« Home « Kết quả tìm kiếm

Giao tiep phi ngon tu


Tóm tắt Xem thử

- Nguyễn Quang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ Giao tiếp phi ngôn từ.
- Bài báo này cung cấp các quan điểm và sự phân loại “giao tiếp phi ngôn từ” của các học giả khác nhau.
- Tác giả bài báo cũng đưa ra định nghĩa và giới thiệu sự phân loại riêng của mình về giao tiếp phi ngôn từ..
- Giao tiếp phi ngôn từ là gì? Có thể khẳng định rằng giao tiếp phi ngôn*từ là một bộ phận tối quan trọng trong quá trình giao tiếp của con người, “là một phần cốt yếu của tất cả các tình huống “người-đối-người” (person - to - person situations).
- Các công trình nghiên cứu về giao tiếp hiện nay đều khó có thể được coi là đầy đủ nếu không, ở các mức độ khác nhau, đề cập đến các bình diện khác nhau của giao tiếp phi ngôn từ.
- Giao tiếp phi ngôn từ hàm chỉ các hành động hoặc các biểu hiện ngoài ngôn từ.
- Giao tiếp phi ngôn từ là một thuật ngữ để miêu tả tất cả các sự kiện giao tiếp vượt lên trên ngôn từ khẩu ngữ và bút ngữ.
- Định nghĩa này có lẽ chỉ chú ý đến các hiện tố phi ngôn từ được sử dụng một cách có ý thức và có chủ đích.
- Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiện nay nhìn chung đều thống nhất rằng giao tiếp phi ngôn từ bao gồm cả các hiện tố hữu thức và vô thức, chủ định và vô tình.
- và đó cũng là một trong những lí do gây ra các trục trặc trong giao tiếp phi ngôn từ không chỉ giao văn hoá mà thậm chí cả nội văn hoá.
- Giao tiếp phi ngôn từ là ngôn ngữ “im lặng” (silent language), bao gồm việc sử dụng cử chỉ, diện hiện [biểu hiện trên khuôn mặt - NQ], nhãn giao [tiếp xúc ánh mắt - NQ], và khoảng cách đối thoại..
- và điều đó có lẽ là chưa đủ để tạo ra một hình ảnh rõ nét về giao tiếp phi ngôn từ.
- Hơn nữa các yếu tố cận ngôn thuộc giao tiếp phi ngôn từ không phải là ngôn ngữ “im lặng”..
- Dwyer [3] có cách nhìn khái quát hơn và, với các ví dụ đi kèm, đã ý thức rõ hơn về các bình diện khác nhau của giao tiếp phi ngôn từ như cận ngôn và ngoại ngôn.
- Giao tiếp phi ngôn từ bao gồm toàn bộ các bộ phận của thông điệp không được mã hoá bằng từ ngữ, ví dụ: giọng nói, diện hiện hoặc cử chỉ và chuyển động.
- Tuy nhiên, các ví dụ được nêu chỉ giúp ta thấy được các yếu tố cận ngôn và ngôn ngữ thân thể mà chưa gợi ra được các yếu tố thuộc ngôn ngữ vật thể và ngôn ngữ môi trường, mà các yếu tố này, như đã được chứng minh cả về lí thuyết và thực tiễn, là không thể thiếu được trong giao tiếp phi ngôn từ.
- Với những lí do trên, chúng tôi xin được đưa ra định nghĩa sau: Giao tiếp phi ngôn từ là toàn bộ các bộ phận kiến tạo nên giao tiếp không thuộc mã ngôn từ (verbal code), có nghĩa là không được mã hoá bằng từ ngữ, nhưng có thể thuộc về cả hai kênh (channels) ngôn thanh (vocal) và phi ngôn thanh (non-vocal).
- và thuộc ngôn ngữ môi trường như khoảng cách đối thoại, địa điểm giao tiếp.
- Ta có thể xác định giao tiếp phi ngôn từ theo sơ đồ sau:.
- Ngôn từ.
- Phi ngôn từ Ngôn thanh.
- Cận ngôn Phi ngôn thanh.
- Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn từ Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn từ là không thể chối bỏ.
- Việc nghiên cứu nó trong tổng thể giao tiếp là lẽ hiển nhiên.
- Song, điều lạ là trong hàng triệu năm tiến hoá của con người, trong khi lịch sử nghiên cứu giao tiếp ngôn từ đã có từ hàng nghìn năm nay, thì các khía cạnh khác nhau của giao tiếp phi ngôn từ mới chỉ thực sự được xét đến một cách tích cực, có chủ đích, có hệ thống từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX.
- Cho đến nay, rất nhiều công trình nghiên cứu về giao tiếp nói chung và giao tiếp phi ngôn từ nói riêng đã lần lượt ra đời nhằm khẳng định tầm quan trọng và tính độc lập của loại giao tiếp này trong cả môi trường nội văn hoá và giao văn hoá.
- Một loạt các công trình nghiên cứu định lượng, với các đường hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu khác nhau, đã đưa ra các kết quả cụ thể cho thấy tầm quan trọng không thể chối bỏ của giao tiếp phi ngôn từ: Hall [5] tuyên bố 60% trong toàn bộ giao tiếp con người thuộc về phi ngôn từ.
- Harrison [6] cho biết, trong giao tiếp trực diện, chỉ có 35% ý nghĩa xã hội (social meaning) là được truyền tải bằng thông điệp ngôn từ.
- Mehrabian và Wiener [7] phát hiện thấy 93% ý nghĩa xã hội được gắn kết với giao tiếp phi ngôn từ.
- Birdwhistell [8] cho rằng một người (Mĩ) trung bình một ngày thường chỉ sử dụng ngôn từ trong khoảng từ 10 đến 11 phút và một phát ngôn trung bình có độ dài thời gian khoảng 2,5 giây.
- Ông cũng nhận ra rằng thành tố ngôn từ trong các cuộc thoại trực diện chỉ chiếm gần 35%, trong khi hơn 65% thuộc về các thành tố phi ngôn từ.
- trong khi đó, các yếu tố ngôn thanh (bao gồm giọng nói, sự thăng giáng và các âm thanh khác) chiếm tới 38% và các yếu tố phi ngôn từ mang lại 55%.
- Theo Levine và Adelman trong giao tiếp thông thường, 93% nội dung thông điệp là do giọng điệu và các diện hiện (biểu hiện trên khuôn mặt) quyết định.
- chỉ có 7% thông điệp là được truyền tải bằng ngôn từ.
- Goleman [10] cho rằng 90% cảm xúc của con người được biểu lộ thông qua các hình thức phi ngôn từ.
- không thể bàn luận về giao tiếp khẩu ngữ mà không xét đến giao tiếp phi ngôn từ vì chỉ có khoảng một phần ba thông điệp trong một tình huống người-đối-người là được truyền tải bởi ngôn từ thuần tuý.
- Ta vốn ít tin vào ngôn từ thuần tuý.
- Một số tác giả nêu ra ba lí do để biện giải cho tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn từ.
- Thứ hai, giao tiếp phi ngôn từ xuất hiện nhiều hơn giao tiếp ngôn từ.
- Thứ ba, người ta có thể dễ dàng lừa dối bằng giao tiếp ngôn từ, nhưng rất khó lừa dối bằng giao tiếp phi ngôn từ.
- Các nguyên tắc của giao tiếp phi ngôn từ Các nhà nghiên cứu giao tiếp phi ngôn từ có thể đưa ra các nguyên tắc khác nhau và, thậm chí, khái niệm “nguyên tắc” có thể được họ hiểu khác nhau.
- Trong khi đó, có những tác giả lại nhìn nhận các nguyên tắc như là các biểu hiện thuộc tính của giao tiếp phi ngôn từ.
- a) Người ta không thể không giao tiếp phi ngôn từ: Điều này có nghĩa là ngay cả khi ta không nói năng, không hoạt động thì, ở những mức độ khác nhau và hoặc hữu ý hoặc vô tình, ta vẫn đang giao tiếp với người khác, thông báo với họ về thái độ (thờ ơ, phân vân, khinh thị, kính trọng.
- b) Các kênh phi ngôn từ tỏ ra đặc biệt hiệu quả trong việc biểu lộ tình cảm, thái độ và quan hệ của các đối tác: Nếu nhận diện giao tiếp ngôn từ và giao tiếp phi ngôn từ trên cơ sở của sự đối lập giữa cái “Cái gì” (the What.
- có nghĩa là thông tin biểu cảm (affective information) hay thái độ và tình cảm của người giao tiếp, các nhà nghiên cứu giao tiếp thường thống nhất rằng cả hai yếu tố này đều hiện hữu trong cả giao tiếp ngôn từ và giao tiếp phi ngôn từ.
- Tuy nhiên, các quan sát thực tế cũng như các kết quả nghiên cứu nguồn một (primary research) và nguồn hai (secondary research) cũng cho thấy rằng trong khi giao tiếp ngôn từ tỏ ra nổi trội hơn trong việc chia sẻ thông tin nhận thức và truyền tải kiến thức thì giao tiếp phi ngôn từ lại chứng minh tính ưu việt của nó trong việc thể hiện và chia sẻ các cung bậc tinh tế của tình cảm, xúc cảm và thái độ.
- Brooks và Heath (1990) nhận xét: Kênh ngôn từ có tiềm năng lớn trong việc truyền tải thông tin ngữ nghĩa, trong khi kênh phi ngôn từ lại có tiềm năng lớn trong việc truyền tải thông tin biểu cảm.
- c) Các thông điệp phi ngôn từ ngẫu nhiên và vô tình thường có độ tin cậy rất cao: thực tế trong các cộng đồng ngôn ngữ - văn hoá khác nhau, kể cả các cộng đồng có tần suất hoạt động giao tiếp phi ngôn từ cao như ở các nước Mĩ - Latinh, đã cho thấy việc dạy dỗ về hành vi giao tiếp chủ yếu hướng tới giao tiếp ngôn từ.
- Hơn nữa, xét về mặt tâm lí hành vi, con người hiện đại thường lưu tâm hơn đến các yếu tố ngôn từ khi giao tiếp với người khác.
- Do vậy, như một lẽ tự nhiên, khi phải che đậy một sự thật, người ta thường chú ý hơn đến việc sử dụng ngôn từ để thực hiện mục đích này.
- Trong những trường hợp như vậy, những yếu tố phi ngôn từ, đặc biệt là các vi cử chỉ (micro-gestures), thường ít và khó được khống chế một cách hợp lí nên sự thật dễ bị để lộ.
- Vì thế, chúng thường giúp ta thấy rõ hơn bản chất của điều được người nói che dấu một cách có ý thức thông qua các yếu tố ngôn từ..
- Phân loại giao tiếp phi ngôn từ Dwyer cho rằng, xét theo khu vực, giao tiếp phi ngôn từ sẽ bao gồm.
- Giao tiếp phi ngôn từ cá nhân.
- Giao tiếp phi ngôn từ cá nhân gồm các loại hành vi phi ngôn từ khác nhau mà chỉ duy nhất một người có được.
- Giao tiếp phi ngôn từ văn hoá.
- Ngược lại với giao tiếp phi ngôn từ cá nhân, giao tiếp phi ngôn từ văn hoá là đặc tính phổ biến của một nhóm người, một xã hội hay một nền văn hoá.
- Giao tiếp phi ngôn từ văn hoá là hành vi theo qui tắc (rule-governed).
- Các qui tắc này khống chế cả các yếu tố ngôn từ và phi ngôn từ của các thông điệp được truyền tải.
- Chúng tạo ra cái mà ta có thể tạm gọi là "sự kiểm duyệt mang tính văn hoá đặc thù” để xác định tính phù hợp và không phù hợp trong giao tiếp.
- Giao tiếp phi ngôn từ phổ niệm: Giao tiếp phi ngôn từ phổ niệm là loại hành vi có ở mọi người, mọi nơi, mọi lúc.
- Giao tiếp phi ngôn từ phi quan yếu: Giao tiếp phi ngôn từ phi quan yếu thường là những hành vi thuần túy mang tính sinh học như ngáp, hắt hơi.
- Các hành vi này không liên quan gì đến các thông điệp ngôn từ.
- Ví dụ: Việc đối thể giao tiếp ngáp có thể được chủ thể giao tiếp diễn giải rằng cuộc chuyện trò không gây hứng thú cho đối thể hoặc thời gian đã khuya.
- Việc đối thể hắt hơi có thể được diễn giải rằng căn phòng hơi lạnh hoặc chủ thể giao tiếp không nên hút thuốc trong phòng.
- Tuy nhiên, nếu xét toàn bộ tình huống giao tiếp với tuyến trung tâm giao tiếp là các yếu tố nội ngôn và đường biên giao tiếp là toàn bộ các yếu tố cảnh huống gián tiếp tham gia vào quá trình giao tiếp, chúng tôi xin được đưa ra cách phân loại sau: a.
- Cận ngôn ngữ (Paralanguage).
- Ngoại ngôn ngữ (Extralanguage).
- Ngôn ngữ thân thể (Body language/ Kenesics/ Action language).
- Ngôn ngữ vật thể (Object language/ Artifacts/ Artefacts).
- Ngôn ngữ môi trường (Environmental language).
- Đôi điều cần lưu ý về giao tiếp phi ngôn từ.
- Khi nghiên cứu về giao tiếp phi ngôn từ nói chung và ngôn ngữ thân thể nói riêng, điều cần lưu ý trước hết là ta nên tránh chỉ xem xét và diễn giải một hiện tố phi ngôn từ (nonverbal cue) hay một cử chỉ đơn lẻ mà không lưu tâm tới cảnh huống và các hiện tố/cử chỉ khác.
- Điều này, trong rất nhiều trường hợp, đặc biệt trong giao tiếp giao văn hoá, dễ dàng dẫn đến những diễn giải sai (misinterpretation), gây hiểu lầm (misunderstanding), tạo ra cách nhìn nhận sai lệch (misperception) và làm trệch dòng giao tiếp (miscommunication).
- Giao tiếp nội văn hoá: Việc một cô gái gãi đầu khi đang nói chuyện với một cô gái khác.
- Giao tiếp giao văn hoá: Một chuyên viên dự án người Mĩ đang ngồi vắt chân lên bàn đọc tài liệu trong văn phòng của mình.
- Điều cần thấy khi nghiên cứu giao tiếp phi ngôn từ là, nếu với giao tiếp ngôn từ, ta có các đơn vị như từ (word), cụm từ (phrase) và câu/phát ngôn (sentence/utterance) thì với giao tiếp phi ngôn từ, ta cũng có các đơn vị tương ứng như hiện tố phi ngôn từ (nonverbal cue), vùng hiện tố phi ngôn từ (area of nonverbal cues) và chùm hiện tố phi ngôn từ (cluster of nonverbal cues).
- Nếu như hiện tố phi ngôn từ là đơn vị đa nghĩa (ví dụ: hành động nheo mắt có thể có các nghĩa sau: chói nắng, tập trung nhìn cho rõ, suy nghĩ, cân nhắc, phân vân, nghi ngờ.
- thì vùng hiện tố phi ngôn từ (có nghĩa là các hiện tố phi ngôn từ ở khu vực bao quanh hiện tố được xét như toàn bộ khuôn mặt, toàn bộ hai cánh tay.
- biệt giữa các đơn vị ngôn từ và phi ngôn từ..
- Điểm dị biệt nổi bật nhất là trong khi các đơn vị ngôn từ có bản chất tuyến tính, lần lượt xuất hiện theo chuỗi thời gian và không gian thì các đơn vị phi ngôn từ lại mang tính đồng hiện, cùng đồng thời hiện hữu để xác lập ý nghĩa xã hội.
- Ngoài ra, khi nghiên cứu giao tiếp phi ngôn từ nói chung và ngôn ngữ thân thể nói riêng, điều cần xem xét là các cử chỉ (gestures), nhưng điều rất cần lưu ý để có được cách diễn giải đúng, để thấy được sự khác biệt trong các cử chỉ tưởng như giống nhau đó, để nhìn ra được cái tạo nên “tính bản sắc” (identity) của các cộng đồng ngôn ngữ-văn hoá khác nhau trong giao tiếp phi ngôn từ lại chính là các vi cử chỉ (micro-gestures).
- Khi bắt tay trang trọng, người Việt thường hơi nhìn xuống còn người Mĩ thường nhìn thẳng vào đối tác giao tiếp.
- Với giao tiếp phi ngôn từ giao văn hoá, ta cũng dễ dàng quan sát thấy rằng, ở rất nhiều trường hợp, trong một cộng đồng ngôn ngữ- văn hoá này, một hiện tố nào đó thường rất hay được sử dụng và được diễn giải rõ ràng.
- Câu chuyện được đưa ra dưới đây sẽ cho ta thấy tính nghiêm trọng của sự lầm lẫn khi sử dụng hiện tố phi ngôn từ này và, khái quát hơn, chỉ ra tầm quan trọng của việc nghiên cứu các hiện tố phi ngôn từ trong giao tiếp: Năm 1993, tổng thống Mĩ George Bush tới thăm nước Úc.
- Ngôn ngữ vật thể (Object language/Artifacts).
- Ngôn ngữ thân thể (Body language/Kinesics).
- Giao tiếp phi ngôn từ (Nonverbal communication).
- Khoảng cách giao tiếp (Conversational distance / Proxemics