« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂNRỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ


Tóm tắt Xem thử

- ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂNRỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ.
- Đứng trênquan điểm sinh thái nhân văn, qua lượng giá kinh tế các loại hàng hóa dịch vụ tài nguyên môi trường tại các thời điểm năm tổng giá trị kinh tế của Hệ Sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ tăng dần qua các năm.Kết quả của nghiên cứu cho thấy động thái phát triển của Hệ Sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ dựa trên phương thức quản lý cân bằng giữa bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn hiện nay của thành phố Hồ Chí Minh đã mang lại hiệu quả nhất định,chứng tỏ xu thế phát triển bền vững theo thời gian của khu dự trữ sinh quyển này..
- Từ khóa: Tổng giá trị kinh tế, hệ sinh thái nhân văn, động thái phát triển, giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp, giá trị sử dụng lựa chọn, giá trị tồn tại..
- Quản lý một hệ thống tài nguyên môi trường dưới góc nhìn sinh thái nhân văn là vấn đề còn mới và chưa đi vào thực tế sâu rộng ở đất nước ta, dù các văn bản hướng dẫn của các Bộ, Ngành đã được ban hành, đặc biệt là các phương pháp lượng giá kinh tế tài nguyên môi trường..
- Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chỉ tiêu tổng giá trị kinh tế để tính toán sơ bộ hiệu quả của việc quản lý Hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ theo thời gian, nhằm mục đích đặt ra vấn đề để các đồng nghiệp cùng bàn bạc và thảo luận..
- Khu Dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn cần Giờ là khu dự trữ sinh quyển thế giới được MAB/UNESCO công nhận đầu tiên ở nước ta vào năm 2000, đến năm 2010 đã có báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động sau 10 năm thành lập được MAB/UNESCO cho là có hiệu quả cao trong việc cân bằng giữa bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn thông qua các Chương trình hoạt động dài hạn được hình thành dựa trên sự tham gia của cộng đồng.
- quả nghiên cứu này sẽ có ích đối với các khu dự trữ sinh quyển đã được MAB/UNESCO công nhận tại Việt Nam trong việc quản lý với các mục tiêu phát triển bền vững..
- Xác định dòng năng lượng vật chất và thông tin của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ..
- Sử dụng tổng giá trị kinh tế của các loại hàng hóa dịch vụ môi trường của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ để phân tích động thái phát triển của hệ sinh thái nhân văn này..
- Niên giám thống kêhuyện Cần Giờ .
- Các phương pháp tính toán giá trị kinh tế hàng hóa dịch vụ tài nguyên môi trường - Đối với các loại hàng hóa có giá trị sử dụng trực tiếp.
- Đối với các loại hàng hóa dịch vụ có giá trị sử dụng gián tiếp sử dụng các phương pháp:.
- Đối với giá trị sử dụng lựa chọn và giá trị tồn tại: qua phiếu phỏng vấn để xác định ý muốn chi trả của cộng đồng người dân – chuyên gia – khách du lịch..
- Hệ sinh thái nhân văn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ 3.1.1.
- Qua nghiên cứu, chúng tôi hình thành nên sơ đồ dòng năng lượng vật chất của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ như hình sau:.
- Hình 3.1: Sơ đồ dòng năng lượng vật chất trong hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
- Chúng ta thấy hệ tự nhiên Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ hấp thu năng lượng mặt trời, hình thành nên các dòng năng lượng thông qua các chuỗi thức ăn và tạo ra nguồn dinh dưỡng nội hệ để tạo nên vật chất là các loại hàng hóa dịch vụ môi trường, sẳn sàng cung ứng cho hệ xã hội khi con người có nhu cầu phát triển..
- Sơ đồ dòng thông tin của hệ Sinh thái Nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ theo chúng tôi như trong hình sau:.
- Hình 3.2.Sơ đồ dòng thông tin cơ bản trong hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
- Tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ tại các thời điểm năm và 2012.
- Dòng năng lượng vật chất và thông tin trong hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ hình thành nên động thái phát triển của hệ, thể hiện qua các hoạt động kinh tế nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên và hàng hóa dịch vụ môi trường của người dân Cần Giờ.
- Chúng ta có thể sử dụng sơ đồ tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ trình bày ở hình sau để phân tích động thái phát triển của hệ:.
- Hình 3.3.Sơ đồ tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
- Các thành phần cấu thành tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
- +Giá trị sử dụng trực tiếp: được cấu thành do giá trị kinh tế của bốn loại sản phẩm là lâm sản, nông sản, thủy sản và muối khai thác được bình quân hàng năm từ hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ..
- +Giá trị sử dụng gián tiếp: được cấu thành do giá trị của hai loại hàng hóa dịch vụ môi trường của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ là cảnh quan môi trường phục vụ cho du lịch và khả năng cố định carbon của cây rừng Đước trồng và rừng tự nhiên tái sinh..
- Giá trị sử dụng lựa chọn: cấu thành do ý muốn chi trả của công chúng để giữ gìn hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, phục vụ cho mục đích tiêu khiển cá nhân trong tương lai..
- Giá trị di sản:cấu thành do chi phí sẵn lòng trả của xã hội cho mục đích bảo tồn thiên nhiên hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ hàng năm để các thế hệ tương lai được thừa hưởng như thế hệ hiện nay được hưởng..
- +Giá trị tồn tại: cấu thành do chi phí sẳn lòng trả của công chúng để bảo tồn đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ..
- Tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
- Tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ tại thời điểm năm và năm 2012 như trong bảng sau:.
- Tổng giá trị kinh tế hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ năm và năm 2012.
- Các loại giá trị Năm 1999 (đ) Năm 2005 (đ) Năm 2012 (đ) I.
- Giá trị sử dụng.
- Giá trị sử dụng trực tiếp 1.1.
- Thủy sản 1.4.
- Giá trị sử dụng gián tiếp 2.1.
- Giá trị chưa sử dụng.
- Giá trị lựa chọn 2.
- Giá trị di sản 3.
- Giá trị tồn tại.
- 3.3.Phân tích động thái phát triển của hệ sinh thái nhân văn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ.
- Căn cứ trên cơ cấu thành phần các loại hàng hóa dịch vụ môi trường, tỷ lệ giữa tổng lợi ích do bảo tồn và tổng lợi ích do phát triển trong tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ tại các thời điểm .
- chúng ta phân tích được động thái phát triển của hệ và hiểu rõ xu thế phát triển của từng loại hàng hóa dịch vụ môi trường..
- Chúng ta thấy rằng lượng tăng trưởng sinh khối cây rừng bình quân của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ có thể thu được ổn định hàng năm tối thiểu là 6.869,41m 3 , với đơn giá 500.000 đ/m 3 , cho ra giá trị bằng tiền là:.
- Tuy nhiên, hiện nay theo quyết định nghiêm cấm tỉa thưa rừng ngập mặn Cần Giờ của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, nên từ năm 1999 đến nay lượng gỗ củi này thay vì được lấy ra tận dụng thì lại bỏ phí trong rừng..
- Hình 3.4: Biểu đồ tăng trưởng sản lượng trồng trọt.
- Hình 3.5: Biểu đồ tăng trưởng sản lượng chăn nuôi.
- Hình 3.6: Biểu đồ tăng trưởng sản lượng thủy sản.
- Hình 3.7: Biểu đồ tăng trưởng sản lượng muối.
- Do điều kiện sản xuất muối tại Cần Giờ trên nền đất phèn tiềm tàng lẫn bùn nên chất lượng muối không cao, đặc biệt những nơi có thể khôi phục lại rừng ngập mặn không nên sản xuất muối..
- Qua hình sau đây, nhận thấy lượng du khách tăng theo thời gian, đặc biệt tăng đột biến trong hai năm 2000 và 2001, do Cần Giờ được công nhận là khu dự trữ sinh quyển quốc tế vào năm 2000..
- Lượng cố định carbon được tính bằng hai cách tính khác nhau, cách tính thứ nhất là căn cứ theo chỉ số diện tích lá của Barry Clough để tính cho hai thời điểm 1999 và 2005, cách tính thứ hai là theo tổng trữ lượng carbon tích lũy được tại thời điểm năm 2012 của rừng ngập mặn Cần Giờ theo kết quả nghiên cứu của Viên Ngọc Nam.
- Chúng ta thấy rằng năng lực cố định carbon của khu rừng ngập mặn Cần Giờ tăng trong giai đoạn nhưng không nhiều, vì.
- dễ nhận thấy rằng khu rừng ngập mặn Cần Giờ đang dần đến tuổi thành thục, nên khả năng cố định carbon vẫn tăng dần, nhưng chậm.
- Tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu năm 2012 của Viên Ngọc Nam, chúng ta có thể thấy khả năng cố định carbon của rừng ngập mặn Cần Giờ có thể đang có dấu hiệu giảm dần..
- Giá trị di sản.
- Giá trị di sản được thể hiện ở hình sau cho thấy giá trị di sản tăng theo thời gian, chứng tỏ ý muốn chi trả của công chúng ngày càng cao hơn, xác định ý thức bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ và môi trường ngày càng gia tăng..
- Hình 3.9: Biểu đồ tăng trưởng giá trị di sản.
- Giá trị tồn tại được thể hiện ở hình sau cho thấy sự tăng trưởng giá trị tồn tại cũng tăng theo thời gian.
- Giá trị tồn tại của Hệ Sinh thái Nhân văn rừng ngập mặn Cần Giờ tăng theo thời gian, xác định công chúng có ý thức về giá trị của hệ sinh thái nhân văn Cần Giờ ngày càng cao hơn..
- Hình 3.10: Biểu đồ tăng trưởng giá trị tồn tại.
- Để so sánh tổng hợp tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái nhân văn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ tại hai thời điểm năm 1999 và năm 2012, bảng sau đây cho thấy sự gia tăng giá trị của các loại hàng hóa dịch vụ môi trường trong vòng 14 năm..
- So sánh tổng giá trị kinh tế hệ sinh thái nhân văn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ năm 1999 và năm 2012 Các loại giá trị Năm 1999 (đ) Năm 2012 (đ) Tăng.
- NHẬN XÉT CHUNG VỀ ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA HỆ SINH THÁI NHÂN VĂN KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ:.
- Về lâm sản: Khả năng tận thu hàng năm khoảng 6.668,14m 3 gỗ củi là trong độ tăng trưởng sản lượng gỗ cho phép của hệ sinh thái nhân văn khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ..
- Về nông sản: Trồng trọt và chăn nuôi là các hoạt động kinh tế phải bổ sung một ít năng lượng từ bên ngoài vào trong hệ, nhưng là các hoạt động mang tính truyền thống từ gần trăm năm nay của cư dân Cần Giờ dù năng suất rất thấp so với các vùng ngoại thành khác của thành phố..
- Hiện nay, theo chủ trương chung của thành phố Hồ Chí Minh về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cần xác định lại loài cây con phù hợp với điều kiện tự nhiên của Cần Giờ nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn..
- Diện tích quy hoạch nuôi trồng thủy sản ở Cần Giờ hiện nay lên đến 9.160 ha là giới hạn cho phép, muốn tăng năng suất cần tăng cường đầu tư về mặt kỹ thuật và công nghệ chứ không mở rộng diện tích thêm nữa.
- Cần thiết phải khảo sát lại để chuyển đổi diện tích làm muối chất lượng kém sang trồng lại rừng ngập mặn.
- Về lượng du khách: Theo quy hoạch phát triển khu du lịch sinh thái Cần Giờ đến năm 2010 của Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, diện tích phục vụ cho du lịch sinh thái giao cho các đơn vị làm du lịch là 1.014 ha, như thế sức chứa thường xuyên cho du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là:.
- Nếu chọn mức 400m 2 /người/ngày thì sức chứa của các điểm du lịch ở Cần Giờ tại các tiểu khu 15a, 17, 21, 5b, 10a sẽ là:.
- Như thế, tiềm năng về sức chứa khách du lịch sinh thái còn rất lớn.
- Nếu có đầu tư đúng mức để đa dạng hóa các tour du lịch sinh thái nhằm thu hút du khách chắc chắn lượng khách du lịch sẽ tăng theo thời gian..
- Về giá trị di sản và giá trị tồn tại: Một khi đời sống xã hội phát triển, thu nhập của người dân tăng thì ý muốn chi trả cho việc bảo tồn cũng sẽ tăng theo..
- NHẬN XÉT VỀ SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA HỆ TỰ NHIÊN VÀ HỆ XÃ HỘI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ:.
- Hệ tự nhiên Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên môi trường tạo ra nguồn hàng hóa và dịch vụ tài nguyên môi trường cung ứng cho cư dân Cần Giờ (hệ xã hội), trong năm 2012 lên đến đ, tạo ra công ăn việc làm với thu nhập bình quân 2.690.639đ/người/tháng cho cư dân Cần Giờ theo số liệu thống kê năm 2012 của huyện Cần Giờ như trong bảng sau:.
- Tổng số lao động theo ngành nghề trên địa bàn huyện Cần Giờ năm 2012.
- Hệ xã hội Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ đã có tác động tích cực trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý, các hoạt động kinh tế lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản còn dưới mức giới hạn cho phép của hệ tự nhiên thông qua các định chế được thực hiện nghiêm minh, mặc dù có lúc có nơi chưa được hoàn chỉnh.
- Nhìn chung, hiện nay hoạt động bảo tồn được coi là mục tiêu phát triển chính trong việc quản lý hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy Hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ với dòng năng lượng vật chất và thông tin cụ thể, thông qua các hoạt động kinh tế hiện có trên địa bàn huyện Cần Giờ.
- Tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái nhân văn khu dự trữ sinh quyển rừng ngâp mặn Cần Giờ tại ba thời điểm năm 1999 là đ, năm 2005 là đ và năm 2012 là đ.
- Chúng ta thấy rằng động thái phát triển của hệ với tốc độ tăng trưởng chung trong đó lợi ích do bảo tồn tăng 2.297,63%.
- Động thái phát triển của hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ trong thời gian vừa qua đang theo xu hướng phát triển bền vững trên quan điểm sinh thái nhân văn và cách tiếp cận bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn.
- Tuy nhiên, trước tình trạng biến đổi khí hậu đang có tác động ngày càng rõ nét đến Việt Nam, cần có các nghiên cứu về khả năng thích ứng với rủi ro của hệ sinh thái nhân văn này nhằm bổ sung các giải pháp quản lý một cách kịp thời..
- Niên giám thống kê huyện Cần Giờ từ năm .
- UBND huện Cần Giờ..
- Phương án điều chế của 24 tiểu khu rừng ngập mặn Cần Giờ.
- Hồ Chí Minh (2002), Khu Dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, nhà xuất bản Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh, 311 tr..
- Viên Ngọc Nam (2012), Nghiên cứu khả năng cố định carbon của rừng ngập mặn trong Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài nghiên cứu khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh..
- Trần Văn Thông (chủ nhiệm), Tôn Nữ Quỳnh Trân, Trần Quang Ánh, Lê Đức Tuấn, Ngô Văn Phong và cộng sự (Lê Văn Năm, Trương Hoàng Trương, Tô Thị Hồng Yến, Phạm Thanh Thôi, Trương Thanh Thảo) (2005),Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên và nhân văn ở Khu Dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh theo hướng phát triển bền vững, đề tài nghiên cứu khoa họcSở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển, 132 tr..
- Trong Tuyển tập hội thảo khoa học “Xây dựng chương trình hoạt động dài hạn cho Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ”.
- Sản lượng tận dụng (stere).
- Nguồn: Tính toán căn cứ trên Sổ điều chế rừng và Bảng sinh trưởng, tăng trưởng thể tích theo tuổi của rừng Đước trồng tại Cần Giờ (theo Viên Ngọc Nam, 2004).
- Diện tích và sản lượng muối từ năm .
- Số lượng khách tham quan Cần Giờ từ năm .
- Nguồn: Ban Quản lý Khu Du lịch 30/04 huyện Cần Giờ, 2013) Phụ lục 7: Năng suất quang hợp thuần của rừng Đước trồng tại Cần Giờ.
- Lượng carbon cố định được trong năm 1999 của rừng Đước trồng tại Cần Giờ.
- Lượng carbon cố định được trong năm 2005 của rừng Đước trồng tại Cần Giờ.
- Tổng lượng carbon cố định được tại thời điểm năm 2012 của rừng ngập mặn Cần Giờ