« Home « Kết quả tìm kiếm

Giáo án bài Chữ người tử tù


Tóm tắt Xem thử

- CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ.
- -Nguyễn Tuân-.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao, đồng thời hiểu được quan niệm thẩm mỹ của Nguyễn Tuân qua nhân vật này..
- Giúp học sinh phân tích một truyện ngắn, đặc biệt là phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm tự sự..
- Nhà văn Đônxtôi đã từng nói: “Cái đẹp sẽ cứu vớt con người” điều đó có nghĩa là cái đẹp sẽ giúp con người xích lại gần nhau hơn, làm cho ta sống ngày càng tốt hơn, đưa ta thoát khỏi những cái dơ bẩn, thấp hèn.
- Liệu điều đó có phải là sự thật không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân..
- Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp.Năm 1996 ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học- nghệ thuật..
- Nhân vật chính của truyện là những nhà nho “cuối mùa”.
- 1/ Tình huống truyện:.
- Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù là gì?.
- Tác dụng của việc tạo tình huống này đối với việc thể hiện tính cách nhân vật?.
- Trong số những con người ấy nổi lên hình tượng Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù..
- Đoạn 1: từ đầu đến: “xem sao rồi sẽ liệu”: nhân cách, tài hoa của Huấn Cao trong suy nghĩ, lời nói của viên quản ngục và thơ lại..
- Đoạn 2: tiếp đó đến: “thì ân hận suốt đời mãi” nội dung của đoạn này: tính cách của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục.
- Đặc biệt là Huấn Cao với dũng khí thiên lương được soi trong cặp mắt, suy nghĩ của viên quản ngục..
- Đoạn 3: còn lại: cảnh cho chữ..
- Truyện miêu tả tài năng và dũng khí, thiên lương cao cả kết tinh thành vẻ đẹp của Huấn Cao đồng thời làm rõ cái đẹp và cái thiện đã cảm hóa được cái xấu, cái ác và khẳng định tài và tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời..
- Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra tình huống truyện độc đáo:.
- Đó là sự gặp gỡ giữa một tên tử tù với một viên quản ngục.
- Tính cách của mỗi nhân vật mỗi lúc thêm đầy đủ, rõ nét và trọn vẹn hơn..
- Từ tình huống truyện này mà Huấn Cao đã hiểu thêm về viên quản ngục.
- cũng từ đó, quản ngục đã trút bỏ con người bên ngoài, con người công cụ để trở về với con người thật của mình..
- Chữ người tử tù là một chuỗi những xung đột.
- Đó là mâu thuẫn giữa quản ngục và viên thơ lại cùng đám lính, giữa quản ngục và Huấn Cao…có thể nói Chữ người tử tù mở ra.
- 2/ Nhân vật huấn cao:.
- a/ Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa:.
- Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa được phác họa như thế nào trong tác phẩm Chữ người tử tù?.
- b/ Huấn Cao là một anh hùng có dũng khí hiên ngang, bất khuất:.
- Tìm những chi tiết nói lên Huấn Cao là một người có chí khí?.
- Là một nghệ sĩ chân chính, rất mực tài hoa, hiếm có trong nghệ thuật thư pháp:.
- ngay từ đầu tác phẩm, cái tài này đã được viên quản ngục nói đến “Huấn Cao?.
- chữ viết của ông trở thành những bức tranh nghệ thuật và là niềm khát khao của những con người say mê cái đẹp.
- “chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”… “Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”..
- Suốt cả thiên truyện chỉ xoay quanh việc viên quản ngục và viên thơ lại kiên trì, công phu, dũng cảm để xin bằng được chữ ông Huấn..
- Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình, bị bắt, đang chờ xử chém.
- Nhưng vẫn ung dung không sợ sệt “Huấn Cao đứng ở đầu gông, quay cổ lại bảo mấy bạn đồng chí:.
- Phải dỗ gông đi”… “Huấn Cao lạnh lùng chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”..
- Trong tù thản nhiên nhận rượu thịt coi như mình có quyền được hưởng những thực phẩm đó “ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm?”.
- Khinh bỉ viên quản ngục, trả lời quản ngục bằng câu nói khinh bạc “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều..
- Những hành vi, cử chỉ đó đã tạo nên chân dung, vẽ đẹp Huấn Cao.
- Huấn Cao là một người:.
- Thiên lương là bản tính tốt của con người được trời phú cho..
- c/ Huấn Cao là một con người thiên lương:.
- “thiên lương” là gì?.
- Chất thiên lương trong con người của Huấn Cao được thể hiện như thế nào?.
- Quan niệm thẩm mỹ của nhân vật:.
- Qua những nét khắc họa về chân dung nhân vật Huấn Cao, em hãy nêu quan niệm thẩm mỹ của nhân vật này?.
- 2/ Nhân vật quản ngục:.
- Qua truyện ngắn em thấy quản ngục là người như thế nào?.
- “Ta nhất sinh không vì vàng bạc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ” và “mới cho chữ ba người bạn thân”.
- Chi tiết này thể hiện Huấn Cao là người có tâm hồn trong sáng, một nhân cách chính trực, trọng nghĩa khinh lợi, luôn đặt chữ tâm lên trên cả vàng bạc và địa vị..
- Khi biết rõ sở thích cao quý của viên quản ngục, ông xúc động và vui lòng cho chữ “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi.
- Sau khi cho chữ, ông đã khuyên quản ngục thay đổi chổ ở để gìn giữ thiên lương cho lành vững “ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi.
- Từ những chi tiết trên ta thấy nhà văn Nguyễn Tuân còn nhấn mạnh tố chất thiên lương trong những nét quý báu của Huấn Cao và viên quản ngục..
- Cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau..
- Quan niệm thẩm mỹ của Hụấn Cao cũng là quan niệm thẩm mỹ của Nguyễn Tuân, đó là một quan niệm thẩm mỹ tiến bộ lúc bấy giờ..
- Quản ngục là người say mê, quý trọng cái đẹp:.
- Đánh giá đúng tài năng của Huấn Cao, quản ngục là người đã phát hiện ra cái đẹp..
- Sở nguyện cao quý nhất của quản ngục là “có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết.” “có được chữ ông Huấn mà treo là có được một vật báu trên đời”..
- +Quản ngục khổ tâm “có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào xin được chữ” và “y chỉ lo mai mốt, ông Huấn Cao bị hành hình mà không xin được mấy chữ thì ân hận suốt đời mất”..
- Điều đó chứng tỏ quản ngục có tâm hồn nghệ sĩ, say mê, quý trọng cái đẹp..
- 3/ Cảnh cho chữ:.
- Vì sao đoạn tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có?.
- Cảnh cho chữ diễn ra ở lúc nào? ở đâu?.
- Quản ngục cũng là người không biết sợ cường quyền:.
- Chăm lo, biệt đãi tù án chém là một việc làm thể hiện sự dũng cảm, bất chấp luật pháp và trách nhiệm của quản ngục..
- Quản ngục suy nghĩ về nghề của mình và cho rằng “chọn nhầm nghề”.
- Ba nét trên đây cũng chứng tỏ quản ngục thuộc hạng người kính mến khí phách, biết tiếc, biết trọng người có tài, biết nghe lời khuyên nhủ của Huấn Cao.
- “quản ngục” hai tiếng ấy để chỉ công việc chức trách.
- Quản ngục đúng là “một tấm lòng trong thiên hạ” mà tác giả coi đó là một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”..
- Thời gian cho chữ:.
- -không gian cho chữ:.
- việc cho chữ vốn diễn ra những nơi tao nhã, là những thư phòng, viện sách.
- Cái đẹp xuất phát từ cái dơ bẩn, thiên lương được tỏa sáng từ nơi bóng tối và cái ác ngự trị..
- Cái đẹp ra đời mọi lúc, mọi nơi không có gì ngăn cản được..
- Xưa nay những người cho chữ là những tao nhân , mặc khách, ung dung nhắp rượu thưởng trà.
- Ở đây, người cho chữ lại là một người tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng”, viết chữ trong: “một bầu không khí khói tỏa như đám cháy nhà” và phải “dụi mắt lia lịa”.
- Con người được miêu tả như thế nào trong cảnh cho chữ?.
- “xin bái lĩnh”) nói lên điều gì ở viên quản ngục? Có phải đây là thái độ của một người có nhân cách thấp hèn hay không? Tại sao?.
- phản thẩm mĩ đó, “mùi mực thơm vẫn bốc lên, con chữ vẫn hiện hình trên vuông lụa trắng tinh và người cho chữ cũng như người nhận chữ vẫn say mê hào hứng và thành kính thiêng liêng..
- Điều đặc sắc nhất của đoạn văn là sự thay đổi vị thế của ba nhân vật Huấn Cao, viên quản ngục và thơ lại.
- Là một người tù sắp phải lên kinh chịu án chém mà ở Huấn Cao lại lại toát ra một uy lực khiến cho hai người kia phải kính cẩn cúi đầu.
- viên quản ngục và thơ lại có đủ trong tay những thứ uy quyền nhưng trong cảnh cho chữ này lại mất hết quyền uy.
- Thái độ của viên quản ngục chứng tỏ tác dụng cảm hóa của lời khuyên cũng như cái đẹp.
- Viên quản ngục vái người tử tù không phải là thái độ của người hèn mà thể hiện một con người có nhân cách cao đẹp, có thiên lương.
- GS Nguyễn Đăng Mạnh có viết: “Có những cái cúi đầu làm cho con người đê tiện, có những cái cúi đầu làm cho con người cao cả hơn, lớn lao hơn, lẫm liệt hơn.
- Đấy là cái cúi đầu trước cái tài, cái đẹp, cái thiên lương”..
- Ngục quan và thơ lại có chức năng giáo dục tội phạm thì ở đây lại đang được tội phạm Huấn Cao giáo dục..
- Trật tự xã hội bị đảo lộn, tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp..
- Thể hiện niềm tin và sự khẳng định của nhân vật lịch sử về sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, giữa cái đẹp với cái xấu, giữa cái thiện với cái ác.
- Sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách con người bằng một bức tranh nghệ thuật đầy ấn tượng..
- Tất cả đều đang sống đẹp, đều đang hành động theo tiếng gọi của cái đẹp, cái đẹp là vĩnh hằng.
- Con người có thể ngẩng cao đầu hay không là do họ có biết sáng tạo, gìn giữ cái đẹp hay không chứ không phải họ là ai, họ đang làm gì..
- Trong truyện có những người phải sống trong cái ác, cái xấu nhưng vẫn hướng tới cái thiện, cái thiên lương, cái đẹp..
- Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao - một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất.
- Qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước..
- Tác phẩm thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo.
- Hình tượng nhân vật Huấn Cao được mô phỏng từ nhân vật nào trong lịch sử? Qua đó ta thấy được tình cảm gì của tác giả?.
- Tại sao lại gọi cảnh cho chữ là “cảnh xưa nay chưa từng có”..
- Học bài: phân tích hai nhân vật chính, cảnh cho chữ, chủ đề, nghệ thuật?