« Home « Kết quả tìm kiếm

DU KÝ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM VIẾT VỀ NƯỚC PHÁP VÀ MỐI QUAN HỆ VIỆT - PHÁP GIAI ĐOẠN CUỐI THẾ KỶ XIX - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX


Tóm tắt Xem thử

- DU Ký CñA NG¦êI VIÖT NAM VIÕT VÒ N¦íC PH¸P Vµ MèI QUAN HÖ VIÖT - PH¸P GIAI §O¹N CUèI THÕ Kû XIX - NöA §ÇU THÕ Kû XX.
- Một cách khái quát, các nhà lý luận xác định: “Du ký – Một thể loại văn học thuộc loại hình ký mà cơ sở là sự ghi chép của bản thân người đi du lịch, ngoạn cảnh về những điều mắt thấy tai nghe của chính mình tại những xứ sở xa lạ hay những nơi ít người có dịp đi đến.
- Hình thức của du ký rất đa dạng, có thể là ghi chép, ký sự, nhật ký, thư tín, hồi tưởng, miễn là mang lại những thông tin, tri thức và cảm xúc mới lạ về phong cảnh, phong tục, dân tình của xứ sở ít người biết đến.
- Dạng đặc biệt của du ký phát huy cái chất ghi chép về miền xa lạ của nó là du ký về các xứ sở tưởng tượng, có tính chất không tưởng hay viễn tưởng khoa học.
- Dạng du ký khác đậm đà phong vị phương Đông là ghi chép cảm tưởng, nhận xét về những nơi danh lam thắng cảnh đất nước.
- Thể loại du ký có vai trò quan trọng đối với văn học thế kỷ XVIII – XIX trong việc mở rộng tầm nhìn và tưởng tượng của nhà văn.
- Sang thế kỷ XX, du ký mang nhiều tính chất tư liệu khoa học do các nhà địa chất, nhà dân tộc học viết.
- Loại du ký khoa học cũng rất thịnh hành” 1.
- Định nghĩa trên đây đã khái quát được những đặc điểm cơ bản nhất của du ký mà chúng tôi duy danh là thể tài du ký.
- Tuy nhiên, thể tài du ký là một bộ phận văn học còn chưa được chú ý đúng mức.
- Khi nói đến “thể tài du ký”, cần được hiểu, đó là sự nhấn mạnh hơn ở phía đề tài, phía nội dung và cảm hứng nghệ thuật nơi người viết chứ không phải ở phía thể loại.
- Thu hút vào địa hạt du ký có các sáng tác bằng thơ, phú và các bài văn xuôi theo phong cách ký, ký sự, phóng sự, ghi chép, khảo cứu, hồi ức về các chuyến đi, các điểm du lịch, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, sinh thái, kiến trúc, mỹ thuật.
- thậm chí có thể liên quan tới nhiều phương diện của xã hội học, văn hoá học, khảo cổ học, dân tộc học và văn hoá.
- văn nghệ dân gian khác nữa… Do đó đã xuất hiện thực tế là có tác phẩm nằm ở trung tâm của thể tài du ký và nhiều trang viết khác lại nằm ở đường biên hoặc có sự hỗn dung, pha tạp với những sắc độ đậm nhạt khác nhau, cả về đối tượng, phạm vi đề tài, nội dung hiện thực lẫn phong cách thể loại..
- Nhận diện các tác phẩm du ký Việt Nam trong mối quan hệ quốc tế, có thể chia thành hai bộ phận chính: loại du ký của người Việt ghi chép qua các chuyến đi đến các nước và loại du ký do người nước ngoài ghi chép khi đến Việt Nam.
- Ở bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát các trang du ký thuộc giai đoạn cuối thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX và cũng chỉ giới hạn ở các tác phẩm du ký tiêu biểu viết về nước Pháp, thông qua đó xác định rõ thêm quan niệm của một bộ phận trí thức về thế giới phương Tây hiện đại và về mối quan hệ Pháp - Việt đương thời..
- Các tác phẩm du ký viết về nước Pháp đương nhiên phải do những người đã trực tiếp đặt chân đến nước Pháp viết ra.
- Bên cạnh những quan sát về nền kỹ nghệ và cách thức tổ chức xã hội nước Pháp theo mô hình phương Tây hiện đại, các tác giả nhận thức rõ nhu cầu cần canh tân đất nước, cần tự cường và phát triển đất nước theo xu thế hiện đại hoá.
- Có thể nói, các chuyến đi và tiếp xúc thực tế với nước Pháp và người Pháp đã giúp họ thức tỉnh, bình tĩnh đánh giá khách quan hơn về thực trạng xã hội Pháp một thời.
- Xét về bản chất quan hệ Đông - Tây, có thể coi các tác phẩm du ký này là những trang sử, những bức tranh hiện thực và cách hình dung của tầng lớp trí thức Tây học bằng ngôn từ nghệ thuật về cảnh quan, thực trạng đời sống kinh tế - văn hoá và xã hội nước Pháp giai đoạn cuối thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX.
- Với tư cách người trong cuộc và ở nhiều vị thế khác nhau, các trang du ký của họ giúp chúng ta hiểu biết, đánh giá đầy đủ hơn nhận thức và tâm trạng của một bộ phận trí thức đương thời trong quá trình tiếp xúc với nước Pháp và văn hoá - văn minh phương Tây.
- Nhìn rộng ra, điều này cũng góp phần lý giải mối quan hệ giữa tính dân tộc và quốc tế, dân tộc và tiến bộ xã hội, phương Đông và phương Tây, thể chế xã hội và quy luật tiến hoá lịch sử....
- Những quan sát, nhận thức về nước Pháp góp phần mở đường cho nhận thức về so sánh văn hoá Đông - Tây, kỹ nghệ Đông - Tây, tư duy Đông - Tây.
- Những cảm nhận đó vừa có mặt hợp lý, tích cực, vừa phù hợp với quy luật tiến hoá xã hội và xu thế hội nhập quốc tế....
- Tác gia Sài Gòn - Gia Định Trương Minh Ký học trò Trương Vĩnh Ký - có tập du ký bằng thơ Như Tây nhật trình, được viết theo thể song thất.
- Thiên du ký dài khoảng 2000 câu thơ, khởi đăng trên Gia Định báo từ ngày 10/4/1888.
- Tập du ký này lại cũng được đăng tải trên Gia Định báo từ ngày 10/6/1890 và sau đó in thành sách tại Sài Gòn vào năm 1891 2 .
- Thiên du ký được trình bày theo trình tự thời gian, theo tuyến sự kiện từ ngày ra đi, những ngày tàu lênh đênh trên sóng biển, những chuyến đi xe hoả, những cuộc du ngoạn ở Paris hoa lệ, những chuyến viếng thăm bạn bè, nhà máy, công xưởng cho tới ngày trở về.
- Trên tất cả, Trương Minh Ký thừa nhận sự giàu mạnh của nước Pháp và vị thế của người đi trước, người mở đường, dẫn đường, chỉ đường đối với nước Việt lúc bấy giờ còn đang nhỏ - yếu - nghèo:.
- Thuộc lớp trí thức Tây học đầu tiên, Trương Minh Ký với tập du ký bằng thơ Chư quấc thại hội không chỉ đóng vai trò người mở đầu nền văn chương quốc ngữ mà còn có công ghi chép, thể hiện bằng thơ chuyến công du đến nước Pháp và phản ánh khá sinh động một kỳ hội chợ tại nước Pháp vào năm 1889.
- Nhà văn hoá Phạm Quỳnh đã có những đóng góp đặc biệt quan trọng ở thể tài du ký, khi viết về nước Pháp và mối quan hệ Việt - Pháp hồi đầu thế kỷ XX trong Pháp du hành trình nhật ký 3 , Thuật chuyện du lịch ở Paris 4 .
- Năm ấy Phạm Quỳnh tròn ba mươi tuổi.
- Trong nửa năm ở Pháp, ông chủ ý đi - xem - nghe càng nhiều càng tốt, từ đó suy nghĩ, so sánh, đối sánh văn minh và thế cuộc nước Pháp với xứ sở Việt Nam.
- Từ góc độ nhà hoạt động xã hội, nhà văn hoá, nhà chính trị, ngay khi ở Marseille, Phạm Quỳnh đã tới nghe một nữ bác sỹ diễn thuyết về "cái phong trào cách mệnh và cái chủ nghĩa quá khích ở nước Nga".
- Điều này cho thấy không khí tương đối tự do, dân chủ trong sinh hoạt chính trị, học thuật ở nước Pháp bấy giờ và được Phạm Quỳnh tán đồng, thậm chí còn liên hệ trở lại với tư tưởng xã hội phương Đông: "Ta thường đọc sách đọc báo chỉ thấy công kích cái phong trào quá khích ở nước Nga.
- cũng nên nghe có người tán dương cổ đãng cái phong trào ấy, mới có thể chiết trung mà phán đoán cho đúng được.
- Nhưng đạo ấy đời nay có dùng được nữa không? Ngoài sự lý tưởng, đạo ấy có thể đem ra thực dụng ở cái thế giới cạnh tranh này không?.
- Tham dự một buổi thảo luận về chính sách giáo dục, Phạm Quỳnh rút ra kết luận: "Ở một nước tự do có khác, bất cứ việc gì cũng có thể đem ra công chúng mà nghị luận được.
- Với sở học và nếp nghĩ truyền thống, học giả Phạm Quỳnh thấy mỗi ngày ở nước Pháp đều có thể hiểu biết, học hỏi thêm nhiều điều mới lạ.
- có chân trong Hội Đông phương Ái hữu: "Thật là một bà chủ salon theo như lịch sử phong nhã của nước Pháp.
- Bao giờ cho xã hội An Nam ta cũng có những bậc đàn bà nhã thú như thế.
- Điều quan trọng hơn, Phạm Quỳnh đi đến những nhận xét tổng quan, bày tỏ chính kiến về xã hội, về mối quan hệ Việt - Pháp, về tương quan Đông - Tây và xác định con đường tiến hoá, tiến bộ xã hội: "Những đường phố sang trọng xem ra lại không vui bằng những xóm bình dân, người thượng lưu vẫn không muốn dự, cho mới biết dẫu ở nước dân chủ bình đẳng, các giai cấp vẫn có ý muốn đặc biệt nhau, và sự bình đẳng hoàn toàn, có lẽ không bao giờ có được".
- Phải có một cái sức học, một cái trí khôn, một con mắt sáng khác thường, mới có thể xét không sai mà đoán không lầm được.
- Đại khái nói rằng nước Việt Nam là một nước cổ, vốn đã có một cái văn hoá cũ, nhưng cái văn hoá cũ ấy ngày nay không thích hợp với thời thế nữa, cần phải có cái văn hoá mới đời nay thì mới có thể sinh tồn được trong thế giới bây giờ.
- Cái văn hoá mới ấy dân chúng ta nhờ quý Đại Pháp truyền bá cho.
- Trên tất cả, Phạm Quỳnh ngợi ca Paris và nước Pháp: "Mình cũng phân vân chửa định về ở thế nào.
- Dẫu Đông Kinh, Yên Kinh, Kim Lăng, Thuận Hoá của Á Đông anh cũng không đâu thu gồm được lắm cái vẻ tinh hoa của văn hoá bằng ở đây"..
- Không có gì phải nghi ngờ việc Phạm Quỳnh thực sự bị thuyết phục bởi nước Pháp "quả tim thế giới khối óc văn minh tinh hoa của văn hoá".
- Nhìn về nước Pháp, ông thấy đây là mối quan hệ tòng thuộc, cần hướng theo nền kỹ nghệ và cơ cấu chính trị - văn hoá kiểu Pháp.
- Có một điều cần chú ý là Phạm Quỳnh không rập khuôn máy móc một chiều mà luôn cố gắng tìm ra phương hướng canh tân thích hợp, coi trọng nền văn hoá Pháp nhưng vẫn bảo tồn truyền thống dân tộc, đề cao việc học tiếng Pháp nhưng vẫn đề xuất việc học thành thục tiếng An Nam "nhiên hậu có thì giờ sẽ học đến tiếng ngoài".
- Tất cả những điều đó cho thấy học giả Phạm Quỳnh thực sự xứng đáng là một nhà văn hoá, nhà hoạt động truyền bá văn hoá xuất sắc nửa đầu thế kỷ XX..
- Trong tư cách một học sinh, Tùng Hương chủ yếu kể lại cuộc sống của người học trò nghèo và những quan sát bước đầu về một nước Pháp xa lạ.
- Tùng Hương say mê kể lại kỹ thuật chụp ảnh ở nước Pháp thời bấy giờ: "Bày đồ ra, chụp ảnh rồi mới ăn.
- Điều đặc biệt hơn, người học trò tự phát hiện và giải thích cái sự biểu tình ở nước Pháp: "Anh có biết biểu tình là gì không? Như ông nào cầm quyền mà có làm điều gì bất bình, thì họ hiệp đoàn nhau rồi kéo đi reo hò cùng hàng phố.
- Rồi hình như bạn học trò Tùng Hương có làm quen với chính trị và cái gọi là hoạt động xã hội: "Lúc này tuyển cử nghị viện ở Hạ nghị viện.
- Rất có thể đây là lần đầu và cũng là lần cuối, Tùng Hương làm quen với lẽ tự do, dân chủ, tranh đấu.
- Mở đầu, tác giả nhấn mạnh nhu cầu du học và việc học của người Việt tới nước Pháp: "Được hai năm nay, người An Nam mình sang du học bên Pháp một ngày một đông.
- Trong một bộ phận thanh niên đương thời, đây là con đường mở rộng kiến văn và hứa hẹn mỗi người có thể trở thành nhà trí thức thực thụ..
- Trên vị thế một người giàu có, am hiểu xã hội, tác giả tìm mọi cơ hội để thâm nhập, xét đoán và so sánh hai cơ sở kinh tế, văn hoá Việt - Pháp.
- Cô Vân Anh cảm nhận rõ môi trường nước Pháp đã làm thay đổi con người, nâng nhận thức và tư cách của họ lên một tầm cao mới: "Anh em lao động ta ở Marseille, có lẽ khi còn ở nước nhà chỉ là chú tá điền chịu để cho mấy ông chủ ruộng bất nhơn hành hạ, hay là một người vất vả làm ăn, mềm mỏng luồn luỵ.
- Sau này cô còn có nhiều dịp chỉ ra những sự tương phản và cả những bất công trong đời sống và xã hội Pháp: "Thật, bên Paris, nếu có những gia đình ở nhà lầu năm bảy từng, trải nệm gấm, lót gạch bông, phòng nầy phòng khác, rộng rãi thinh thang, thì cũng có biết bao nhiêu cái gia đình, vợ chồng con cái cả đoàn mà ở chui rúc vào những xó không có chỗ thở.
- Xem xét và so sánh cách thức tổ chức và lề lối quản lý xã hội, cô Vân Anh nhận ra nhiều điều văn minh tiến bộ ở nước Pháp hơn hẳn bên An Nam.
- Cô xót xa cảm nhận sự thật về tính cách và lối sống của người Việt: "Xét ra cho cùng, cái xã hội mình tệ thiệt.
- Cảnh đời như vậy, hèn chi có nhiều người đã sang Pháp, thấy mọi việc tổ chức xã hội ở bên ấy, về thấy xã hội mình mà sanh buồn sanh chán là vì thế".
- Có thể thấy lối sống công nghiệp và cơ chế quản lý xã hội tiến bộ thời bấy giờ đã giúp cho nước Pháp mau chóng phát triển và trở thành khuôn mẫu trong cách nhìn của cô Vân Anh..
- Có thể nói đó là lời tự thú thành thực về xúc cảm thẩm mỹ và vốn hiểu biết của cô Vân Anh.
- Trải mười tháng ở Pháp, tác giả có nhiều dịp tham dự các hoạt động chính trị - xã hội và bước đầu nhận ra những điều khác lạ, bao gồm cả sự hợp lý và nghịch lý của xã hội dân chủ tư sản Pháp.
- Suy nghĩ sao nước Pháp đã thành tâm khai hoá cho ta mà rượu và thuốc phiện là hai thứ thuốc độc giết người lại để cho được hoành hành mà không ngăn cấm?".
- Thêm nữa, rất nhiều lần cô Vân Anh nói đến hoạt động của cộng sản và cuộc đấu tranh xã hội của các phe phái, trong đó có vấn đề đấu tranh giai cấp, chính quốc và thuộc địa, lớp chủ và thợ, sự phân hoá giàu nghèo.
- Trải qua gần một thế kỷ, xã hội Pháp ngày nay đã điều chỉnh và phát triển vượt bậc.
- Tuy nhiên, những ghi chép của cô Vân Anh ngày đó cũng cho thấy phần nào diện mạo đời sống xã hội nước Pháp và khả năng áp bức, chi phối, bóc lột của tư bản Pháp với người dân lao động cả ở chính quốc cũng như ở nước thuộc địa..
- Trong Một ngày Tết của học sanh ta ở Lyon, tác giả hồi tưởng lại câu chuyện buồn về những người bạn chết vì bệnh lao.
- tôi đi đám cưới ở Thuỵ Sỹ, bác sỹ Lê Văn Ngôn thuật lại chi tiết quang cảnh đám cưới ở một làng thuộc Thuỵ Sỹ giáp ranh nước Pháp.
- tác giả miêu tả cuộc sống làng quê nước Pháp thật yên bình.
- Qua ba đoạn hồi ức trên, có thể thấy bác sỹ Lê Văn Ngôn đã cảm nhận và phản ánh được chiều sâu đời sống văn hoá và tâm hồn người dân lao động Pháp.
- Có đọc những trang du ký của bác sỹ Lê Văn Ngôn mới hiểu rõ và toàn diện hơn con đường phấn đấu gian nan của lớp trí thức trẻ An Nam ở Pháp hồi đầu thế kỷ XX..
- Qua các trang du ký viết về nước Pháp giai đoạn cuối thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX, có thể rút ra nhiều bài học trong việc đánh giá lịch sử cũng như xác định những bài học kinh nghiệm cho tương lai.
- Trước hết, đó là sự thức tỉnh trong nhận thức mỗi cá nhân về một nước Pháp hiện đại nhưng chất chứa nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết.
- Thứ hai là những trăn trở của người trong cuộc về hiện tình đất nước quá lạc hậu trong tương quan với nước Pháp đang trên đường phát triển tư bản và hiện đại hoá.
- Thứ ba là những cảm nhận sâu sắc về nền văn hoá và con người Pháp gắn với truyền thống và thể chế xã hội dân chủ, tiến bộ, hướng về lợi ích và sự tôn trọng quyền sống của con người cá nhân.
- Thứ tư là khả năng nhận thức về mối quan hệ giữa đạo lý và tiến bộ xã hội theo thước đo của phương Đông rất cần được điều chỉnh, thay đổi theo hướng đi của người phương Tây.
- Thứ năm là việc nhận thức ra con đường canh tân, phát triển đất nước chỉ có thể bằng cách nâng cao dân trí, phát triển giáo dục và đổi mới thể chế xã hội theo mô hình tiến bộ của nước Pháp và thế giới phương Tây.
- NXB Giáo dục, Hà Nội, 1992, tr.75 - 76..
- Tham khảo Nguyễn Hữu Sơn, Thể tài du ký trên tạp chí Nam Phong, Nghiên cứu Văn học, số 4/ 2007, tr.21- 38..
- In lại trong Du ký Việt Nam - tạp chí Nam Phong tập III (Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm, giới thiệu), NXB Trẻ, TP.
- In lại trong Du ký Việt Nam - tạp chí Nam Phong tập I (Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm, giới thiệu,.
- In lại trong Du ký Việt Nam - tạp chí Nam Phong tập II (Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm, giới thiệu), NXB Trẻ, TP.
- Hồ Chí Minh, 2007, tr.303 - 331.
- In lại trong Văn học Việt Nam thế kỷ XX (Tạp văn và các thể ký Việt Nam quyển Ba, tập I (Trịnh Bá Đĩnh chủ biên), NXB Văn học, Hà Nội, 2007, tr.769 - 776.
- 7 Phạm Vân Anh, Sang Tây (Du ký của một cô thiếu nữ), Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 1, ra ngày 2/5/1929, tr.23..
- 8 Phạm Vân Anh, Mười tháng ở Pháp, Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 25, ra ngày tr.23..
- 9 Phạm Vân Anh, Mười tháng ở Pháp, Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 27, ra ngày tr.21..
- 10 Phạm Vân Anh, Mười tháng ở Pháp, Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 45, ra ngày tr.21 - 22..
- 11 Phạm Vân Anh, Mười tháng ở Pháp, Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 46, ra ngày 3/4/1930, tr.26..
- 12 Phạm Vân Anh, Mười tháng ở Pháp, Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 37, ra ngày tr.17..
- 13 Phạm Vân Anh, Mười tháng ở Pháp, Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 32, ra ngày tr.21..
- 14 Phạm Vân Anh, Mười tháng ở Pháp, Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 33, ra ngày tr.22;.
- số 34, ra ngày tr.23 - 24..
- 15 Phạm Vân Anh, Mười tháng ở Pháp, Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 40, ra ngày tr.21- 22..
- 16 Phạm Vân Anh, Mười tháng ở Pháp, Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 37, ra ngày tr.19 - 20.