« Home « Kết quả tìm kiếm

Giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn Thành phố Hải Dương


Tóm tắt Xem thử

- Giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn Thành phố Hải Dương.
- Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước.
- Abstract: Làm rõ một số vấn đề về lý luận giáo dục pháp luật và việc áp dụng ở đô thị.
- công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Hải Dương.
- Đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Hải Dương giai đoạn 2003- 2009.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Hải Dương trong giai đoạn mới..
- Keywords: Giáo dục pháp luật.
- Hải dương.
- Pháp luật Việt Nam..
- Thực tiễn đổi mới đất nước đã chỉ rõ mối quan hệ biện chứng rằng: phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đòi hỏi tất yếu phải xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
- Nhà nước quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng pháp luật, phát huy dân chủ và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là phương thức không chỉ để xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền mà còn là phương thức phổ biến, chủ yếu để nhà nước quản lý xã hội có hiệu lực, hiệu quả..
- Điều 2 Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
- Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức..."..
- Quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là yêu cầu khách quan của một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- đó cũng đồng thời là phương pháp chủ yếu bảo đảm hiệu lực quản lý của nhà nước và đáp ứng những yêu cầu của xu thế hội nhập và phát triển trong giai đoạn hiện nay.
- Như chúng ta đã biết, pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí nhà nước, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- Tuy nhiên, Pháp luật tự nó không đến được với đông đảo các thành viên trong xã hội, mà phải thông qua các hình thức phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích, giảng dạy.
- nghĩa là thông qua giáo dục pháp luật..
- Ở thành phố Hải Dương trong những năm gần đây, công tác giáo dục pháp luật nói chung được các cấp uỷ Đảng và chính quyền quan tâm.
- Giáo dục pháp luật được xác định là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp để triển khai công tác giáo dục pháp luật trên địa bàn.
- Song thực tế cũng phải thấy rằng, hiện nay việc giáo dục pháp luật để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới ở tỉnh Hải Dương nói chung và thành phố Hải Dương nói riêng đang là vấn đề bức xúc..
- Hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật của mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt là phẩm chất đạo đức và trình độ hiểu biết pháp luật của cán bộ, công chức nhà nước, bởi vì họ vừa là chủ thể chấp hành pháp luật, vừa là chủ thể tổ chức triển khai đưa pháp luật vào cuộc sống.
- Từ chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính - những người tham gia công tác xây dựng pháp luật, triển khai thực hiện pháp luật và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có thể thấy, công tác giáo dục pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đội ngũ cán bộ, công chức hành chính.
- Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các bộ luật, đạo luật luôn giữ vị trí tối thượng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- Mọi hoạt động của công dân, tổ chức đều phải tuân theo các quy định của pháp luật.
- Cán bộ, công chức là các “tế bào” cấu thành nên bộ máy nhà nước.
- Các cơ quan hành chính nhà nước không thể hình thành, tồn tại và hoạt động nếu thiếu đội.
- ngũ cán bộ, công chức hành chính.
- Về mặt lý thuyết, mỗi cán bộ, công chức đồng thời cũng là một công dân, cũng phải tuân thủ theo pháp luật.
- Tuy nhiên, cán bộ, công chức còn là những người trực tiếp thực thi pháp luật, là người đại diện cho cơ quan công quyền trước nhân dân.
- Mọi chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có đi vào cuộc sống và được thực hiện một cách hiệu quả hay không là do đội ngũ cán bộ, công chức hành chính quyết định..
- Thành phố Hải Dương vừa được Đảng và Nhà nước công nhận là đô thị loại 2, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh Hải Dương.
- Thành phố có thành phần dân cư đa dạng, nhiều đầu mối cơ sở với những đặc điểm địa bàn khác nhau, đang trong giai đoạn đô thị hoá với nhiều dự án, công trình được triển khai.
- Chính vì vậy, hoạt động giáo dục pháp luật cần có bước đột phá, thực sự đổi mới về chất.
- Mặt khác, để góp phần thực hiện các mục tiêu, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tiếp theo của thành phố, cần có sự nghiên cứu, đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật của thành phố Hải Dương trong giai đoạn tiếp theo..
- Là công chức công tác tại phòng Tư pháp thành phố Hải Dương, trực tiếp tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân thành phố về quản lý nhà nước trong lĩnh vực Tư pháp nói chung, trong đó bao gồm hoạt động giáo dục pháp luật, học viên nhận thấy cần phải có những giải pháp cho công tác giáo dục pháp luật để đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài trong quản lý nhà nước là một nhiệm vụ thường xuyên và cấp thiết, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế..
- Với lý do trên, học viên lựa chọn đề tài “Giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn thành phố Hải Dương".
- Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt nam đến năm 2010, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp (2007), Bản Thuyết minh về sự cần thiết ban hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Hà Nội..
- Chính phủ (2009), Quyết định số 1928/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/11 phê duyệt Đề án "nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường", Hà Nội.
- Chính phủ (2003), Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007, Hà Nội..
- Chính phủ (2004), Quyết định 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010, Hà Nội..
- Chính phủ (2006), Quyết định số 28/2006/QĐ-TTg ngày 28/01 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án chi tiết thuộc Chương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010, Hà Nội..
- Chính phủ (2008), Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012, Hà Nội..
- Trần Ngọc Đường, Dương Thanh Mai (1995), Bàn về giáo dục pháp luật, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội..
- Đảng bộ Tỉnh Hải Dương Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIII, XIV, Hải Dương..
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Khoa Nhà nước và pháp luật (2002), Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ..
- Lê Đình Khiên (1996), Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính nhà nước hiện nay, Luận án Phó Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội..
- Trần Công Lý (2009) Giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay, Tóm tắt Luận án TS.
- Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái (2005), Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Tổng hợp Đồng Nai..
- Sở Tư pháp, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hải Dương (2009), Chương trình phối hợp số 328/CTPH- TP-MTTQ ngày 06/9 về tăng cường thực hiện công tác hoà giải ở cơ sở, Hải Dương..
- Tỉnh uỷ Hải Dương (2004), Chỉ thị số 27/CT-TU ngày 01/02 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Hải Dương..
- Tỉnh uỷ Hải Dương (2004), Kế hoạch số 52- KH/TU ngày 01/6 của Ban Thường vụ về thực hiện Chỉ thị số 27/CT-TU ngày 01/02 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Hải Dương.
- Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2003), Quyết định số 982/QĐ-UBND ngày 02/5 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Hải Dương..
- Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2003), Quyết định số 1136/QĐ-UBND ngày 27/11 ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến năm 2007, Hải Dương..
- Ủy ban nhân dân Tỉnh Hải Dương (2008), Quyết định số 1493/QĐ-UBND ngày 21/10 phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ năm 2008 đến năm 2012, Hải Dương.
- Ủy ban nhân dân Tỉnh Hải Dương (2008), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 32- CT/TW ngày của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Hải Dương..
- Ủy ban nhân dân Tỉnh Hải Dương (2008), Quyết định số 1751/QĐ-UBND ngày 23/5 về việc triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến 2012, Hải Dương..
- Ủy ban nhân dân Tỉnh Hải Dương (2009), Quyết định số 2030/QĐ-UBND ngày 04/6 về việc ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác PBGDPL đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước từ năm 2009 đến 2012 trên địa bàn tỉnh Hải Dương”, Hải Dương..
- Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương (2008), Quyết định số 2903/QĐ-UBND ngày 08/8 về Ban hành kế hoạch thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của cơ quan và cán bộ tư pháp trong phổ.
- biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấngiai đoạn trên địa bàn tỉnh Hải Dương”, Hải Dương..
- Ủy ban nhân dân thành phố Hải Dương (2003) Quyết định số 1328/QĐ-UB ngày 23/12 ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn Thành phố Hải Dương từ năm 2003 đến năm 2007, Hải Dương..
- Ủy ban nhân dân thành phố Hải Dương (2008), Quyết định số 1066/QĐ-UBND ngày 11/11 phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Hải Dương từ năm 2008 đến năm 2012, Hải Dương..
- Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (2006), Hướng dẫn nghiệp vụ PBGDPL, NXB Tư pháp, Hà Nội..
- Nguyễn Tất Viễn (2005) “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong tình hình hiện nay”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Bộ Tư pháp nhân dịp kỷ niệm 115 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Tư pháp, Hà Nội..
- Nguyễn Tất Viễn (2004), “Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn cấp huyện”, Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tư pháp huyện, NXB Tư pháp, Hà Nội.