« Home « Kết quả tìm kiếm

Giới thiệu phương pháp giảng dạy hội thoại theo mô hình chuyển giao kĩ năng đọc trong dạy đọc cho học sinh tiểu học


Tóm tắt Xem thử

- GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HỘI THOẠI THEO MÔ HÌNH CHUYỂN GIAO KĨ NĂNG ĐỌC TRONG DẠY ĐỌC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Trịnh Thị Hương.
- Mô hình đọc hỗ trợ, năng lực đọc hiểu, hỗ trợ, phương pháp giảng dạy hội thoại.
- TÓM TẮT.
- Bài báo giới thiệu khái quát phương pháp giảng dạy hội thoại được tổ chức theo mô hình chuyển giao kĩ năng và sự cần thiết của việc vận dụng phương pháp này trong dạy đọc nhằm phát triển năng lực đọc cho học sinh tiểu học..
- Giới thiệu phương pháp giảng dạy hội thoại theo mô hình chuyển giao kĩ năng đọc trong dạy đọc cho học sinh tiểu học.
- định hướng về PP giảng dạy.
- Theo đó, cần dạy cho HS cách học, tự học và nhiệm vụ của giáo viên (GV) không phải truyền thụ nữa mà là hướng dẫn, giám sát và hỗ trợ.
- Cụ thể là trong giảng dạy, GV cần khơi gợi, tận dụng vốn kinh nghiệm và vốn hiểu biết đã có của HS để tổ chức cho HS tự khám phá, điều chỉnh, kiểm soát và bổ sung kiến thức cho bản thân.
- Thêm vào đó, Chương trình cũng khuyến khích GV tổ chức cho HS trao đổi, tranh luận, đặt câu hỏi cho mình và cho bạn khi học đọc, viết (Bộ GD&ĐT, 2018)..
- Đề cập đến PP dạy học phát triển năng lực đặc thù từng phân môn, dựa trên quan điểm về lí thuyết tiếp nhận, Chương trình môn Ngữ văn cũng nêu rõ việc dạy đọc cần tạo nhiều cơ hội cho HS tự đọc văn bản, thể hiện cách hiểu riêng của bản thân trong mối quan hệ đa chiều.
- Định hướng này thể hiện quan điểm “mở” trong giảng dạy, tạo điều kiện cho GV linh hoạt trong lựa chọn PP giảng dạy nhằm đạt được yêu cầu của chương trình mới nghĩa là việc dạy đọc không nhất thiết là tất cả các GV đều phải dạy theo một quy trình như nhau mà có thể thay đổi, điều chỉnh, bổ sung..
- Trong bài viết này, PP giảng dạy hội thoại theo mô hình chuyển giao kĩ năng đọc được giới thiệu như một tư liệu tham khảo để dạy cách đọc, rèn các kĩ năng đọc hiểu cho HS tiểu học trong bối cảnh của Việt Nam..
- 2 HỖ TRỢ VÀ MÔ HÌNH CHUYỂN GIAO KĨ NĂNG ĐỌC.
- Thuật ngữ hỗ trợ (scaffolding) được Wood et al.
- (1976) nhắc đến đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục và mô tả hỗ trợ là tiến trình cho phép một đứa trẻ hay người mới bắt đầu học giải quyết vấn đề, thực hiện nhiệm vụ hay hoàn thành mục tiêu vượt ngoài dự kiến ban đầu.
- Kể từ lần đầu tiên xuất hiện này, thuật ngữ hỗ trợ tiếp tục được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và mô tả ở nhiều phương diện khác nhau, điển hình như tác giả Rogoff (1990), cho rằng hỗ trợ là sự hỗ trợ tình huống để HS có thể mở rộng các kĩ năng và kiến thức hiện có đến cấp độ năng lực cao hơn, hay những gì giáo viên nói và làm để giúp trẻ hoàn thành nhiệm vụ phức tạp mà các em không thể hoàn thành nếu không có sự hỗ trợ của GV (Pearson and Fielding, 1991), hay một tiến trình mà ở đó GV kiểm soát việc học của HS một cách cẩn thận và từng bước cung cấp sự hỗ trợ, giúp đỡ cơ bản cần thiết và là một sự hỗ trợ tạm thời do GV tạo ra để hỗ trợ HS hay nhóm HS nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ mà các em.
- Tác giả Pressley (2002b) mô tả khái niệm hỗ trợ bằng hình ảnh mang tính ẩn dụ là giàn giáo của một tòa nhà đang xây, ở đó giàn giáo có vai trò nâng đỡ, giữ vững cho tòa nhà đang xây cho đến khi tòa nhà xây xong, vững vàng rồi thì lúc này nó có thể đứng một mình và không cần giàn giáo nữa..
- Điều này cũng giống như sự hỗ trợ của người lớn đối với trẻ con, đó là sự hỗ trợ tương tác trong học tập.
- Người lớn kiểm soát, hướng dẫn một cách cẩn thận đủ đảm bảo cho phép đứa trẻ tham gia vào tiến trình học nhằm đạt mục tiêu học tập và vì vậy, người lớn tuổi chỉ hỗ trợ khi trẻ có nhu cầu và khi thực sự cần thiết (Clark and Graves, 2005)..
- Mô hình chuyển giao kĩ năng được khởi nguồn từ quan điểm xây dựng xã hội học tập (social constructivist view of learning) của Vygotsky..
- Đây là khu vực giữa cái mà trẻ có thể làm độc lập và cái mà trẻ làm với sự hỗ trợ.
- Qua thời gian, kinh nghiệm học hợp tác được lặp lại và hình thành trong tiến trình làm việc cùng nhau cho đến khi trẻ có thể thực hành một mình hoặc vận dụng những điều đã học đó trong ngữ cảnh mới..
- Liên quan đến xây dựng lí thuyết học tập hỗ trợ trong dạy đọc, các tác giả Pearson and Gallager (1983), Pearson and Fielding (1991) đã đề xuất mô hình chuyển giao kĩ năng.
- Theo các tác giả, mô hình chuyển giao kĩ năng có sự giao thoa (intersection) giữa các mảng lí thuyết dạy học: Lí thuyết cấu trúc nhận thức và tiến trình nhận thức của Piaget’s (1952).
- lí thuyết vùng phát triển gần của Vygotsky’s lí thuyết về sự chú ý ghi nhớ, mô phỏng/sao chép và thúc đẩy/tạo động cơ của Bandura’s (1965) và lí thuyết hướng dẫn giảng dạy hỗ trợ của Wood et al.
- Hình 1: Sự giao thoa giữa mô hình đọc hỗ trợ với các thuyết học tập.
- Đọc hỗ trợ.
- giảng dạy.
- Sự hỗ trợ của GV đóng vai trò then chốt trong suốt tiến trình học tập của người học, giúp.
- Mỗi cá nhân HS có cách tiếp cận và ghi nhớ tri thức theo cách riêng của mình và có thể học thông qua quan sát..
- Mô hình chuyển giao kĩ năng cho rằng sự thay đổi nhận thức (cognitive load) nên chuyển giao từ từ và có mục đích, chuyển từ việc GV làm mẫu đến thể hiện vai trò trách nhiệm tham gia cùng HS (joint resposibility) nhằm hỗ trợ HS thực hành độc lập (independent practice) và có thể áp dụng những gì đã học vào tình huống mới (Pearson and Gallagher, 1983).
- Trong mô hình này, tiến trình giảng dạy của GV trải qua 4 giai đoạn được mô tả bằng sơ đồ sau:.
- để hỗ trợ HS vận dụng những kĩ năng hay kiến thức vào một tình huống mới.
- HS để hỗ trợ chúng cho đến khi các em có thể học độc lập (dẫn theo Oczkus, 2003)..
- Xác định trọng tâm bài học Giảng dạy.
- Hình 2: Mô hình đọc chuyển giao vai trò.
- chuyển giao kĩ năng, mô hình đọc tương tác và lí thuyết dạy đọc hiểu văn bản.
- Sau đó, ở mỗi kĩ thuật đọc, GV làm mẫu và hướng dẫn HS thực hành các kĩ thuật đọc này trong suốt tiến trình đọc.
- Vai trò của GV trong tiến trình giảng dạy theo PP này là hỗ trợ, giúp đỡ HS và định hướng cho.
- Cải thiện khả năng đọc hiểu của HS..
- Hỗ trợ dạy các kĩ thuật đọc thông qua hoạt động làm mẫu, hướng dẫn và thực hành độc lập trong khi đọc..
- Kiểm soát khả năng đọc hiểu của HS..
- Làm mẫu 4 kĩ thuật đọc cho HS bằng cách nói lớn suy nghĩ của mình..
- Tăng cường hoặc giới thiệu các kĩ thuật đọc của PP RT trong khi GV hướng dẫn/dẫn dắt (teacher-led) cho HS trong nhóm..
- Hỗ trợ đặc biệt hay sự can thiệp vào những HS gặp khó khăn trong tiến trình đọc..
- Giảng dạy dựa trên mục tiêu chính và nhu cầu của HS..
- Chuyển giao/Dạy cách đọc cho HS thông qua 4 kĩ thuật đọc của PP RT..
- Củng cố và tăng cường cho HS sử dụng các kĩa thật đọc của PP RT..
- 3.2 Các kĩ thuật đọc trong PP giảng dạy hội thoại.
- Dự đoán là một kĩ thuật giúp HS xác định bối cảnh, mục đích cho việc đọc và kiểm soát khả năng đọc hiểu của HS.
- Để dự đoán, HS có thể dựa vào các dấu hiệu từ văn bản như: bìa sách, tiêu đề, tranh minh họa, các đề mục, xem trước cấu trúc VB, các đoạn chú thích, bản đồ, sơ đồ, bảng biểu....
- Sau đó, GV hướng dẫn HS thực hành đến khi HS có thể thực hành độc lập..
- Dự đoán giúp HS xác định bối cảnh, mục đích đọc và kiểm soát đọc hiểu tốt hơn trong suốt tiến trình đọc, nó cho phép HS tương tác nhiều hơn với văn bản và làm cho HS hứng thú hơn trong khi học.
- Đặt câu hỏi (questioning).
- Dựa vào các biểu hiện của người đọc giỏi, tác giả Cooper (1993), Palincsar and Brown (1984) cho rằng người đọc giỏi thường xuyên đặt câu hỏi trong suốt tiến trình đọc.
- Để chuyển giao vai trò đặt câu hỏi cho HS, GV cũng sẽ tiến hành giới thiệu, làm mẫu cách hỏi và hỗ trợ HS trong việc đặt câu hỏi.
- Có thể cho phép HS trong vai GV để đọc và đặt câu hỏi cho các bạn khác trong nhóm dựa trên những điểm quan trọng của văn bản..
- Đặt câu hỏi là một kĩ thuật quan trọng của những người đọc giỏi và ở đây HS học cách đặt câu hỏi về các ý tưởng chính và những chi tiết quan trọng trong văn bản, và về những suy luận cho văn bản để cải thiện kĩ năng đọc hiểu văn bản..
- Hầu hết HS đều dễ dàng xác định những từ khó hiểu hay những ý khó nắm bắt nhưng không thể tự mình điều chỉnh lại điều mà bản thân chưa hiểu đúng hay làm sáng tỏ được mà cần có sự hỗ trợ của GV để giải mã..
- Còn để giúp HS làm sáng tỏ một ý hay chi tiết trong văn bản, GV có thể giúp HS kiểm soát bằng cách đọc lại nhiều lần phần chưa hiểu, tìm các dấu hiệu hình.
- Dạy HS kĩ thuật làm sáng tỏ giúp HS nhận diện ý chính, tập trung vào các ý chính và rèn kĩ năng suy luận cho HS, qua đó góp phần gia tăng năng lực đọc hiểu và hướng đến khả năng đọc độc lập của HS..
- Tóm tắt (summarizing).
- Tóm tắt là một trong những kĩ năng đọc hiểu cơ bản nhằm cải thiện khả năng đọc hiểu của HS (Duke and Pearson, 2002)..
- Trong PP RT, để hỗ trợ hướng dẫn HS tóm tắt văn bản, GV có thể làm mẫu bằng cách tóm tắt bằng lời, sơ đồ, biểu đồ.
- GV cũng có thể yêu cầu mỗi HS chọn một phần yêu thích và phác họa nhanh để thể hiện cảnh đó.
- Hoặc cho HS viết 5 điểm chính của VB và mô tả các điểm chính đó bằng hành động hay cử chỉ điệu bộ..
- Vì vậy, có thể nói dạy HS tóm tắt góp phần giúp HS cải thiện khả năng đọc hiểu văn bản..
- 4 TỔ CHỨC DẠY ĐỌC CHO HS TIỂU HỌC BẰNG PP RT THEO MÔ HÌNH ĐỌC HỖ TRỢ.
- 4.1 Cơ sở xác lập tiến trình dạy đọc.
- Tiến trình dạy đọc được chúng tôi xác lập dựa vào các căn cứ sau:.
- Thứ nhất, dựa vào tiến trình tổ chức dạy đọc theo mô hình chuyển giao KN như đã trình bày ở trên, gồm có 3 hoạt động cơ bản (GV làm mẫu, GV hướng dẫn (GV làm cùng HS.
- Thứ hai, dựa vào tiến trình đọc VB (trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc) để xác định các KN và các hoạt động cần tổ chức cho HS thực hiện.
- Thứ ba, dựa vào mục tiêu và quan điểm tổ chức dạy đọc phát triển năng lực đọc cho HS tiểu học trong Chương trình môn Ngữ văn mới: dạy HS cách đọc, linh hoạt các PP dạy đọc và khuyến khích HS chủ động trong quá trình học đọc, đưa ra lí giải hợp lí cho cách hiểu của mình..
- 4.2 Tiến trình dạy đọc.
- Tiến trình dạy đọc được tiến hành gồm các hoạt động sau đây:.
- Hoạt động trước khi đọc:.
- Trong giai đoạn trước khi đọc, GV cho HS quan sát tranh, tiêu đề bài đọc để đưa ra dự đoán, đặt câu hỏi.
- Hoạt động giảng dạy của GV gồm:.
- GV làm mẫu cách dự đoán, đặt câu hỏi..
- Phát phiếu học tập cho nhóm HS, hướng dẫn sử dụng phiếu để dự đoán và đặt câu hỏi..
- Cho các nhóm chia sẻ dự đoán và câu hỏi trước khi đọc..
- GV định hướng vấn đề, chuẩn bị tâm thế cho HS bắt đầu đọc..
- Bảng 2: Mẫu phiếu cho HS dự đoán và đặt câu hỏi.
- Dự đoán Đặt câu hỏi Tựa bài đọc là.
- Sau khi thực hành mẫu cho HS quan sát, GV cho HS thực hành cùng bạn bằng cách sử dụng các phiếu học tập đã thiết kế sẵn với các gợi ý, hướng.
- Ví dụ như để hỗ trợ HS đưa ra các dự đoán khi dạy bài Bài ca về trái đất, GV có thể phát cho HS phiếu dự đoán, và đặt câu hỏi với nội dung như Bảng 2..
- Hoạt động trong khi đọc.
- Các kĩ thuật đọc GV dạy cho HS ở giai đoạn này là làm sáng tỏ, đặt câu hỏi, xác định nội dung chính của bài.
- Các hoạt động giảng dạy của GV gồm:.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ trong toàn lớp;.
- Mục đích của các hoạt động trong giai đoạn này: Rèn kĩ năng suy luận, giải nghĩa từ trong ngữ cảnh, nhận diện ý chính và nội dung chính, đặt câu hỏi, nhận diện thể loại và bố cục bài đọc..
- Hoạt động sau khi đọc.
- Sau khi cho HS chia sẻ, đối chiếu so sánh về các vấn đề trong bài đọc, GV có thể tổ chức cho HS một số hoạt động sau khi đọc (thay cho phần củng cố như trong tiến trình dạy đọc hiện nay) như sau:.
- Đọc trải nghiệm: các hoạt động GV có thể tổ chức cho HS gồm vào vai nhân vật để nói lên suy nghĩ của mình.
- Ý nghĩa của các hoạt động này: Rèn kĩ năng tóm tắt và kĩ năng cảm thụ văn học, khả năng vận dụng trong thực tiễn..
- Tổ chức dạy đọc bằng PP giảng dạy hội thoại theo mô hình chuyển giao kĩ năng đã được bàn đến từ rất lâu trong các nghiên cứu về dạy đọc trên thế giới.
- Oczkus (2003) xem PP giảng dạy hội thoại như một công cụ quyền năng (powerful) giúp HS gia tăng khả năng đọc hiểu bằng cách dạy HS bốn kĩ thuật đọc (dự đoán, đặt câu hỏi, làm sáng tỏ và tóm tắt) và chuyển giao các kĩ thuật đọc này đến HS bằng cách hỗ trợ thông qua chiến thuật nói lớn hoặc các phiếu học tập.
- PP này vận dụng vào dạy đọc trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay một mặt đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, dạy cách học và qua đó phát triển các năng lực chuyên môn cho HS, thể hiện sự sáng tạo của mỗi GV trong giảng dạy, mặt khác góp thêm tư liệu tham khảo về PP dạy đọc phát triển năng lực đọc cho HS tiểu học.
- Tuy nhiên, để tổ chức dạy đọc cho HS theo tiến trình này, bản thân GV cần trang bị thêm các kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng ứng xử tình huống, kĩ năng thiết kế bài giảng và tổ chức dạy học và kiến thức liên ngành, kiến thức về loại thể, thể loại văn bản.
- Đây vừa là yêu cầu cần đạt vừa là kĩ năng cần có để có thể tổ chức dạy đọc cho HS theo định hướng mới.