« Home « Kết quả tìm kiếm

Hiện trạng khai thác cá bông lau (Pangasius krempfi) và cá tra bần (Pangasius mekongensis) ở cửa sông Tiền


Tóm tắt Xem thử

- HIỆN TRẠNG KHAI THÁC CÁ BÔNG LAU (Pangasius krempfi) VÀ CÁ TRA BẦN (Pangasius mekongensis) Ở CỬA SÔNG TIỀN.
- 1 Ngành Quản lý nguồn lợi thủy sản, K40.
- Cá bông lau, cá tra bần, ngư cụ, nguồn lợi cá.
- Hiện trạng khai thác cá bông lau (Pangasius krempfi) và cá tra bần (Pangasius mekongensis) ở các cửa sông Tiền được đánh giá ở 3 khu vực thuộc 5 cửa sông: cửa Tiểu – cửa Đại, cửa Hàm Luông và cửa Cổ Chiên – cửa Cung Hầu, từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017.
- Thông tin về ngư cụ, sản lượng, mùa vụ và kích cỡ khai thác hai loài cá được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 45 ngư dân có khai thác cá bông lau và cá tra bần dựa trên bảng câu hỏi đã soạn sẵn.
- Cá bông lau và cá tra bần được khai thác quanh năm nhưng mùa vụ khai thác tập trung từ tháng 3 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 10.
- Kích cỡ khai thác của hai loài dao động trong khoảng lớn: cá bông lau từ 0,1 – 15 kg/con (phổ biến 4 – 5 kg/con) và cá tra bần 0,1 – 30 kg/con (phổ biến 5 – 10 kg/con).
- Cá tra bần khan hiếm hơn cá bông lau.
- Nguồn lợi hai loài cá này hiện nay bị suy giảm và kích cỡ thu hoạch ngày nhỏ hơn so với 5 hoặc 10 năm trước, nguyên nhân do việc khai thác quá mức, nguồn cá giống suy giảm và do sử dụng những ngư cụ mang tính hủy diệt..
- Hiện trạng khai thác cá bông lau (Pangasius krempfi) và cá tra bần (Pangasius mekongensis) ở cửa sông Tiền.
- Cá bông lau (Pangasius krempfi) và cá tra bần (Pangasius mekongensis.
- Cá bông lau có chất lượng thịt thơm ngon và có giá trị cao so với các loài cá khác cùng họ.
- Chúng là đối tượng khai thác quan trọng đối với nghề đánh cá ở các vực nước sâu trên sông Tiền, sông Hậu (như cù lao Tân Lộc- Thốt Nốt, kinh Vàm Nao.
- Ngư dân đánh bắt cá bông lau thỉnh thoảng câu được cá tra bần (P..
- Hiện nay, có rất ít thông tin về nguồn lợi và hiện trạng khai thác cá bông lau và cá tra bần trên các cửa sông Tiền.
- Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự hiện diện của cá bông lau và cá tra bần và hiện trạng khai thác hai loài cá này ở cửa sông Tiền để cung cấp thông tin cho công tác bảo vệ nguồn lợi cá ngoài tự nhiên và các nghiên cứu khác về cá bông lau và cá tra bần..
- Thông tin thứ cấp được cung cấp bởi Chi cục Thủy sản Bến Tre và Tiền Giang, thông qua việc trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý về tình hình khai thác thủy sản nói chung và tình hình xuất hiện và khai thác hai loài cá bông lau và tra bần.
- Các hộ được chọn ngẫu nhiên, chiếm từ 60 – 80% số hộ có khai thác hai loài cá trên ở địa phương.
- Thông tin ban đầu về các hộ có khai thác hai loài cá nghiên cứu được cán bộ quản lý thủy sản ở địa phương cung cấp..
- tình trạng khai thác của nông hộ, trong đó có đối tượng khai thác, mùa vụ, kinh nghiệm khai thác.
- thông tin về thời gian xuất hiện và kích cỡ khai thác cá bông lau và cá tra bần trong năm.
- sản lượng khai thác của hai loài cá theo thời gian (hiện tại, cách đây 5 năm và 10 năm).
- những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi (nếu có) về sản lượng khai thác của hai loài này.
- Các hộ dân cho biết đặc điểm nhận diện bông lau và cá tra bần là cá bông lau có đuôi đỏ hoặc vàng, thân màu trắng, miệng nhỏ.
- cá tra bần có đuôi vàng, bảng đuôi to, thân có dịch nhầy màu vàng, miệng rộng.
- Ngoài những điểm khác biệt trên, người điều tra bổ sung thêm thông tin từ nghiên cứu trước về cách phân biệt hai loài cá (Dương Thuý Yên và ctv., 2016): Cá tra bần có đầu sần sùi, có 2 rãnh sâu, rõ ràng ở đỉnh đầu và có vết sần hình cánh quạt hiện rõ ở trên nắp mang..
- Đầu của cá bông lau trơn lán, có rãnh cạn và không có hình cánh quạt rõ.
- 3.1 Thông tin về ngư dân khai thác cá bông lau và tra bần.
- Các chủ hộ khai thác cá bông lau và cá tra bần (đối tượng khai thác chính) có độ tuổi trung bình là 47,6±10,1 tuổi, dao động từ 24 đến 63 tuổi.
- Độ tuổi tỷ lệ thuận với kinh nghiệm khai thác và là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả khai thác cá.
- kinh nghiệm trong khai thác cá bông lau và cá tra bần của các chủ hộ dao động từ 2 đến 30 năm, trung bình là 16±7,3 năm.
- Tham gia hoạt động khai thác chủ yếu là các thành viên trong gia đình, đa số (73%) là 2-3 người/hộ..
- 3.2 Ngư cụ khai thác cá bông lau và cá tra bần.
- Các chủ hộ khai thác cá bông lau và cá tra bần sử dụng chủ yếu với 3 loại ngư cụ chính là lưới rê, câu đường và câu cần.
- Hình 2: Cơ cấu về ngư cụ của các hộ khai thác ở 3 khu vực khảo sát Tỉ lệ sử dụng ngư cụ khai thác khác nhau tùy địa.
- Như vậy, lưới rê là ngư cụ được sử dụng phổ biến ở ba khu vực nhưng thường cho sản lượng thấp nhất do ngư cụ này không chuyên dùng cho khai thác cá da trơn mà dùng để đánh bắt nhiều loại cá (cá úc, cá khoai, cá phèn, cá chét,…)..
- 3.3 Mùa vụ, kích cỡ và ngư trường khai thác.
- Mùa vụ khai thác cá bông lau và cá tra bần diễn ra quanh năm nhưng thời điểm tập trung khác nhau tùy khu vực (Hình 3).
- Ở cửa Tiểu - cửa Đại, người dân khai thác tập trung từ tháng 8 đến tháng 12, cao nhất vào tháng 9 – 10.
- khai thác cá tập trung ở hai thời điểm: tháng 4 – 5 (tương ứng với hai tháng là 29,4 và 23,5%) và tháng và 35,3.
- Ở cửa Cổ Chiên - Cung Hầu, các hộ khai thác cá tập trung vào tháng 2 đến tháng 4 (50,0.
- Tính chung cho các vùng cửa sông Tiền thì đa số các hộ nhận định mùa vụ khai thác đạt sản lượng cao đối với cá bông lau là tháng 3-4 và tháng 9 – 10.
- Cá tra bần chỉ bắt đầu xuất hiện ở cửa sông vào mùa mưa (tháng 5-6 âm lịch) đến tháng 11-12.
- Hình 3: Mùa vụ khai thác cá bông lau và cá tra bần ở các cửa sông Tiền Mùa vụ khai thác tập trung cá bông lau ở các cửa.
- Trong khi đó ở khu vực thượng nguồn hai con sông (An Giang), cá bông lau được khai thác nhiều nhất vào tháng 2 – 3 (Võ Thành Toàn, 2018).
- Mức độ phong phú của cá tra bần trên các cửa sông Tiền ít hơn so với cá bông lau, thể hiện qua tỉ lệ ngư dân đánh bắt được cá tra bần chỉ chiếm hộ)..
- Ngư trường khai thác cá bông lau và tra bần chủ yếu ở cửa sông (100% số hộ) với phương tiện đánh bắt là ghe máy.
- Vùng cửa sông có nguồn thức ăn dồi dào và được xem là vùng sinh trưởng của cá bông lau trong vòng đời di cư của chúng (Poulsen and Hortle, 2004.
- Kích cỡ cá bông lau khai thác dao động từ 0,1 đến 15 kg/con, kích cỡ phổ biến là 4-5 kg/con.
- Cá bông lau lớn thu được ở các hộ (n=45) trung bình là 7,7 ± 3,1 kg/con.
- Cá tra bần lớn nhất đánh bắt được.
- Kích cỡ cá thu hoạch dao động trong một khoảng lớn (0,1 – 15 kg với cá bông lau và 0,1 – 30 kg đối với cá tra bần) chứng tỏ cá bông lau và cá tra bần trải qua thời gian dài (có thể nhiều năm) ở vùng ven biển và cửa sông.
- Kết quả này phù hợp với báo cáo trước đây về đường di cư của cá bông lau.
- Ngư trường khai thác có liên quan đến đặc điểm di cư của cá.
- Song khi được hỏi, tất cả ngư dân đều không biết đường di cư sinh sản cũng như bãi đẻ của cá bông lau và tra bần.
- Họ không đánh bắt được cá mang trứng ở khu vực khai thác.
- (2007) về bãi sinh sản của cá bông lau ở thượng nguồn sông Mekong..
- Cá tra bần cũng là loài di cư sinh sản nhưng bãi sinh sản của cá không được biết rõ, có thể ở vùng thượng nguồn xa hơn thác Khone ở Lào.
- 3.4 Nhận định của ngư dân về nguồn lợi cá bông lau và cá tra bần.
- Đa số ngư dân (97,8%) nhận định nguồn lợi và sản lượng khai thác cá bông lau và cá tra bần giảm rất nhiều so với 5 năm và 10 năm về trước.
- Đặc biệt cá tra bần trở nên khan hiếm.
- Kích cỡ cá khai thác cũng có xu hướng nhỏ hơn trước đây (93,3%.
- Theo người dân, những nguyên nhân chính làm cho nguồn lợi và sản lượng khai thác suy giảm nhiều.
- là do khai thác quá mức (95,6.
- ô nhiễm nguồn nước (15,6%) và do các nguyên nhân khác (31,1%) như khai thác mang tính huỷ diệt do dùng xuyệt điện và dùng chất nổ,….
- Tương tự như nguồn lợi cá bông lau và tra bần, nguồn lợi nhiều loài cá khác cũng bị suy giảm nghiêm trọng và nguyên nhân chủ yếu là do khai thác quá mức, như các loài hải sản vùng ven biển Sóc Trăng (Trịnh Kiều Nhiên và Trần Đắc Định, 2012).
- Việc dùng những phương tiện khai thác mang tính hủy diệt như xuyệt điện, chất nổ cũng là nguyên nhân quan trọng làm suy kiệt nguồn lợi các loài cá, trong đó có các loài cá da trơn.
- Do đó, để bảo vệ nguồn lợi hai loài cá di cư này, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi, nghiêm cấm khai thác thủy sản bằng điện, chất nổ.
- Bảng 1: Ý kiến của ngư dân về kích cỡ, sản lượng, xu hướng phát triển nghề khai thác và nguyên nhân suy giảm nguồn lợi cá bông lau và cá tra bần.
- Xu hướng phát triển nghề khai thác cá bông lau và cá tra bần (n= 45).
- Tình hình sản lượng khai thác (n= 45).
- Kích cỡ cá khai thác hiện nay so với 5 năm trước (n=45.
- Những nguyên nhân chính làm suy giảm nguồn lợi cá - Khai thác quá mức.
- hộ khai thác cá bông lau và cá tra bần.
- Theo các ngư dân, thuận lợi chính trong nghề khai thác cá bông lau và cá tra bần là có thị trường tiêu thụ tốt (73,3%) với giá cả cao (71,1.
- Tại thời điểm cuối năm 2017, cá có khối lượng trên 2 kg có giá 220.00 đ/kg với cá bông lau và cá tra bần là 120.000 đ/kg (giá ngư dân bán cho thương lái)..
- Chính giá bán cao là yếu tố tác động tích cực đến đời sống của người dân khai thác, song cũng là nguyên nhân gây nên mức độ khai thác quá mức nguồn lợi cá tự nhiên.
- Thuận lợi khác của ngư dân là khu vực khai thác gần cửa sông, ven biển (64,4.
- Kinh nghiệm khai thác lâu năm (44,4%) cũng giúp cho họ đánh bắt cá hiệu quả (Bảng 2)..
- Bảng 2: Nhận định của ngư dân về những thuận lợi và khó khăn trong nghề khai thác cá bông lau và cá tra bần.
- Kinh nghiệm khai thác lâu năm 44,4.
- Nguồn lợi suy giảm 97,8.
- Bên cạnh những thuận lợi, ngư dân khai thác cá bông lau và cá tra bần cũng gặp phải một số khó khăn.
- Khó khăn lớn nhất của các chủ hộ khai thác là do nguồn lợi suy giảm (ý kiến đồng ý 97,8%) nên hiệu suất khai thác thấp hơn so với 5 hoặc 10 năm trước.
- Đây cũng là khó khăn chung cho nghề khai thác nguồn lợi tự nhiên của nhiều loài thủy sản..
- Cá bông lau và cá tra bần được khai thác bằng 3 loại ngư cụ chính gồm lưới rê, câu đường và câu cần..
- Cá bông lau và cá tra bần được khai thác quanh năm, nhưng mùa vụ khai thác tập trung vào tháng 3 – 4 và tháng 9 – 10.
- Kích cỡ cá khai thác được từ 0,1 – 15 kg với cá bông lau và 0,1 – 30 kg đối với cá tra bần..
- Cá tra bần ít phong phú hơn cá bông lau.
- Sản lượng cá bông lau và cá tra bần ngày càng bị suy giảm và kích cỡ thu hoạch ngày càng nhỏ hơn, nguyên nhân chủ yếu là do khai thác quá mức nguồn lợi tự nhiên..
- Do đó, chính quyền địa phương cần có chính sách quản lý, bảo tồn hai loài cá di cư này và giảm áp lực khai thác cá tự nhiên.
- Một số biện pháp được đề xuất như tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi, tạo điều kiện chuyển đổi sinh kế cho ngư dân, đồng thời nghiêm cấm các hình thức khai thác có tính hủy diệt..
- Nghiên cứu được thực hiện từ nguồn kinh phí đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu đa dạng di truyền và đặc điểm sinh học sinh sản cá bông lau (Pangasius krempfi) và cá tra bần (Pangasius mekongensis.
- DNA mã vạch và đặc điểm hình thái của cá Bông lau (Pangasius krempfi), cá Tra bần (P.
- mekongensis) và cá Dứa (P.
- Hiện trạng khai thác cá trê vàng (Clarias macrocephalus) ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Hiện trạng khai thác và quản lý nguồn lợi hải sản ở tỉnh Sóc Trăng.
- Đánh giá hiện trạng nguồn lợi cá bông lau giống (Pangasius krempfi) ở vùng cửa sông Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng