« Home « Kết quả tìm kiếm

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại việt nam.
- Luận văn ThS ngành: Luật Kinh tế.
- Abstract: Nghiên cứu, phân tích một số vấn đề lý luận của pháp luật về góp vốn nói chung và pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất nói riêng.
- Sơ lược pháp luật Việt Nam về góp vốn bằng quyền sử dụng đất (QSDĐ) thời kỳ trước năm 2004 (Trước năm 1945, từ từ 1980-1992 và từ 1993 đến 2003).
- Trình bày nội dung của các quy định pháp luật từ năm 2004 đến nay về góp vốn bằng QSDĐ.
- Đánh giá pháp luật về góp vốn bằng QSDĐ.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị: hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người góp vốn bằng QSDĐ vào công ty.
- Hoàn thiện các quy định pháp luật về giá đất làm cơ sở cho việc góp vốn.
- Hoàn thiện các quy định pháp luật về thủ tục góp vốn.
- Hoàn thiện các quy định pháp luật về thị trường bất động sản ở Việt Nam.
- Nâng cao năng lực quản lý trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước;.
- Tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả của việc góp vốn QSDĐ tại Việt Nam.
- Keywords: Góp vốn.
- Luật kinh tế.
- Quyền sử dụng đất.
- Việt Nam Content.
- Đất đai có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất chính, là thành phần thiết yếu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư và là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia..
- Trong điều kiện nước ta đang tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì quyền sử dụng đất được khẳng định là một loại hàng hóa đặc biệt, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn, rất quý giá của đất nước, có ý nghĩa kinh tế, chính trị sâu sắc..
- Xuất phát từ vai trò to lớn của đất đai trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội, luật pháp Việt Nam quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
- Tuy nhiên, cũng do bởi vai trò quan trọng của đất đai trong việc phát triển kinh tế, Nhà nước ta đã tạo ra cho người sử dụng đất những quyền năng nhất định với xu hướng ngày càng mở rộng quyền, trong đó có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh.
- Nghị quyết số 21-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Hội nghị Trung ương 6 khóa X) đã nhấn mạnh việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách để các quyền về đất đai và bất động sản được vận động theo cơ chế thị trường, trở thành một nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh và xác định rõ quyền sử dụng đất là một loại hàng hóa đặc biệt, được định giá theo cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước..
- Mặc dù quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất đã được ghi nhận khá sớm từ năm 1977 trong Điều lệ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhưng trên thực tế quyền năng này chưa được các chủ sử dụng đất khai thác một cách thường xuyên và hiệu quả.
- Việc quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất đã được ghi nhận sớm về mặt luật pháp nhưng lại chưa phát huy được hiệu quả trên thực tế là do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan nhất định, trong đó có nguyên nhân cơ bản là sự hạn chế về mặt lý luận cũng như thực tiễn pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất..
- Với mong muốn làm rõ thêm về mặt lý luận cũng như đóng góp một phần nhỏ bé trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật và việc thực thi pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tôi đã lựa chọn đề tài "Góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Việt Nam ".
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Luận văn nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận khoa học pháp lý về góp vốn bằng quyền sử dụng đất..
- Luận văn phản ánh, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất..
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, phân tích, luận văn góp phần làm rõ thêm một số nội dung về lý luận của pháp luật góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Việt Nam cũng như đưa ra một số định hướng và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
- qua đó điều hòa mối quan hệ giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất cũng như đảm bảo quyền quản lý tối cao của Nhà nước đối với đất đai nhằm phát huy tối đa tiềm lực của đất đai trong phát triển kinh tế đất nước..
- Nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận của pháp luật về góp vốn nói chung và pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất nói riêng..
- Phản ánh, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Việt Nam..
- Trên cơ sở đó đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Việt Nam..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Trên nền tảng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống kết hợp với các phương pháp nghiên cứu hiện đại, như: phương pháp thống kê tổng hợp, phương pháp so sánh phân tích, phương pháp thu thập tài liệu.
- nhằm đạt được kết quả nghiên cứu tốt nhất..
- Chương 1: Khái quát chung về góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Việt Nam..
- Chương 2: Thực trạng pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Việt Nam..
- Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Việt Nam..
- Đỗ Bá Vấn đề sở hữu ruộng đất ở nước ta hiện nay", Trong sách: Một số vấn đề về đổi mới quan hệ sở hữu đất đai, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội..
- Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ (2005), Báo cáo nghiên cứu rà soát các văn bản pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp với tư tưởng chỉ đạo xây dựng Luật Doanh nghiệp thống nhất và Luật Đầu tư chung, Hà Nội..
- Các văn bản pháp quy về quản lý đất đai (1997), Nxb Bản đồ, Hà Nội..
- Các văn bản pháp luật về quản lý đất đai ban hành ở Việt Nam từ năm 1998 đến tháng Nxb Bản đồ, Hà Nội..
- Lê Thành Châu, Nguyễn Thu Thảo (2002), Hỏi đáp về đất đai, nhà ở, các loại thuế trong quá trình sử dụng đất, Nxb Thống kê, Hà Nội..
- Chớnh phủ (1999), Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3 về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuờ, cho thuờ lại, thừa kế quyền sử dụng đất, Hà Nội..
- Chính phủ (2001), Tờ trình Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Hà Nội..
- Chớnh phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10 về thi hành Luật Đất đai, Hà Nội..
- Chính phủ (2004), Các nghị định của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003, Hà Nội..
- Chớnh phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, Hà Nội..
- Đặng Đức Đạm (2002), Một số ý kiến về chính sách quản lý đất đai, Tham luận tại Hội thảo khoa học do Ban Kinh tế Trung ương Đảng tổ chức ngày 14 và 15/5, Kỷ yếu Hội thảo, Hà Nội.
- Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2004) Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Trần Lê Phải tôn trọng luật pháp về đất đai", Thời báo Kinh tế, ngày 1/3..
- Bùi Thị Tuyết Mai (2005), Thị trường quyền sử dụng đất ở Việt Nam, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội..
- Phạm Hữu Nghị Những vấn đề pháp lý của thị trường quyền sử dụng đất ở Việt Nam", Kỷ yếu Hội thảo: Xây dựng cơ sở pháp lý về thị trường quyền sử dụng đất ở Việt Nam, Bộ môn pháp luật kinh doanh, Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Phạm Duy Nghĩa Bình luận về Luật đất đai năm 2003 dưới khía cạnh chính sách pháp luật", Luật học, số đặc san về Luật đất đai..
- Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội..
- Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội..
- Quốc hội (1987), Luật Đất đai, Hà Nội..
- Quốc hội (1992) Hiến pháp, Hà Nội..
- Quốc hội (1993), Luật Đất đai, Hà Nội.
- Quốc hội (2001), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Hà Nội..
- Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội..
- Quốc hội (2005), Luật Nhà ở, Hà Nội..
- Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội..
- Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội..
- Quốc hội (2006) Luật Kinh doanh bất động sản, Hà Nội..
- Nguyễn Văn Thạo, Nguyễn Hữu Đạt (đồng chủ biên) (2004), Một số vấn đề về sở hữu ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Nguyễn Văn Thung (2006), Hỏi đáp về Luật Nhà ở 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Trần Quốc Toản (chủ biên) (1993), Một số vấn đề về đổi mới quan hệ sở hữu đất đai ở Việt Nam, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật đất đai, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- ủy ban Thường vụ Quốc hội (1994), Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất, Hà Nội..
- ủy ban pháp luật của Quốc hội (1998), Báo cáo thẩm tra của ủy ban Pháp luật về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1993, Hà Nội..
- Viện Đại học Mở Hà Nội (2005), Giáo trình Luật đất đai, Nxb Tư pháp Hà Nội..
- Hoàng Việt (1999) (chủ biên), Vấn đề sở hữu ruộng đất trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.