« Home « Kết quả tìm kiếm

Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng nhà.
- mục đích, mục tiêu, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính và những nét đặc thù.
- Phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức hành chính - một đối tượng đặc biệt, chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
- các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính ở nước ta hiện nay.
- Trên cơ sở quán triệt các quan điểm có tính chất chỉ đạo, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam..
- Keywords: Pháp luật Việt Nam.
- Giáo dục pháp luật.
- Công chức Content:.
- Muốn xây dựng thành công nhà nước pháp quyền thì bên cạnh việc ban hành một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, điều quan trọng hơn là phải làm thế nào để đưa pháp luật vào thực tế đời sống xã hội, để mọi thành viên trong xã hội, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức hành chính, am hiểu các nguyên tắc, quy định pháp luật.
- từ đó, sử dụng pháp luật như một công cụ để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể và của mỗi công dân.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ, công chức hành chính được trang bị kiến thức mới, có tư duy mới, nhất là kiến thức pháp luật để đảm nhiệm công tác quản lý nhà nước, giải quyết công việc có hiệu quả.
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản, bức xúc: “Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân, trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết đồng bộ chính sách đối với cán bộ”.
- Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay là phải đưa pháp luật vào đời sống xã hội mà khâu trung gian vô cùng quan trọng chính là đội ngũ cán bộ, công chức hành chính.
- phải nâng cao trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật cho đội ngũ cán bộ này..
- Thứ nhất, cán bộ, công chức hành chính là khâu chủ yếu thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Mọi chính sách, pháp luật của Nhà nước phải được cán bộ, công chức hành chính triển khai thì mới có thể đi vào trong đời sống xã hội.
- Họ là những người trực tiếp chuyển “pháp luật trên giấy tờ” thành “pháp luật trong hành động”.
- Vì vậy, đội ngũ cán bộ, công chức hành chính phải được trang bị kiến thức, hiểu biết pháp luật và có ý thức pháp luật ở trình độ cao để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình..
- Thứ hai, trình độ dân trí nói chung, dân trí về pháp luật nói riêng trong xã hội ngày càng được nâng cao, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức hành chính càng phải có kiến thức, hiểu biết.
- pháp luật và ý thức pháp luật ở trình độ cao thì mới đáp ứng được yêu cầu giải quyết công việc hành chính - công vụ của mình tốt hơn..
- Trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật của họ còn có những hạn chế, bất cập, chưa theo kịp và chưa được nâng tầm tương xứng với sự đổi mới của hệ thống pháp luật.
- Nguyên nhân chính của tình trạng này là do sự hạn chế về năng lực tư duy độc lập, về trình độ quản lí, thiếu kiến thức, hiểu biết pháp luật;.
- Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là do trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức hành chính còn nhiều hạn chế..
- Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính là một biện pháp hữu hiệu nhằm trang bị kiến thức, hiểu biết pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật, góp phần hình thành lối sống và làm việc theo pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính.
- góp phần bảo đảm cho nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật có hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong sạch, vững mạnh.
- Tuy nhiên, công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính ở nước ta trong thời gian qua còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém trên nhiều mặt, từ nội dung, hình thức cho đến phương pháp giáo dục pháp luật.
- Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính chưa được đặt ngang tầm với yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật, chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục và đồng bộ.
- Do vậy, hiệu quả giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính còn nhiều hạn chế.
- Tình hình trên đòi hỏi nhà nước phải tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính, trang bị kiến thức, hiểu biết pháp luật cho họ.
- giúp họ biết cách giải quyết công việc phù hợp với yêu cầu của pháp luật trong khi thực thi công vụ..
- Nền hành chính đó đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ, công chức hành chính không chỉ vững vàng về bản lĩnh chính trị, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, lối sống lành mạnh, mà còn phải có kiến thức, hiểu biết pháp luật ở trình độ cao và tinh thông chuyên môn nghiệp vụ.
- Xuất phát từ tình hình trên, tôi nhận thấy việc xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức hành chính, đặc biệt là công tác giáo dục pháp luật cho họ là một yêu cầu khách quan, cấp thiết trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay.
- Vì vậy, việc chọn đề tài “Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” làm đề tài luận án là đáp ứng yêu cầu đặt ra hiện nay cả về lý luận và thực tiễn..
- Mục đích của luận án là làm rõ cả về phương diện lý luận và thực tiễn vấn đề giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta, chỉ ra những bất cập của hoạt động đó, nguyên nhân của nó để trên cơ sở đó, đưa ra quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam..
- tượng, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính và những nét đặc thù của nó..
- Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức hành chính - một đối tượng đặc biệt, chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
- các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính ở nước ta hiện nay..
- Ba là, trên cơ sở quán triệt các quan điểm có tính chất chỉ đạo, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam..
- Từ góc độ Luật học, phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ giới hạn trong việc phân tích lý luận và thực tiễn vấn đề giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính.
- luận chứng thực trạng giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính ở nước ta hiện nay và đề xuất quản điểm, một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam..
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, về vai trò của giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính nói riêng..
- Bên cạnh đó, các quan điểm, quan niệm, kết quả nghiên cứu trên phương diện lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính của các tác giả trong và ngoài nước cũng là cơ sở lý luận quan trọng của luận án..
- lý luận: khái niệm, mục tiêu, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính.
- Luận án đề cập và phân tích tương đối toàn diện, có hệ thống về giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cả về phương diện lý luận và thực tiễn..
- Luận án đã phân biệt giáo dục ý thức pháp luật với giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính..
- Luận án góp phần làm rõ khái niệm mục đích, mục tiêu của giáo dục pháp luật, phân biệt rõ phương pháp giáo dục pháp luật với hình thức giáo dục pháp luật.
- đưa ra các tiêu chí để xác định, phân loại chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam..
- Luận án chỉ ra những nét đặc thù về chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính, làm sáng tỏ những yêu cầu khách quan của việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính.
- từ đó, hình thành quan niệm mới về giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước..
- Tác giả luận án đã tiến hành điều tra xã hội học với đối tượng là cán bộ, công chức hành chính đang công tác tại các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thuộc 30 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để thu thập các thông tin, số liệu thực tế phục vụ cho việc đánh giá thực trạng, các nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong hoạt động giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính - điều mà các luận án trước đây chưa làm được..
- Luận án nêu lên các quan điểm và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam..
- Luận án đề cập và phân tích một trong những vấn đề có tầm quan trọng và có tính cấp thiết nhưng chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống - vấn đề giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Luận án góp phần làm rõ cơ sở lý luận của việc giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- góp phần làm rõ mục đích, mục tiêu, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức đặc thù của giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính..
- Với những kết quả đạt được, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy môn Lý luận nhà nước và pháp luật.
- Luận án còn có ý nghĩa thực tiễn trong việc xây dựng các tiêu chí cụ thể để khảo sát, đánh giá về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính phục vụ việc đổi mới, nâng cao chất lượng của hoạt động này.
- xây dựng chương trình giáo dục - đào tạo pháp luật cho từng đối tượng cán bộ, công chức hành chính nhà nước..
- Chương 2: Cơ sở lý luận của việc giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam..
- Chương 3: Thực trạng kiến thức, hiểu biết pháp luật của cán bộ, công chức hành chính và giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính ở nước ta hiện nay..
- Chương 4: Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam..
- Lê Văn Bền (1997), Giáo dục pháp luật cho người Khơ-me Nam Bộ.
- Lương Thanh Cường (2004), Nâng cao ý thức pháp luật cho đội ngũ công chức, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Hà Nội..
- Nguyễn Văn Động (2005), Một số ý kiến về nâng cao chất lượng và hiệu quả hệ thống hóa pháp luật ở nước ta hiện nay, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 9/2005..
- Nguyễn Đức (2006), Quan tâm hơn nữa đối với cán bộ tư pháp cấp cơ sở, Báo Pháp luật Việt Nam số 47 ra ngày Hà Nội..
- Trần Ngọc Đường, Giáo dục pháp luật cho người lao động trong điều kiện đổi mới của Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ Luật học..
- Trần Ngọc Đường (2004), Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật - Nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do dân, vì dân, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội, số 7/2004..
- Phạm Kim Dung (2006), Cẩm nang pháp luật dành cho cán bộ cấp cơ sở, Nxb.
- Hồ Quốc Dũng (1997), Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ở nước ta - Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Luật học..
- Vũ Minh Giang (1995), Xây dựng lối sống theo pháp luật - nhìn từ góc độ lịch sử truyền thống, sách “Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật”, Hà Nội..
- Giáo dục pháp luật và quá trình hình thành nhân cách (1990), Nxb.
- Thu Hằng (2005), Công tác tuyên truyền pháp luật đã đi vào chiều sâu, Báo Pháp luật Việt Nam, số 285 ra ngày .
- Nguyễn Ngọc Hoàng (2000), Đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội..
- Lê Đình Khiên (2002), Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính, Luận án Phó Tiến sĩ Luật học, Hà Nội..
- Khoa Nhà nước và Pháp luật (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1999), Đổi mới giáo dục pháp luật trong hệ thống các trường Chính trị ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội..
- Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật.
- Khoa Nhà nước và Pháp luật (Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), Tổng quan khoa học đề tài cấp Bộ năm Hà Nội..
- Nguyễn Duy Lãm (chủ biên, 1997), Một số vấn đề về phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, Nxb.
- Nguyễn Đình Lộc, Ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật ở Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ Luật học..
- Luật Cán bộ, công chức (có hiệu lực từ ngày 1/1/2009)..
- Trần Công Lý (2009), Giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công, Hà Nội..
- Dương Thanh Mai (1992), Về giáo dục pháp luật trong sự nghiệp nâng cao dân trí hiện nay ở Việt Nam, Tạp chí Giáo dục và Đào tạo thường xuyên, số 1/1992..
- Dương Thanh Mai (1994), Một vài suy nghĩ về đổi mới giáo dục pháp luật trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và quản lý kinh tế bằng pháp luật.
- Dương Thanh Mai (1996), Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp - hình thức đặc thù của giáo dục pháp luật, Luận án tiến sĩ Luật học..
- Một số vấn đề về giáo dục pháp luật ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số, Nxb.
- Ngọ Văn Nhân (2008), Dư luận xã hội và sự tác động của nó đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Hà Nội..
- Sở Tư pháp Hà Nội (1993), Giáo dục nâng cao hiểu biết pháp luật ở thủ đô - thực trạng và giải pháp, Hà Nội..
- Lê Minh Tâm (1998), Vấn đề văn hóa pháp luật ở nước ta hiện nay, Tạp chí Luật học, số 5/1998..
- Nguyễn Trọng Thóc (2001), Văn hóa pháp luật và vai trò của nó trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học, số 1/2001..
- Trần Thị Hồng Thúy, Ngọ Văn Nhân (2004), Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, Nxb.
- Trần Văn Trầm (2002), Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định - Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội..
- Nguyễn Minh Tuấn (2003), Ý thức pháp luật của công chức hành chính trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, Hà Nội..
- Thủ tướng Chính phủ (1998), Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày Về việc tăng cường công tác giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, Hà Nội..
- Hoàng Tuấn (2006), Đi “săn” quan xã đánh bạc, Báo Pháp luật Việt Nam số ra ngày Hà Nội..
- Đào Trí Úc (chủ biên, 1995), Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật..
- Đào Trí Úc (1997), Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới, Nxb.
- Viện Nhà nước và Pháp luật (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn), Cơ sở khoa học của việc xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số KX- 07-17, Hà Nội..
- Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý (1995), Một số vấn đề giáo dục pháp luật ở miền núi..
- Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới, Đề tài KH cấp Bộ, Hà Nội..
- Vụ Phổ biến Pháp luật - Bộ Tư pháp (1997), Một số vấn đề về giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay