« Home « Kết quả tìm kiếm

DU LỊCH HÀ NỘI: HỘI NHẬP VÀ HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG


Tóm tắt Xem thử

- Nhận thức được cơ hội này, ngành du lịch Hà Nội đã và đang tích cực đẩy mạnh việc thu hút khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế.
- Tuy nhiên, phát triển du lịch quá “nóng” cũng bộc lộ những yếu tố kém bền vững.
- Dựa trên hiện trạng phát triển của du lịch Hà Nội trong những năm gần đây, bài viết này phân tích một số vấn đề đặt ra đối với sự phát triển du lịch bền vững và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển bền vững du lịch Hà Nội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế..
- Quan niệm phát triển du lịch bền vững.
- Đối với ngành du lịch, phát triển du lịch bền vững không tách rời khái niệm về phát triển bền vững.
- Khái niệm về du lịch bền vững của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đưa ra tại hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeriro năm 1992:.
- Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và quan tâm đến người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch trong tương lai.
- Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế: Du lịch bền vững có 3 hợp phần chính, đôi khi được ví như “ba chân” 1.
- 1) Thân thiện môi trường, phát triển du lịch bền vững có tác động tích cực đến nguồn lợi tự nhiên và giảm thiểu các tác động đến môi trường (động thực vật, các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm.
- 2) Gần gũi về xã hội và văn hoá, phát triển du lịch không những không gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng đồng nơi mà các hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ du lịch được thực hiện, mà còn tôn trọng văn hoá và truyền thống địa phương..
- Đồng thời phát triển du lịch còn có tác dụng khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng, nhà điều hành tour và quản lý chính quyền) trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát thực hiện..
- 3) Có hiệu quả kinh tế, phát triển du lịch có đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên liên quan.
- Nó không những mang lợi ích cho những nhà kinh doanh du lịch mà còn đem lại lợi ích cho cho nhân viên và cả người xung quanh..
- Một đơn vị kinh doanh du lịch mà có đủ 3 tiêu chí trên thì “sẽ kinh doanh tốt nhờ làm tốt”.
- Một số quan điểm khác thì nhấn mạnh: Phát triển du lịch bền vững là loại hình phát triển mà sự phát triển của hiện tại không làm tổn hại đến sự phát triển ở trong tương lai..
- Trong thời đại hiện nay, phát triển du lịch bền vững là sự đáp ứng đầy đủ nhất, tiện nghi nhất các nhu cầu của khách du lịch, tạo sức hút để khách đến các vùng du lịch.
- Điều cốt lõi trong phát triển du lịch bền vững là bảo đảm sự cân bằng giữa cung và cầu.
- giữa phát triển du lịch quốc tế và du lịch nội địa.
- giữa khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch.
- cân đối giữa yêu cầu phát triển và khả năng quản lý, trong đó nguồn nhân lực du lịch đóng vai trò then chốt.
- Đối với ngành du lịch của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng, phát triển bền vững có nghĩa là việc quản lý toàn bộ các thành phần cấu thành ngành du lịch đảm bảo phát triển cân bằng để có thể mang lại những kết quả có lợi về kinh tế, xã hội mang tính lâu dài mà không gây ra những tổn hại cho môi trường tự nhiên và bản sắc văn hoá của điểm du lịch.
- Quá trình phát triển du lịch bền vững phải kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ cung cấp và tiêu dùng dịch vụ du lịch, nhằm mục đích tái tạo, bảo tồn và phát triển tự nhiên, giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc.
- Theo đó, để đảm bảo sự bền vững của phát triển du lịch thì.
- Tài nguyên du lịch được xem là quản lý bền vững nếu trong quá trình khai thác, phục vụ du lịch đảm bảo được hai tiêu chí sau:.
- Quản lý tài nguyên du lịch bền vững là đảm bảo tài nguyên du lịch không chỉ được bảo vệ mà còn không ngừng được tôn tạo và phát triển cho mục tiêu sử dụng lâu dài..
- Hoạt động quản lý tài nguyên du lịch bền vững cần được thực hiện để xây dựng những sản phẩm du lịch đạt hiệu quả kinh tế cao, tránh tổn thất, lãng phí, đem lại lợi ích nhiều mặt cho xã hội cả về vật chất và tinh thần..
- Mục tiêu của du lịch bền vững là: phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường.
- Như vậy, phát triển du lịch bền vững chính là sự phát triển du lịch của một quốc gia dựa trên sự đảm bảo một cách thống nhất và đồng thời trên 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường:.
- Đồng thời, sự phát triển hoạt động kinh doanh du lịch phải có những đóng góp cụ thể cho phát triển xã hội và cộng đồng.
- Bên cạnh đó, phát triển du lịch còn phải thể hiện ở việc góp phần vào việc giải quyết việc làm cho dân cư địa phương, tăng thu nhập cho nhóm dân cư địa phương này..
- Thực tế hiện nay ở một số quốc gia, song song với việc phát triển du lịch là việc tàn phá môi trường tự nhiên xung quanh.
- Phát triển du lịch của Hà Nội: những vấn đề thực tế.
- Nhìn vào thực tế cho thấy, trong mấy năm gần đây, du lịch Hà Nội đã đạt được một số thành tựu: Bước đầu du lịch Hà Nội phát triển theo đúng định hướng: bền vững, giữ gìn được truyền thống văn hoá lịch sử, môi trường, đảm bảo an ninh trật tự xã hội.
- Lượng khách đến du lịch Hà Nội ngày càng nhiều, ngày khách lưu trú cũng như ngày khách lữ hành đều tăng.
- Đó là kết quả của công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các sản phẩm du lịch trên địa bàn Hà Nội cùng với công tác tuyên truyền quảng bá sâu rộng của ngành du lịch Thủ đô.
- Ngành du lịch Hà Nội đã chủ động xây dựng quy hoạch, kế hoạch và phương hướng phấn đấu đến những năm 2010-2020 sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô.
- Trải qua các giai đoạn phát triển, có thể nói ngành du lịch Hà Nội đã có vị thế đặc biệt quan trọng trong phạm vi quốc gia và khu vực, năng lực cạnh tranh cũng từng bước nâng lên.
- Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch tăng mạnh, trong đó doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp chiếm số lượng đông đảo.
- Đi kèm với sự gia tăng này là sự tăng lên về đội ngũ nhân sự của ngành du lịch Thủ đô (Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội)..
- Với tiềm năng đó, trong quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô, du lịch luôn có vị trí của một ngành kinh tế mũi nhọn.
- Hiện tại, ngành chức năng đang tập trung đánh giá những kết quả đạt được của chặng đường đã qua để định hướng cho một chiến lược phát triển ngành du lịch bền vững đến 2020, tầm nhìn đến 2030..
- Văn hoá phi vật thể của Hà Nội được các nhà nghiên cứu văn hoá, các nhà du lịch đánh giá cao với nhiều loại hình đặc sắc như ca trù, rối nước, các điệu múa cổ.
- Bên cạnh những thành tựu đạt được trong quá trình phát triển du dịch hướng tới sự phát triển bền vững, du lịch Hà Nội đang còn nhiều vấn đề cần phải bàn:.
- Phát triển du lịch vẫn còn thiếu tính bền vững về kinh tế.
- Mặc dù Hà Nội có ưu thế về phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế nhưng việc khai thác lợi thế này mang lại nguồn thu cho Hà Nội chưa được như mong muốn..
- Hay nói một cách khác, lợi ích kinh tế đạt được từ khai thác du lịch của Hà Nội chưa xứng với tiềm năng..
- Về số lượng khách du lịch: Năm 2007, Hà Nội có 6,67 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch, trong đó có gần 1,3 triệu khách quốc tế.
- Năm 2008, lượng khách quốc tế đến du lịch Hà Nội cũng đạt khoảng 1,3 triệu lượt người.
- Năm 2009, mặc dù lượng khách du lịch đến Hà Nội vẫn chiếm 1/3 tổng lượng khách du lịch của cả nước, nhưng số lượng khách du lịch đến Hà Nội giảm mạnh..
- Số lượng khách du lịch đến Hà Nội dao động theo hình sin như vậy, mặc dù có sự góp mặt của các nguyên nhân khách quan nhưng phải thừa nhận trong đó có những nguyên nhân chủ quan.
- Bên cạnh đó, việc chuẩn bị đón khách du lịch quốc tế đến Hà Nội nhân sự kiện 1000 năm Thăng Long - Hà Nội chưa được quan tâm đúng mức, chưa có kế hoạch lâu dài trong việc sửa chữa, tôn tạo các điểm tham quan du lịch.
- Nhiều khách du lịch đến Hà Nội lo ngại nhất là tắc đường và bụi bặm ở Thủ đô.
- Rõ ràng điều này đã làm giảm đi tính kinh tế nhờ quy mô của hoạt động kinh doanh du lịch..
- Về quản lý và đầu tư khai thác du lịch.
- Du lịch Hà Nội có lợi thế so sánh nhưng chúng ta vẫn chưa tận dụng được lợi thế đó.
- Sự phát triển của du lịch Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng về quy mô còn nhỏ và hiệu quả kinh doanh cũng chưa cao, tỷ trọng trong GDP thấp, sản phẩm du lịch đơn điệu, tính chuyên nghiệp thấp, vệ sinh chưa bảo đảm.
- Do đặc điểm của loại sản phẩm này nguy cơ phát triển du lịch thiếu bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sẽ là hiện hữu.
- khu đô thị du lịch sinh thái và sân golf Long Biên.
- sân golf 36 lỗ kết hợp công viên cây xanh và khu du lịch Thanh Trì.
- khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu (huyện Quốc Oai);.
- tổ hợp đô thị sinh thái, dịch vụ du lịch và sân golf Phú Mãn (huyện Quốc Oai).
- tổ hợp sân golf khu phụ trợ và khu du lịch sinh thái hồ Đồng Sương (huyện Chương Mỹ) (Thời báo Kinh tế Việt Nam điện tử 5/8/2020)..
- Về xuất khẩu dịch vụ du lịch: Việc phát triển dịch vụ du lịch cũng như các dịch vụ khác nhằm hướng tới xuất khẩu các dịch vụ đó, mới có thể nâng cao hiệu quả của việc cung cấp dịch vụ này.
- Tuy nhiên, do sản phẩm du lịch của Hà Nội còn đơn điệu, du khách đến Hà Nội thường chỉ bỏ ra một ngày đi tham quan nội thành với các điểm quen thuộc như Lăng Bác, Văn Miếu, Hồ Gươm.
- thời gian lưu trú quá ít như vậy, các dịch vụ du lịch ít được sử dụng, nguồn thu từ các dịch vụ này thấp, hiệu quả chưa cao.
- Phát triển du lịch vẫn còn thiếu bền vững về môi trường sinh thái.
- Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường sẽ có thể dẫn đến những hậu quả làm thay đổi đặc điểm sử dụng tài nguyên, hay đặc tính của môi trường.
- Việc phát triển du lịch và các hoạt động có liên quan một cách thiếu quy hoạch tổng thể đã góp phần làm cho các tài nguyên thiên nhiên bị xuống cấp về mặt môi trường.
- Tác động về môi trường về hoạt động du lịch đối với tài nguyên thiên nhiên được thể hiện một cách rõ nét nhất là ở những bộ phận: tài nguyên nước, tài nguyên không khí, tài nguyên đất, tài nguyên sinh học.
- Việc phát triển cơ sở vật chất du lịch chủ yếu tập trung vào xây dựng các công trình dịch vụ phục vụ nhu cầu của du khách mà không tính đến yếu tố bảo vệ môi trường sinh thái..
- Tác động trước mắt được thể hiện ngay trong giai đoạn xây dựng, còn tác động lâu dài thường là do việc vận hành và bảo dưỡng các công trình du lịch.
- Bên cạnh đó, quản lý triển khai thực hiện quy hoạch phát triển du lịch của Hà Nội đang bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt là các quy hoạch phát triển du lịch sinh thái.
- Vì vậy đã làm cho sản phẩm du lịch sinh thái của một số nơi trong Hà Nội bị biến dạng nghiêm trọng và phát triển không đúng hướng làm xâm hại đến giá trị tài nguyên, không tuân theo các nguyên tắc của phát triển bền vững.
- Việc phát triển quá nhanh các hoạt động du lịch mà không coi trọng đến công tác đánh giá và quản lý tác động môi trường tại các khu vực phát triển du lịch sẽ là nguyên nhân chính gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường tại các khu, điểm du lịch..
- Phát triển du lịch vẫn còn thiếu bền vững về môi trường văn hoá xã hội.
- Như trên đã nêu, phát triển du lịch bền vững trên góc độ xã hội thể hiện ở sự phân chia thu nhập và phúc lợi xã hội một cách công bằng.
- Đồng thời, du lịch phải có những đóng góp cụ thể cho phát triển xã hội và cộng đồng..
- Bên cạnh đó, công tác thanh tra của du lịch Hà Nội chưa đáp ứng được các yêu cầu, chưa kịp thời phát hiện và ngăn chặn nạn làm hàng chui, hàng giả trong du lịch.
- Chưa thông tin kịp thời cho thị trường những doanh nghiệp kinh doanh du lịch bất hợp pháp..
- Vấn đề giải quyết việc làm thông qua sự phát triển các loại hình du lịch làng nghề gần đây mới được chú ý đến.
- Thứ nhất, năm Du lịch Quốc gia 2010 tại Hà Nội sẽ là cơ hội tốt để quảng bá du lịch Hà Nội.
- Để có thể đa dạng hoá sản phẩm du lịch, Sở Du lịch Hà Nội cùng các công ty lữ hành cần tích cực xây dựng nhiều chương trình du lịch mới: du lịch sinh thái, phát triển.
- du lịch làng nghề.
- Tuy nhiên, cần phải có quy hoạch đầu tư xây dựng và quản lý đầu tư đối với các loại hình du lịch sinh thái..
- Thứ hai, vấn đề đội ngũ nhân lực du lịch.
- So với yêu cầu tiềm năng về phát triển du lịch Hà Nội thì nguồn nhân lực du lịch của Hà Nội vẫn còn thiếu và yếu về trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm, nhất là thiếu những người có chuyên môn cao.
- Chất lượng dịch vụ du lịch bên cạnh những yếu tố hữu hình như cơ sở hạ tầng, điểm tham quan du lịch, yếu tố phục vụ từ đội ngũ nhân lực du lịch không kém phần quan trọng.
- Nếu không chuyên nghiệp hoá đội ngũ nhân lực này, không những ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ của dịch vụ du lịch, mà về lâu dài còn làm giảm hiệu quả của xuất khẩu dịch vụ du lịch của Hà Nội..
- Thứ ba, du lịch thân thiện với môi trường đang là vấn đề được quan tâm đặc biệt bởi sự đóng góp của nó tới tính bền vững của việc phát triển du lịch.
- Để làm được điều này, vấn đề quan trọng là phải nâng cao nhận thức toàn dân về ý thức của việc phát triển du lịch sinh thái và phát triển bền vững môi trường tự nhiên thông qua các chương trình giáo dục và tuyên truyền mang tính xã hội.
- Hình thành phong trào du lịch xanh trong toàn dân.
- Song song với việc phát triển loại hình du lịch sinh thái, cần tiến hành triển khai các loại hình du lịch khác dựa trên cơ sở tiềm năng sẵn có của địa phương như: du lịch làng nghề, du lịch nhân văn....
- Có những hình thức khuyến khích các công ty du lịch đưa và tổ chức cho khách tham quan đúng theo các nguyên tắc, đảm bảo phát triển song song với bảo tồn tài nguyên.
- kết hợp các hoạt động như trồng thêm cây xanh trong chuyến du lịch để khách được tham gia hưởng ứng....
- kiện toàn tổ chức của các cơ quan quản lý về môi trường ở các điểm du lịch, triển khai những dự án đầu tư phát triển du lịch có mục đích bảo vệ môi trường.
- Theo nhận định của các chuyên gia, du lịch là một trong những ngành có khả năng tạo nên bước đột phá trong việc tái cấu trúc và phát triển nền kinh tế.
- Bên cạnh đó, Hà Nội được đánh giá là một thành phố có tài nguyên du lịch hấp dẫn, giao thương thuận lợi.
- Những thành tựu đó, phần nào khẳng định vai trò quan trọng của ngành du lịch Hà Nội trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hướng tới xây dựng du lịch Hà Nội thành du lịch văn hoá, du lịch sạch.
- Do đó, việc thực hiện các biện pháp phát triển du lịch của Hà Nội hướng tới phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vừa là chiến lược lâu dài, vừa là giải pháp trước mắt hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội..
- TS Nguyễn Văn Mạnh, Trưởng Khoa Du lịch và Khách sạn, Đại học Kinh tế Quốc dân, Phát triển bền vững du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.