« Home « Kết quả tìm kiếm

Đưa môn học về sở hữu trí tuệ vào chương trình đào tạo khoa học xã hội và nhân văn là một đòi hỏi thiết yếu trong thời kỳ hội nhập


Tóm tắt Xem thử

- ĐƯA MÔN HỌC VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐƯA MÔN HỌC VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÀ MỘT ĐÒI HỎI THIẾT YẾU TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP.
- HOÀNG THỊ H ẢI YẾN Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học KHXH&NV Đại học Quốc gia Hà Nội 1.
- Dẫn nhập Trong cuộc sống, có những loại tài sản mà giá trị của nó ta có thể nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường, ví dụ như: nhà cửa, đất đai, ô tô, xe máy,...(tất cả tài sản này gọi chung là các tài sản hữu hình), và có những tài sản mà giá trị của nó ta chỉ có thể nhận thấy được qua sự tương tác với bên thứ 3, ví dụ như: uy tín của một công ty, danh tiếng của một cá nhân, vẻ đẹp hay tính nhân văn của một tác phẩm văn học, một bức tượng, hay giá trị to lớn của một sáng chế đầu máy hơi nước đã tạo ra cả một cuộc cách mạng công nghệ trên toàn thế giới – mở ra một kỷ nguyên mới,...(tất cả tài sản này gọi chung là tài sản vô hình).
- Giá trị của tài sản vô hình không thể nhận biết bằng giác quan – có những giá trị lớn hơn gấp nhiều lần sao với vật mang nó, ví dụ chiếc đầu máy hơi nước, hay tác phẩm văn học, bức tượng điêu khắc.
- và giá trị này chỉ đ​ược thể hiện thông qua mối quan hệ pháp luật giữa ng​ười có quyền khai thác lợi ích của tài sản với ngư​ời thứ ba.
- Tài sản trí tuệ là một dạng tài sản vô hình.
- Tài sản trí tuệ là sản phẩm của hoạt động sáng tạo của trí tuệ con người.
- Những giá trị vô hình của tài sản trí tuệ được thể hiện qua những tương tác hữu hình mà chúng ta có thể thấy hàng ngày như: vì sao các bà nội trợ lại phải tìm đúng gạo Hải Hậu để mua? tại sao hầu hết giới trẻ lại yêu thích Coca-Cola? tại sao công ty Colgate lại trả giá 2,5 triệu đôla vào thời điểm năm 1995 để mua nhãn hiệu kem đánh răng DẠ LAN ở Việt Nam? hay tại sao người ta có thể mua 1 bức tranh với giá từ 1 đôla đến 10 đôla, nhưng cũng sẵn sàng trả giá 1 bức tranh của Picaso với giá hàng triệu đôla?...Qua đây ta thấy được giá trị của tài sản trí tuệ là rất lớn.
- Vậy làm sao những quyền và lợi ích chính đáng của người sáng tạo được đảm bảo, làm sao để thúc đẩy hoạt động sáng tạo phát triển, làm sao để khai thác tối đa giá trị mà loại tài sản này đem lại cho toàn xã hội?...Chính vì những lý do này mà vấn đề sở hữu, vấn đề quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ (gọi tắt là quyền sở hữu trí tuệ - SHTT), và việc bảo hộ các quyền SHTT đã được các quốc gia quan tâm và thực hiện.
- Thông qua các văn bản quy phạm pháp luật về SHTT, các quốc gia thống nhất quản lý SHTT, yêu cầu mọi công dân thành viên phải có nghĩa vụ đáp ứng các quy định đó.
- Sở hữu trí tuệ đã trở thành một trong ba chìa khóa để mở cảnh cửa hội nhập bước vào WTO (Tổ chức thương mại thế giới).
- Quyền SHTT được hiểu là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả (gọi tắt là quyền liên quan), quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) và quyền đối với giống cây trồng.
- Quyền SHTT được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các thiết chế pháp luật.
- Quyền tác giả và quyền liên quan: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
- Quyền liên quan là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
- Quyền SHCN: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
- Quyền đối với giống cây trồng: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
- Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn là lĩnh vực cung cấp cho xã hội nhiều tài sản trí tuệ liên quan tới các khía cạnh xã hội và nhân văn.
- Các tài sản trí tuệ này được thể hiện dưới dạng các tác phẩm, bao gồm cả các tác phẩm khoa học (các báo cáo khoa học, bài báo khoa học, giáo trình, chuyên khảo.
- các tác phẩm văn học (truyện, thơ.
- và các tác phẩm nghệ thuật (các tác phẩm kiến trúc, điêu khắc, hội họa, múa, âm nhạc, kịch, điện ảnh).
- Ngoài ra còn có tài sản trí tuệ được tạo ra trong quá trình truyền tải những tác phẩm này tới công chúng, mà chúng ta có thể thấy đó là những cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
- Như vậy, qua đây ta thấy những tài sản trí tuệ được tạo ra trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn chính là các đối tượng của nhánh quyền tác giả và quyền liên quan.
- Trong môi trường đại học về khoa học xã hội và nhân văn như trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, các tài sản trí tuệ được tạo ra trong quá trình học tập, giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên và sinh viên được bảo hộ và khai thác giá trị như thế nào? Liệu bản thân những người sáng tạo đã hiểu rõ về phạm vi quyền của mình đối với các tác phẩm do mình tạo ra và biết cách bảo vệ những quyền đó của mình? Làm thế nào để khuyến khích sáng tạo và cung đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ đối với các tài sản trí tuệ nói chung, các tài sản trí tuệ khoa học xã hội và nhân văn nói riêng?...Đó thực sự là những câu hỏi mà chúng ta cần quan tâm.
- Từ những câu hỏi này tôi đưa ra câu hỏi của nghiên cứu này, đó là: Có nên đưa môn học về sở hữu trí tuệ vào chương trình đào tạo khoa học xã hội và nhân văn để cung cấp cho sinh viên hành trang về kiến thức và kỹ năng liên quan tới sở hữu trí tuệ?.
- Tầm quan trọng của việc đưa môn học về sở hữu trí tuệ vào chương trình đào tạo khoa học xã hội và nhân văn.
- Việc đưa môn học về sở hữu trí tuệ vào chương trình đào tạo của các trường đại học nói chung, và các trường đại học khoa học xã hội và nhân văn nói riêng là điều hết sức cần thiết và cấp bách trong môi trường hội nhập hiện nay.
- Sinh viên trong thời đại mới đã được trao thêm rất nhiều trọng trách – trọng trách của vai trò là “công dân toàn cầu”.
- Đây một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam nhưng nó đang là vai trò cần đạt tới của tất cả những người tham gia quá trình hội nhập.
- Nhưng, sinh viên Việt Nam hiện nay đã chuẩn bị gì cho điều đó? Chính sách giáo dục đại học Việt Nam hiện nay đã trang bị gì cho họ để hội nhập toàn cầu? Trong rất nhiều kiến thức và kỹ năng cần thiết phải có của một công dân toàn cầu, thì Kiến thức về bảo hộ sở hữu trí tuệ là “vốn”không thể thiếu khi một người tham gia bất kỳ một hoạt động kinh tế - xã hội - văn hóa hội nhập nào.
- Do đó, được giáo dục, được đào tạo và nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ là quyền và cũng là nhu cầu của người học trong thời đại hiện nay.
- Điều này cũng đang trở thành một phần trong chiến lược các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức của công chúng (PE&A) được toàn thế giới quan tâm..
- Đưa môn học về sở hữu trí tuệ vào chương trình đào tạo đem lại những lợi ích thiết thực sau đây mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy.
- Trang bị những kiến thức và kỹ năng để đáp ứng các yêu cầu của thực tế về SHTT: Tốt nghiệp các ngành học của khoa học xã hội và nhân văn, sinh viên có thể sẽ trở thành là những người trực tiếp tạo ra các tài sản trí tuệ như các nhà văn, nhà báo, các nhà nghiên cứu,…hay có thể trở thành những người gián tiếp tham gia hoạt động này như những người giảng dạy, những người tham gia công tác truyền thông,…Họ không thể đáp ứng được các yêu cầu của công việc trong môi trường hội nhập khi họ không được trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản về SHTT.
- Nâng cao hiệu quả bảo hộ và thực thi quyền SHTT của mỗi quốc gia: “Bạn sẽ không thể tới đích nếu đi sai đường”(tục ngữ Đức), hay thực tế vẫn chỉ ra rằng người ta chỉ làm tốt khi người ta biết nó và hiểu nó, do đó, chính sách giáo dục chính là 1 yếu tố quan trọng trong chiến lược PE&A, và quyết định tới hiệu quả hoạt động bảo hộ SHTT.
- Nếu sinh viên không được trang bị các kiến thức về sở hữu trí tuệ thì liệu họ có biết hành vi photo một cuốn sách làm nhiều bản hay hành vi trích dẫn một câu/một đoạn từ một tác phẩm mà không trích dẫn nguồn là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
- Tạo động lực kích thích sáng tạo các tài sản trí tuệ: việc trang bị kiến thức cũng như được truyền đạt các thông điệp về SHTT giúp người học có sự tôn trọng và hiểu biết hơn về SHTT.
- Từ đó, xây dựng niềm tin về sự tôn trọng, sự công bằng trong cộng đồng khoa học, và kích thích nhu cầu sáng tạo của người học.
- Thực tiễn giảng dạy SHTT ở Việt Nam nói chung và trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng hiện nay Thực tế, Việt Nam chưa có một chính sách giáo dục cụ thể nào về sở hữu trí tuệ cho các trường cao đẳng, đại học.
- Do đó, mục tiêu cũng như các chỉ đạo cụ thể về giáo dục SHTT trong các trường cao đẳng, đại học là chưa có.
- Chính sách về đào tạo: Một số ít các trường bắt đầu có 1 số môn học và chuyên đề về SHTT, với thời lượng và nội dung rất hạn chế (khoảng từ 30-60 tiết).
- Tính tới năm 2008, chỉ có tại các trường: Đại học Luật Hà Nội và Tp.
- HCM, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội và Tp.
- HCM, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Học viện Quan hệ quốc tế, Học viện tư pháp, Đại học Ngoại Thương, Đại học Huế, Đại học Cần Thơ, Đại học Đà Lạt.
- Thực tế có rất nhiều hạn chế, bất cập trong việc đào tạo này – và một nguyên nhân sâu xa đó là chưa có định hướng, chính sách cụ thể nào về giáo dục, đào tạo SHTT trong các trường cao đẳng, đại học.
- Nhìn chung, việc đưa SHTT vào chương trình giảng dạy tại các cơ sở đào tạo nói trên hoàn toàn mang tính tự phát, chưa có sự thống nhất về mục đích, ý nghĩa, định hướng nội dung cũng như các khía cạnh có liên quan khác.
- Do vậy các chương trình này, dù được giảng dạy cho cùng một cấp độ đào tạo, nhưng có sự khác biệt khá lớn về nội dung và hiệu quả đào tạo ở các cơ sở đào tạo khác nhau.
- Chính sách về các hoạt động hỗ trợ và bổ trợ: Chính phủ chưa có chỉ đạo cũng như tác động nào đối với hoạt động nâng cao nhận thức SHTT cho sinh viên.
- chưa có bất kỳ một nghiên cứu thị trường nào về các nhóm đối tượng, nên nhu cầu về SHTT của sinh viên cũng chưa được nhận thức rõ để đáp ứng phù hợp các nhóm sinh viên.
- chưa có một mạng lưới thông tin về SHTT nào dành cho giảng viên, sinh viên.
- Ở một số quốc gia có mô hình giáo sư SHTT (IP Professor.
- chưa có đầu tư/hỗ trợ nào về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn học liệu, tư liệu cho hoạt động này.
- Ví dụ, duy mới chỉ có thư viện Khoa Học Tổng Hợp Tp HCM và Hội đồng Thương mại Mỹ Việt - Diễn đàn Giáo dục (USVTC) hợp tác thành lập một trung tâm tư liệu tham khảo về quyền SHTT (được gọi là “Trung tâm IPR”) đặt tại Thư viện với mục đích giúp các sinh viên, giảng viên đại học, công chức và nhân viên tòa án Việt Nam là những người có liên quan đến SHTT bằng cách cung cấp cho họ khả năng tiếp cận với nguồn tài liệu tham khảo về quyền sở hữu trí tuệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
- Chính sách về hợp tác quốc tế: dù các nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức, chính phủ nước ngoài là rất lớn, nhưng chính phủ Việt Nam chưa có một chính sách nào cho hoạt động hợp tác quốc tế về SHTT cho các trường đại học.
- Trong bối cảnh này, Khoa Khoa học Quản lý, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trở thành một nơi đào tạo tiên phong về sở hữu trí tuệ.
- Đây là nơi đầu tiên có một bộ môn độc lập thuộc Khoa với tên gọi Bộ môn Sở hữu trí tuệ và cũng là nơi đầu tiên đào tạo chuyên ngành về sở hữu trí tuệ.
- Đặc biệt, Khoa là 1 trong 2 cơ sở duy nhất trong cả nước hiện nay đào tạo về pháp luật và nghiệp vụ sở hữu trí tuệ có cấp chứng chỉ.
- Lớp “Pháp luật và nghiệp vụ sở hữu trí tuệ”do Khoa phụ trách cho tới thời điểm này đã hoàn thành khóa thứ 6 và đang chuẩn bị mở lớp cho khóa 7.
- Khóa học cung cấp các kiến thức chuyên sâu về các đối tượng của sở hữu trí tuệ, và cùng với chứng chỉ kết thúc khóa học, đây là cơ sở để thi thẻ đại diện sở hữu công nghiệp (thẻ hành nghề trong lĩnh vực pháp luật về sở hữu trí tuệ).
- Do đó, các lớp học của Khoa đã thu hút được nhiều sinh viên chính quy cũng như các học viên từ bên ngoài.
- Ngoài ra, trong chương trình đào tạo hệ chính quy và tại chức, môn học Tổng quan về sở hữu trí tuệ (Overview on Intellectual Property) đã chính thức được giảng dạy (thời lượng 2 tín chỉ với lớp sinh viên hệ chính quy và 3 tín chỉ với lớp sinh viên hệ chất lượng cao).
- Môn học Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quan về sở hữu trí tuệ, bao gồm: cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo hộ sở hữu trí tuệ, bảo hộ sở hữu trí tuệ theo các chuẩn mực quốc tế, bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ.
- Học xong môn học này, sinh viên có được.
- Kiến thức - Giải thích, phân tích được những khái niệm cơ bản về sở hữu trí tuệ, nắm được hệ thống các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo các chuẩn mực quốc tế và theo pháp luật Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
- Kỹ năng - Biết các tiêu chí để một đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, biết cách phân loại các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
- Biết chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
- Thái độ - Tôn trọng quyền đối với tài sản trí tuệ do người khác sáng tạo nên.
- Tự tin ở năng lực thực hiện pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Môn học này đã nhận được nhiều sự quan tâm, hứng thú nghiên cứu từ sinh viên, thể hiện qua quan sát giảng dạy môn học này và một số trao đổi với sinh viên về môn học, đặc biệt thể hiện qua số lượng nghiên cứu khoa học sinh viên liên quan tới sở hữu trí tuệ chiếm 20 tới 30% tổng số nghiên cứu khoa học sinh viên hàng năm của Khoa.
- Một số khuyến nghị về việc đưa môn học về Sở hữu trí tuệ vào chương trình đào tạo khoa học xã hội và nhân văn Như vậy, thật là một thiếu sót lớn nếu sinh viên – công dân toàn cầu của Việt Nam không được trang bị kiến thức cũng như các kỹ năng cần thiết về SHTT.
- Xây dựng chính sách giáo dục về SHTT là yếu tố then chốt, tiên phong trong xây dựng chiến lược các chương trình đào tạo và nâng cao nhận thức công chúng về SHTT nói chung.
- Đó là yêu cầu tất yếu khách quan của quy luật phát triển xã hội.
- Chính phủ Việt Nam cần khẩn trương thực hiện nghiên cứu thị trường về SHTT trong lĩnh vực giáo dục và các bên liên quan, để xác định mục tiêu và nội dung chủ đạo của chính sách.
- Tiếp đó, là việc cụ thể hóa chính sách thành các chính sách đối với chương trình đào tạo, các hoạt động bổ trợ và hỗ trợ và hoạt động hợp tác quốc tế về SHTT.
- Phát huy vai trò tiên phong trong đào tạo các ngành về khoa học xã hội và nhân văn, và phát huy những thế mạnh hiện có về đào tạo sở hữu trí tuệ (cụ thể là tại Khoa Khoa học Quản lý), trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nên đưa môn học Tổng quan về sở hữu trí tuệ vào trong chương trình đào tạo chung cho toàn bộ sinh viên trong trường.
- Một số khoa như khoa Văn học, Báo Chí,…có thể bổ sung môn học về Quyền tác giả và quyền liên quan là môn học tự chọn trong chương trình đào tạo.
- Bên cạnh đó, Nhà trường tiếp tục tạo điều kiện cho việc mở các lớp ngắn hạn về pháp luật và nghiệp vụ sở hữu trí tuệ do Khoa Khoa học Quản lý phụ trách.