« Home « Kết quả tìm kiếm

đổi mới phương pháp dạy học ở VN 20 năm qua


Tóm tắt Xem thử

- VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VỀ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở VIỆT NAM 20 NĂM QUA.
- NGÔ THU DUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội) Tóm tắt nội dung Phương pháp dạy học (PPDH) là một vấn đề phức tạp về mặt lý luận.
- Sau hơn hai mươi năm nghiên cứu đổi mới PPDH, cho đến nay, vẫn chưa có một tiếng nói chung, thống nhất về một số vấn đề cơ bản của PPDH như khái niệm, bản chất, triết lý nghiên cứu đến việc nhận diện PPDH cụ thể và việc phân loại chúng.
- Mặc dù đã đạt được một số kết quả bước đầu song vẫn cấn có những công trình nghiên cứu đánh giá tổng kết hai mươi năm đổi mới PPDH, thống nhất được những vấn đề lý luận của PPDH để tạo sự thuận lợi, nhất trí trong nghiên cứu, phát triển những vấn đề mới về PPDH cũng như trong triển khai ứng dụng các thành tựu PPDH vào trong thực tiễn.
- Phương pháp dạy học (PPDH) là một vấn đề phức tạp, tập trung nhiều tác giả nghiên cứu song cũng là một vấn đề còn nhiều ý kiến bất đồng về mặt lý luận.
- Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên nhiều bình diện khác nhau trong một khoảng thời gian khá dài song vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về những vấn đề cơ bản nhất của PPDH như thuật ngữ, nội hàm của thuật ngữ và cả cách tiếp cận nghiên cứu.
- Điều này đã tạo nên một rào cản lớn về mặt lý luận khiến cho việc nghiên cứu, ứng dụng PPDH trở lên khó khăn.
- Điều này làm cho việc nghiên cứu, triển khai PPDH trong các lĩnh vực khác nhau của dạy học trở thành phức tạp, rườm rà và đôi khi rối nhiễu về mặt thuật ngữ.
- Cần phải có sự nghiên cứu, thống nhất về mặt triết học giáo dục cũng như trong quan điểm tiếp cận, trong những vấn đề lý luận chung về PPDH.
- Những thuật ngữ này cần có sự ổn định, phù hợp với một giai đoạn nhất định trong lịch sử, phù hợp với sự phát triển và những thành tựu mà khoa học giáo dục đạt được trong giai đoạn đó.
- Có thể thấy tình trạng thiếu nhất quán trong sử dụng khái niệm cũng như trong nội hàm khái niệm PPDH qua một số biểu hiện sau: Đổi mới PPDH được xác định là khâu tiên phong trong quá trình đổi mới giáo dục đào tạo ở Việt Nam kể từ năm 1986.
- đồng thời cũng là “khâu đột phá” trong Chiến lược phát triển giáo dục .
- Đổi mới PPDH được tiến hành từ những năm 90 của thế kỷ trước, cho đến nay, đã hơn hai mươi năm.
- Có thể nói đổi mới PPDH là một vấn đề quan trọng nên trong hơn hai mươi năm qua đã có một số nghị quyết của Đảng và nhà nước, nhiều nguyên thủ quốc gia và cũng như lãnh đạo ngành Giáo dục Đào tạo chỉ đạo.
- Có thể thấy như: Nghị quyết Trung ương hai Đại hội Đảng VII đã khẳng định “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học”.
- Năm 1994, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nêu định hướng đổi mới PPDH.
- Tiếp theo, năm 1995, nguyên bộ trưởng Bộ GDĐT Trần Hồng Quân cũng chỉ thị “Cách mạng về phương pháp sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho thời đại mới”.
- Tiếp đến 1999, nguyên bộ trưởng Bộ GD và ĐT Nguyễn Minh Hiển cũng khẳng định lại định hướng đổi mới PPDH “Đổi mới chương trình và PPDH ở bậc tiểu học theo hướng ổn định, gắn kết chặt chẽ việc dạy chữ và dạy người”.
- Cũng vào những năm này, một loạt các bài viết, các công trình nghiên cứu đổi mới PPDH ở các bậc học được đề cập ở nhiều góc độ, từ Triết lý dạy học đến các vấn đề của Lý luận dạy học đại cương, Lý luận dạy học môn học, từ lý thuyết đến kỹ thuật.
- Tiếp theo, một loạt các công trình nghiên cứu đổi mới PPDH ở các bậc học, tiêu biểu có thể kể đến như Đổi mới PPDH ở bậc tiểu học của TS.
- Đổi mới PPDH ở trường THCS của PGS.
- Trần Kiều,… Cũng có một số ý kiến cho rằng việc đổi mới PPDH cần bắt đầu từ trường sư phạm.
- Tuy nhiên do góc độ tiếp cận khác nhau, triết lý dạy học khác nhau, thậm chí nguồn gốc đào tạo khác nhau đã dẫn đến tình trạng không thống nhất trong nhận thức về PPDH, bản chất PPDH, từ đó dẫn đến sự thiếu thống nhất trong nghiên cứu cũng như chỉ đạo, triển khai đổi mới PPDH.
- Việc thiết thống nhất về mặt lý luận cũng dẫn đến những khó khăn trong thực tiễn triển khai đổi mới PPDH.
- Chính vì vậy, việc tập huấn hầu như chỉ tập trung vào hướng dẫn kỹ thuật, thủ thuật dạy học mà không dựa trên một nền tảng lý luận thống nhất, khoa học về bản chất PPDH, không cùng xuất phát từ một triết lý dạy học chung, vì vậy mỗi nơi, mỗi môn học tiến hành một cách, làm giảm hiệu quả dạy học, chưa tạo nên sự biến đổi về chất trong chất lượng giáo dục.
- Chính vì vậy, việc đổi mới PPDH, cách thức dạy học trong thực tiễn chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Điều này không những hạn chế kết quả đổi mới PPDH mà còn hạn chế kết quả đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới những yếu tố khác trong dạy học nói riêng,… Có thể nói PPDH là một vấn đề lý luận quan trọng trong nghiên cứu lý luận cũng như trong thực tiễn song việc nghiên cứu lý luận về PPDH mặc dù đã kéo dài khá lâu song vẫn thiếu một sự nhất quán trong nhân thức và hành động.
- Bởi vậy việc nghiên cứu không còn có ý nghĩa đi trước và định hướng thực tiễn nữa.
- Không chỉ thiếu thông nhất trong nhận thức bản chất PPDH mà sự thiếu thống nhất trong diễn đạt các khái niệm, sản phẩm của nghiên cứu cũng làm cho tình hình trở lên phức tạp, khó khăn.
- Hệ thống thuật ngữ, nội hàm thuật ngữ không thống nhất, mỗi tác giả sử dụng một khác mặc dù cùng để chỉ một vấn đề, một hiện tượng khoa học.
- Hơn nữa phương pháp tiếp cận xác định bản chất PPDH cũng hết sức khác nhau dẫn đến cách hiểu cũng khác nhau.
- Điều này gây khó khăn không nhỏ trong nghiên cứu và triển khai.
- Nhóm tác giả Hà Thế Ngữ, Phạm Thị Diệu Vân,… đã quan niệm “PPDH là tổ hợp các cách thức hoạt động của thầy và trò (trong đó thầy đóng vai trò chủ đạo) được tiến hành trong quá trình dạy học, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học”.
- Tác giả xem xét PPDH từ việc phân tích các giai đoạn của một quá trình lao động ở người.
- Xét về nguồn góc phát sinh, phát triển, quan niệm này đã khái quát được các cách thức vận động của PPDH trong từng giai đoạn vận động của quá trình dạy học.
- Tuy nhiên, nếu đứng trên tiếp cận hoạt động xem xét, quan niệm này không giải thích được tại sao trong dạy học, hai chủ thể hoạt động khác nhau (thầy, trò), trong hai loại hoạt động khác nhau (hoạt động dạy, hoạt động học), với mục tiêu khác nhau (trò thì tìm cách lĩnh hội các tri thức mà nhân loại để lại.
- hai loại đối tượng khác nhau… mà lại có cùng một cách thức hoạt động (PPDH)? Rõ ràng cả thầy và trò không thể có cùng một loại cách thức, phương pháp hoạt động (PPDH).
- Hơn nữa, sau này, khi đặt ra mục tiêu “dạy cách học” thì việc đồng nhất PPDH sẽ dẫn đến đồng nhất phương pháp với mục tiêu, đồng nhất phương pháp “dạy cách học” với phương pháp “học cách học”.
- Tuy PPDH được hiểu là tổ hợp cách thức hoạt động của thầy và của trò song khi nghiên cứu mặt bản thể luận của dạy học, nhóm các tác giả này lại phân biệt hoạt động dạy của giáo viên (GV) với hoạt động học của học sinh (HS) chứ không đánh đồng hai hoạt động này là một [đã dẫn 9 - tr.
- Đến đầu những năm 90, nhóm các tác giả Đặng Vũ Hoạt, Ngô Hiệu, Hà Thị Đức thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1, trong đề tài cấp Nhà nước đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng sử dụng PPDH ở tất cả các ngành học, bậc học, từ đó đề xuất biện pháp hoàn thiện hệ thống PPDH cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu đề tài khá rộng, từ định hướng, cơ sở khoa học, phát triển lý luận về PPDH đến kỹ thuật, thao tác sử dụng,… Mặc dù quan niệm về PPDH của nhóm các tác giả này chưa có sự khác biệt song đã có sự phát triển.
- Nhóm tác giả đã tách biệt cách thức hoạt động của GV với cách thức hoạt động của HS, tách dạy với học: “PPDH là cách thức hoạt động của GV và cách thức hoạt động của HS trong sự tác động tương hỗ biện chứng, dưới sự chỉ đạo của cách thức hoạt động của GV”.
- Quan niệm trên căn bản bắt nguồn từ tiếp cận nhân cách và tiếp cận lịch sử quá trình dạy học, là sự kế thừa quan niệm về PPDH của I.
- Theo nhóm tác giả, bản chất quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của HS (vừa mang tính độc đáo, cá nhân, không lặp lại), vừa mang tính chất của một quá trình nhận thức xã hội - lịch sử vừa mang tính chất của một quá trình nhận thức cá nhân có sự hướng dẫn của GV.
- Ngoài những cách hiểu trên, cũng có tác giả sử dụng thuật ngữ PPDH để chỉ một số nghĩa khác nữa.
- Tác giả Trần Kiều coi PPDH là những hành động, hoạt động của GV “PPDH là một hệ thống tác động liên tục của GV nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của HS để HS lĩnh hội vững chắc các thành phần của nội dung giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đã định”.
- Nguyễn Ngọc Quang đã tách biệt phương pháp dạy với phương pháp học và chỉ ra mối quan hệ đan xen, gắn bó giữa chúng trong từng giai đoạn của quá trình học tập.
- GS Nguyễn Ngọc Quang đã nghiên cứu quá trình dạy học dưới góc độ chức năng khoa học, coi quá trình dạy học là quá trình điều khiển được và rút ra mấy kết luận: Một là, tách bạch học và dạy, xem xét chức năng riêng biệt của chúng.
- Quá trình dạy học là sự thống nhất của dạy và học, trong đó dạy giữ vai trò chủ đạo…, quá trình dạy học là hoạt động cộng đồng - hợp tác giữa các chủ thể GV-HS, HS-HS trong nhóm, GV - nhóm HS.
- Từ việc cho rằng có thể chuyển hóa phương pháp nhận thức khoa học thành PPDH và trong các điều kiện kinh tế - xã hội mới, có thể “sáng tạo ra hệ dạy học và phương pháp dạy học mới.
- Xuất phát từ tiếp cận hoạt động - nhân cách, Giáo sư cho rằng trong dạy học, có hai hoạt động kết hợp chặt chẽ với nhau nhưng không phải là một vì chúng thực hiện những chức năng xã hội khác nhau, đó là hoạt động dạy và hoạt động học.
- Tác giả đã không đồng tình với quan điểm của một số tác giả nhập hai hoạt động này là một (không có hoạt động dạy học với tư cách là một hoạt động chung của cả thầy và trò).
- Chính vì vậy, lúc đầu tác giả nghiên cứu và đề xuất thuật ngữ phương pháp dạy và học.
- ý muốn nhấn mạnh khi nói đến PPDH là nói đến cả hệ phương pháp của GV và hệ phương pháp của HS, không thể tách rời.
- Song nếu như vậy thì GV sẽ gặp khó klhăn khi vận dụng trong thực tiễn vì hệ phương pháp dạy không đồng đẳng với hệ phương pháp học nên khi thiết kế giờ dạy, GV khó vận dụng khái niệm PPDH theo kiểu này.
- Sau này, trong một số bài viết, tác giả đã tách bạch thành hai loại phương pháp khác nhau, đó là phương pháp dạy (hay PPDH) của GV trong hoạt động dạy và phương pháp học của HS trong hoạt động học tập.
- Khi hướng dẫn nghiệp vụ dạy học cho GV, người ta nêu các chỉ dẫn cụ thể về phương pháp dạy để GV vận dụng.
- Còn phương pháp học được GV khi thiết kế trong kế hoạch bài dạy như một nội dung học tập của HS.
- Cùng với ý tưởng nhấn mạnh cả dạy và học nên một số tác giả những năm 90 đã đề xuất một số thuật ngữ như dạy - học, hoạt động dạy - học, nội dung dạy - học.
- phương pháp dạy - học [ 4 đã dẫn - Trần Hồng Quân].
- Trong quá trình nghiên cứu PPDH ở Việt Nam, một nhóm tác giả muốn nhấn mạnh đến mục tiêu của dạy học là sự tự lực hoc tập của cá nhân nên đưa ra thuật ngữ quá trình dạy - tự học (Nguyễn Kỳ.
- phương pháp dạy - tự học (GS.
- Hai mươi năm đổi mới cơ chế quản lý của nước nhà đã tạo ra những bước chuyển về chất trong nền kinh tế, trong tiến bộ xã hội song hai mươi năm đổi mới PPDH chưa tạo ra nhiều biến đổi rõ rệt về nhận thức khoa học cũng như về chất lượng dạy học.
- Tuy nhiên, một số điểm về PPDH cũng đã được đa số ủng hộ: Thứ nhất là, cho đến nay, cách tiếp cận lịch sử, tiếp cận hoạt động - nhân cách, tiếp cận hệ thống là những cách tiếp cận đáng tin cậy để làm rõ bản chất dạy học và bản chất PPDH, đặc biệt là bản chất xã hội của dạy học, từ đó đặt ra việc nghiên cứu những cách thức huy động các mối quan hệ xã hội của người học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
- Hai là, đổi mới PPDH đòi hỏi phải tiến hành đồng thời với sự đổi mới đồng bộ các yếu tố khác trong hệ thống dạy học từ mục tiêu, nội dung, phương tiện, các điều kiện dạy học, từ đào tạo GV đến phát triển cách thức học tập của HS,… thậm chí cả đổi mới việc đánh giá “Đổi mới PPDH gắn liền với đổi mới việc đánh giá nói chung và thi cử nói riêng” 1995.
- Phải đổi mới đồng bộ các tầng bậc vĩ mô, vi mô của hệ thống dạy học (hệ thống kinh tế - xã hội, hệ thống dạy học, từng yếu tố dạy học.
- Các tầng bậc của phương pháp như phương pháp luận, hệ phương pháp, kỹ thuật cụ thể của phương pháp (Đặng Thành Hưng), PPDH chung và PPDH trong môn học.
- Ba là, định hướng đổi mới PPDH được thống nhất là đổi mới cách thức sử dụng PPDH, phát huy mặt tích cực của các PPDH truyền thống, phát triển các PPDH mới theo hướng tổ chức các hoạt động học tập cho HS (GS.
- Nguyễn Bá Kim là “tổ chức cho người học học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo.
- Đổi mới PPDH phải hướng đến dạy cách học, dạy tự học (Nguyễn Bá Kim, 21, đã dẫn)..
- Một số vấn đề còn tồn tại về mặt lý luận, có liên quan chặt chẽ đến việc nghiên cứu PPDH cũng cần làm rõ như bản chất dạy học, đặc biệt là bản chất hoạt động, bản chất xã hội của dạy học, từ đó không chỉ có một tiếng nói thống nhất, nhất quán về mặt lý luận mà còn làm rõ giá trị công cụ, thao tác của PPDH.
- Điều này có ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa sư phạm ở chỗ chúng giúp GV hiểu rõ bản chất của PPDH, tự tìm những cách thức tác động đến hoạt động của HS một cách hiệu quả, đạt được mục tiêu đặt ra.
- Việc tập huấn cho GV về PPDH cần tập trung chính vào tập huấn lý luận.
- Sự hiểu biết về mặt lý luận sẽ giúp GV tự sáng tạo ra các kỹ thuật, cách tứhc sử dụng PPDH trong điều kiện cụ thể một cách có hiệu quả.
- Thứ hai là làm rõ hệ thống khái niệm, phân loại PPDH, phân định rõ về mặt lý luận và thực tiễn đâu là PPDH, đâu là dấu hiệu bên ngoài của PPDH, giống PPDH nhưng không phải là PPDH (PGS.
- Rõ ràng là việc đổi mới PPDH ở Việt Nam được khởi động từ sau 1986, đặc biệt từ sau Nghị quyết Hội nghị lần 2 BCH TW Đảng Trung ương khóa VII (1991), cho đến nay là hai chục năm trôi qua.
- Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, dự án triển khai ở tất cả các bậc học, cấp học song cho đến nay, trong thực tế, việc sử dụng PPDH của GV vẫn chưa có sự biến đổi nhiều, ít hiệu quả, chưa góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
- Phải thống nhất định hướng sử dụng PPDH, chỉ rõ cách thức hành động như thế nào để đạt được mục tiêu giáo dục mới.
- Cần có một nghiên cứu tổng thể đánh giá toàn diện kết quả hai mươi năm đổi mới PPDH, cần có sự đổi mới đồng bộ, bắt đầu từ các cơ sở đào tạo sư phạm, đến toàn hệ thống, làm rõ những vấn đề lý luận, xác định định hướng đổi mới PPDH cho phù hợp điều kiện lịch sử hiện nay, đồng thời hoạch định các bước đi thích hợp nhằm đổi mới cách thức sử dụng PPDH ở tất cả các ngành học, môn học.
- Trong nghiên cứu này, trường sư phạm phải là cơ sở đi đầu trong cả nghiên cứu và thực tiễn triển khai đổi mới PPDH.
- Việc đổi mới PPDH trong trường sư phạm bao giờ cũng có ý nghĩa kép: không chỉ thay đổi chất lượng đào tạo GV của trường mà còn có ý nghĩa lớn trong việc hình thành năng lực dạy học của sinh viên theo yêu cầu mới..
- Hà Thế Ngữ (1989), “Đổi mới tư duy giáo dục – đòi hỏi cấp thiết để tiếp tục phát triển giáo dục ở Việt Nam”, Báo cáo tại phiên họp toàn thể ngày của Đại hội lần thứ X Hiệp hội Khoa học Giáo dục thế giới (AMSE) họp ở Praha năm 1989, T/c Thông tin Khoa học Giáo dục số 18 năm 1989.
- Phạm Văn Đồng, “PPDH phát huy tính tích cực - một phương pháp vô cùng quý báu”, T/c Nghiên cứu Giáo dục (Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục) số 271, năm 1994.
- Trần Hồng Quân “Cách mạng về phương pháp sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho thời đại mới”, T/c NCGD, số Nguyễn Minh Hiển, “Đổi mới chương trình và PPDH ở bậc tiểu học theo hướng ổn định, gắn kết chặt chẽ việc dạy chữ và dạy người”, T/c NCGD 7/1999.
- Lê Đức Phúc, “Cần đổi mới những gì về phương pháp nghiên cứu và dạy học hiện nay”, T/c Thông tin KHGD, số 18/1989.
- Đỗ Đình Hoan, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài “Đổi mới PPDH ở tiểu học”, T/c Thông tin KHGD số 48 (1995.
- Phạm Viết Vượng, “Biến chủ trương đổi mới PPDH thành hiện tượng sinh động trong nhà trường”, T/s Giáo dục số 25 (tháng 3/2002.
- Hà Thế Ngữ, Phạm Thị Diệu Vân, “Giáo dục học” (dùng trong trường THSP), NXB Giáo dục, Hà Nội - 1993.
- Ngô Hiệu, “Bản chất quá trình dạy học phổ thông và yêu cầu của nó đối với PPDH phổ thông”, T/c Nghiên cứu Giáo dục số 234, tháng 11/1991.
- Trần Kiều, “Một vài suy nghĩ về đổi mới PPDH trong trường phổ thông ở nước ta”, T/c NCGD số 276 (tháng 5/1995.
- Trường cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo,“Nguyễn Ngọc Quang, người góp phần đổi mới lý luận dạy học”, NXB Đại học Quóc gia Hà Nội 1998.
- Phạm Minh Hạc, “Phương pháp tiếp cận hoạt động - nhân cách và lý luận chung về phương pháp dạy học”, T/c NCGD số 173, tháng 10 / 1986.
- Lâm Quang Thiệp, “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp và quy trình đổi mới phương pháp dạy và học cho đại học Việt Nam”, Báo cáo tổng kết đề tài đặc biệt ĐHQGHN, mã số QG.
- Nguyễn Văn Đản, “Về phương hướng cải tiến dạy học ở trường phổ thông”, T/c NCGD số 234 (tháng 11/1991.
- Nguyễn Kỳ, “Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học”, T/c Ngiên cứu Giáo dục số 286 (tháng 3/1996.
- Trần Kiều, “Đổi mới đánh giá - đòi hỏi bức thiết của đổi mới PPDH”, T/c NCGD số 282 (tháng 11/1995.
- Trần Bá Hoành, “Phương pháp tích cực”, T/c NCGD số 286 (tháng 3/1996.
- Nguyễn Bá Kim, “Về định hướng đổi mới PPDH”, T/c NCGD số chuyên đề 322 (quý I / 1999)..
- Đặng Thành Hưng, “Về khái niệm PPDH trong điều kiện đổi mới giáo dục”, T/c Giáo dục số 2 (tháng 4/2001)..
- Tác giả: TS