« Home « Kết quả tìm kiếm

Hai cach tiep can cac dang co dinh tieng Phap


Tóm tắt Xem thử

- hai cách tiếp cận các dạng.
- cố định tiếng Pháp: dưới góc độ ngôn ngữ và tâm lý.
- Các dạng cố định (formes figées)-một lĩnh vực quan trọng của từ vựng tiếng Pháp-đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu.
- Từ 1980 việc nghiên cứu các dạng cố định nở rộ, mốc quan trọng là việc tổ chức vào năm 1994 tại Saint-Cloud Paris một Hội thảo quốc tế quy tụ khoảng 140 chuyên gia Pháp và nước ngoài.
- Hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt này đã được khám phá dưới nhiều góc độ: chúng ta có thể phần nào thấy được điều đó qua con số hơn 60 thuật ngữ được dùng tại hội thảo này.
- Theo chúng tôi, có thể xếp các cách tiếp cận thành ba nhóm chính: ngôn ngữ, tâm lý và giao tiếp.
- Chúng tôi sẽ lần lượt khảo sát các cách tiếp cận nói trên để phát hiện những đặc trưng cơ bản của hiện tượng từ vựng này, trước mắt đề cập hai cách tiếp cận đầu: ngôn ngữ và tâm lý.
- Tiếp cận ngôn ngữ Cách tiếp cận thứ nhất là cách làm truyền thống được phần lớn các nhà ngôn ngữ sử dụng.
- Chúng được hình thành qua một quá trình từ vựng hoá, tức là quá trình biến một cụm tự do thành một đơn vị từ vựng, nội dung cơ bản của quá trình này là sự cố định từ vựng (figement lexical).
- Cố định cú pháp Bình diện thứ nhất là khả năng kết hợp trên trục ngữ đoạn.
- Như ta biết, các đơn vị ngôn ngữ có khả năng kết hợp khác nhau, ta lấy ba động từ faire, ouvrir và écarquiller làm ví dụ.
- Động từ faire có khả năng kết hợp rất lớn, người Pháp có câu : on peut tout faire avec le verbe faire (người ta có thể làm mọi việc với động từ faire).
- Trong các cách dùng trên, faire có thể được thay bằng các động từ cụ thể: ở câu (1) bằng créer (tạo ra).
- Ngược lại, khả năng kết hợp của động từ ouvrir (mở) bị hạn chế hơn nhiều.
- b) khả năng kết hợp với các bổ ngữ trong nội bộ hoạt động của nó.
- ở nghĩa 'làm để kết thúc tình trạng đóng của một vật', số lượng các bổ ngữ không phải chỉ dừng lại với các từ porte, lettre, bouche như đã nêu, mà còn có thể là boite (hộp), armoire (tủ), chambre (buồng), v.v.
- Nghĩa (7) và (8) có phạm vi kết hợp hẹp hơn, chỉ có thể là các thể chế về giáo dục, chính trị, tài chính.
- Đến (10) thì khả năng kết hợp chỉ hạn chế ở ba từ (son cœur, l’esprit và les yeux).
- Như vậy, ouvrir có khả năng kết hợp hạn chế hơn faire, nhưng nếu so với écarquiller, thì ouvrir lại có sự kết hợp lớn hơn nhiều.
- écarquiller cũng có nghĩa là “mở” nhưng nó chỉ có thể đi với “les yeux” (écarquiller les yeux = mở to mắt).
- Nếu như fermé có thể dùng với những danh từ chỉ địa điểm: un magasin fermé (cửa hàng đóng cửa), une route fermée (con đường bị chắn không cho đi qua).
- thì tính từ clos cũng với nghĩa là “đóng” có một trường kết hợp hạn chế hơn nhiều: chỉ với danh từ chỉ địa điểm như jardin (vườn), terrain (khu đất).
- Chúng bị cố định về mặt cú pháp ở mức cao nhất.
- Các cụm từ này theo cách tiếp cận ngôn ngữ được coi là những thành ngữ tiêu biểu.
- Như vậy, sự cố định cú pháp được coi là một đặc tính của ngữ cú.
- Tính thành ngữ của một tổ hợp tỷ lệ nghịch với khả năng kết hợp cú pháp của các yếu tố cấu thành.
- Cố định ngữ nghĩa Những hạn chế về kết hợp giữa các từ còn thể hiện ở phương diện ngữ nghĩa, đây là khía cạnh thứ hai của cố định từ vựng.
- Một động từ hoặc một danh từ chỉ có thể chấp nhận một số trạng từ và tính từ.
- Bally gọi những kết hợp đặc biệt trong các ví dụ trên là những chuỗi cường độ (série d'intensité).
- cùng chỉ một khoản tiền chi cho một công sức đã được bỏ ra, người ta dùng.
- Ta thấy mỗi ngôn ngữ chỉ chọn một nét nghĩa của vật quy chiếu để cấu tạo cách so sánh.
- Sự kết hợp các yếu tố dựa trên một nét nghĩa nào đó cũng là một đặc tính của thành ngữ.
- Những phân tích trên cho phép ta rút ra những điểm sau: Sự hạn chế về kết hợp cú pháp và ngữ nghĩa làm cho các cụm từ chuyển từ địa hạt tự do sang địa hạt cố định.
- Các cụm như: ouvrir son cœur à quelqu’un, bête comme ses pieds/la lune, à huis clos theo truyền thống vẫn được coi là thành ngữ tiêu biểu.
- Có thể nói tính thành ngữ của một tổ hợp tỷ lệ nghịch với khả năng kết hợp của các yếu tố cấu thành và với tính thông dụng của nét nghĩa được tuyển chọn.
- ở đây đặt ra mối quan hệ giữa hai mặt của cố định từ vựng (cố định về cú pháp và cố định về ngữ nghĩa).
- Bởi lẽ cái quyết định cuối cùng trong ngôn ngữ vẫn là ý nghĩa.
- Nếu một tổ hợp được hình thành bằng các yếu tố có sự kết hợp rất hạn chế như à huis clos vẫn được coi là thành ngữ, nó vẫn không mang tính đặc thù (idiomatique) của tiếng Pháp bằng bête comme ses pieds.
- Sự khác biệt này chính là do sự kết hợp đặc biệt giữa bête và pied trong tiếng Pháp.
- Nó càng bất hợp lý bao nhiêu thì tổ hợp càng có tính thành ngữ bấy nhiêu.
- Trên cơ sở đó, các nhà ngôn ngữ đã xây dựng các tiêu chí nhận biết thành ngữ (locution).
- Đặc tính bao trùm của các đơn vị từ vựng đặc biệt này là sự thống nhất về cú pháp và ngữ nghĩa.
- Cụ thể là người ta.
- Ví dụ không thể thêm un hoặc beaucoup de trước maille trong thành ngữ trên.
- Nếu như Bally đã phát hiện ra những yếu tố trung gian giữa các cụm hoàn toàn cố định và các cụm tự do thì Gross đã cụ thể hoá bằng hai khái niệm độ cố định (degré de figement) và diện cố định (portée de figement).
- Ông đã nghiên cứu toàn bộ các nhóm thành ngữ tiếng Pháp theo hai hướng trên (xem Khoa học Ngoại ngữ số 4-2005).
- Một số nhà ngôn ngữ khác đã chọn đối tượng nghiên cứu hẹp hơn, thí dụ nghiên cứu tất cả các thành ngữ được cấu tạo với một động từ như passer để phát hiện cái lõi ngữ nghĩa (noyau sémantique) chi phối toàn bộ.
- Tiếp cận tâm lý 2.1.
- Cách tiếp cận ngôn ngữ sử dụng ba đặc điểm cú pháp và ngữ nghĩa nói trên để xác định các đơn vị ngữ cú.
- Trên thực tế các tiêu chí trên không phải luôn luôn phát huy tác dụng, các đơn vị từ vựng dù vững chắc đến đâu cũng có thể bị phá vỡ.
- Chúng ta xem xét một số trường hợp: Về ý nghĩa, trừ một số thành ngữ được cấu tạo với các từ cổ như avoir maille à partir avec qqn (maille có nghĩa là đồng xu, partir có nghĩa là phân chia), người ta vẫn có thể thiết lập mối liên hệ giữa nghĩa phân tích (sens analytique) và nghĩa tỗng hợp (sens global) của thành ngữ.
- Khi tiếng Việt dùng câm như hến và tiếng Pháp ví câm như cá chép, cả hai ngôn ngữ đều dựa trên một sự thật, đó là cả hai loài vật này đều không biết nói.
- Hình ảnh được sử dụng có thể bị thay đổi (như trường hợp của “vắng chúa nhà gà mọc đuôi tôm” thay vì “gà vọc niêu tôm.
- người ta vẫn có xu hướng thiết lập mối liên hệ này.
- Do vậy vẫn có thể nói: nghĩa chung của thành ngữ ít nhiều được hình thành từ nghĩa của các thành tố.
- Hai là, sự cố định trong các thành ngữ không phải lúc nào cũng xảy ra trên toàn bộ của tổ hợp.
- Về cú pháp, các thành ngữ không phải lúc nào cũng giữ được sự thống nhất.
- Ngay cả những thành ngữ hoàn chỉnh nhất vẫn có thể bị phá vỡ.
- Người ta cũng có thể sử dụng nhiều thành ngữ dưới dạng ‘‘phá vỡ’’ để xây dựng cả một câu truyện.
- Đó là trường hợp của Morgan Sportès với cuốn tiểu thuyết Le souverain poncif dài 152 trang được viết với 1758 cụm cố định.
- Câu này được xây dựng với hai thành ngữ: La nuit, tous les chats sont gris và une chatte ne reconnaitrait pas ses petits.
- Cũng như vậy trong tiếng Việt, ta có thể nói: Cháy nhà ra mặt giám đốc, giám đốc tuổi Tý nhưng trong nhà toàn thấy trâu vàng.
- Câu này dựa trên thành ngữ ‘‘Cháy nhà ra mặt chuột’’ và truyện tiếu lâm về một ông quan tham tuổi Tý, lúc về già tiếc là trước đây đã không nói mình cầm tinh con trâu để không phải nhận đồ biếu (bằng vàng) chỉ to bằng con chuột.
- Để khắc phục những khiếm khuyết trên của cách tiếp cận ngôn ngữ, người ta đã dùng một cách tiếp cận khác dựa trên trí nhớ (mémoire).
- Suy cho cùng thì một tổ hợp được coi là thành ngữ trước hết là nó đã được ghi lại trong trí nhớ của cộng đồng.
- một khi đã nhập vào kho tâm lý chung đó, nó có thể bị cắt đi một phần để chắp nối với một tổ hợp khác thì người ta vẫn nhận ra chúng.
- Trên đây ta nói tới sự thống nhất về cú pháp và ngữ nghĩa của thành ngữ cũng chính là xuất phát từ góc độ tâm lý, bởi vì người trọng tài giúp ta chấp nhận hoặc không chấp nhận một cải biến cú pháp nào chính là trí nhớ.
- Và như vậy, đối tượng nghiên cứu không chỉ dừng lại ở thành ngữ theo cách hiểu truyền thống mà là tất cả những gì đã được cố định lại trong trí nhớ.
- Cách tiếp cận tâm lý được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng, đặc biệt phải kể đến Danièle Dubois, Blanche-Noelle Grunig.
- Các cụm thoả mãn một trong các tiêu chí sau đây được coi là thành ngữ.
- a) Tất cả các cụm có khả năng dùng để chơi chữ: 11a) Vivre de Woolite et d’eau fraiche 12a) Jolie carafe cherche Bordeaux d’âge mur.
- Người ta hiểu được nghĩa và nắm được sự tinh tế chính là nhờ cụm từ (11b) vivre d’amour et d’eau fraiche (sống bằng tình yêu và nước trong = không quan tâm tới điều kiện vật chất cần thiết “sans se préoccuper des nécessités matérielles.
- Các cụm cho phép cách chơi chữ như (11b) được gọi là thành ngữ.
- b) Tất cả các cụm có thể nhận biết được thông qua một vài con chữ cho trước (như trên trò chơi truyền hình Chiếc nón kỳ diệu).
- Người ta nhận biết được từ một vài ký tự riêng lẻ là bởi vì toàn bộ cụm từ đã được ghi nhận trong bộ nhớ.
- c) Tất cả những cụm mà chỉ cần nói phần đầu, người ta đã có thể dễ dàng nhận ra phần cuối: 13a) Tout vient à point… 14)a Mettre du beurre… 15a) Jeter l’argent… Chỉ cần nghe ba cụm trên người ta đã nhận biết phần cuối là.
- d) Tất cả các cụm mà việc nhận biết không theo trật tự hàng ngang, chỉ cần cung cấp một yếu tố ở đầu hay ở cuối, người ta vẫn nhận ra được.
- e) Tất cả các cụm cho phép người ta đọc hoặc nói nhanh hơn các cụm bình thường.
- Có hiện tượng đó là vì người nói biết trước là nó đã nằm trong bộ nhớ của đối tác, không cần phải nhấn mạnh, nói lưới người ta vẫn hiểu.
- f) Tất cả các cụm luôn ô lởn vởn ằ trong đầu ta, khi nói tới chủ điểm liên quan là chúng xuất hiện trên “đầu lưỡi’’ của chúng ta.
- g) Tất cả các cụm như 16b, 17b, 18b dưới đây mà người ta không cần dùng chính xác (có sự sai lệch về âm) mà vẫn hiểu được: 16a) Malheureux comme l’abbé Pierre thay vì (16b) Malheureux comme les pierres;.
- h) Tất cả các cụm mà khi dùng người ta yên tâm rằng nó nằm trong trí nhớ tập thể, không do mình sáng tác ra.
- Và tốt nhất là sử dụng vốn chung của cộng đồng, tức là dùng các cụm cố định.
- Vậy tất cả các cụm có thể làm ta yên tâm như vậy là thành ngữ.
- Một số nhận xét về cách tiếp cận tâm lý a) Theo cách tiếp cận trên, cụm cố định có số lượng rất lớn, nó bao hàm không chỉ các đơn vị dưới câu mà cả các đơn vị ở cấp câu.
- Grunig gọi tất cả các tổ hợp đó là “locution”: Thành ngữ là một phức ngữ gắn kết bền vững trong trí nhớ và, ngược lại, tất cả phức ngữ được trí nhớ ghi lại như vậy là một “locution”.
- 225) b) Cách tiếp cận trên dựa chủ yếu vào trí nhớ, có thể gọi chính xác là cách tiếp cận tâm lý-ngôn ngữ.
- Trước đây Saussure khi định nghĩa ký hiệu ngôn ngữ Ông cũng theo cách tiếp cận tâm lý-ngôn ngữ: ký hiệu ngôn ngữ gồm hai mặt cái biểu đạt và cái được biểu đạt, cái biểu đạt không phải là những âm cụ thể mà là hình ảnh âm thanh (image acoustique) đọng lại trong trí nhớ của người sử dụng.
- Một đơn vị từ vựng (từ hoặc thành ngữ) cũng là một đơn vị trừu tượng.
- Khi được ghi nhận trong bộ nhớ tập thể thì trong quá trình sử dụng dù có bị cắt bỏ một số bộ phận người ta vẫn nhận ra chúng.
- Điều này cho phép giải thích những trường hợp ngoại lệ của quan niệm truyền thống về cụm từ: coi sự bền vững về cú pháp và ngữ nghĩa là tiêu chí nhận dạng thành ngữ.
- c) Tiếp cận tâm lý cho phép vượt qua những đơn vị từ vựng truyền thống ở cấp độ dưới câu để tiếp cận với các tổ hợp vốn được coi là sản phẩm của văn hoá vì chúng đã được chắt lọc qua thời gian.
- Theo Herriot: Văn hoá là cái còn đọng lại trong khi người ta đã lãng quên tất cả (La culture, c'est ce qui reste quand on a tout oublié).
- Điều này rất phù hợp với xu hướng giáo học pháp hiện nay: dạy ngôn ngữ tức là dạy văn hoá.
- Kết luận Hai cách tiếp cận nói trên cho phép ta hiểu đầy đủ hơn bản chất của sự cố định từ vựng.
- Tuy nhiên phải thừa nhận rằng cách tiếp cận tâm lý chưa đưa ra những tiêu chí rõ ràng để nhận diện thành ngữ.
- Trong dạy-học ngoại ngữ người ta cần những tiêu chí rõ ràng để hiểu được những đặc tính cú pháp và ngữ nghĩa của từng hiện tượng từ vựng.
- Về mặt này, cách tiếp cận ngôn ngữ ưu việt hơn, đặc biệt là những thủ pháp nhận biết độ cố định và diện cố định để có những giải pháp phù hợp trong việc giải nghĩa và dạy cách dùng đối với người học.
- Ngược lại, cách tiếp cận tâm lý cho phép chú trọng hơn tới các sản phẩm của văn hoá.
- Và như vậy, cần kết hợp hai cách tiếp cận để hiểu được đầy đủ cả về chiều rộng và chiều sâu hiện tượng từ vựng đặc biệt này