« Home « Kết quả tìm kiếm

Gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 3 môn Khoa học tự nhiên THCS


Tóm tắt Xem thử

- C1 Trình bày quan điểm của thầy / cô về thuật ngữ “kiểm tra và đánh giá”?.
- Kiểm tra là việc thu thập những dữ liệu, thông tin về một nội dung nào đó làm cơ sở cho việc đánh giá.
- Đánh giá.
- Đánh giá HS là một quá trình thu thập, xử lí thông tin thông qua các hoạt động quan sát theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của HS.
- Quan điểm hiện đại về kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chú trọng đến đánh giá quá trình để phát hiện kịp thời sự tiến bộ của HS và vì sự tiến bộ của HS, từ đó điều chỉnh và tự điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học.
- Quan điểm này thể hiện rõ coi mỗi hoạt động đánh giá như là học tập (Assessment as learning) và đánh giá là vì học tập của HS (Assessment for learning).
- Ngoài ra, đánh giá kết quả học tập (Assessment of learning) cũng sẽ được thực hiện tại một thời điểm cuối quá trình giáo dục để xác nhận những gì HS đạt được so với chuẩn đầu ra..
- Đánh giá vì học tập.
- Đánh giá vì học tập diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học để GV phát hiện sự tiến bộ của HS, từ đó hỗ trợ, điều chỉnh quá trình dạy học.
- Việc đánh giá nhằm cung cấp thông tin để GV và HS cải thiện chất lượng dạy học.
- Kết quả của đánh giá này không nhằm so sánh giữa các HS với nhau mà để làm nổi bật những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi HS và cung cấp cho HS thông tin phản hồi để tiếp tục việc học của mình ở các giai đoạn học tập tiếp theo.
- Với đánh giá này, GV giữ vai trò chủ đạo trong đánh giá kết quả học tập, nhưng HS cũng được tham gia vào quá trình đánh giá.
- HS có thể tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau dưới sự hướng dẫn của GV, qua đó họ tự đánh giá được khả năng học tập của mình để điều chỉnh hoạt động học tập được tốt hơn..
- Đánh giá là học tập.
- Đánh giá là học tập diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học (đánh giá quá trình), trong đó, GV tổ chức để HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, coi đó như là một hoạt động học tập để HS thấy được sự tiến bộ của chính mình so với yêu cầu cần đạt của bài học/môn học, từ đó HS tự điều chỉnh việc học.
- Với đánh giá này, HS giữ vai trò chủ đạo trong quá trình đánh giá, HS tự giám sát hoặc theo dõi quá trình học tập của mình, tự so sánh, đánh giá kết quả học tập của mình theo những tiêu chí do GV cung cấp.
- Kết quả đánh giá này có vai trò như một nguồn thông tin phản hồi để HS tự ý thức khả năng học tập của mình đang ở mức độ nào, từ đó thiết lập mục tiêu học tập cá nhân và lên kế hoạch học tập tiếp theo..
- Đánh giá kết quả học tập.
- Đánh giá kết quả học tập (đánh giá tổng kết hay ĐGĐK) là đánh giá những gì HS đạt được tại thời điểm cuối một giai đoạn GD và được đối chiếu với chuẩn đầu ra nhằm xác nhận kết quả đó so với yêu cầu cần đạt của bài học/môn học/cấp học.
- GV là trung tâm trong quá trình đánh giá và HS không được tham gia vào các khâu của quá trình đánh giá.
- Có thể tóm tắt những điểm khác biệt cơ bản giữa đánh giá kết quả của việc học.
- C4 Nguyên tắc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa như thế nào trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh?.
- Nguyên tắc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa rất quan trọng trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh:.
- Đảm bảo tính toàn diện và linh hoạt: Việc đánh giá năng lực hiệu quả nhất khi phản ánh được sự hiểu biết đa chiều, tích hợp, về bản chất của các hành vi được bộc lộ theo thời gian..
- Do vậy, trong đánh giá cần sử dụng đa dạng các phương pháp nhằm mục đích mô tả một bức tranh hoàn chỉnh hơn và chính xác năng lực của người được đánh giá..
- Đảm bảo đánh giá trong bối cảnh thực tiễn: Để chứng minh HS có phẩm chất và năng lực ở mức độ nào đó, phải tạo cơ hội để họ được giải quyết vấn đề trong tình huống, bối cảnh mang tính thực tiễn.
- Vì vậy, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chú trọng việc xây dựng những tình huống, bối cảnh thực tiễn để HS được trải nghiệm và thể hiện mình..
- Đảm bảo phù hợp với đặc thù môn học: Mỗi môn học có những yêu cầu riêng về năng lực đặc thù cần hình thành cho HS, vì vậy, việc kiểm tra, đánh giá cũng phải đảm bảo tính đặc thù của môn học nhằm định hướng cho GV lựa chọn và sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá phù hợp với mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn học..
- Bước 1: Xác định mục tiêu, loại hình mức độ đánh giá Bước 2: Xác định thời điểm đánh giá.
- Bước 3: Xác định nội dung, cấu trúc, thành tố cần đánh giá Bước 4: Xác định phương pháp đánh giá.
- Bước 5: Xác định công cụ đánh giá.
- Bước 6: Xác định người thực hiện đánh giá.
- Bước 7: Xác định phương thức xử lí, phân tích dữ liệu thu thập, đảm bảo chất lượng đánh giá Bước 8: Tổng hợp kết quả viết thành báo cáo.
- C6 Thầy, cô hiểu thế nào là đánh giá thường xuyên?.
- Đánh giá thường xuyên (ĐGTX) hay còn gọi là đánh giá quá trình là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động dạy học theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và một số biểu hiện phẩm chất, năng lực HS.
- C7 Thầy, cô hiểu như thế nào là đánh giá định kì?.
- Đánh giá định kỳ (ĐGĐK) là đánh giá kết quả giáo dục HS sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện của HS theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông và sự hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực HS..
- C9 Thầy, cô thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học như thế nào?.
- Tôi chú ý theo dõi, lắng nghe HS trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của HS để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của HS.
- Đánh giá sự tiến bộ hoặc xem xét quá trình làm ra sản phẩm đó.
- GV sẽ quan sát và cho ý kiến đánh giá về sản phẩm, giúp các em hoàn thiện sản phẩm..
- C11 Thực tế dạy học thầy, cô đã sử dụng phương pháp đánh giá hồ sơ học tập cho học sinh như thế nào?.
- GV đưa ra các nhận xét, kết quả họat động của HS, từ đó đánh giá HS theo từng nội dung có liên quan.
- Sử dụng trong phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của HS là Bảng kiểm, thang đánh giá, bảng quan sát, phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubrics)….
- Có thể tổ chức dạy học qua dự án với nội dung Hoạt động thực hành và trải nghiệm và sử dụng phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập để đánh giá HS.
- C12 Theo thầy/cô sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm có thể đánh giá được năng lực chung và phẩm chất của học sinh không?.
- Vì sản phẩm đòi hỏi hs phải sử dụng nhiều nguồn tin, các kĩ năng có tính phức tạp hơn, mất thời gian hơn, đòi hỏi sự tương tác giữa hs và nhóm hs vì thế sản phẩm đánh giá được năng lực chung và phẩm chất học sinh.
- Câu 13 Về mục tiêu đánh giá.
- căn cứ đánh giá.
- phạm vi đánh giá.
- đối tượng đánh giá theo chương trình GDPT cũ với chương trình GDPT 2018 có gì khác nhau?.
- Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng HS và nâng cao chất lượng giáo dục..
- Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục..
- Phạm vi đánh giá bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học và chuyên đề học tập lựa chọn và môn học tự chọn..
- Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của HS.
- Câu 14 Hãy tóm lược lại “Định hướng đánh giá kết quả giáo dục trong dạy học môn Khoa học tự nhiên theo Chương trình GDPT 2018” theo cách hiểu của thầy, cô?.
- Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đạt chuẩn của chương trình và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nâng cao chất lượng giáo dục..
- Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và NL.
- Phạm vi đánh giá là toàn bộ nội dung và yêu cầu cần đạt của chương trình môn KHTN.
- Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết ở cơ sở giáo dục, các kì đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kì đánh giá quốc tế..
- Đặc điểm của kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn KHTN theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS..
- Kiểm tra, đánh giá phải thực hiện được các chức năng và yêu cầu chính sau:.
- Đánh giá mức độ đạt được yêu cầu cần đạt và phương pháp dạy học..
- Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của HS.
- Kết hợp kiểm tra, đánh giá quá trình với đánh giá tổng kết.
- đánh giá định tính với đánh giá định lượng, trong đó đánh giá định lượng phải dựa trên đánh giá định tính được phản hồi kịp thời, chính xác..
- Kiểm tra, đánh giá được phối hợp nhiều hình thức khác nhau bảo đảm đánh giá toàn diện nội dung, năng lực chung, năng lực đặc thù, phẩm chất..
- Đánh giá yêu cầu tích hợp nội dung, KN để giải quyết vấn đề nhận thức và thực tiễn.
- Đây là phương thức hiệu quả đặc trưng cho đánh giá NL HS..
- Chú trọng đánh giá KN thực hành KHTN..
- Có cần phải xác định cả 3 thành phần năng lực KHTN.
- Vì trong Chương trình môn KHTN, chú trọng đánh giá năng lực đặc thù là năng lực KHTN.
- C16 Hãy lấy một ví dụ về câu hỏi/ bài tập để đánh giá thành phần năng lực tìm hiểu tự nhiên..
- C17 Hãy lấy một ví dụ về câu hỏi/ bài tập để đánh giá thành phần năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học..
- C21 Hãy nêu những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng bảng kiểm để đánh giá hoạt động học tập của học sinh..
- -Đánh giá sự tiến bộ của HS.
- Khó khăn Không giúp cho người đánh giá biết được mức độ xuất hiện khác của các tiêu chí đó..
- C22 Thầy, cô hãy trình bày hiểu biết của mình về thang đánh giá?.
- Thang đánh giá là công cụ đo lường mức độ mà HS đạt được ở mỗi đặc điểm, hành vi về khía cạnh/lĩnh vực cụ thể nào đó..
- Có 3 hình thức biểu hiện cơ bản của thang đánh giá là thang dạng số, thang dạng đồ thị và thang dạng mô tả..
- Thang đánh giá dạng số.
- Thang đánh giá dùng để đánh giá sản phẩm, quá trình hoạt động hay một phẩm chất nào đó ở HS..
- C23 Theo thầy, cô thang đánh giá nên chia 3 thang điểm hay 5 thang điểm tương ứng? Vì sao?.
- Lưu ý là không nên quá nhiều mức độ, vì người đánh giá sẽ khó phân biệt rạch ròi các mức độ với nhau..
- C24 Hãy nêu ưu và nhược điểm của phiếu đánh giá theo tiêu chí..
- Rubric được sử dụng rộng rãi để đánh giá các sản phẩm, quá trình hoạt động của HS cũng như đánh giá thái độ và hành vi về những phẩm chất cụ thể..
- Tuy nhiên để đánh giá theo tiêu chí cần nhiều thời gian, phải tập cho HS làm quen với cách sử dụng các tiêu chí.
- C 26 Hãy thiết kế công cụ đánh giá yêu cầu cần đạt “Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm:.
- Phương pháp đánh giá.
- Công cụ đánh giá.
- Thời điểm đánh giá KHTN,.
- C27 Hãy lấy ví dụ minh họa về một công cụ đánh giá phẩm chất chủ yếu..
- Ví dụ : Đánh giá phẩm chất “Trung thực” của HS trong hoạt động nhóm, GV có thể sử dụng bảng kiểm như sau..
- C28 Hãy lấy ví dụ minh họa về một công cụ đánh giá 01 năng lực chung VD: Đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp bằng công cụ câu hỏi ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ.
- C29 Hãy nêu cách xác định đường phát triển năng lực khoa học tự nhiên.
- Vì thế, công cụ giúp tường minh hóa quá trình thu thập chứng cứ để tăng cường tính khách quan hóa trong đánh giá sự tiến bộ của HS là Rubric..
- Thiết lập khung đánh giá sự phát triển năng lực.
- Khung này GV căn cứ vào các thành tố của năng lực và yêu cầu cần đạt của nó (đã được xác định trong CTGDPT tổng thể) và các kiểu hành vi đã xác định theo yêu cầu trên để có một khung đánh giá sự phát triển năng lực