« Home « Kết quả tìm kiếm

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI CÁC CÙ LAO Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI CÁC CÙ LAO Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Phát triển, du lịch homestay, cù lao, đồng bằng sông Cửu Long.
- Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp phát triển du lịch homestay tại các cù lao ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
- Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 52 hộ gia đình tham gia tổ chức du lịch homestay tại 4 cù lao (Thới Sơn, An Bình, Thanh Bình, Tân Lộc) ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
- Thông qua phân tích thực trạng tham gia tổ chức du lịch homestay của cộng đồng, đồng thời nhận định những nguyên nhân, hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của loại hình du lịch homestay tại các cù lao, tác giả đã đề xuất 4 giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay tại các cù lao như sau: Thứ nhất, tạo liên kết chặt chẽ “3 nhà” giữa nhà dân, nhà nước và nhà doanh nghiệp du lịch.
- Thứ hai, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cộng đồng cung ứng dịch vụ du lịch.
- Thứ ba, sáng tạo các sản phẩm dịch vụ mới lạ, đặc thù.
- Thứ tư, xây dựng chiến lược quảng bá hình ảnh du lịch homestay mang tính chuyên nghiệp..
- thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên, ĐBSCL là vùng có nhiều tiềm năng về du lịch.
- Du lịch homestay là hình thức du lịch đặc trưng của vùng ĐBSCL.
- Những năm qua, ngành du lịch ở các địa phương tại khu vực đã thực hiện nhiều chương trình, dự án đầu tư khai thác loại hình du lịch homestay và đã đạt được những kết quả rất quan trọng góp phần không nhỏ vào sự phát triển của kinh tế địa phương, có thể kể đến những địa điểm điển hình như: cù lao Thới Sơn (Tiền Giang), cù lao An Bình (Vĩnh Long), cù lao Tân Lộc (Cần Thơ.
- Tuy nhiên, loại hình du lịch này vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển trong tương lai, có thể kể đến như: sản phẩm thiếu tính đa dạng, năng lực của hộ gia đình cung ứng dịch vụ còn nhiều hạn chế, sự liên kết giữa hộ dân với công ty du lịch còn rời rạc.
- Đây là các vấn đề rất đáng quan tâm của du lịch homestay ở các địa phương thuộc vùng ĐBSCL..
- Sau khi được tư vấn, tác giả chọn 3 tỉnh/thành ở khu vực ĐBSCL có loại hình du lịch homestay phát triển, đó là: Tiền Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ gia đình tham gia tổ chức du lịch homestay tại các cù lao..
- Sau khi tính toán số lượng cộng đồng tham gia trực tiếp và gián tiếp vào tổ chức du lịch homestay, thêm vào đó là điều kiện về thời gian và kinh phí đề tài, tác giả đề xuất cỡ mẫu là 52 (chiếm tương đương 50% tổng thể)..
- để phân tích thực trạng tham gia tổ chức du lịch homestay của cộng đồng.
- 3.1 Thực trạng tham gia tổ chức du lịch homestay của cộng đồng.
- Nguyên nhân tham gia và không tham gia:.
- Theo kết quả nghiên cứu thực tế thể hiện ở Bảng 1, có nhiều lý do để người dân tham gia phát triển du lịch homestay tại các cù lao, đầu tiên phải kể đến là tạo thêm thu nhập cho gia đình (75,5.
- Ngược lại, hai khó khăn ảnh hưởng nhiều nhất đến khả năng tham gia phát triển du lịch homestay của hộ gia đình tại các cù lao là không đủ cơ sở vật chất phục vụ (62,9%) và không đủ khả năng tài chính (57,8.
- Bên cạnh đó, hai nguyên nhân cũng góp phần quan trọng trong việc tham gia cung ứng du lịch homestay của hộ dân là thiếu nguồn nhân lực (42,2%) và hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ (46,4%)..
- Bảng 1: Nguyên nhân tham gia và không tham gia phát triển du lịch homestay.
- Nguyên nhân tham gia Tỷ lệ.
- Nguyên nhân không tham gia Tỷ lệ.
- Thời gian tham gia: Hoạt động tổ chức du lịch homestay tại các cù lao ở khu vực ĐBSCL đã.
- Tuy nhiên, số hộ tham gia phát triển loại hình du lịch homestay trên 6 năm chiếm tỷ lệ rất ít (8,3.
- Những năm gần đây, do ngành du lịch ngày càng phát triển nên số hộ tham gia phát triển loại hình du lịch homestay ngày càng nhiều, cụ thể tỷ lệ hộ tham gia phát triển du lịch homestay dưới 3 năm chiếm 72,0%, từ 3 đến 6 năm chiếm 20,0%..
- Bảng 2: Thời gian tham gia phát triển du lịch homestay.
- Thời gian tham gia Tỷ lệ.
- Bảng 3: Khả năng tham gia phát triển du lịch homestay.
- Hoạt động dịch vụ phục vụ du khách.
- Dịch vụ ăn uống 70,3 1.
- Cung cấp dịch vụ lưu trú 54,7 2.
- chính quyền địa phương hoặc công ty du lịch.
- Khả năng tham gia: Theo kết quả khảo sát thực tế được tổng hợp trong Bảng 3 cho thấy, trình độ ngoại ngữ của các hộ gia đình cung ứng dịch vụ du lịch homestay còn rất kém, cụ thể khả năng giao tiếp lưu loát rất ít (chiếm 8,8.
- Đây là một cản trở rất lớn trong việc phát triển loại hình dịch vụ homestay tại các cù lao.
- Kết quả khảo sát còn cho thấy, phần lớn hộ gia đình tại các cù lao chỉ tham gia cung ứng dịch vụ ăn uống (70,3%) và dịch vụ lưu trú (54,7.
- Đối với dịch vụ ăn uống, hộ gia đình thường chọn cung.
- Hình thức liên kết: Theo kết quả khảo sát được trình bày trong Bảng 4 cho thấy, các hộ gia đình tham gia cung ứng dịch vụ du lịch thường gắn bó lâu dài với các công ty du lịch thông qua các hợp đồng cam kết.
- thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận giữa các bên tham gia (chiếm 19,2.
- Từ đó cho thấy, số lượng hộ tham gia tự phát còn khá cao (chiếm 25,5.
- Điều này đã tạo ra những điểm khác biệt về chất lượng dịch vụ cung ứng giữa các nhóm hộ, gây ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch homestay tại các cù lao..
- Bảng 4: Hình thức liên kết của hộ tham gia phát triển du lịch với công ty lữ hành.
- Tham gia tự phát theo thời vụ 25,5 2 Thỏa thuận (bằng miệng) chia.
- Chính sách hỗ trợ: Chính quyền địa phương tại các cù lao cũng đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển loại hình du lịch homestay tại địa phương.
- Theo khảo sát thực tế, chính quyền địa phương tập trung vào công tác quảng bá hình ảnh du lịch địa phương (41,3.
- tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho các hộ dân tham gia cung ứng dịch vụ du lịch (32,6%) và nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du khách đến địa phương tham quan, du lịch (32,6.
- Bảng 5: Chính sách hỗ trợ phát triển du lịch của chính quyền địa phương.
- Xếp hạng Quảng bá hình ảnh du lịch 41,3 1 Nâng cấp cơ sở hạ tầng phục.
- vụ du lịch 32,6 2.
- du lịch 32,6 2.
- Lợi ích nhận được: Theo số liệu khảo sát ở Bảng 6 cho thấy, có đến 78,4% hộ gia đình cung ứng dịch vụ du lịch cho rằng tham gia phát triển loại hình du lịch homestay sẽ giúp tạo thêm thu nhập, cải thiện đời sống, trong khi 45,5% số hộ nhận định tham gia phát triển du lịch homestay sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho lao động của hộ gia đình.
- Một số hộ khác thì cho rằng, lợi ích của họ khi tham gia cung ứng dịch vụ du lịch sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ của chính quyền địa phương (24,3.
- được tham gia tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch (18,5.
- Bảng 6: Lợi ích khi tham gia tổ chức du lịch cộng đồng.
- Lợi ích tham gia Tỷ lệ.
- Được tham gia tập huấn.
- kiến thức về du lịch 18,5 4.
- 3.2 Nhận định về một số tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển loại hình du lịch homestay tại các cù lao.
- Thông qua phân tích thực trạng tham gia tổ chức du lịch homestay của cộng đồng, tác giả nhận định những nguyên nhân, hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của loại hình du lịch homestay tại các cù lao ở khu vực ĐBSCL như sau:.
- Thứ nhất, sự liên kết trong tổ chức du lịch homestay tại các cù lao vẫn còn mờ nhạt.
- Thực tế cho thấy, các hộ gia đình tham gia cung ứng dịch vụ du lịch mang tính tự phát vẫn còn khá nhiều.
- Đồng thời sự thỏa thuận hợp tác giữa các hộ gia đình tham gia tổ chức du lịch homestay với công ty du lịch vẫn còn lỏng lẻo, “hợp đồng miệng” vẫn còn khá phổ biến.
- Thứ hai, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của hộ cung ứng dịch vụ du lịch homestay vẫn còn nhiều hạn chế.
- Phần lớn các hộ cung ứng dịch vụ tại các cù lao đều tham gia cung ứng dịch vụ với đặc điểm “cây nhà lá vườn” vì thế sự am hiểu về đặc điểm loại hình du lịch homestay vẫn còn hạn chế.
- Xét về trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì vẫn còn nhiều điều phải bàn, đặc biệt là sự hiểu biết về nhu cầu, đặc điểm của khách du lịch là vấn đề bỏ ngỏ.
- Sự hạn chế về trình độ ngoại ngữ cũng ảnh hưởng phần nào đến chất lượng dịch vụ du lịch homestay..
- Thứ ba, thiếu tính đa dạng, đặc trưng, chuyên biệt của sản phẩm du lịch.
- Các sản phẩm dịch vụ của hộ gia đình tổ chức du lịch homestay tại cù lao mang đặc thù của miệt vườn sông nước miền Tây nhưng đa phần là hình thức và cách tổ chức hoạt động đều giống như nhau, chưa có sự sáng tạo, đổi mới trong dịch vụ.
- Hầu hết các hộ gia đình, các cù lao đâu đâu cũng là các loại hình dịch vụ tập làm nông, xem biểu diễn nghệ thuật, quà tặng lưu niệm,… Đồng thời, khả năng sáng tạo, thay đổi sản phẩm dịch vụ hầu như là không có, vì thế khó lòng giữ chân khách du lịch trong tương lai..
- Thứ tư, công tác quảng bá hình ảnh du lịch homestay tại các cù lao còn quá “nghèo nàn”..
- Mặc dù chính quyền địa phương có sự hỗ trợ quảng bá hình ảnh du lịch homestay tại các cù lao, tuy nhiên nội dung và tần suất còn rất mờ nhạt..
- Còn đối với những hộ dân tổ chức du lịch homestay thì sự hiểu biết về công tác tiếp thị rất khiêm tốn.
- Bảng hiệu quảng cáo tại nhà riêng là công cụ chiêu thị duy nhất của hầu hết các hộ gia đình cung ứng dịch vụ du lịch homestay.
- Trong khi đó, xuất phát từ sự kết hợp mờ nhạt giữa công ty du lịch với các hộ gia đình tổ chức du lịch homestay nên phần lớn công ty du lịch chưa mặn mà với các tour homestay từ đó công tác chiêu thị cho loại hình du lịch này vẫn chưa được đầu tư đến nơi đến chốn..
- 3.3 Giải pháp phát triển du lịch homestay tại các cù lao ở khu vực ĐBSCL.
- Từ kết quả phân tích thực trạng tham gia tổ chức du lịch homestay của cộng đồng, đồng thời nhận định những nguyên nhân, hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của loại hình du lịch homestay tại các cù lao, tác giả đã đề xuất các giải.
- pháp phát triển loại hình du lịch homestay tại các cù lao như sau:.
- bao gồm nhà dân, nhà nước và nhà doanh nghiệp du lịch.
- Trong mối liên kết này, nhà nước giữa vai trò trung gian kết nối giữa các hộ gia đình cung ứng dịch vụ homestay với các công ty du lịch.
- Ngành du lịch địa phương cần thường xuyên tổ chức gặp gỡ, đối thoại giữa 3 bên để tăng cường mối liên kết hỗ trợ, tạo sự đồng thuận giữa hộ cung ứng dịch vụ du lịch với công ty du lịch.
- Ngành du lịch địa phương cần phối hợp chặt chẽ với công ty du lịch thông qua hợp tác công tư (PPPs) nhằm tăng cường sự hỗ trợ cho hoạt động tổ chức du lịch của hộ gia đình nói riêng và ngành du lịch địa phương nói chung.
- Ngành du lịch địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các hộ tham gia tổ chức du lịch homestay để kịp thời hỗ trợ khi cần thiết, đồng thời cần nghiên cứu, rà soát qui hoạch để xây dựng chiến lược phát triển loại hình du lịch homestay trong dài hạn..
- Đầu tiên, các hộ gia đình tham gia tổ chức du lịch homestay cần tích cực học tập, nâng cao trình độ học vấn, trình độ ngoại ngữ cũng như là các kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ du lịch.
- Bên cạnh đó, các hộ cung ứng dịch vụ du lịch cần tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn do chính quyền địa phương và công ty du lịch tổ chức, đồng thời không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu nắm bắt nhu cầu du khách để kịp thời điều chỉnh sản phẩm dịch vụ cung ứng, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch..
- Các hộ gia đình tham gia tổ chức du lịch homestay cần tích cực trao đổi kinh nghiệm thông qua các chuyến giao lưu, tham quan thực tế đối với các mô hình tổ chức du lịch homestay thành công nhằm nâng cao khả năng tổ chức, quản lý và phục vụ du khách..
- Bên cạnh đó, ngành du lịch địa phương cần qui định những tiêu chuẩn cụ thể cho các dịch vụ du lịch homestay để làm thước tiêu chuẩn đối với dịch vụ cung ứng.
- Quan trọng hơn, để tạo nét mới lạ, đặc thù cho du lịch homestay, đặc biệt là tránh sự trùng lấp sản phẩm giữa các cù lao thì rất cần phải có một “nhạc trưởng” tạo liên kết vùng dựa trên thế mạnh, điểm đặc thù của tài nguyên du lịch tại các cù lao để phát triển sản phẩm du lịch homestay ngày càng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước..
- Thứ tư, xây dựng chiến lược quảng bá hình ảnh du lịch homestay bài bản.
- Loại hình du lịch homestay tại các cù lao ở khu vực ĐBSCL có nhiều tiềm năng phát triển, chính vì thế, không thể thiếu một chiến lược quảng bá hình ảnh du lịch homestay bài bản.
- Một chiến lược quảng bá bài bản cần có sự kết hợp của ngành du lịch địa phương, công ty du lịch và cộng đồng tham gia tổ chức du lịch.
- Bên cạnh đó, công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu “du lịch homestay cù lao” ở khu vực ĐBSCL cũng cần được ngành du lịch địa phương, công ty du lịch và cộng đồng tổ chức du lịch homestay quan tâm đầu tư đúng mức..
- Hiện nay, du lịch homestay tại các cù lao ở khu vực ĐBSCL đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước.
- Với những khó khăn, thách thức trước mắt, loại hình du lịch homestay tại các cù lao cần có sự chung giải quyết của chính quyền địa phương, công ty du lịch và cộng đồng tổ chức du lịch.
- Thông qua những giải pháp được đề xuất trong bài viết, tác giả kỳ vọng ngành du lịch các địa phương, công ty du lịch và cộng đồng tổ chức du lịch homestay cần nghiên cứu, xây dựng chương trình hành động cụ thể nhằm “mở lối đi riêng” cho loại hình du lịch homestay tại các cù lao ở khu vực ĐBSCL..
- Nguyễn Quốc Nghi và ctv (2010), Phát triển du lịch ở nhà dân tại Tiền Giang, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 8-2010..
- Nguyễn Quốc Nghi và Phan Văn Phùng (2010), Phát triển du lịch Homestay tại Cụm Cù Lao An Bình - Vĩnh Long, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 2-2010..
- Nguyễn Quốc Nghi và ctv (2009), Giải pháp phát triển Du lịch cộng đồng tỉnh Tiền Giang, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 12-2009..
- Thu Thảo (2013), Khai thác, phát triển du lịch văn hóa sông nước ĐBSCL,