« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho sinh viên Trường Đại học Cần Thơ


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/ctu.jvn.2019.041 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ.
- Đại học Cần Thơ, giáo dục pháp luật, phổ biến pháp luật, sinh viên.
- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho sinh viên đã thu hút được sự quan tâm của nhiều trường đại học ở Việt Nam và trên thế giới.
- Công tác PBGDPL không chỉ giúp sinh viên nâng cao nhận thức của bản thân về việc thi hành pháp luật mà còn giúp sinh viên hiểu biết hơn về pháp luật.
- Nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng PBGDPL cho sinh viên của Trường Đại học Cần Thơ giai đoạn chỉ ra những mặt hạn chế trong công tác PBGDPL cho sinh viên Trường Đại học Cần Thơ.
- Nghiên cứu tiến hành phỏng trực tiếp 10 chuyên gia là giảng viên khoa Luật và cán bộ Phòng, Ban của Trường Đại học Cần Thơ về công tác PBGDPL cho sinh viên.
- Qua đó, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL cho sinh viên Trường Đại học Cần Thơ nói riêng và cho các trường đại học trong phạm vi cả nước nói chung..
- Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho sinh viên Trường Đại học Cần Thơ.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một trong những hoạt động thường xuyên và quan trọng của các trường đại học nói chung và của Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) nói riêng, đó là nền tảng cơ.
- bản để rèn luyện sinh viên “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, cơ sở để hướng sinh viên phát triển toàn diện, sống có ích cho xã hội với tinh thần thượng tôn pháp luật.
- cao học, 98 ngành đại học và 02 ngành cao đẳng, với số lượng sinh viên tương ứng là 43.127.
- Chính vì thế, công tác PBGDPL cho sinh viên trong nhà trường là một trong những nội dung quan trọng, cốt lõi có tính hệ thống và thực hiện thường xuyên nhằm góp phần nâng cao hiểu biết và nhận thức pháp luật cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay.
- Tuy nhiên, đối tượng được PBGDPL trong bài viết này là sinh viên chính quy trong nhà trường..
- Nghiên cứu công tác PBGDPL cho sinh viên trong nhà trường cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác PBGDPL cho sinh viên thì vẫn còn rất nhiều khó khăn, tồn tại mang tính chủ quan và khách quan chưa khắc phục được.
- Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá nguyên nhân sâu xa của thực trạng trên đồng thời đưa ra những giải pháp thiết thực gắn liền với thực tiễn trong nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho sinh viên Trường ĐHCT là việc làm cần thiết, mang tính thời sự góp phần nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL phù hợp với thời đại và hội nhập quốc tế..
- Phương pháp định tính được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mục đích phân tích thực trạng của công tác PBGDPL, phân tích một số hạn chế trong công tác này và làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL cho sinh viên..
- từ ý kiến của những chuyên gia, nghiên cứu đề xuất những giải pháp thiết thực gắn liền với thực tiễn trong nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL cho sinh viên..
- 3.1 Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho SV Trường ĐHCT.
- 3.1.1 Thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho SV Trường ĐHCT giai đoạn .
- Bên cạnh việc ưu tiên phát triển tri thức cho sinh viên, Trường ĐHCT luôn chú trọng vấn đề giáo dục nhân cách, lối sống, đặc biệt chú trọng nâng cao nhận thức pháp luật cho sinh viên thông qua các hoạt động PBGDPL.
- Việc PBGDPL cho sinh viên được thực hiện có hệ thống từ Đảng ủy, Ban Giám hiệu (BGH) nhà trường, đến các phòng ban, các tổ chức đoàn thể.
- Thứ nhất, việc PBGDPL cho sinh viên thông qua sinh hoạt công dân đầu khóa định kỳ đầu năm học..
- Theo báo cáo của các Văn kiện Hội nghị, công chức, viên chức Trường ĐHCT qua các năm học từ trung bình mỗi năm nhà trường tiến hành tổ chức sinh hoạt cho hơn 30.000 lượt sinh viên định kỳ vào thời điểm bắt đầu năm học mới, nhằm mục đích PBGDPL cho sinh viên về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hiểu rõ và vận dụng đúng nội quy, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường (Trường đại học Cần Thơ, 2017).
- Qua cuộc khảo sát 118 sinh viên năm nhất, năm hai theo học học phần pháp luật đại cương (khảo sát được thực hiện tại hai lớp học phần G06, G09 học kỳ 1 năm học có 74 sinh viên (khoảng 63%) cho rằng họ chỉ tham dự tuần sinh hoạt vì sợ ảnh hưởng đến đánh giá điểm rèn luyện học kỳ.
- Điều này cho thấy hoạt động PBGDPL đầu năm học chưa đạt hiệu quả cao, sinh viên tham dự còn nặng về hình thức, chưa nhận thức được tầm quan trọng của nội dung được phổ biến..
- Thứ hai, công tác PBGDPL thông qua các báo cáo chuyên đề liên quan đến pháp luật do Trường ĐHCT phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật.
- Trong nhiều trường hợp cần tạo cầu nối giữa cơ quan thực thi pháp luật và nhà trường để cảnh báo kịp thời cho sinh viên, cũng như phổ biến những quy định của pháp luật.
- tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề, tuyên truyền pháp luật theo chuyên đề hành động, nhằm phổ biến, nâng cao nhận thức pháp luật cho sinh viên, nhận biết được những thủ đoạn phạm tội mới, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vi phạm pháp luật.
- Giai đoạn từ năm mỗi năm Trường ĐHCT đều duy trì phối hợp với Công an TPCT tổ chức tuyên truyền phòng chống ma túy trong sinh viên trường và phối hợp với Bộ Tư lệnh vùng 5 Hải quân tổ chức tuyên truyền về công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, hoạt động này thu hút hàng chục nghìn lượt sinh viên tham gia (Đoàn Trường đại học Cần Thơ, 2017)..
- Đoàn Trường ĐHCT chịu trách nhiệm chính trong khâu tổ chức các phong trào, các hội thi, các diễn đàn về nghiên cứu, học tập, thảo luận về PBGDPL nhằm chuyển tải những nội dung, những quy định về chính trị, tư tưởng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của Nhà trường đến sinh viên.
- Hoạt động PBGDPL thông qua đội CLE (Clinical legal education program) chương trình giáo dục thực hành dành cho sinh viên ngành Luật trực thuộc Khoa Luật, Trường ĐHCT, hoạt động này trước đây do Đoàn khoa Luật phụ trách..
- Hoạt động chủ yếu của CLE là thực hiện tư vấn – hỗ trợ pháp lý, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giảng dạy pháp luật tại cộng đồng (Khoa Luật – ĐHCT, 2018).
- Phiên tòa giả định với sự hỗ trợ của đội CLE được tổ chức thường xuyên mỗi năm ít nhất một lần trong khuôn viên nhà trường thu hút hàng ngàn sinh viên tham dự.
- năm 2015 phối hợp với Đoàn Trường ĐHCT tổ chức tại sân văn phòng Đoàn trường nhằm hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam 9/11.
- năm 2016 CLE phối hợp với sinh viên Đại học Newcastle, Viện Kiểm sát tổ chức phiên tòa giả đại tại Hội trường Rùa.
- ngày 19/9/2017 CLE phối hợp với Đoàn Khoa Luật cùng với sự tham dự của các bạn sinh viên Đại học Newcastle tổ chức phiên tòa giả đại tại phòng xử án Khoa Luật.
- Phòng Công tác Chính trị Trường ĐHCT với chức năng quán triệt quan điểm chính trị, vừa làm công tác thông tin, PBGDPL cho sinh viên, phối hợp với Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên trường, xây dựng môi trường giáo dục, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống tội phạm.
- Thứ sáu, PBGDPL thông qua hoạt động giảng dạy học phần pháp luật đại cương.
- Bên cạnh các hình thức PBGDPL cho sinh viên đã được đề cập, thì Trường ĐHCT còn giáo dục pháp luật cho sinh viên thông qua nội dung của học phần pháp luật đại cương.
- Đây là học phần bắt buộc đối với tất cả sinh viên không chuyên ngành luật, với số lượng tín chỉ là 02 và thời lượng là 30 tiết.
- Học phần Pháp luật đại cương do Khoa Luật, Trường ĐHCT đảm nhiệm đào tạo, nội dung học phần được giảng dạy dựa trên khung chương trình chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, qua học phần sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về pháp luật thực định, nắm được hành lang pháp lý cơ bản của các ngành.
- Đồng thời, lồng ghép chương trình học tập còn tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa.
- ví dụ như đến Tòa án tham dự phiên tòa, ghi chép nội dung vụ án, đóng vai trong phiên tòa giả định trên lớp học… Tuy nhiên, những hoạt động này chỉ dành cho sinh viên chuyên ngành luật.
- Có thể thấy hệ thống tài liệu, giáo trình phục vụ cho công tác PBGDPL tương đối đầy đủ và đa dạng, đáp ứng được yêu cầu công việc, nhà trường có đội ngũ giảng viên chuyên ngành luật, có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực pháp luật, đảm bảo tốt công tác giáo dục pháp luật.
- Tuy nhiên, điểm hạn chế là quy định của pháp luật luôn thay đổi.
- 3.1.2 Những hạn chế trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên Trường ĐHCT.
- Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác PBGDPL cho sinh viên trong giai đoạn kết hợp với việc phỏng vấn chuyên gia là cán bộ lãnh đạo Đoàn Thanh niên trường, Phòng Công tác Sinh viên, Phòng Công tác Chính trị, hỏi ý kiến của thầy cô khoa Luật, nghiên cứu cho thấy công tác PBGDPL của trường vẫn còn những hạn chế như sau:.
- Phòng Công tác Sinh viên.
- Bên cạnh đó, phải nhắc đến kiến thức pháp luật nền, kỹ năng diễn đạt, truyền đạt của báo cáo viên cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác.
- Mặc dù có đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật cho sinh viên toàn trường, nhưng chủ yếu là qua bài học trên lớp thông qua học phần pháp luật đại cương.
- Còn công tác phổ biến pháp luật thì không phải do đội ngũ giảng viên này đảm nhận mà chủ yếu là do các báo cáo viên hoặc các phòng ban kiêm nhiệm, chính vì thế nhà trường không thường xuyên tập huấn, trau dồi kỹ năng tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn về luật..
- Tuy nhiên sinh viên rất khó trong việc xác định đâu là thông tin đúng, đâu là thông tin sai.
- Chính những thông tin đó, làm cho sinh viên dễ bị ngộ nhận, ngộ độc thông tin, không sáng suốt, bình tĩnh nên dễ dẫn đến sai phạm.
- Hiện nay, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì độ tương quan lượng thời gian và khối lượng kiến thức cho chương trình giáo dục pháp luật cho sinh viên hệ chính quy bậc đại học còn ít, chưa tương quan với khối lượng kiến thức toàn khóa học (Đỗ Thành Đô, 2015).
- Với thời lượng và nội dung hạn chế như thế (chủ yếu là lý thuyết) thì công tác giáo dục cho sinh viên không được đảm bảo.
- Về nội dung trong tài liệu học phần pháp luật đại cương.
- Vào thời điểm trước năm 2014, Khoa Luật – ĐHCT đã biên soạn Bộ giáo trình Pháp luật đại cương, do PGS.
- Đây là Bộ giáo trình được trình bày đơn giản, đầy đủ nội dung, rất dễ hiểu và dễ tiếp cận đối với sinh viên không chuyên ngành luật, là tài liệu chính sử dụng để giảng dạy học phần Pháp luật đại cương cho sinh viên Trường ĐHCT và các trường khác trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên hiện nay Bộ giáo trình này không được tiếp tục sử dụng.
- Bởi lẽ, kể từ năm 2014 Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt hàng trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh x uất bản giáo trình “Pháp luật đại cương” dành cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng không chuyên ngành luật được áp dụng bắt buộc đối với tất cả các trường đại học trong cả nước.
- Đây là bước quan trọng, tạo sự đồng bộ thống nhất trong việc giáo dục pháp luật cho sinh viên không chuyên ngành luật..
- Thứ bảy, nhà trường chưa đầu tư thích đáng về tài chính cho công tác PBGDPL cho sinh viên.
- 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Trường ĐHCT.
- Trên cơ sở đánh giá nghiêm túc nguyên nhân dẫn đến thực trạng PBGDPL Trường ĐHCT giai đoạn để công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho sinh viên đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, góp phần giáo dục, đào tạo lực lượng sinh viên vừa có trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và tinh thần thượng tôn pháp luật.
- pháp luật trong nhà trường với nhau và với cơ quan hữu quan ngoài trường..
- Phải hình thành cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Phòng Công tác Chính trị, Phòng Công tác Sinh viên và Đoàn Thanh niên, hình thành cơ chế Phòng Công tác Chính trị nắm vai trò chỉ đạo, quyết định nội dung và hình thức tuyên truyền, Phòng Công tác Sinh viên thực hiện tốt công tác quản lý chính quyền thông qua giáo dục, nhắc nhở sinh viên, Đoàn Thanh niên là trung tâm triển khai các hoạt động tuyên truyền trên cơ sở chỉ đạo thống nhất từ trên xuống, còn nguồn lực cán bộ tuyên truyền, giáo dục pháp luật lấy từ Khoa Luật, hình thành đầu mối, chịu trách nhiệm trong từng khâu.
- Ngoài ra, trường cần tiếp tục phối hợp mời với các cơ quan công tác thực tiễn ngoài trường, các đơn vị kết nghĩa, lực lượng chức năng trên địa bàn nơi có sinh viên ngoại trú để báo cáo, tuyên truyền pháp luật thông qua sinh hoạt đầu khóa hàng năm, theo chủ điểm từng tháng để sinh viên nắm bắt được tình hình vi phạm pháp luật, thủ đoạn phạm tội trên địa bàn..
- Hai là, xây dựng kế hoạch PBGDPL có trọng tâm, trọng điểm mang lại hiệu quả tuyên truyền rõ ràng, cụ thể đối với sinh viên..
- Các hoạt động PBGDPL nên lồng ghép vào các cuộc thi, chương trình nhằm gia tăng sự hăng hái tham gia của sinh viên.
- Nhà trường nên tổ chức xây dựng kế hoạch PBGDPL cố định mỗi năm một lần vào khoảng thời gian cụ thể, lựa chọn những chủ đề pháp luật phù hợp và phổ biến trong khoảng thời gian diễn ra hoạt động tuyên truyền PBGDPL nhằm kịp thời thông tin đến sinh viên và thu hút sự tham gia của sinh viên..
- Ba là, xây dựng lực lượng báo cáo viên chuyên trách, đào tạo đội ngũ cán bộ phổ biến giáo dục pháp luật có đủ tâm, đủ tầm thực hiện công tác PBGDPL trong trường..
- Nên chú trọng sử dụng nguồn lực sẵn có trong nhà trường, nên giao nhiệm vụ đào tạo và tuyên truyền pháp luật cho đội ngũ chuyên trách phụ trách, đào.
- tạo những cán bộ có nền tảng về pháp luật, hiểu biết chuyên môn và thường xuyên cập nhật kiến thức pháp luật để phục vụ cho nhu cầu giảng dạy.
- Bên cạnh đó, nhà trường cần chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ này, bởi suy cho cùng có kiến thức pháp luật nhưng không rèn giũa về kỹ năng thì công tác tuyên truyền không sôi động, thú vị.
- Đối với các cán bộ phụ trách công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải thường xuyên nâng cao trình độ, năng động sáng tạo, chủ động nghiên cứu, đưa ra các sáng kiến, sử dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình tuyên truyền giáo dục pháp luật, lồng ghép vào chương trình dạy học học phần pháp luật đại cương những nội dung trọng tâm, trọng điểm mang tính thời sự trong nước và quốc tế..
- Bốn là, cần đa dạng hóa các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường trong giai đoạn hiện nay, tăng cường các hình thức phổ biến, giáo dục có hiệu quả.
- Bên cạnh những hình thức giáo dục pháp luật truyền thống như tuyên truyền miệng, treo băng rôn, áp phích, đăng trên trang thông tin điện tử của trường, các đơn vị, gửi thư điện tử… thì các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, phiên tòa giả định, Olympic luật học phải được thực hiện một cách thường xuyên định kỳ hàng năm.
- Nhà trường cần đầu tư những góc pháp luật, trưng bày những áp phích, thiết kế những nội dung phổ biến đặt ở những góc pháp luật này.
- Nơi tập trung nhiều sinh viên đến học tập hoặc giải trí..
- Bên cạnh đó, trường cần có kế hoạch cụ thể hình thành trung tâm tư vấn pháp luật cho sinh viên, lập đường dây nóng.
- Trung tâm tư vấn – giải thích pháp luật này có thể giao Khoa Luật quản lý và phụ trách..
- Hiện nay, nhà trường cho phép sử dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube trong nhà trường nhằm phục vụ công tác học tập, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho sinh viên được xem là khâu đột phá, mạnh dạn của nhà trường.
- tăng cường công tác thông tin, hướng dẫn, trao đổi, lập những mục hỏi đáp pháp luật trên trang thông tin điện tử của trường, các đơn vị trực thuộc để kịp thời giải đáp thông tin, thắc mắc của sinh viên.
- Hướng dẫn sinh viên sử dụng những trang thông tin điện tử chính thống và cách kiểm tra những thông tin.
- Chúng ta cần biến đối tượng nhận được sự phổ biến pháp luật vào thế chủ động chứ không ở thế bị động, hình thức phổ biến hướng đến việc để sinh viên chủ động tìm hiểu, nghiên cứu chứ không phải thụ động đón nhận.
- đó sẽ dần tác động đến ý thức của sinh viên theo hướng tích cực, đạt được hiệu quả của công tác PBGDPL..
- Sáu là, hoàn thiện giáo trình, tài liệu phục vụ công tác giảng dạy pháp luật thông qua học phần pháp luật đại cương..
- Như đã phân tích hiện nay thực trạng giáo trình, tài liệu hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo và giáo dục pháp luật trong nhà trường, chính vì thế nhà trường cần:.
- Chủ động xây dựng chương trình giáo dục pháp luật sao cho có sự phân định rõ ràng giữa kiến thức chuyên ngành với kiến thức pháp luật đại cương, tăng số lượng chỉ bắt buộc đối với học phần pháp luật đại cương, bên cạnh giảng dạy lý thuyết cần chủ động kết hợp thực hành, giáo dục ngoại khóa để đạt hiệu quả và tăng kỹ năng mềm cho sinh viên sau khi ra trường..
- Xây dựng giáo trình pháp luật đại cương theo hướng ứng dụng, phù hợp với bối cảnh đổi mới và từng đối tượng sinh viên..
- Nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế trong công tác PBGDPL cho sinh viên Trường ĐHCT.
- Qua đó, nghiên cứu đã đưa ra 07 giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL cho sinh viên Trường ĐHCT.
- Để công tác PBGDPL cho sinh viên các trường đại học nói chung và Trường ĐHCT nói riêng đạt hiệu quả, phù hợp với yêu cầu hội nhập hiện nay thì nhà trường phải xem đây là hoạt động trọng tâm, quan trọng, có tính hệ thống.
- Phải có sự chỉ đạo thống nhất từ Đảng ủy, BGH đến sinh viên thông qua các phòng, ban và Đoàn Thanh niên trong trường.
- Có như thế hoạt động PBGDPL trong nhà trường mới đạt được hiệu quả, đó là tiền đề để đào tạo sinh viên có tư tưởng chính trị vững vàng, có hoài bão, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay..
- Tuyên truyền phòng chống ma túy trong sinh viên Đại học Cần Thơ năm 2018, ngày truy cập 10/6/2018.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên các trường Đại học ở Quảng Ngãi.
- Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính Phủ, 2012.
- Chủ đề Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Đặc sang tuyên truyền pháp luật.
- Quyết định số 2742/QĐ–ĐHCT, ngày 15/8/2017 về việc “Ban hành Quy định công tác học vụ dành cho sinh viên trình độ đại học hệ chính quy”.