« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài tại Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn


Tóm tắt Xem thử

- Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài tại Việt Nam - những.
- Abstract: Phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài (TCTMCYTNN) bằng phương thức trọng tài nhằm chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp này.
- Phân tích những quy định pháp luật về giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài để chỉ ra những điểm chưa phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế.
- Từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về trọng tài, góp phần nâng cao vị thế của trọng tài trong giai đoạn hiện nay đối với việc giải quyết các tranh chấp thương mại, đặc biệt là TCTMCYTNN.
- Trọng tài kinh tế.
- Trên thế giới, phương thức trọng tài thường được các bên tranh chấp lựa chọn để giải quyết TCTMCYTNN.
- Ngoài ra thủ tục giải quyết thông qua trọng tài khá đơn giản, nhanh gọn, phán quyết của trọng tài là chung thẩm....
- Những quy định mới, tiến bộ của PLTTTM được ban hành với mục đích tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển của trọng tài thương mại ở nước ta, giúp giải quyết nhanh chóng các tranh chấp thương mại, giảm bớt gánh nặng của Tòa án.
- Tính đến nay đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về các quy định pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng trọng tài tại Việt nam.
- Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung nghiên cứu về trọng tài phi chính phủ tại Việt Nam, giải quyết tranh chấp thương mại (chủ yếu là các tranh chấp trong nước) bằng trọng tài Việt Nam từ trước khi PLTTTM được ban hành nên chưa tiếp cận trực tiếp đến các quy định trong PLTTTM..
- Tính đến thời điểm hiện tại chưa có công trình nghiên cứu tổng thể, phân tích chi tiết về giải quyết tranh chấp thương mại nói chung, TCTMCYTNN bằng trọng tài Việt Nam nói riêng trên cơ sở các quy định của PLTTTM.
- Kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đây về trọng tài Việt Nam và giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài tại Việt Nam, luận văn tập trung vào nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn áp dụng của việc giải quyết các TCTMCYTNN tại các Trung tâm trọng tài của Việt Nam, phân tích những quy định của PLTTTM về vấn đề này và việc thi hành chúng trên thực tiễn..
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc giải quyết những TCTMCYTNN bằng trọng tài tại Việt Nam.
- Luận văn tập trung nghiên cứu việc giải quyết các TCTMCYTNN bằng trọng tài từ khi hình thành trọng tài phi chính phủ tại Việt Nam đặc biệt là từ giai đoạn ban hành PLTTTM năm 2003 đến nay..
- sự phù hợp, vai trò của phương thức trọng tài đối với các TCTMCYTNN.
- tìm hiểu thực tiễn giải quyết TCTMCYTNN tại các Trung tâm trọng tài Việt Nam từ đó nêu lên những điểm bất cập của pháp luật về trọng tài đồng thời đưa ra những giải pháp khắc phục..
- Chương 1: Khái quát về TCTMCYTNN và giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài tại Việt Nam.
- Chương 2: Thực trạng giải quyết các TCTMCYTNN bằng trọng tài tại Việt Nam..
- Chương 3: Một số kiến nghị nhằm phát huy hiệu quả của trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài.
- 1.2 Giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài.
- Tại Việt Nam, các bên tranh chấp có thể lựa chọn những phương thức sau để giải quyết TCTMCYTNN: thương lượng, hòa giải, tòa án, trọng tài..
- Luận văn đã phân tích nhằm chỉ ra rằng trong các phương thức trên, phương thức trọng tài có nhiều điểm phù hợp với việc giải quyết TCTMCYTNN, đáp ứng được yêu cầu của các bên tranh chấp vì các lý do sau:.
- Thứ nhất, giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài tạo điều kiện tối đa để phát huy khả năng tự định đoạt của các bên tranh chấp..
- Thứ hai, Trọng tài giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc xét xử không công khai..
- Thứ tư, thủ tục trọng tài thường linh hoạt, thông thoáng, các bên còn có thể tự thoả thuận xây dựng quy tắc tố tụng riêng để giải quyết vụ tranh chấp..
- 1.2.3 Vai trò của trọng tài trong việc giải quyết TCTMCYTNN.
- Trọng tài có vai trò quan trọng đối với việc giải quyết các tranh chấp thương mại nói chung, các TCTMCYTNN nói riêng, cụ thể:.
- Trọng tài hỗ trợ đắc lực cho Toà án trong việc giải quyết tranh chấp..
- Trọng tài bảo đảm tối đa quyền tự do thoả thuận của các bên tranh chấp..
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng sẽ rút ngắn thời gian kiện tụng, làm giảm thiểu những chi phí, tổn thất do việc theo kiện và đảm bí mật kinh doanh cho các bên tranh chấp..
- Đặc biệt, đối với doanh nghiệp Việt Nam, việc giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài Việt Nam sẽ giúp họ được tham gia vụ kiện ngay tại “sân nhà”..
- 1.3 Pháp luật về giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài.
- Pháp luật về giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài được cấu thành bởi hai bộ phận có mối quan hệ khăng khít là pháp luật hình thức và pháp luật nội dung..
- Pháp luật hình thức liên quan đến việc giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài tại Việt Nam bao gồm hai bộ phận: PLTTTM và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài hoặc quy tắc tố tụng theo sự thỏa thuận của các bên tranh chấp.
- 1.3.3 Quan hệ giữa pháp luật – quy tắc tố tụng và sự thoả thuận của các bên trong việc giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài.
- Việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tạo cho các bên quyền tự định đoạt tối đa trong việc lựa chọn pháp luật áp dụng.
- 2.1 Về thẩm quyền giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài tại Việt Nam.
- Theo khoản 1 Điều 2 PLTTTM, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận.
- Như vậy, một vụ TCTMCYTNN thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài khi đáp ứng đủ hai điều kiện sau: thứ nhất, tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài.
- thứ hai, các bên có thỏa thuận chọn trọng tài để giải quyết vụ tranh chấp đó..
- 2.1.1 Các TCTMCYTNN được giải quyết bằng trọng tài Việt Nam.
- Luận văn tập trung phân tích các quy định tại khoản 2 Điều 4, khoản 3 Điều 2 PLTTTM nhằm làm rõ thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài của các Trung tâm trọng tài Việt Nam.
- Về cơ bản, PLTTTM đã mở rộng thẩm quyền trọng tài theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở pháp lý để trọng tài thương mại Việt Nam tiến gần với các Trung tâm trọng tài quốc tế trên thế giới về mặt thẩm quyền trong việc giải quyết TCTMCYTNN.
- Thứ ba, PLTTTM chưa đề cập đến những tranh chấp có tính chất kinh doanh, thương mại nhưng không được giải quyết theo thủ tục trọng tài..
- 2.1.2 Hiệu lực của thoả thuận trọng tài.
- trọng tài khá chi tiết, toàn diện, phù hợp với các quy định trong Luật mẫu và pháp luật trọng tài của các quốc gia trên thế giới, tạo cơ sở pháp lý để mở rộng thẩm quyền giải quyết TCTMCYTNN tại các Trung tâm trọng tài Việt Nam.
- Do TCTMCYTNN có thể được điều chỉnh bởi nhiều nguồn luật khác nhau nên đồng thời với việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài các bên cũng cần lựa chọn pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp.
- Hội đồng trọng tài sẽ xét xử tranh chấp dựa trên pháp luật do chính các bên đã lựa chọn.
- 2.2.1.2 Áp dụng luật theo quyết định của Hội đồng trọng tài.
- Đối với những tranh chấp có yếu tố nước ngoài, các bên được toàn quyền thoả thuận về việc áp dụng những quy tắc tố tụng của các Trung tâm trọng tài trong nước, nước ngoài cũng như những quy tắc tố tụng của trọng tài quốc tế.
- Những quy định về vấn đề này của PLTTTM mang đến cho trọng tài những đảm bảo hiệu quả trong việc giải quyết các TCTMCYTNN.
- Các biện pháp hỗ trợ của Toà án với trọng tài bao gồm:.
- 2.3.1 Xem xét hiệu lực của thoả thuận trọng tài.
- 2.3.2 Chỉ định, thay đổi Trọng tài viên.
- Đối với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Toà án có thể chỉ định Trọng tài viên có tên trong danh sách hoặc ngoài danh sách Trọng tài viên của các Trung tâm trọng tài của Việt Nam hoặc là Trọng tài viên nước ngoài theo quy định của pháp luật về trọng tài nước đó (Khoản 3 Điều 49 PLTTTM)..
- Sự hỗ trợ của Tòa án đối với các bên tranh chấp trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của PLTTTM là rất cần thiết nhằm đảm bảo cho quá trình xét xử vụ tranh chấp bằng trọng tài tại Việt Nam được tiến hành thuận lợi và hiệu quả.
- 2.3.4 Huỷ quyết định trọng tài.
- Thứ nhất, pháp luật về trọng tài không đưa ra những dấu hiệu cụ thể để xác định khi nào Trọng tài viên bị xem là đã không “vô tư”, “khách quan” khi giải quyết tranh chấp..
- 2.4 Thủ tục giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài tại Việt Nam.
- Luận văn đã khái quát các bước tiến hành giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài tại Việt Nam bao gồm:.
- Ba là, thủ tục ra quyết định trọng tài;.
- Bốn là, thi hành quyết định trọng tài.
- Tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, việc lựa chọn trọng tài để giải quyết các tranh chấp thương mại, đặc biệt là các TCTMCYTNN đã trở thành một “thói quen” của các thương nhân.
- Tại Việt Nam, Đảng và nhà nước ta cũng đã có nhiều biện pháp, chính sách tích cực nhằm phát huy vị trí, vai trò của trọng tài trong việc giải quyết các loại tranh chấp thương.
- Chính vì thế để phát huy hiệu quả của trọng tài đối với việc giải quyết TCTMCYTNN trong thời gian tới tác giả luận văn đã đề xuất một số kiến nghị cụ thể sau:.
- Thứ nhất, xác định rõ hơn phạm vi các vụ TCTMCYTNN được giải quyết bằng trọng tài tại Việt Nam trên cơ sở các quy định của pháp luật..
- Thứ ba, bổ sung, hướng dẫn chi tiết hơn đối với các quy định thỏa thuận trọng tài vô hiệu:.
- Không xác định chính xác tên, hình thức của tổ chức trọng tài được lựa chọn;.
- Lựa chọn tổ chức trọng tài không phải là duy nhất..
- Thứ nhất, trong thời gian tới pháp luật cần trao cho các bên tranh chấp quyền được yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay từ khi Trung tâm trọng tài thụ lý vụ kiện.
- 3.2.2 Đảm bảo thi hành quyết định của trọng tài.
- Thứ nhất: Pháp luật thi hành án cần có những quy định cụ thể thủ tục thi hành các quyết định trọng tài trong và ngoài nước..
- 3.3 Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo đảm cho hoạt động của trọng tài.
- Thứ hai, cần làm rõ về cách hiểu khi nào quyết định của trọng tài trái pháp luật công cộng Việt Nam..
- 3.3.2 Nâng cao năng lực đội ngũ Trọng tài viên.
- Thứ nhất, cần mở rộng phạm vi những đối tượng có thể trở thành Trọng tài viên.
- Thứ hai, các Trung tâm trọng tài cũng cần bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cũng như những kỹ năng tố tụng của các Trọng tài viên hiện có nhằm nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp của Trung tâm..
- 3.3.3 Nâng cao nhận thức của các nhà kinh doanh về trọng tài.
- Thứ nhất, đối với đội ngũ doanh nhân trong và ngoài nước, cần nâng cao nhận thức của họ về những ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Việt Nam..
- Thứ hai, kiến thức của các luật sư đang hành nghề về giải quyết tranh chấp thương mại và trọng tài được cải thiện.
- Vì thế việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như thực trạng về giải quyết TCTMCYTNN bằng trọng tài tại Việt Nam nhằm đưa ra những kiến nghị để phát huy hiệu quả của phương thức giải quyết tranh chấp này trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một việc làm có ý nghĩa thiết thực..
- Sự ra đời của PLTTTM, một văn bản có hiệu lực pháp lý cao đã củng cố vị trí, vai trò của phương thức trọng tài trong hệ thống các hình thức giải quyết tranh chấp của nước ta.
- Tuy nhiên, pháp luật về trọng tài bên cạnh những điểm mới, tiến bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các TCTMCYTNN vẫn bộc lộ những điểm bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
- 7.Pháp lệnh trọng tài thương mại do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày .
- Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt nam, 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc, NXB Chính trị Quốc gia, 2002..
- Didie Xcoocnicki: Trọng tài quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, 1995..
- Th.S Dương Văn Hậu, Trọng tài thương mại Việt Nam trong tiến trình đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, 1999..
- Phan Gia Hi, Giải quyết tranh chấp thương mại: trọng tài quá rảnh, toà quá tải, Báo Pháp luật TP.
- Phan Chí Hiếu, Thủ tục giải quyết các yêu cầu liên quan đến hoạt động trọng tài thương mại Việt Nam, Tạp chí Luật học, Số chuyên đề về Bộ luật tố tụng dân sự, năm 2005..
- Nguyễn Am Hiểu, Một số đặc điểm của pháp luật về trọng tài phi chính phủ ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 5/ 1997.
- Trần Hữu Huỳnh, Một số vấn đề cơ bản về thoả thuận trọng tài trong thương mại quốc tế, Tạp chí Luật học, số 1/2000..
- Nguyễn Trung Tín, Công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thương mại tại Việt Nam, NXB Tư pháp, 2005..
- Bùi Ngọc Toàn, Trọng tài thương mại - một hình thức chiếm ưu thế trong việc giải quyết tranh chấp thương mại ở các nước trên thế giới, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 9/1993..
- Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: Thư chào mừng Đại hội Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam nhiệm kỳ III .
- Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệng Trọng tài Thương mại..
- Trung tâm trọng tài kinh tế Hà nội (HEAC), Báo cáo tình hình hoạt động từ khi thành lập đến nay, 2002..
- Trung tâm trọng tài kinh tế Sài Gòn, Báo cáo tình hình hoạt động từ khi thành lập đến nay, 2002..
- Trung tâm trọng tài kinh tế Thăng Long (ECOARCEN), Báo cáo tóm tắt tình hình hoạt động, 2002..
- Trung tâm trọng tài kinh tế Cần Thơ , Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động, 2002.