« Home « Kết quả tìm kiếm

GIÁO DỤC VIỆT NAM-Nguồn gốc lịch sử, xu hướng phát triển gần đây


Tóm tắt Xem thử

- GIÁO DỤC VIỆT NAM GIÁO DỤC VIỆT NAM Nguồn gốc lịch sử, xu hướng phát triển gần đây TS.
- Bài viết này khám phá sự phát triển của lĩnh vực giáo dục.
- Với cách hiểu như vậy giáo dục có thể diễn ra dưới nhiều hình thức và trong các môi trường khác nhau.
- Trong bài tiểu luận này chúng tôi chủ yếu tập trung xem xét hệ thống giáo dục của Việt Nam theo cách hiểu nó như là một thể thống nhất của các quá trình và các thể chế điều hành các hoạt động của trường học, các hoạt động đào tạo và nghiên cứu tại Việt Nam, các đầu ra xã hội và giáo dục của các quá trình này.
- Nền giáo dục của Việt Nam đã trải qua hơn một nghìn năm lịch sử và thực sự trở thành một hệ thống có tổ chức được hơn 500 năm nay.
- Đối với việc xem xét nền giáo dục đương đại của Việt nam, chúng ta đồng thời phải hiểu rõ cả hai: sự khác biệt của các vùng miền khác nhau trong các hệ thống giáo dục ở Việt Nam trong thể kỉ 19- 20 cũng như các vấn đề chính trị của giáo dục ở giai đoạn này..
- Giáo dục Việt Nam chịu tác động rất lớn của các điều kiện lịch sử xảy ra ở thể kỉ 19 - 20 như: sự phát triển và suy tàn của hệ tư tưởng Nho giáo.
- Nhìn chung, những biến động phức tạp của lịch sử đã ảnh hưởng không nhỏ tới nền giáo dục Việt nam.
- Đặc biệt từ những năm 1980 trở lại đây, cơ chế mở cửa đã đem lại cho giáo dục những thay đổi sâu sắc..
- Bài tiểu luận này được viết vào thời điểm hệ thống giáo dục của Việt Nam đang ở giai đoạn bước ngoặt.
- Sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế trong hai thập kỉ qua đã tạo điều kiện cho giáo dục và đào tạo phát triển nhanh chóng về quy mô lẫn chất lượng .
- Tuy nhiên, trên thực tế hệ thống giáo dục của Việt Nam chưa tương xứng với yêu cầu của đất nước.
- Vì vậy, hiện nay nổ ra các cuộc tranh luận rất gay gắt với những quan điểm trái ngược nhau về thực trạng của giáo dục, các nguyên nhân và cách giải quyết đối với những vấn đề của giáo dục.
- Các cuộc tranh luận nói trên dường như được thúc đẩy và liên quan tới ba vấn đề quan trọng đáng chú ý: Thứ nhất là mối tương quan giữa giáo dục và cuộc sống sinh tồn.
- Cũng vì thế những yêu cầu đối với giáo dục và đào tạo nhiều hơn trước.
- Trong khi đó sự phân bố, chi phí, chất lượng, và khả năng tiếp cận những vấn đề khác nhau của giáo dục lại không đồng đều giữa các vùng miền, các khu vực dân cư khác nhau.
- Cũng như ở các nước khác, Giáo dục tại Việt Nam từ lâu được xem là con đường để có một cuộc sống tốt đẹp hơn, một xã hội thịnh vượng hơn.
- Hiện nay, ở Việt nam mặc dù vẫn tồn tại các quan điểm bảo thủ, tư tưởng quan liêu, bè phái dường như tiếp tục thúc đẩy sự trì trệ của các tổ chức giáo dục.
- Thì ở một số khía cạnh khác ngày càng diễn ra nhiều hơn các cuộc cuộc tranh luận mang tính gay gắt và phức tạp về các chính sách mới nhằm phát triển giáo dục .
- Hệ thống giáo dục hiện tại của Việt Nam có vẻ tuyệt vời.
- Giáo dục ở Việt Nam vẫn thường được kêu gọi là phải giữ vững “Bản sắc dân tộc Việt”.
- Các tổ chức giáo dục trên thế giới luôn đưa ra những lời khen ngợi một số các thành tựu đã đạt được của nền giáo dục Việt Nam trước khi liệt kê ra hàng loạt các thiếu sót của nó.
- Giáo dục là một trong những trọng tâm của chính sách quốc gia.
- trong hai thập kỷ qua, thông qua nhiều chỉ số phát triển, giáo dục Việt Nam đã được ghi nhận là có những bước cải tiến đáng kể.
- Tuy nhiên, hệ thống giáo dục của Việt Nam có nhiều điều phức tạp thú vị hơn là những lời nói sáo rỗng.
- Hiện nay các cuộc tranh luận về giáo dục ở Việt Nam tập trung quanh các vấn đề tìm ra những gì đang xảy ra trong hệ thống giáo dục, lí do tại sao và có thể làm những gì cho giáo dục.
- Cuối cùng là việc duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục trong bối cảnh quy mô và nhu cầu đối với giáo dục ngày càng tăng nhanh.
- Trong khi đó người ta vẫn cầm chừng trong việc thực hiện các bước để nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam.
- Giáo dục đại học ở Việt Nam đang nhanh chóng trở thành phổ cập, nhưng Việt Nam lại chưa có một trường đại học đạt chuẩn quốc tế.
- Tại thời điểm hiện nay, sự coi trọng bằng cấp và sự thương mại hóa giáo dục đang có sự bùng phát mạnh mẽ.
- Vì vậy vấn đề duy trì hoặc nâng cao chất lượng trong điều kiện tăng trưởng kinh tế nhanh chóng sẽ luôn là một thách thức thường xuyên đối với các nhà giáo dục không chỉ của Việt Nam mà còn trên toàn thế giới..
- Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để phân tích hệ thống giáo dục Việt nam.
- Tuy nhiên bài viết này không có ý định đưa ra một giải pháp toàn diện hay toàn bộ các câu trẩ lời cho tất cả các vấn đề còn tồn tại trong giáo dục nhưng hy vọng sẽ góp phần cho sự hiểu biết chung về hệ thống giáo dục của Việt Nam, và đồng thời mở rộng các hiểu biết về điều kiện xã hội của Việt Nam đương đại.
- Phần còn lại của tiểu luận này chủ yếu giới thiệu tổng quan về lịch sử phát triển của hệ thống giáo dục Việt Nam hệ thống giáo dục hiện tại và các tài liệu nghiên cứu liên quan đến các vấn đề nêu trên.
- Các mối quan tâm lo ngại về những vấn đề liên quan đến đảm bảo chất lượng, công bằng, chi phí,trong cơ chế phi tập trung và đặt ra những câu hỏi về vai trò quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong tương lai..
- Phân cấp quản lí tiếp tục là vấn đề nổi bật của giáo dục Việt Nam.
- Một số khía cạnh thuộc về bản chất của giáo dục và ở một số khía cạnh khác thuộc về bản chất của nhà nước Việt Nam.
- Từ năm 1996, Việt Nam thực hiện quá trình phân cấp và điều này tác động lớn lên hệ thống giáo dục.
- Luật ngân sách năm 1996 và năm 2002 đã đưa lại những thay đổi quan trọng trong việc cho phép các địa phương (đặc biệt các tỉnh) có thể tự tăng cường ngân sách chi tiêu cho giáo dục giúp giáo dục đáp ứng các chuẩn mực trọng tâm.
- Nghị định 43 có hiệu lực vào năm 2006 khuyến khích các trường học, các đơn vị cung cấp giáo dục huy động các nguồn lực tài chính khác nhau thông qua nhiều hoạt động tăng nguồn doanh thu cho đơn vị (như việc tổ chức Từ cuối những năm 1980, hệ thống giáo dục của Việt Nam đã thay đổi đáng ghi nhận: Thứ nhất là việc duy trì và tăng cuờng ngân sách cho giáo dục.
- thứ hai là thay đổi các chính sách, quy định liên quan tới quản lý chi tiêu cho giáo dục.
- thứ ba là liên tục mở rộng không đồng đều về phạm vi và quy mô của giáo dục bằng các biện pháp khác nhau như tăng số lượng tuyển sinh và thay đổi các tiêu chí đánh giá khác nhau.
- Tăng cường ngân sách chi tiêu cho giáo dục:.
- Chi tiêu công cho giáo dục đã được tăng lên một các đáng kể theo tỷ trọng GDP.
- Từ năm1996 đến năm 2006 ngân sách cho giáo dục đã tăng từ 1% lên 3,5% GDP (Bộ tài chính năm 2006).
- Từ năm 2001 đến năm 2006 ngân sách dành cho giáo dục đã tăng lên gấp 3.
- Đến năm 2008, chi phí cho giáo dục chiếm khoảng 23% ngân sách nhà nước, Chính phủ dự định sẽ duy trì mức này trong tương lai.
- Chính phủ cũng cho biết đự định nâng tổng chi phí cho giáo dục lên 6,9% GDP đến năm 2010.
- Giống như hầu hết các nước đang phát triển, một tỷ lệ lớn (trên 80 phần trăm) chi phí cho giáo dục công là dành cho việc trả lương cho giáo viên.
- Các chính sách về tiền lương của giáo viên trong tương lai có ảnh hưởng lớn đối với chi phí và chất lượng giáo dục tại Việt Nam.
- Sẽ rất thú vị để quan sát liệu việc tăng tiền lương cho giáo viên trong tương lai có thể làm giảm các xu hướng thương mại hóa trong giáo dục công hiện nay không.
- Việc tăng chi phí giáo dục công cũng đã làm thay đổi các cơ cấu tài chính và các chương trình tài chính dành cho các đối tượng nghèo khó của các tầng lớp dân cư..
- Từ năm 2001 đến năm 2007 vốn đầu tư cho giáo dục (chủ yếu cho xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng) tăng hơn bốn lần, chi phí cho giáo dục từ các chương trình mục tiêu tăng hơn năm lần.
- Quan trọng hơn, chi phí cho giáo dục sẽ phải phân phối lại vì ngân sách cho giáo dục phụ thuộc chủ yêu vào ngân sách địa phương thông qua ngân sách trung ương.
- Trong đó chi tiêu cho giáo dục ở mỗi gia đình ở Việt Nam nhiều hơn các khoản chi tiêu khác, tỉ lệ chi tiêu này cũng được đánh giá là cao hơn so với các nước khác ở khu vực Đông Á.
- Có sự khác biệt rõ nét trong chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục .
- Bảng số liệu chi tiết dưới đây cho thấy bình quân chi tiêu vào giáo dục của các nhóm gia đình cho mỗi học sinh ở Việt Nam giai đoạn .
- Bảng 1 cho thấy mức chi phí cho giáo dục của các gia đình giàu có gấp 5 lần so mức chi của các hộ gia đình nghèo.
- Những hỗ trợ của các tổ chức giáo dục trong nước và quốc tế cũng góp phần tăng cường ngân sách cho giáo dục.
- Các tổ chức quốc tế đã đầu tư nhiều cho hệ thống giáo dục ở Việt Nam bao gồm cả trợ cấp và hỗ trợ kỹ thuật như: Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là hai nhà tài trợ quan trọng nhất, trong đó Ngân hàng thế giới tập trung vào Tiểu học và giáo dục Đại học (từ 1998), ADB tập trung vào giáo dục Trung học.
- Cho đến năm 2007, tiền của Ngân hàng thế giới cho các dự án giáo dục đại học đã vượt quá 140 triệu USD.
- Ngoài các dự àn nhằm cải cách và đào tạo giáo viên, giáo dục trẻ em nghèo, Ngân hàng Thế giới cũng quan tâm tới hiệu quả của vốn đầu tư và tăng cường vai trò của giáo dục.
- Thông qua IFC, Ngân hàng đã và sẽ tiếp tục đầu tư vào hệ thống giáo dục dân lập.
- Các tổ chức phi chính phủ (NGO) cũng đóng một vai trò quan trọng cho giáo dục Việt nam.
- Mặc dù các tổ chức Phi chính phủ đã không phải là nguồn tài chính quan trọng trong giáo dục, nhưng lại đóng vai trò chỉ đạo các quỹ, triển khai thí điểm chương trình đổi mới và nâng cao nhận thức của giáo dục.
- Nói tóm lại, tăng chi phí cho giáo dục đã góp phần làm tăng quy mô của hệ thống giáo dục.
- Tuy nhiên ý nghĩa của việc tăng ngân sách chi tiêu cho giáo dục cũng nên hiểu trong mối quan hệ với những nguyên tắc quản lý tài chính giáo dục.
- Thay đổi các nguyên tắc quản lý chi tiêu và thanh toán cho giáo dục Kể từ năm 1989, hệ thống giáo dục Việt nam thay đã đổi từ một hệ thống giáo dục dựa trên các nguyên tắc của nền giáo dục phổ cập và tài chính công sang hệ thống giáo dục có sự kết hợp giữa trách nhiệm của Nhà nước và các tổ phi nhà nước, giữa giáo dục công và tư để đáp ứng nhu cầu tài chính cho giáo dục.
- Trong khi nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong giáo dục, các chính sách của nhà nước đã đẩy vai trò thanh toán chi phí cho giáo dục lên hộ gia đình.
- Sự chuyển dịch từ nền tài chính công sang mô hình giáo dục hiện tại này được bắt nguồn từ sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa từ cuối những năm 80.
- Ngoài ra xã hội hóa giáo dục nên hiểu là việc huy động nguồn lực rộng lớn của xã hội dành cho giáo dục chứ không phải là tài chính công của giáo dục.
- Với những lý do được đưa ra ở trên, việc nghiên cứu tài chính giáo dục ở Việt Nam không tuân theo các lĩnh vực truyền thống như tài chính công và tư..
- Chính quá trình dịch chuyển nhanh chóng sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam cuối những năm 1980 đã làm biến mất nhanh chóng các thể chế tập thể trước đây chịu trách nhiệm về tài chính giáo dục.
- Từ bài học của những năm 1990, việc tăng cường chi phí cho giáo dục là cần thiết nhưng nên được tiến hành một cách thận trọng.
- Những chính sách của nhà nước trước năm 1990 tìm kiếm sự ổn định của hệ thống giáo dục bằng các loại lệ phí đầu vào (năm 1989) và hạn chế các thành phần giáo dục không phải của nhà nước được gọi là các trường dân lập.
- Về bản chất, sự sụp đổ của hệ thống nhà nước xã hội chủ nghĩa đã tạo ra những khoảng trống trong tài chính của giáo dục.
- Vì vậy một số quốc gia, địa phương đã tăng cường các chức năng của hệ thống giáo dục.
- Mặc dù chi phí công cho giáo dục đã tăng lên, nhưng những chi phí này vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của những trẻ em được đến trường trong khi các chi phí của các hộ gia đình chủ yếu có lợi cho các trẻ em con nhà giàu có.
- Để giải quyết vấn đề này nhà nước đã tìm cách thúc đẩy xã hội hóa giáo dục.
- Có thể hiểu xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam là hành động huy động xã hội trong giáo dục, thể hiện giá trị của cộng đồng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước (Bộ GD&ĐT 1999.
- Họ đã chỉ ra rằng, xã hội hóa giáo dục không phải là mới ở Việt Nam, từng có một số hình thức đóng góp của cộng đồng để duy trì sự tồn tại của trường học trong suốt giai đoạn xây dựng xã hội chủ nghĩa và giai đoạn trước đó.
- Nói cách khác, xã hội hóa giáo dục bị chỉ trích là nhằm làm giảm trách nhiệm của Nhà nước trong giáo dục.
- Nhu cầu của xã hội hóa giáo dục xuất phát từ sự thiếu vắng các hệ thống thuế và sự hạn chế về khả năng cung cấp tài chính dành cho giáo dục của nhà nước.
- Tài chính cho giáo dục ở Việt Nam vì vậy chẳng có gì phải ngạc nhiên là một thực tế hỗn độn.
- Mở rộng phạm vi và quy mô và sự thiếu công bằng trong giáo dục..
- Số lượng học sinh đến trường tăng lên nhanh chóng giúp cho hệ thống giáo dục ở Việt Nam phát triển cả về phạm vi và quy mô.
- Những dữ liệu về số lượng tuyển sinh có một số vai trò hạn chế nói chung và với từng điều kiện cụ thể nói riêng , Các số liệu này kết hợp với một vài số liệu khác đã góp phần vào sự hiểu biết về xu hướng phát triển gần đây và những khác biệt ở các cấp học trong hệ thống giáo dục Việt Nam.
- Nhưng nó lại không giúp nói lên những mối quan tâm cơ bản khác của giáo dục.
- Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, sự gia tăng số lượng học sinh đi học thể hiện sự tiến bộ của giáo dục.
- Các thang đánh giá sự phát trển của các tổ chức giáo dục trên thế giới như các mục tiêu phát triển thiên niên kỉ “the Millennium Development Goals” rất chú ý tới vấn đề này.
- Mặc dù những cuộc điều tra đã cung cấp những thông tin khá tin cậy về số liệu học sinh đến trường , nhưng nó lại không nêu ra thực trạng về giáo dục của Việt nam..
- Đáng chú ý nhất,là các cuộc điều tra lại không thống kê tình trạng giáo dục của trẻ em ở những gia nhập cư, những người thuê trọ, trong khi phần lớn trong số đó là những hộ nghèo.
- Bên cạnh đó, các thông tin cũng không phản ánh rõ sự chênh lệch lớn trong những vấn đề như chi phí, chất lượng và phân phối trong giáo dục.
- Tuy nhiên, ta lại có thể kết hợp các thông tin về số lượng học sinh tới trường nói trên với các thông tin khác nhằm cung cấp những hiểu biết toàn diện hơn về sự phát triển của hệ thống giáo dục Việt Nam..
- Những nỗ lực trong việc phổ cập tiểu học ở vùng dân tộc thiểu số đã không mang lại một nền giáo dục tốt hơn.
- Việc đẩy mạnh giáo dục tiểu học ở vùng dân tộc thiểu số từ những năm 1990, cho phép học sinh ở vùng này có thể học 2 lớp trong một năm , 5 lớp trong 120 tuần..
- Đến tháng tư năm 2009, Bộ giáo dục và đào tạo thông báo 35% học sinh tiểu học ở 35 tỉnh nghèo miền núi có thể học hai buổi trong một ngày giống như học sinh ở các tỉnh phát triển khác.
- Mặc dù việc đầu tư xây dựng trường học đã làm giảm tình trạng thiều giờ học này, nhưng tồn tại đó vẫn là hiện tượng phổ biến trong giáo dục mầm non ở các vùng nông thôn.
- Như đã đề cấp đến ở trên, quy mô của hệ thống giáo dục ở Việt Nam đang phát triển, những vấn đề không bình đẳng lớn trong giáo dục đã được thu hẹp.
- Việc nghiên cứu sự phát triển ở những cấp độ khác nhau trong hệ thống giáo dục cung cấp một bức trang đa dạng, nhiều màu sắc cho Giáo dục Việt nam.Nếu Việt Nam muốn hướng tới một con đường phát triển nhanh chóng, bền vững và công bằng thì ít nhất phải phát triển một lực lượng lao động lành nghề có khả năng cạnh với các quốc gia khác trên thế giới.