« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp huy động nguồn lực cộng đồng dân cư trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Tiền Giang


Tóm tắt Xem thử

- Giải pháp huy động nguồn lực cộng đồng dân cư là yêu cầu đặt ra trong xây dựng nông thôn mới ở mỗi xã, mỗi địa phương.
- Nghiên cứu được tiến hành tại 4 xã điểm về xây dựng nông thôn mới của tỉnh Tiền Giang.
- Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích các nguồn lực của cộng đồng được huy động cho quá trình xây dựng nông thôn mới.
- và đề xuất một số giải pháp nhằm huy động tốt hơn nguồn lực cộng đồng dân cư trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Tiền Giang.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy tiền, tài sản, công lao động và sự tham gia ý kiến là các nhóm nguồn lực chủ yếu của cộng đồng để huy động tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới..
- Giải pháp huy động nguồn lực cộng đồng dân cư trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Tiền Giang.
- hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020 đã xác định, một trong những nguyên tắc thực hiện chương trình là “Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện.
- Vấn đề đặt ra là làm thế nào để người dân đồng thuận, tự nguyện tham gia đóng góp vào quá trình xây dựng NTM..
- Làm được điều đó, đòi hỏi các cấp chính quyền, đoàn thể phải biết phát huy vai trò chủ thể của người dân, trong đó huy động nguồn lực cộng đồng trong các hoạt động xây dựng NTM là yếu tố then chốt để xây dựng NTM thành công và bền vững..
- Nghiên cứu “Giải pháp huy động nguồn lực cộng đồng dân cư trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Tiền Giang” sẽ giúp lãnh đạo các cấp thấy được vai trò của bộ máy quản lý ở cơ sở, vai trò của cộng đồng trong tiến trình xây dựng NTM, từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm trong tổ chức huy động sự tham gia của người dân, huy động nguồn lực cộng đồng để xây dựng thành công chương trình NTM..
- Nghiên cứu này được thực hiện tại 04 xã thuộc 04 huyện trong 11 xã điểm triển khai xây dựng NTM của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011-2015:.
- Chính vì vậy, nghiên cứu được tiến hành tại 04 xã này sẽ phản ánh rõ thực trạng huy động nội lực cộng đồng cho xây dựng NTM, từ đó đưa ra các giải pháp để huy động tốt hơn nguồn lực cộng đồng cho xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Tiền Giang..
- Nguồn thông tin thứ cấp được thu thập từ các báo cáo kết quả thực hiện chương trình xây dựng NTM của 04 xã nghiên cứu.
- báo cáo sơ kết 04 năm của Ban Chỉ đạo (BCĐ) xây dựng NTM tỉnh Tiền.
- thập các số liệu phục vụ nghiên cứu thực trạng, các thông tin chuyên sâu về tình hình tham gia của người dân trong xây dựng NTM, nhất là đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT) nông thôn trong những năm qua, khả năng tham gia của người dân, yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia.
- Mỗi xã phỏng vấn 10 người, gồm 05 đoàn thể chính trị- xã hội của xã (Mặt trận tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh), 02 cán bộ lãnh đạo xã là Ban Quản lý (BQL), BCĐ xây dựng NTM và lãnh đạo 3 ấp của mỗi xã..
- một số nội dung, giải pháp huy động nguồn lực cộng đồng xây dựng NTM..
- Mô tả thực trạng huy động nguồn lực xây dựng NTM của tỉnh và các xã nghiên cứu.
- Số liệu điều tra sẽ được xử lý theo nhóm đối tượng điều tra và nhóm nội dung điều tra, bao gồm những công việc người dân tham gia vào xây dựng NTM tại địa phương.
- ý kiến đánh giá của cán bộ xã, ấp về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng NTM.
- giá trị đóng góp (tiền mặt, tài sản, lao động) cho xây dựng các công trình hạ tầng.
- thuận lợi, khó khăn trong việc huy động nguồn lực cộng đồng vào chương trình xây dựng NTM..
- 3.1 Kết quả xây dựng nông thôn mới tỉnh Tiền Giang.
- 3.1.1 Kết quả huy động vốn xây dựng NTM tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011-2014.
- Bảng 1: Kết quả huy động nguồn lực xây dựng NTM tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011-2014.
- Nguồn: BCĐ xây dựng NTM tỉnh Tiền Giang, năm 2015 Vốn ngân sách nhà nước (NSNN) đầu tư xây dựng NTM của tỉnh tăng qua các năm, tuy nhiên xét về mặt cơ cấu các nguồn vốn thì cơ cấu vốn NSNN giảm dần từ còn 59,0%.
- Điều này có thể thấy rằng khởi đầu vốn NSNN đóng vai trò quan trọng trong xây dựng NTM, đây được xem là vốn mồi để huy động các nguồn lực khác.
- Điều này dẫn đến nguồn vốn từ NSNN đầu tư vào xây dựng NTM của tỉnh là rất cao 67%, mặc dù theo đánh giá nguồn NSNN bố trí chưa đảm bảo yêu cầu.
- Đây là vấn đề khó khăn cho xây dựng NTM của tỉnh..
- Nguồn: BCĐ xây dựng NTM tỉnh Tiền Giang, năm 2015.
- 3.1.2 So sánh kết quả huy động nguồn lực xây dựng NTM tỉnh Tiền Giang với trung bình cả nước và mục tiêu đề ra theo Quyết định 800/QĐ-TTg.
- Hình 2: So sánh cơ cấu các nguồn vốn đầu tư cho xây dựng NTM tỉnh Tiền Giang với cả nước và Quyết định 800/QĐ-TTg, giai đoạn .
- dân cư xây dựng NTM tại 04 xã nghiên cứu So sánh kết quả huy động nguồn lực tại 04 xã với mục tiêu Quyết định 800/QĐ-TTg.
- Nguyên nhân cả 04 xã đều có tỷ lệ huy động nguồn lực cộng đồng cao so với mục tiêu tại Quyết định 800 là làm tốt công tác tuyên truyền vận động người dân hưởng ứng tham gia thông qua các hoạt động: đầu tư xây dựng.
- Hình 3: So sánh cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho xây dựng NTM của 04 xã nghiên cứu và Quyết định 800/QĐ-TTg, giai đoạn .
- Qua phỏng vấn 120 hộ tại 04 xã, 100% người cho rằng đã được nghe về chương trình xây dựng NTM.
- 81,67% biết để đạt xã NTM thì phải đạt 19 tiêu chí nhưng nội dung cụ thể của từng tiêu chí thì chưa nắm hết, đa số chỉ biết những tiêu chí họ thường tham gia như: xây dựng đường giao thông, phải chỉnh trang nhà ở, tham gia bảo vệ môi trường nơi sinh sống.
- Điều này cho thấy sự thống nhất cao của người dân và cán bộ địa phương là cần thiết phải xây dựng NTM ở nông thôn để thúc đẩy nông thôn phát triển, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị..
- Bảng 2: Đánh giá của cán bộ và người dân về việc triển khai xây dựng NTM tại địa phương.
- Nguồn: Kết quả điều tra cán bộ cơ sở và người dân, năm Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới.
- 100% người dân được hỏi ý kiến cho rằng có đóng góp tiền cho xây dựng NTM, kế đến là bầu Ban Phát triển ấp và đóng góp ý kiến cho quy hoạch, đề án NTM của xã (71,66.
- Khi được hỏi người dân tham gia đóng góp nội dung gì vào quá trình xây dựng NTM tại địa phương, 100% cán bộ xã, ấp cho rằng người dân có đóng góp tiền, góp ý kiến quy hoạch,.
- Bảng 3: Những công việc người dân tham gia xây dựng NTM.
- đóng góp về kinh phí huy động từ cộng đồng để đối ứng với kinh phí hỗ trợ của nhà nước xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng.
- Vai trò làm chủ của người dân được thực hiện trước tiên là thông qua sự tham gia xây dựng kế hoạch, đưa ra ý kiến lựa chọn công việc trong kế hoạch hoạt động của ấp, được đề xuất trao quyền nhiều hơn.
- Để huy động tổng hợp sức mạnh của toàn xã hội tham gia đóng góp sức người, sức của cho xây dựng NTM cần công khai, minh bạch các công việc.
- cứu, người dân đều có đóng góp tiền của, tài sản, công lao động vào các nội dung xây dựng NTM..
- Huy động tiền mặt chủ yếu thực hiện cho các nội dung: Xây dựng đường GTNT, xây dựng mô hình đèn-cờ.
- Việc huy động đóng góp đất đai chủ yếu cho xây dựng đường giao thông ngõ xóm, đường dân sinh.
- Khi triển khai mở rộng xây dựng đường giao thông thì người dân phản ứng, vì đụng chạm nhà cửa, đất đai, cây cối.
- Bảng 4: Giá trị đóng góp bình quân/hộ để xây dựng NTM của 04 xã.
- Lao động tại các cộng đồng được huy động đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp vào xây dựng các công trình CSHT chung.
- 3.1.6 Hoạt động người dân đóng góp xây dựng NTM.
- Đóng góp xây dựng các CSHT phục vụ chung cho cộng đồng chủ yếu thông qua đóng góp bằng tiền, tài sản và công lao động..
- Tùy vào thế mạnh, điều kiện mỗi xã mà xây dựng mô hình khác nhau: Tân Thanh hỗ trợ phát triển xoài Cát Chu.
- Tam Bình xây dựng sản xuất sầu riêng theo VietGap.
- Tân Mỹ Chánh xây dựng mô hình chăn nuôi heo theo hướng an toàn sinh học, phát triển bưởi da xanh.
- Cải thiện điều kiện của hộ gia đình thông qua các hoạt động như xây dựng đủ 03 công trình vệ sinh, nâng cấp nhà ở theo tiêu chuẩn Bộ Xây dựng, cải tạo chuồng trại chăn nuôi, xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Xây dựng các CSHT .
- Xây dựng GTNT .
- Xây dựng CT y tế, văn hoá, môi trường .
- 3.2 Một số thuận lợi, khó khăn huy động nguồn lực cộng đồng xây dựng NTM.
- Hệ thống quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện Chương trình đã được thành lập từ tỉnh đến cơ sở và luôn được củng cố, kiện toàn giúp cho việc nắm bắt, triển khai các chủ trương chính sách về chương trình nhanh chóng và kịp thời, tạo được sự đồng thuận cao của toàn xã hội đối với chủ trương xây dựng NTM.
- Chương trình xây dựng NTM đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân nên được người dân ủng hộ rất nhiệt tình (BCĐ Chương trình xây dựng NTM tỉnh Tiền Giang, 2015).
- Người dân sống định cư ổn định từ lâu, sinh sống với nhau nhiều đời, cùng có quan hệ họ hàng thân tộc,nên tính gắn kết cộng đồng tương đối cao, vì vậy thuận lợi cho việc huy động nguồn lực xã hội xây dựng NTM..
- Chương trình xây dựng NTM là một nhiệm vụ lớn, có nhiều vấn đề mới đối với cấp xã, chủ yếu sản xuất nông nghiệp, trong khi thời gian triển khai ngắn nên việc triển khai thực hiện chưa thực sự chủ động..
- Xây dựng NTM đòi hỏi nhu cầu về vốn rất lớn mặc dù có sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, song NSNN chưa đảm bảo nhu cầu, sức đóng góp của người dân còn hạn chế do kinh tế nông thôn còn khó khăn, chưa phát triển mạnh..
- Bảng 6: Ý kiến của cán bộ xã, ấp, đoàn thể về khó khăn trong huy động đóng góp từ cộng đồng cho xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng.
- Qua khảo sát ý kiến của các hộ dân về việc huy động nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình CSHT trên 03 lĩnh vực tiền mặt, đất đai, công lao động, thấy rằng ý kiến đồng ý đóng góp đất đai có tỷ lệ thấp hơn so với đóng góp tiền mặt và công lao động.
- Chỉ có 57,5% ý kiến đồng ý mức đóng góp đất đai là phù hợp với khả năng của gia đình, các hộ không đồng ý đa phần có diện tích đất canh tác thấp, nên người dân muốn được đền bù khi các công trình xây dựng hạ tầng đi qua phần đất của gia đình.
- Bảng 7: Ý kiến của các hộ dân về việc huy động nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng (n = 120).
- Bên cạnh những khó khăn và nguyên nhân trên, theo đánh giá của BCĐ tỉnh thì cán bộ xã, ấp là những người trực tiếp tham gia chỉ đạo, quản lý vẫn chưa có kiến thức sâu về chương trình xây dựng NTM.
- Qua tham khảo ý kiến 8 người là lãnh đạo, thành viên Văn phòng Điều phối tỉnh, lãnh đạo Phòng NN&PTNT của 04 huyện có xã nghiên cứu về những thuận lợi, khó khăn trong huy động nguồn lực cộng đồng để xây dựng NTM, có 75,0 % ý kiến cho rằng một số bộ phận chính quyền, đoàn thể chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, nội dung của chương trình xây dựng NTM nên thiếu chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện.
- 3.3 Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng NTM.
- Qua quá trình thu thập thông tin và kết quả điều tra tại 04 xã nghiên cứu, tác giả đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng NTM.
- Những giải pháp này rút ra từ 04 xã nghiên cứu, đồng thời cũng là những vấn đề cần quan tâm trong việc triển khai thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM của tỉnh Tiền Giang..
- Chính vì vậy, cần tập trung đào tạo cho cán bộ xây dựng NTM ở xã, ấp những kiến thức về xây dựng NTM.
- Chương trình xây dựng NTM chủ yếu dựa vào người dân thực hiện là chính, vì vậy nội dung tuyên truyền phải hướng đến người dân, chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn những tiêu chí, chỉ tiêu mà nếu không có sự tham gia của người dân thì không thể hoàn thành (mở rộng giao thông xóm, ấp.
- Trong xây dựng NTM, để người dân thực sự là chủ thể, cần khẳng định và tạo điều kiện về cơ chế chính sách để người dân chủ động tham gia.
- 3.3.4 Giải pháp huy động nguồn lực cộng đồng để đầu tư xây dựng công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng.
- Có chính sách tuyên dương, khen thưởng cá nhân, hộ gia đình, có nhiều đóng góp cho xây dựng NTM, điều này sẽ động viên, kích thích các hộ cùng tham gia đóng góp một cách tự nguyện, để không vắng tên mình trên bảng khen..
- Huy động công lao động: Chính quyền cơ sở phải triệt để áp dụng cơ chế đặc thù trong việc tổ chức xây dựng các công trình hạ tầng, đó là: Đối với công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản, BQL xây dựng NTM xã cần giao cho cộng đồng dân cư tự thực hiện trên cơ sở thiết kế mẫu, thiết kế điển hình mà tỉnh đã ban hành..
- Xây dựng những dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn phù hợp với nhu cầu của người dân, lợi thế của địa phương, thiết thực, có định hướng tới thị trường..
- Huy động nguồn lực của cộng đồng dân cư trong xây dựng NTM là đặc biệt quan trọng, có.
- tính quyết định cho sự thành công đối với xây dựng NTM ở mỗi xã, mỗi địa phương.
- Tiền, tài sản, công lao động và sự tham gia ý kiến là các nhóm nguồn lực chủ yếu của cộng đồng tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới..
- Qua nghiên cứu việc huy động nguồn lực cộng đồng dân cư trong xây dựng NTM tại 04 xã cho thấy, so với mục tiêu trong Quyết định 800 (đóng góp người dân 10%) các xã đã huy động được nguồn lực từ cộng đồng cao hơn (Tân Thanh 22,5%, Tam Bình 20,4%, Tân Mỹ Chánh 15,7%, Bình Nghị 16,7.
- người dân muốn được đền bù khi hiến đất trong xây dựng các công trình công cộng..
- Nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm huy động tốt hơn các nguồn lực của cộng đồng cho xây dựng NTM, trong đó trọng tâm là làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước về xây dựng NTM, tạo điều kiện để người dân tham gia vào các hoạt động xây dựng NTM theo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”..
- Tỉnh, huyện xây dựng cơ chế biểu dương, khen.
- thưởng cho các xã đạt kết quả tốt, những cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp cho xây dựng NTM..
- Cộng đồng hưởng lợi cần tranh thủ các nguồn lực đầu tư (Nhà nước, nhà tài trợ, doanh nghiệp…) để cùng xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ lợi ích của địa phương.
- Cần phải tích cực, chủ động tham gia hơn nữa các hoạt động xây dựng NTM tại địa phương.
- Có nhận thức đúng đắn về sự tham gia, vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM, xóa dần tâm lý bàng quan, thụ động, ỷ lại vào Nhà nước..
- BCĐ Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Tiền Giang, 2015.
- Báo cáo sơ kết 4 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Tiền Giang, ngày 12/2/2015..
- BCĐ Trung ương Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, 2014.
- Báo cáo kết quả thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2014 và phương hướng nhiệm vụ đến năm 2015, ngày 16/5/2014..
- Thông tư liên tịch số 26, ngày 13/4/2011 hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020..
- Quyết định số 800/QĐ- TTg ngày 04/6/2010 phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020.