« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội qua các trường đại học tại Đồng bằng sông Cửu Long


Tóm tắt Xem thử

- GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP XÃ HỘI.
- QUA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Lê Nguyễn Đoan Khôi 1.
- 1 Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ.
- Doanh nghiệp xã hội, chương trình đào tạo, kỹ năng giảng dạy, trường đại học.
- Nghiên cứu này tập trung vào vấn đề phát triển doanh nghiệp xã hội qua trường đại học.
- Chương trình đào tạo đóng góp đáng kể qua giới thiệu cho sinh viên những mô hình kinh doanh độc đáo hướng về phát triển doanh nghiệp xã hội.
- Chúng tôi đề nghị rằng việc phát triển các khóa học nên bao gồm các kỹ năng viết kế hoạch kinh doanh xã hội cho một doanh nghiệp xã hội, tư vấn chiến lược tạo ra thu nhập cho tổ chức xã hội và viết đề cương nghiên cứu xin tài trợ dự án về phát triển doanh nghiệp xã hội..
- Trong hơn 20 năm qua, đường lối đổi mới và chính sách mở cửa của nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của khu vực doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các tổ chức xã hội.
- Những thành tựu tăng trưởng kinh tế mà Việt Nam đạt được có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp cũng như vai trò trong việc thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội.
- Bên cạnh đó, một mô hình tổ chức xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của cuộc sống, được triển khai trên cơ sở sử dụng hoạt động kinh doanh như một công cụ nhằm đem lại các giải pháp xã hội bền vững hơn cho cộng đồng.
- Mô hình kết hợp này chính là các Doanh nghiệp xã hội (DNXH)..
- Khuyến khích thành lập DNXH đang là chủ trương lớn của nhiều quốc gia bởi đây là mô hình doanh nghiệp khả thi góp phần giúp chính phủ giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, đóng góp vào GDP quốc gia và đem lại lợi ích cho cộng đồng..
- Trong bối cảnh kinh tế khó khăn của nước ta hiện nay, hình thức tổ chức kinh tế mới – Doanh nghiệp Xã hội (Social Enterprise) được phát triển như một giải pháp tích cực trong việc hạn chế, giải quyết và xử lý các vấn đề xã hội - rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước..
- Do vai trò quan trọng và khả năng giải quyết vấn đề một cách tích cực, DNXH là một hình thức tổ chức kinh tế đang được phát triển nhanh trên thế giới và ở Việt Nam.
- Trong thời gian tới, để khuyến khích thành lập các DNXH, bên cạnh vai trò của các thể chế kinh tế, quy chế đặc biệt của Chính phủ…, việc đưa nội dung phát triển DNXH vào chương trình đào tạo thuộc lĩnh vực Quản trị kinh doanh ở các trường đại học là cần thiết và hiệu quả để góp phần vào việc giải quyết các vấn đề xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
- Nghiên cứu này sẽ tập trung vào phát triển DNXH qua chương trình đào tạo trường đại học..
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các đề tài, dự án nghiên cứu, tài liệu hội thảo có liên quan đến vấn đề doanh nghiệp xã hội ở các trường đại học.
- Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ với số mẫu là 70..
- Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để đánh giá nhận thức của sinh viên về phát triển DNXH qua chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy tại trường đại học..
- Đó là cách tiếp cận mang tính mới nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và mang lại lợi ích cho xã hội.
- Hiện tượng này xuất phát từ việc phát triển bền vững, trách nhiệm xã hội ngày càng trở thành một phần quan trọng trong đời sống sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên nó thu hút sự quan tâm ngày càng tăng từ phía các nhà hoạch định chính sách, giới nghiên cứu, cộng đồng doanh nghiệp cũng như các tổ chức xã hội.
- Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về khái niệm, các loại hình và sự phát triển của doanh nghiệp xã hội trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng..
- Theo Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP, 2009) cho rằng DNXH là một khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các doanh nhân xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích và điều kiện hoạt động cụ thể..
- DNXH lấy lợi ích xã hội làm mục tiêu chủ đạo, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân nhằm đạt được cả mục tiêu xã hội/môi trường và mục tiêu kinh tế..
- DNXH phải lấy mục tiêu xã hội làm chủ đạo ngay từ khi thành lập, điều này phải được tuyên bố một cách công khai, rõ ràng, minh bạch.
- DNXH sử dụng hình thức kinh doanh như một công cụ để đạt được các mục tiêu xã hội của mình khác với các doanh nghiệp truyền thống sử dụng việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay tìm đến các giải pháp xã hội như một công cụ nhằm đạt được lợi nhuận cho chủ sở hữu của doanh nghiệp..
- Doanh nghiệp truyền thống = Phát hiện nhu cầu Sản phẩm Lợi nhuận.
- DNXH = Phát hiện vấn đề XH Mô hình kinh doanh Giải quyết vấn đề XH.
- mà ‘vì- xã hội’ (OECD, 2009)..
- Trước đây, các nghiên cứu thực nghiệm thường sử dụng tính cách cá nhân để giải thích hành vi khởi sự kinh doanh.
- Sau này, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra chương trình giáo dục khởi sự kinh doanh tại các trường đại học có tác động rất tích cực tới mong muốn khởi sự kinh doanh và định hướng khởi sự tương lai của sinh viên.
- Nghiên cứu trên quy mô lớn của Kim và Hunter, 1993 đã khẳng định rằng đào tạo có tác động tới thái độ của các cá nhân về khởi sự, thái độ tích cực và ham muốn khởi sự làm cho cá nhân có dự định khởi sự (50% người có thái độ với khởi sự thì có dự định khởi sự) và 30% dự định khởi sự thành hành vi khởi sự thực tế và hướng đến các vấn đề xã hội quan tâm..
- Hoạt động đào tạo về khởi sự kinh doanh xã hội có những bước tiến đáng kể từ khi lớp học đầu tiên tại Đại học Havard của TS.Greg Dees vào giữa những năm 1990, và khóa học đầu tiên ở Châu Âu tại trường Đại học Geneva giảng dạy bởi Maximilian Martin và Pamela Hartigan đến Qũy.
- Theo nghiên cứu của Brock và Steiner, đến năm 2008 có khoảng hơn 100 khóa học về khởi sự kinh doanh hoặc DNXH tại 35 quốc gia trên thế giới.
- Một số chương trình, trung tâm về DNXH có lịch sử lâu đời hơn như Trung tâm Phát triển Khởi sự Kinh doanh Xã hội thuộc Đại học Oxford.
- Các trường đại học trên thế giới đưa nội dung khởi sự DNXH vào nhiều ngành học khác nhau từ quản lý công đến kinh tế, từ khoa học chính trị đến nghiên cứu quốc tế..
- Nghiên cứu tình huống và tham gia các Cuộc thi kế hoạch kinh doanh xã hội bằng cách tổng hợp các sáng kiến từ các trường đại học đã có đào tạo về DNXH..
- Qua các phân tích trên cho thấy các chương trình đào tạo về khởi sự kinh doanh xã hội rất đa dạng, có thể là một sáng kiến trong trường, một môn học trong quản trị kinh doanh, một chuyên ngành, một chương trình thạc sĩ và cả chương tình.
- tiến sĩ về khởi sự kinh doanh.
- Cam kết cao của trường về giải quyết các vấn đề xã hội..
- Đón nhận vấn đề khởi sự DNXH như một cơ hội phát triển chuyên ngành mới..
- Đáp ứng nhu cầu của người học vì sự tồn tại tất yếu của hình thức DNXH trên thị trường và trong xã hội..
- Đối tượng phỏng vấn là sinh viên thuộc khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ.
- Sinh viên trả lời là hoàn toàn tự nguyện với tinh thần cộng tác.
- Thông tin thu thập được từ các sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, trong đó có 32,9%.
- Qua khảo sát nhận thấy để phát triển DNXH qua chương trình đào tạo (CTĐT) thì vai trò của trường đại học trong việc liên kết với các tổ chức bên ngoài được đánh giá cao.
- Điều đó tạo điều kiện cho những dự định khởi sự doanh nghiệp xã hội của sinh viên có thể thực hiện, làm tăng cảm nhận của sinh viên về tính khả thi việc khởi sự doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó, vai trò của trường Đại học trong việc nâng cao CTĐT và cung cấp những phương pháp giảng dạy giúp phát triển DNXH cũng rất quan trọng.
- Việc giáo dục có tác động trực tiếp làm tăng kiến thức, kỹ năng, thay đổi thái độ, quan điểm về định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.
- Sơ đồ 2 thể hiện đánh giá các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển DNXH.
- Sơ đồ 2: Đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DNXH.
- Qua tìm hiểu các nghiên cứu về đào tạo đại học với khởi sự doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam thấy rằng chương trình giáo dục đại học hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu kiến thức về khởi nghiệp tại Việt Nam: giáo trình chú trọng vào lý thuyết nhưng lại chưa đề cao thực hành và kiến thức thực tiễn..
- Do đó, để phát triển DNXH qua chương trình đào.
- tạo của Trường Đại học Cần Thơ cần phải chú trọng vào phương pháp giảng dạy giúp sinh viên tăng cường kỹ năng và tính ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống.
- Sơ đồ 3 thể hiện đánh giá phương pháp giảng dạy để hướng đến phát triển DNXH tương lai..
- Phương pháp Tạo điều kiện cho sinh viên thực tập tại các DNXH phần lớn được đánh giá là quan trọng, vì có thể giúp sinh viên có kinh nghiệm thực tế và bổ sung thêm kiến thức..
- Phương pháp Thảo luận trên lớp, phần lớn cho rằng tương đối không quan trọng bởi vì chương trình giáo dục đại học hiện nay còn chú.
- Phần lớn sinh viên chưa chủ động trong việc tìm hiểu những vấn đề mới để thảo luận..
- Đối với phương pháp Tổ chức các cuộc thi kế hoạch kinh doanh xã hội đa phần sinh viên nhận thấy rằng nó không quan trọng bằng những phương pháp khác.
- Thực hiện các công trình đã nghiên cứu Liên kết với các tổ chức bên ngoài Cung cấp PPGD phù hợp phát triển DNXH Nâng cao CTĐT phù hợp nhu cầu XH Sự sẵn lòng hướng dẫn của cán bộ trường Cung cấp máy móc, thiết bị.
- điều kiện của nhà trường, chưa thật sự ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp nhận những kỹ năng, kiến thức cho sinh viên..
- để tạo hứng thú cho việc học tập của sinh viên..
- Qua tìm hiểu nhận thức của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ về chương trình đào tạo DNXH, thấy rằng sinh viên nhận thức được tầm quan trọng.
- Tuy nhiên, khái niệm DNXH còn khá mới nên cần có những phương pháp thiết thực cụ thể để cung cấp kiến thức, kỹ năng về DNXH cho sinh viên nếu được đưa vào giảng dạy.
- Để có cơ sở đề xuất giải pháp phù hợp nhằm phát triển doanh nghiệp xã hội qua trường đại học, phân tích SWOT được tiến hành và các chiến lược kết hợp được chỉ ra thể hiện trong Bảng 1.
- Bảng 1: Phân tích ma trận SWOT về phát triển Doanh nghiệp xã hội qua chương trình đào tạo trường đại học.
- Có trung tâm ươm tạo doanh nghiệp.
- 2.(S2&O2) Trung tâm ươm tạo DN liên kết nhận hỗ trợ từ Nhà nước phát triển DNXH.
- Các chiến lược ST 1.(S3&T1,T2) Tận dụng nguồn lực có chuyên môn nghiên cứu hình thành CTĐT DNXH và truyền đạt kiến thức DNXH cho sinh viên.
- Các cơ sở đào tạo, các trường đại học, đặc biệt trong khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh, nơi đào tạo những doanh nhân tương lai có trách nhiệm lớn trong việc hình thành những doanh nhân tài năng, có khả năng quản trị doanh nghiệp và cũng là nơi lý tưởng để thúc đẩy tinh thần doanh nhân ở cộng đồng sinh viên.
- Hướng nghiệp của nhà trường, các hoạt động đào tạo, các phương tiện truyền cảm hứng kinh doanh sẽ góp phần khuyến khích sinh viên, có tinh thần nghiệp chủ, họ sẽ tự kinh doanh, tự tạo việc làm, mở ra các cơ hội việc làm cho các đối tượng khác trong xã hội và giảm tình trạng thất nghiệp đang là vấn đề quan tâm của xã hội.
- Đưa môn học khởi sự kinh doanh vào nội dung giảng dạy của các trường thuộc khối ngành kinh tế và quản lý, quản trị kinh doanh nhưng đồng thời khung chương trình đào tạo của các Trường đại học vẫn phải đảm bảo có độ linh hoạt cao để nâng cao tính tự chủ, tính khác biệt và tính thích.
- Đây là cách thiết thực và hiệu quả nhất để các trường đại học Việt Nam góp phần vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia..
- Hình thành các trung tâm ươm tạo doanh nghiệp ở các trường đại học nhằm hỗ trợ vật chất, tư vấn, hỗ trợ tài chính, cũng là nơi để thu hút các nguồn tài chính tài trợ cho hình thành các DNXH..
- Chú trọng hơn nữa việc đào tạo các kỹ năng mềm cho sinh viên để họ có khả năng xử lý các tình huống trong thực tế thành lập và điều hành doanh nghiệp như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng điều hành doanh nghiệp nhỏ.....
- Có thêm chủ đề khởi sự doanh nghiệp xã hội trong chương trình khởi sự kinh doanh, có thể cho sinh viên đọc thêm các tình huống doanh nghiệp xã hội hoặc tổ chức các buổi thảo luận trên lớp về DNXH để sinh viên tiếp cận dần với những.
- Các tình huống cần đa dạng hóa để sinh viên có thể hiểu được các dạng khác nhau của DNXH..
- Có thể yêu cầu sinh viên tự tìm kiếm tài liệu về các DNXH và trình bày lại mô hình hoạt động, cơ chế, phạm vi và lợi ích của nó, các doanh nghiệp này có thể ở trên thế giới hoặc đang hoạt động tại Việt Nam.
- Khi được tự tìm hiểu, sinh viên sẽ có nguồn thông tin phong phú và có thể hứng thú với hình thức doanh nghiệp này.
- Song song với việc thiết lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp mục đích lợi nhuận, có thể yêu cầu một nhóm sinh viên trong lớp viết một bản kế hoạch kinh doanh trình bày dự án khởi sự doanh nghiệp xã hội của chính mình.
- Sinh viên sẽ được tự do khai thác các ý tưởng mới và phản biện các ý tưởng trong nhóm để hình thành doanh nghiệp trong tương lai..
- Mời chuyên gia hay khách mời là chủ các doanh nghiệp xã hội trẻ hoặc những sinh viên đã ra trường mới thành lập doanh nghiệp hay đang công tác tại các DNXH tham gia giảng dạy một hay một số học phần hoặc chuyên đề phù hợp với năng lực, thế mạnh của mình và thậm chí các doanh nghiệp xã hội có thể tham gia Hội đồng chấm khoá luận tốt nghiệp.
- Doanh nghiệp xã hội là một xu thế mới xuất hiện ở Việt Nam và đã có những phát triển mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên toàn thế giới.
- Doanh nghiệp xã hội, cũng như các DN bình thường, tổ chức các hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm và cung cấp dịch vụ.
- Tuy nhiên, khác với các doanh nghiệp thông thường, doanh nghiệp xã hội được hình thành với mục đích đối tượng là để giải quyết một hoặc nhiều vấn đề mà xã hội hay môi trường cụ thể thông qua mô hình kinh doanh bền vững, chứ không nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho chủ sở hữu hoặc nhà đầu tư..
- Để có được một lực lượng doanh nhân xã hội không phải thực hiện trong một thời gian ngắn là có được, mà cần có khoảng thời gian đầu tư cho công việc đó bên cạnh những chính sách hỗ trợ tạo môi trường kinh doanh tốt để kích thích thế hệ trẻ dưa ra những ý tưởng, sáng kiến của mình vào cuộc sống.
- Các trường đại học phải cung cấp cho sinh viên kiến thức và hành trang, truyền lửa nhiệt.
- huyết cho việc khởi sự các doanh nghiệp xã hội..
- Đó là một công việc quan trọng để tạo ra lực lượng doanh nhân mới, làm động lực phát triển kinh tế và phục vụ các mục tiêu xã hội, góp phần ổn định và phát huy tài năng trẻ của quốc gia..
- Chính phủ cần đưa ra một khung pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động cũng như quy định địa vị pháp lý của các doanh nghiệp xã hội.
- Hiện tại, bước đầu tiên là chúng ta cần đưa ra một định nghĩa chính thức về doanh nghiệp xã hội và tiêu chí để phân biệt doanh nghiệp xã hội..
- Để khuyến khích thành lập doanh nghiệp xã hội, bên cạnh vai trò của các thể chế kinh tế, quy chế đặc biệt dành cho doanh nghiệp xã hội của chính phủ, các quỹ từ thiện phi chính phủ có vai trò đặc biệt quan trọng của các trường đại học trong đào tạo, hướng nghiệp.
- Bởi thành lập các doanh nghiệp xã hội đòi hỏi các doanh nhân xã hội phải là người thực sự tâm huyết và có kỹ năng để không chỉ vượt qua những thách thức trong quá trình khởi sự doanh nghiệp giống như những doanh nghiệp khác mà còn phải đương đầu với việc phải xác định, huy động được các hỗ trợ tài chính, phi tài chính để đạt được các mục tiêu xã hội..
- “Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam - khái niệm, bối cảnh và chính sách”..
- Nguyễn Thu Thủy (2012), “Đào tạo đại học với khởi sự doanh nghiệp xã hội”, Đại học Kinh tế Quốc dân..
- Lê Kim Tường Hoanh (2013), Phát triển doanh nghiệp xã hội qua chương trình đào tạo của Trường Đại học Cần Thơ, Luận văn đại học, Trường Đại học Cần Thơ..
- Phan Văn Đàn (2012) “Xây dựng thang đo phát triển bền vững doanh nghiệp”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ 5.
- đồng (2010), “Cẩm nang pháp lý dành cho doanh nhân và doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam”..
- Trương Đức Lực (2012), “Nghiên cứu một số vấn đề về Doanh nghiệp xã hội”..
- Trương Thị Nam Thắng (2012), “Đào tạo doanh nghiệp xã hội trong các trường đại học: nhìn từ phương pháp giảng dạy”, Đại học Kinh tế Quốc dân.