« Home « Kết quả tìm kiếm

Giá trị tiên lượng của tổng thể tích u ở bệnh nhân ung thư vòm mũi họng giai đoạn III-IVB sau xạ trị điều biến liều


Tóm tắt Xem thử

- GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG CỦA TỔNG THỂ TÍCH U.
- Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG GIAI ĐOẠN III-IVB SAU XẠ TRỊ ĐIỀU BIẾN LIỀU.
- Nghiên cứu nhằm đánh giá giá trị tiên lượng của tổng thể tích u bao gồm u nguyên phát và hạch di căn cho dự đoán kết quả sống thêm ở bệnh nhân ung thư vòm mũi họng giai đoạn III-IVB được xạ trị điều biến liều đồng thời với cisplatin, có hóa chất bổ trợ.
- Can thiệp lâm sàng không đối chứng trên 57 bệnh nhân ung thư vòm mũi họng giai đoạn III-IVB điều trị từ tháng 01/2014 đến tháng 01/2020 tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108.
- Phân tích đường cong ROC, ngưỡng tổng thể tích u tiên lượng cho sống thêm không tái phát tại chỗ - tại vùng, ST không di căn xa và sống thêm không tiến triển tương ứng là 77,8 cm³, 89,6 cm³ và 60 cm³.
- Tỷ lệ ước tính 3 năm sống thêm không tái phát tại chỗ-tại vùng, sống thêm không tiến triển và sống thêm toàn bộ cao hơn ở bệnh nhân có tổng thể tích u ≤ 60 cm³ so với tổng thể tích u >.
- Sống thêm không di căn xa 3 năm cao hơn ở bệnh nhân có tổng thể tích u ≤ 89,6 cm³ so với tổng thể tích u >.
- Phân tích đa biến cho thấy tổng thể tích u là yếu tố tiên lượng độc lập cho sống thêm không tái phát tại chỗ - tại vùng, sống thêm không tiến triển và sống thêm không di căn xa, trong khi giai đoạn lâm sàng không là yếu tố tiên lượng độc lập..
- Từ khóa: Ung thư vòm mũi họng, xạ trị điều biến liều, thể tích u, tiên lượng..
- Theo Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) năm 2018, ung thư vòm mũi họng (UTVMH) là bệnh tương đối hiếm gặp ở các nước Âu Mỹ nhưng phổ biến ở Nam Trung Quốc và Đông Nam Châu Á.¹ Tại Việt Nam, UTVMH là bệnh đứng hàng thứ 10 ở cả hai giới với tỉ lệ mắc bệnh chuẩn theo tuổi là dân.² Hóa xạ trị đồng thời có hóa chất bổ trợ hoặc tân bổ trợ là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho UTVMH giai đoạn III-IVB.
- Với xạ trị hoặc hóa chất, kích thước hoặc thể tích u là một yếu tố tiên lượng chính trong điều trị hầu hết các bệnh ung thư.
- Trong hệ thống giai đoạn TNM theo AJCC phiên bản mới nhất 2017 của UTVMH, giai đoạn T vẫn được phân loại trên cơ sở xâm lấn các cấu trúc giải phẫu tại vùng và xâm lấn thần kinh.⁵ Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thể tích u nguyên phát và hạch cổ di căn là yếu tố tiên lượng độc lập và có giá trị tiên lượng cao hơn giai đoạn bệnh lâm sàng trong UTVMH.
- 6-10 Tuy nhiên, xác định chính xác thể tích u và hạch trong UTVMH cần phải tiến hành trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ trong phần mềm lập Tác giả liên hệ: Hoàng Đào Chinh,.
- Hơn nữa, ngưỡng thể tích của u và hạch chưa có được sự thống nhất trong các nghiên cứu.
- Vì vậy, thể tích khối u trong UTVMH chưa được đưa vào trong phân loại giai đoạn TNM.
- Hiện tại, nghiên cứu về giá trị tiên lượng của tổng thể tích u bao gồm u nguyên phát và hạch di căn có rất ít báo cáo.
- 11 Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá giá trị tiên lượng của tổng thể tích u bao gồm u nguyên phát và hạch di căn cho dự đoán kết quả sống thêm ở bệnh nhân ung thư vòm mũi họng giai đoạn III-IVB được xạ trị điều biến liều đồng thời với cisplatin, có hóa chất bổ trợ..
- Bệnh nhân UTVMH có giải phẫu bệnh là ung thư biểu mô, giai đoạn III, IVA, IVB theo AJCC 2010, tuổi từ 18 đến 70, chỉ số toàn trạng ECOG 0-1 và chức năng gan, thận, tủy xương cho phép điều trị hóa chất: bạch cầu ≥ 4 G/L, hemoglobin ≥ 100 g/L, tiểu cầu ≥ 100 G/L, creatinine ≤ 132 µmol/L, SGOT/SGPT ≤ 80 u/L.
- Bệnh nhân có điều trị ung thư trước đó, phụ nữ có thai và cho con bú bị loại trừ trong nghiên cứu này..
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng..
- Thời gian nghiên cứu: Từ 01/2014 đến 01/2020..
- Địa điểm nghiên cứu: Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108..
- Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu: Chọn mẫu thuận tiện, bệnh nhân đủ tiêu chuẩn sẽ được chọn vào nghiên cứu.
- p: tỷ lệ sống thêm không tái phát tại chỗ - tại vùng 2 năm ở bệnh nhân UTVMH giai đoạn III-IVB với phác đồ tương tự RTOG 0225 là 87,5%.
- Bệnh nhân tái phát, di căn xa được tiếp tục điều trị phụ thuộc giai đoạn tái phát..
- Các chỉ số nghiên cứu:.
- Tỷ lệ sống thêm: Ngày bắt đầu nghiên cứu là ngày hóa xạ trị đầu tiên.
- Sự kiện cho sống thêm (ST) không tiến triển là tái phát hoặc tiến triển tại chỗ, tại vùng, di căn xa hoặc tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào.
- cho ST không di căn xa là.
- cho ST không tái phát tại chỗ là tái phát hoặc tiến triển của u nguyên phát.
- cho ST không tái phát tại vùng là tái phát hoặc tiến triển của hạch..
- Thể tích u nguyên phát và hạch di căn được tính toán sau khi bác sỹ xạ trị vẽ các thể tích xạ trị trong kỹ thuật xạ trị điều biến liều.
- Thể tích u nguyên phát và hạch di căn được xác định trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính mô phỏng có tiêm thuốc cản quang có lồng ghép hình ảnh cộng hưởng từ ở phần mềm lập kế hoạch xạ trị Eclipse 13.6 của hãng Varian..
- Đường cong ROC được sử dụng để xác định ngưỡng tổng thể tích u (TTTU) tối ưu cho các kết quả sống thêm.
- Phân tích đa biến sử dụng hồi quy Cox theo phương pháp Firth do số sự kiện cho sống thêm của nghiên cứu dưới 10.
- Đạo đức nghiên cứu.
- Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu.
- Đặc điểm bệnh nhân.
- Giai đoạn T.
- Giai đoạn N.
- Giai đoạn M0 57 100.
- Giai đoạn bệnh.
- Chụp PET chẩn đoán giai đoạn 52 91,2.
- Tổng thể tích u trung bình (cm Hoàn thành phác đồ điều trị.
- Bệnh nhân giai đoạn IV chiếm 52,7% trong đó T3-4 là 64,9%.
- Tổng thể tích u trung bình là 56,3 cm cm³).
- Trung bình TTTU cho giai đoạn III và IVAB tương ứng là 41 cm cm³) và 70 cm cm³).
- TTTU có sự khác biệt giữa giai đoạn III và IVAB (p = 0,004, kiểm định Mann-Whitney U)..
- Tỷ lệ ST không tái phát tại chỗ, ST không tái phát tại vùng, ST không tái phát tại chỗ-tại vùng 3 năm là .
- Tỷ lệ ST không di căn xa, ST không.
- Ngưỡng tổng thể tích u tiên lượng cho kết quả sống thêm.
- Phân tích đường cong ROC, ngưỡng TTTU tối ưu là 60 cm³ tiên lượng cho ST không tiến triển với độ nhạy 68,7% và độ đặc hiệu 75,6%.
- 77,8 cm³ cho ST không tái phát tại chỗ-tại vùng với độ nhạy 80% và độ đặc hiệu 80,8%.
- 89,6 cm³ cho ST không di căn xa với độ nhạy 75% và độ đặc hiệu 86,8%.
- Độ nhạy, độ đặc hiệu và diện tích dưới đường cong (AUC) của giá trị ngưỡng tổng thể tích u cho kết quả sống thêm.
- ST không tiến triển 60 cm p = 0,005).
- ST không tái phát tại chỗ-tại vùng 77,8 cm p = 0,019).
- ST không di căn xa 89,6 cm p = 0,024).
- Sống thêm theo tổng thể tích u và giai đoạn bệnh.
- Đường cong sống thêm theo ngưỡng tổng thể tích u.
- Tỷ lệ sống thêm 3 năm theo tổng thể tích u và giai đoạn bệnh Tổng thể tích u (cm 3 ) Giai đoạn bệnh.
- ST không tiến triển.
- ST không tái phát tại.
- ST không di căn xa.
- So sánh tỷ lệ ST không tiến triển, ST không tái phát tại chỗ-tại vùng, ST toàn bộ ở ngưỡng TTTU là 60 cm³, ST không di căn xa ở ngưỡng 89,6 cm³.
- Tỷ lệ ước tính 3 năm cho sống thêm theo ngưỡng TTTU và giai đoạn bệnh được liệt kê trong bảng 3.
- ST không tiến triển, ST không tái phát tại chỗ-tại vùng, sống thêm toàn bộ là cao hơn ở nhóm bệnh nhân có TTTU ≤ 60 cm³ so với nhóm TTTU >.
- 0,05) và giai đoạn III so với giai đoạn IVAB (p <.
- ST không di căn xa cũng cao hơn ở nhóm bệnh nhân có TTTU ≤ 89,6 cm³ so với nhóm TTTU >.
- Tuy nhiên, ST toàn bộ không có sự khác biệt ở giai đoạn III và IVAB (p = 0,123)..
- Giá trị tiên lượng của tổng thể tích u.
- Phân tích đa biến của các yếu tố tiên lượng trong 57 bệnh nhân.
- Sống thêm Biến HR 95% CI p.
- 60 cm³, >60 cm Giai đoạn bệnh (III, IVAB .
- ST không tái phát tại chỗ-tại vùng.
- 89,6 cm³, >89,6 cm Giai đoạn bệnh (III, IVAB .
- 60 cm Giai đoạn bệnh (III, IVAB .
- Phân tích đa biến được điều chỉnh theo các yếu tố có ảnh hưởng đến tiên lượng là tuổi, giới, giai đoạn bệnh, kết quả được liệt kê trong bảng 4.
- 60 cm³) là yếu tố tiên lượng độc lập cho ST không tiến triển ( tỷ số rủi ro HR = 5,170, p = 0,007), ST không tái phát tại chỗ-tại vùng (HR = 8,909, p = 0,026).
- 89,6 cm³) là yếu tố tiên lượng độc lập cho ST không di căn xa (HR = 8,223, p.
- Các yếu tố giai đoạn bệnh, tuổi, giới không phải là yếu tố tiên lượng độc lập.
- Kích thước khối u là một yếu tố tiên lượng quan trọng và được sử dụng để phân chia giai đoạn bệnh trong hầu hết các bệnh ung thư.
- Với xạ trị và hóa chất, khối u có thể tích lớn hơn có tiên lượng xấu hơn do hiện tượng thiếu oxi trong khối u và có nhiều dòng tế bào u hơn.
- 14 Thể tích u nguyên phát và hạch cổ di căn được chứng minh là yếu tố tiên lượng độc lập và có giá trị tiên lượng cao hơn giai đoạn bệnh lâm sàng trong nhiều nghiên cứu UTVMH.
- 6-11 Tuy nhiên, thể tích khối u vẫn chưa được sử dụng để phân chia giai đoạn bệnh trong UTVMH do chưa có sự thống nhất về ngưỡng thể tích để tiên lượng kết quả sống thêm trong các nghiên cứu và cũng như khó khăn trong phương pháp đo thể tích khối u trong thực hành lâm sàng.⁵.
- Nghiên cứu này cho thấy TTTU dao động rất lớn trong UTVMH giai đoạn tiến triển tại chỗ tại vùng, từ 6,8 đến 184,6 cm³ và khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa giai đoạn III và IVAB (p = 0,004).
- Tương tự kết quả nghiên cứu này, Liang báo cáo trung bình TTTU cho giai đoạn III và IVAB tương ứng là 40,6 cm cm³) và 77,5 cm cm³) với 316 bệnh nhân UTVMH giai đoạn tiến triển.
- lớn của TTTU ngay trong từng giai đoạn bệnh có thể dẫn đến kết quả tiên lượng rất khác nhau ở các bệnh nhân có cùng giai đoạn..
- Trong nghiên cứu này, ST toàn bộ 3 năm không có sự khác biệt giữa giai đoạn III và IVAB (p = 0,123), ST không tiến triển, ST không tái phát tại chỗ-tại vùng, ST không di căn xa 3 năm cao hơn ở giai đoạn III so với giai đoạn IVAB (p <.
- Tỷ lệ ước tính 3 năm ST không tiến triển, ST không tái phát tại chỗ-tại vùng, ST toàn bộ cao hơn ở bệnh nhân có TTTU ≤ 60 cm³ so với TTTU >.
- 60 cm³ và ST không di căn xa 3 năm cao hơn ở bệnh nhân có TTTU ≤ 89,6 cm³ so với TTTU >.
- Trong phân tích đa biến, TTTU là yếu tố tiên lượng độc lập cho ST không tiến triển, ST không tái phát tại chỗ-tại vùng và ST không di căn xa.
- Trong khi đó, giai đoạn bệnh không là yếu tố tiên lượng độc lập trong nghiên cứu này.
- Thể tích khối u dự đoán kết quả sống thêm tốt hơn giai đoạn bệnh cũng được chứng minh trong phân tích đa biến của nhiều nghiên cứu UTVMH giai đoạn tiến triển tại chỗ tại vùng.
- Giá trị ngưỡng thể tích u cho tiên lượng kết quả điều trị thay đổi khác nhau trong các nghiên cứu do sự khác biệt về giai đoạn bệnh, phác đồ điều trị và phương pháp xác định thể tích.
- 11 Nguyên nhân có thể do nghiên cứu của Liang có cả giai đoạn I-II, 288/314 bệnh nhân giai đoạn III-IVAB được điều trị hóa chất và tác giả không cung cấp rõ thông tin về số bệnh nhân được hóa chất tân bổ trợ hoặc bổ trợ, tỷ lệ hoàn thành phác đồ hóa chất.
- Ngưỡng TTTU của nghiên cứu này tương tự nghiên cứu của He với đặc điểm bệnh nhân tương đồng.
- ra ngưỡng thể tích u nguyên phát cho tiên lượng ST toàn bộ, ST không tái phát tại vùng, ST không di căn xa và ST không tiến triển là và 46,4 cm³ trong nhóm bệnh nhân UTVMH tiến triển được điều trị theo phác đồ tương tự.⁷.
- Vì vậy, nghiên cứu chưa tìm ra được giá trị ngưỡng TTTU chung để tiên lượng cho tất cả các kết quả sống thêm..
- Tổng thể tích u là một yếu tố tiên lượng quan trọng cho kết quả sống thêm ở bệnh nhân ung thư vòm mũi họng giai đoạn III-IVB được điều trị xạ trị điều biến liều đồng thời với cisplatin có hóa chất bổ trợ.
- Ngưỡng tổng thể tích u tối ưu là 60 cm³ tiên lượng cho sống thêm không tiến triển, 77,8 cm³ cho sống thêm không tái phát tại chỗ-tại vùng và 89,6 cm³ cho sống thêm không di căn xa.