« Home « Kết quả tìm kiếm

Hệ quả quá trình tiếp xúc với tín ngưỡng bản địa của người Việt ở vùng đồng bằng bắc bộ của công giáo Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Đây cũng là địa bàn đạo Công giáo xâm nhập sớm nhất.
- Quá trình truyền giáo, phát triển đạo Công giáo ở Việt Nam thì vùng đồng bằng Bắc Bộ thu được kết quả rất lớn.
- Hiện ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, Công giáo thiết lập được 7/26 giáo phận trên cả nước.
- Công giáo là một tôn giáo độc thần, khi truyền giáo, phát triển đạo vào Việt Nam nói chung và đồng bằng Bắc Bộ nói riêng đã không chấp nhận tôn giáo và tín ngưỡng bản địa.
- Các giáo sỹ Công giáo khi tiến hành truyền giáo ra vùng dân ngoại nói chung và Việt Nam nói riêng thường ít hiểu biết về văn hoá - tôn giáo - tín ngưỡng vùng đó.
- Vì vậy những nơi mà đạo Công giáo hiện diện thường là tôn giáo, tín ngưỡng ngoài Kitô giáo đều bị triệt tiêu..
- Ngược với các giáo sỹ là giáo dân tín đồ Công giáo Việt Nam.
- Khi công cuộc truyền giáo, phát triển đạo Công giáo vào Việt Nam thì dân tộc Việt Nam đã xác lập được nền văn hoá bản địa hàng nghìn năm.
- Người Công giáo Việt Nam có câu nói rất hay: Trước khi là người Công giáo, tôi là người Việt Nam.
- Về góc độ tín ngưỡng, tôn giáo, câu nói trên hàm ý, người Công giáo Việt Nam dù theo Công giáo nhưng trong sâu thẳm tâm linh của họ là tâm linh của người Việt.
- Rộng ra là, người Công giáo Việt Nam theo tôn giáo độc thần nhưng sống đạo bằng đời sống tâm linh đa thần.
- tín đồ vùng miền nào cũng như nhau, nhưng suy nhận trên có thể nói là đúng với với đa số tín đồ Công giáo người Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ..
- Người Công giáo Việt Nam có cách đón Tết Nguyên Đán theo cách riêng của họ.
- Ở một số xứ họ đạo Công giáo thuộc giáo phận Thái Bình, dịp Tết Nguyên Đán đã tổ chức lễ tế giao thừa ở nhà thờ Công giáo.
- Tế giao thừa ở nhà thờ Công giáo có từ bao giờ, hiện vẫn chưa có lời giải đáp chính xác.
- Đáng tiếc sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, hình thức tế ở nhà thờ Công giáo ở hai giáo phận Bùi Chu và Thái Bình vì những lý do khác nhau đã không còn thực hiện..
- Do tế ở nhà thờ Công giáo nên nội dung có nhiều điểm khác biệt với tế giao thừa nơi đình trung của người Việt không theo Công giáo..
- Giáo hội Công giáo Việt Nam..
- Trên đây chỉ là một đoạn trích dẫn ngắn nội dung của tế giao thừa nơi nhà thờ Công giáo.
- Công giáo còn có lời cầu nguyện của Cộng đoàn.
- Vào dịp Tết, ngay từ thời Alexandre de Rhodes truyền giáo ở Đàng Ngoài, ở các khu tín đồ Công giáo sống tập trung, một số gia đình dựng cây nêu đón Tết nhưng bên trên gắn hình Thập giá..
- Ngày nay người Việt theo tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống và người Việt theo Công giáo khi đón năm mới không còn dựng cây nêu.
- Nhưng cây nêu trên gắn hình Thập giá lại thấy trồng ở trước cửa nhà Rông của người Bana, người Giarai ở Tây Nguyên theo đạo Công giáo..
- Từ khi tín đồ Công giáo ở Việt Nam được Giáo hội cho phép thờ kính tổ tiên thì dịp Tết Nguyên Đán là dịp tín đồ thực hiện thờ cúng tổ tiên (Vấn đề này chúng tôi sẽ trình bày ở mục thờ cúng tổ tiên của người Công giáo.)..
- Tín ngưỡng thờ Mẫu có ảnh hưởng đối với Công giáo như thế nào? Trong các vị thánh mà người Công giáo thờ kính có Thánh nữ Maria.
- cho tín đồ.
- Ở một số nhà thờ xứ họ đạo Công giáo vùng đồng bằng Bắc Bộ như Đồng Trì (Hà Nội), Kẻ Sở (Hà Nam)… có khắc biển phương danh Thánh Mẫu (danh thơm Thánh Mẫu) bằng chữ Hán.
- Quan niệm về quyền năng: Do tôn xưng Thánh nữ Maria lên hàng Thánh Mẫu và chịu ảnh hưởng của tâm linh thờ mẫu nên tín đồ Công giáo vùng đồng bằng Bắc Bộ đã tôn quyền cho Thánh nữ Maria.
- Ban ơn: Tín đồ Công giáo tìm đến Thánh nữ để xin được ban ơn toại nguyện trong cuộc sống hàng ngày: no đủ, bình an, kiếm được công ăn việc làm hợp ý, học hành đỗ đạt, tình duyên suôn sẻ, thậm chí cả buôn may bán đắt.
- Đây là hình thức bán khoán trẻ cho đền phủ hoặc cho chùa (Phật) vẫn thấy ở người Việt không theo Công giáo.
- Tháng Năm được Giáo hội Công giáo chọn là tháng Đức Bà.
- Với người Công giáo vùng đồng bằng Bắc Bộ, trong tháng Đức Bà, ngoài thánh lễ được tổ chức ở nhà thờ ra tín đồ ở đây còn tổ chức các nghi thức đi kiệu Đức Bà, múa hát dâng hoa cũng còn được gọi là tiến hoa hay rước hoa.
- Thời điểm mà tín đồ Công giáo thực hiện múa hát dâng hoa từ khi nào hiện chưa có tài liệu cho biết chính xác về niên điểm.
- Hương ước làng Vĩnh Trị (Nam Định) Điều thứ 26 ghi: Làng Công giáo… có bốn kỳ rước hoa tháng Đức Bà.
- Nghi lễ múa hát dâng hoa nơi nhà thờ Công giáo khiến chúng ta liên tưởng tới nghi lễ lục cúng hoa đăng của Phật giáo, đến hát thờ thánh thờ mẫu ở đền phủ..
- Qua nguồn tài liệu thư tịch (chủ yếu là Hương ước làng Công giáo) đặc biệt là tài liệu điền dã ở một số xứ, họ đạo làng Công giáo thuộc đồng bằng Bắc Bộ chúng tôi nhận thấy, tín ngưỡng bản địa nơi đây ngoài việc ảnh hưởng đến thờ kính Thánh nữ Maria đã trình bày ở trên còn ảnh hưởng đến việc thờ kính thánh quan thầy xứ, họ đạo, đến thánh tử đạo và một số vị thánh khác..
- Tín ngưỡng bản địa chủ yếu ảnh hưởng đến việc thờ Thánh quan thầy xứ, họ đạo, làng Công giáo.
- Trong quá trình truyền bá phát triển đạo Công giáo vào vùng đồng bằng Bắc Bộ, các giáo sỹ đã nhận ra vị thế làng Việt nên họ thường cố gắng hết mức để có thể biến một làng nào đó thành một làng mà toàn bộ cư dân gia nhập đạo Công giáo.
- Loại hình làng này gọi là làng toàn tòng hay là làng Công giáo 5 .
- Hương ước làng Vĩnh Trị, Điều 110 ghi: Làng toàn tòng theo Công giáo 6 … Hương ước làng Lục Thuỷ (Nam Định) Điều thứ 118 ghi: Làng ta toàn tòng đạo.
- Công giáo 7.
- Hương ước làng Trung Linh (Nam Định), Điều thứ 94 ghi: Làng chúng tôi toàn tòng Thiên Chúa… 8.
- Với làng toàn tòng Công giáo thì xứ đạo hoặc họ đạo gắn liền với làng về địa giới, về tên gọi, toàn bộ cư dân đồng thời là tín đồ.
- Thành hoàng làng Việt về chức năng cơ bản giống chức năng thánh quan thầy xứ đạo, họ đạo nên việc chuyển đổi quan niệm đã không làm mất đi quyền năng của các vị thánh Công giáo.
- Lý giải về vấn đề này, theo chúng tôi, chính là người Việt Công giáo đã chịu ảnh hưởng sâu đậm văn hoá làng, muốn sống đạo theo tâm linh truyền thống..
- Từ việc chuyển đổi trên nên lễ thánh quan thầy được các hương ước làng Công giáo ghi là một trong những lễ trọng của làng, của xứ đạo, họ đạo.
- Bằng việc ban ơn, giáng phúc, thánh tử đạo được người Việt Công giáo ở đồng bằng Bắc Bộ chuyển đổi thành phúc thần như những vị phúc thần của làng lương..
- Hầu hết các nhà thờ Công giáo Việt Nam đều thờ kính hai thánh tông đồ là Phêrô và Phaolô.
- Ngoài ra ở nhiều nhà thờ Công giáo còn thờ kính bốn vị thánh chép Phúc âm được gọi là bốn thánh sử: Matthèo, Luca, Máccô, Gioan và một vài thánh nữ như Têrêsa….
- Trong một số các vị thánh được thờ kính ở nhà thờ Công giáo có một số vị thánh được dân gian chức nghiệp hoá “quan phòng” một số lĩnh vực riêng.
- Trong mục Về thờ phụng thánh tông đồ và các thánh của cuốn: Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hoá Việt Nam, chúng tôi đã trình bày khá kỹ về vấn đề này.
- Vấn đề thờ cúng tổ tiên.
- Trong một số công trình nghiên cứu của mình, chúng tôi đã trình bày khá kỹ về vấn đề thờ cúng tổ tiên của người Công giáo 13 .
- Về mặt quan phương cho đến trước khi Thánh bộ Truyền giáo La Mã ban hành Huấn dụ Plane Compertum est ngày 7/12/1939 thì Công giáo ở Việt Nam không được thực hiện thờ cúng tổ tiên.
- Việc thờ cúng hay tôn kính tổ tiên thời gian đầu chỉ được áp dụng đối với Giáo hội Công giáo miền Nam vì cho đến trước ngày miền Nam giải phóng đất nước ta tạm chia làm hai miền.
- Phải đợi đến khi đất nước thống nhất, Giáo hội Công giáo Việt Nam hoà làm một và đặc biệt khi ra đời Thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam vấn đề thờ cúng tổ tiên của người Công giáo Việt Nam mới được thực hiện rộng rãi.
- Cùng thời điểm, một đề tài nghiên cứu của người Công giáo cho thấy 100% người Công giáo ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quy Nhơn, Xuân Lộc, Cần Thơ, Đà Lạt thực hành tôn kính tổ tiên 14.
- Hương ước các làng Công giáo ở vùng đồng bằng Bắc Bộ cho thấy nhiều làng có các hình thức thờ cúng tổ tiên, thờ tiền nhân lập làng hoặc có công khai khẩn làng..
- Hầu hết các làng ấp ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đều có hình thức tôn kính những vị khai canh lập làng được gọi là chiêu mộ, nguyên mộ, thứ mộ dù rất nhiều làng ấp là làng toàn tòng Công giáo.
- Làng Công giáo Lưu Phương (Kim Sơn, Ninh Bình), hàng năm vào tháng 7 âm lịch, tháng báo hiếu, làng tổ chức kỷ niệm chiêu mộ và truy tư tiền nhân.
- Dự lễ tế là các dịch mục, kỳ mục, trong số họ phần lớn là người Công giáo.
- Làng Công giáo Văn Hải (Kim Sơn, Ninh Bình) có tục thờ các chiêu mộ, nguyên mộ tại miếu Văn Hải (cơ sở thờ tự của giáp lương).
- Đến tiết kỷ niệm chiêu mộ, nguyên mộ, dịch mục, kỳ mục là những người theo đạo Công giáo đến dự.
- Làng Công giáo Tử Nê (Lương Tài, Bắc Ninh) có nghi thức thờ kính tổ tiên ngày cuối năm và ngày mùng 2 Tết Nguyên Đán..
- Theo tục lệ, từ trước năm 1945 vào ngày cuối năm con cháu ra nghĩa địa - người Công giáo gọi là vườn thánh, sửa sang lại mồ mả, ông bà tổ tiên, thường là vào buổi chiều.
- Lễ cầu cho tiền nhân còn thấy ghi chép trong hương ước một số làng Công giáo.
- Hương ước làng Trung Linh (Xuân Trường, Nam Định), Điều thứ 94 ghi:.
- Hương ước làng Vĩnh Trị (Nghĩa Hưng, Nam Định), Điều thứ 26 ghi:… Tại nhà thờ chính: Lễ cầu cho tiên nhân làng 16.
- Giáo hội Công giáo lấy ngày 2 - 11 hằng năm để cầu cho tín hữu đã qua đời, cầu cho các đẳng hoặc cầu cho các linh hồn nơi luyện ngục.
- Trong hương ước một số làng Công giáo vùng đồng bằng Bắc Bộ, lễ ngày 2 - 11 gọi là lễ kỳ (cầu) hồn.
- Chẳng hạn như Điều thứ 94 Hương ước làng Công giáo Trung Linh mà chúng tôi đề cập ở trên.
- Hương ước làng Công giáo Phú Nhai (Nam Định), Điều thứ 118 cho biết làng có lễ kỳ (cầu) hồn vào ngày mùng 2 tháng 11 tây 17.
- Hương ước làng Lục Thuỷ (Nam Định), Điều thứ 118 ghi: Làng ta toàn tòng đạo Công giáo thì phải dự liệu trong một năm có 4 tuần lễ trọng: lễ Phục sinh, Quan thầy, lễ kỳ an, lễ kỳ hồn 18.
- Loại hình tín ngưỡng này đã ảnh hưởng đến người Việt Công giáo ở đồng bằng Bắc Bộ..
- Người Công giáo ở vùng đồng bằng Bắc Bộ ngoài việc chịu ảnh hưởng từ tín ngưỡng bản địa mà chúng tôi đề cập ở trên còn chịu ảnh hưởng bởi một số nghi tiết như: lễ cầu an (kỳ yên), tết Đoan Ngọ, tết cơm mới, lễ hạ điền.
- Nhân đây chúng tôi xin được đính chính khi viết: Làng giáo không có những nghi lễ hạ điền, thượng điền, tết cơm mới mà chúng tôi viết trong cuốn: Làng Công giáo Lưu Phương (Ninh Bình) từ năm 1829 đến năm 1945 20 .
- Hương ước một số làng Công giáo vùng đồng bằng Bắc Bộ thấy ghi lễ kỳ an (cầu yên) là một trong lễ trọng của làng như Hương ước làng Nam An (Hải Phòng) 24 .
- Hương ước một số làng Công giáo thấy ghi có thực hiện lễ hạ điền và lễ cơm mới.
- Người Công giáo vùng đồng bằng Bắc Bộ thực hiện nghi tiết này nhưng lại tạo cho nó một nội dung mới.
- Ảnh hưởng của tín ngưỡng bản địa đến đời sống đạo của cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ mang tính phi quan phương nên mức độ có sự đậm nhạt khác nhau ở mỗi làng Công giáo.
- Tài liệu khai thác từ phía Giáo hội Công giáo Việt Nam..
- 2 Về tế giao thừa ở nhà thờ Công giáo xin xem, Nguyễn Hồng Dương, Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hoá Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2001, tr.135 - tr.145..
- 5 Về khái niệm làng Công giáo xin xem Nguyễn Hồng Dương, Làng Công giáo Lưu Phương (Ninh Bình) từ năm 1829 đến năm 1945.
- 6 Hương ước làng Vĩnh Trị, tlđd..
- 7 Hương ước làng Lục Thuỷ, Xuân Trường, Nam Định, lập ngày .
- 9 Hương ước làng Vĩnh Trị, tlđd..
- 10 Nguyễn Hồng Dương, Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hoá Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2001..
- 12 Xem Nguyễn Hồng Dương, Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hoá Việt Nam, sđd, mục Về thờ phụng thánh tông đồ và các thánh, tr.318 - 322..
- “Vấn đề thờ cúng tổ tiên của người Công giáo Việt Nam”, Báo cáo khoa học tại cuộc toạ đàm, Tôn kính Tổ tiên nơi người Công giáo, Toà tổng Giám mục Huế, tháng 10 - 1999..
- “Bước đường hội nhập văn hoá dân tộc của Công giáo Việt Nam”, tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số .
- Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hoá Việt Nam, sđd.
- 15 Hương ước làng trung linh, tlđd..
- 16 Hương ước làng Vĩnh Trị, tlđd..
- 17 Hương ước làng Phú Nhai (Nam Định), lập ngày .
- 18 Hương ước làng Lục Thuỷ, tlđd..
- 19 Xem, Nguyễn Hồng Dương, “Đời sống đạo của tín đồ Công giáo qua văn bia và hương ước vùng đồng bằng Bắc Bộ đến cuối thế kỷ XX”, trong cuốn Sống đạo theo cung cách Việt Nam, NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2004..
- 20 Nguyễn Hồng Dương, Làng Công giáo Lưu Phương (Ninh Bình) từ năm 1829 đến năm 1945, sđd, tr.184..
- 25 Nguyễn Hồng Dương, Làng Công giáo Lưu Phương (Ninh Bình) từ năm 1829 đến năm 1945.