dịch trạng từ pourquoi, về nguyên tắc từ tương đương được đặt ở đầu mệnh đề phụ trong tiếng Việt.
- Khi chuyển dịch trạng từ chỉ địa điểm où, về nguyên tắc từ tương đương được đặt ở cuối mệnh đề phụ trong tiếng Việt.
- Tìm kiếm các giải pháp hợp lí để chuyển các cấu trúc có mệnh đề phụ đảm nhiệm chức năng bổ ngữ của động từ trong tiếng Pháp và tiếng Việt là một vấn đề lý thú nhưng cũng không ít khó khăn