« Home « Kết quả tìm kiếm

Hiện trạng kỹ thuật và tài chính của nghề nuôi nghêu (Meretrix lyrata) tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang


Tóm tắt Xem thử

- HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA NGHỀ NUÔI NGHÊU (Meretrix lyrata) TẠI HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG Lê Quốc Phong.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng kỹ thuật, tài chính của nghề nuôi nghêu trong bối cảnh môi trường sống ở Tiền Giang đang đối mặt với biến đổi khí hậu và môi trường ngày càng ô nhiễm.
- Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã xác định được một số khó khăn, thách thức mà hiện tại mà người nuôi nghêu ở Gò Công Đông đang gặp phải (nghề nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, con giống tự nhiên khan hiếm, dịch bệnh và thiếu vốn sản xuất).
- Tuy nhiên, có 90% các hộ được khảo sát cho biết họ vẫn tiếp tục phát triển nghề nuôi nghêu tại địa phương..
- Hiện trạng kỹ thuật và tài chính của nghề nuôi nghêu (Meretrix lyrata) tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
- Trong đó, nghề nuôi nghêu (Meretrix lyrata) ở ven biển đã có những bước phát triển mạnh mẽ về diện tích và sản lượng nuôi cũng như mức độ thâm canh trong những năm qua.
- Năm 2010, tổng diện tích nuôi nghêu của cả nước khoảng hơn 15.000 ha, đạt sản lượng trên 85.000 tấn, trong đó xuất khẩu được 19.000 tấn với giá trị xuất khẩu đạt khoảng 40 triệu đô la Mỹ (Vụ Nuôi trồng thủy sản, 2011).
- Trong định hướng quy hoạch phát triển nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung đến năm 2020 và định hướng năm 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích nuôi nghêu đến năm 2020 dự kiến là 23.110 ha và đến năm 2030 là 24.550 ha.
- Mặc dù nghề nuôi nghêu thương phẩm đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo và cải thiện đáng kể đời sống cho người dân ở các vùng ven biển.
- Tuy nhiên, nghề nuôi nghêu hiện nay đang đối mặt với nhiều khó khăn như: tình trạng khai thác nghêu giống tràn lan, chưa có biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn lợi tự nhiên hợp lý, thị trường tiêu thụ nghêu không ổn định,… Bên cạnh đó, tình hình nghêu nuôi thương phẩm bị chết hàng loạt trong những năm gần đây ở một số tỉnh như Thái Bình, Nam Định, Bến Tre, Tiền Giang,… đã gây nhiều khó khăn về nguồn vốn để tiếp tục đầu tư vào nuôi nghêu.
- Đặc biệt, tại Tiền Giang, năm 2015, diện tích thả nuôi nghêu là 1.731 ha và chủ yếu tập trung tại huyện Gò Công Đông, tuy nhiên diện tích nghêu chết hàng loạt khoảng 1.580 ha (chiếm 91% diện tích nuôi), do đó gây thiệt hại về sản lượng khoảng 16.524 tấn và giá trị là 330 tỷ đồng (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang, 2015)..
- Để nghề nuôi nghêu truyền thống được hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng ven biển Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, thì việc đánh giá về hiện trạng kỹ thuật và tài chính xã hội của nghề nuôi nghêu là hết sức cần thiết.
- nghề nuôi nghêu phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay..
- Số liệu sơ cấp được thu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 30 hộ nuôi nghêu được chọn ngẫu nhiên ở Gò Công Đông dựa trên bảng câu hỏi soạn sẵn.
- tài chính (giá bán nghêu, tổng thu nhập, tổng chi phí, lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận), những thuận lợi, khó khăn và các đề xuất của nông hộ để phát triển bền vững nghề nuôi nghêu..
- Nội dung thu thập số liệu thứ cấp gồm: điều kiện tự nhiên, tài chính - xã hội và tình hình về nuôi nghêu của tỉnh trong những năm gần đây..
- Đồng thời, mô hình hồi quy đa biến cũng được sử dụng để xác định và phân tích mối tương quan giữa các yếu tố kỹ thuật, tài chính đến năng suất nuôi và thu nhập của các nông hộ nuôi nghêu..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Hiện trạng kỹ thuật của nghề nuôi nghêu.
- Việc chọn bãi nuôi nghêu đóng vai trò rất quan trọng để quyết định hiệu quả tài chính của vụ nuôi..
- Kết quả khảo sát 30 hộ nuôi nuôi nghêu ở Gò Công Đông cho thấy tiêu chuẩn để chọn bãi nuôi được các hộ nuôi quan tâm nhiều nhất là nền đáy cát pha bùn (chiếm tỉ lệ 93,3% tổng số hộ khảo sát).
- Bên cạnh đó, mặt sân bãi nuôi nghêu phải tương đối bằng phẳng cũng là một trong những yếu tố quan trọng khi chọn một bãi nuôi nghêu thương phẩm (chiếm tỉ lệ 76,7%)..
- Các hộ nuôi tại Gò Công Đông có rất nhiều năm kinh nghiệm trong nuôi nghêu thương phẩm, dao động từ 7 - 40 năm, trung bình là 21,6 năm (Bảng 1).
- Kinh nghiệm trong nghề nuôi nghêu của các hộ nuôi có được thông qua các nguồn như tự tích lũy qua các năm (chiếm tỉ lệ 100.
- Bảng 1: Hiện trạng kỹ thuật của nghề nuôi nghêu ở huyện Gò Công Đông.
- Tỉ lệ sống.
- Các hộ nuôi có diện tích từ 1 - 9 ha chiếm chủ yếu với tỉ lệ là 77%, diện tích từ 9 - 17 ha chiếm tỉ lệ 20%, các hộ nuôi có diện tích trên 17 ha chiếm tỉ lệ rất thấp (3%)..
- So với diện tích nuôi nghêu của các hộ nuôi ở tỉnh Thái Bình (diện tích nuôi dao động từ 1,5 - 2,8 ha/hộ) (Phạm Thị Lan và Ngô Anh Tuấn, 2014) thì diện tích của các hộ nuôi nghêu ở Gò Công Đông quá lớn (trung bình 6,4 ha/hộ), điều này đã gây khó khăn trong quản lý và chăm sóc khi nuôi nghêu thương phẩm.
- Các hộ nuôi nghêu chọn nghêu giống có nguồn gốc từ tự nhiên là chủ yếu (chiếm tỉ lệ 90.
- chỉ có 10% các hộ khảo sát vừa chọn con.
- Đa số các hộ nuôi chọn mua nghêu giống có nguồn gốc từ Bến Tre (chiếm tỉ lệ 76.
- còn lại là các hộ chọn mua giống ở tại Tiền Giang (chiếm tỉ lệ 13%) và Cần Giờ (chiếm tỉ lệ 13%)..
- Nguồn nghêu giống tự nhiên phục vụ cho vùng nuôi nghêu thương phẩm ở Đồng bằng Sông Cửu Long trước đây chủ yếu là ở các bãi nghêu của Tiền Giang và Bến Tre là chính.
- Hầu hết các hộ nuôi nghêu đều chọn nghêu trung (kích cỡ con/kg) để thả giống khi nuôi thương phẩm và không có hộ nuôi nào sử dụng nghêu cám (kích cỡ con/kg).
- Các hộ nuôi nghêu khảo sát đều cho rằng do môi trường sống của nghêu ngày càng khắc nghiệt và khó quản lý nên việc chọn con giống có kích cỡ lớn để thả sẽ rút ngắn được thời gian nuôi và giảm bớt rủi ro cho vụ nuôi.
- Kết quả khảo sát cho thấy các hộ nuôi nghêu thường thả nghêu giống có kích cỡ dao động từ con/kg, trung bình khoảng 2.604 con/kg (Bảng 1), trong đó, cỡ nghêu giống con/kg có tỉ lệ số hộ chọn thả nuôi nhiều nhất (chiếm 56,7%) (Bảng 2).
- Mặc dù các hộ nuôi đã chọn nghêu trung để thả giống nuôi thương phẩm, nhưng so với các hộ nuôi nghêu ở tỉnh Trà Vinh thì cỡ nghêu giống này còn rất nhỏ, kích cỡ nghêu giống thả nuôi trung bình ở Trà Vinh khoảng 838,9 con/kg (Huỳnh Văn Hiền và Lê Xuân Sinh, 2014)..
- Bảng 2: Kích cỡ nghêu giống và thời gian nuôi nghêu thương phẩm ở huyện Gò Công Đông.
- Nhóm kích cỡ nghêu giống Tỉ lệ số hộ chọn cỡ giống thả nuôi.
- Thời gian nuôi trung bình (tháng).
- Thời gian nuôi nghêu được quyết định bởi kích cỡ giống thả nuôi và kích cỡ thương phẩm theo nhu cầu thị trường.
- Đa số các hộ nuôi có thời gian nuôi dao động khoảng 7 - 32 tháng, trung bình là 17,5 tháng (Bảng 1).
- Điều này cho thấy kích cỡ nghêu càng nhỏ thì sẽ mất nhiều thời gian để nuôi nghêu đạt kích cỡ thương phẩm.
- Như vậy, với kích cỡ giống trung bình là 2.604 con/kg thì thời gian nuôi nghêu của các hộ ở Gò Công Đông (trung bình 17,5 tháng) tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu về tình hình nuôi nghêu ở tỉnh Thái Bình, thời gian nuôi trung bình dao động 16 - 18 tháng (cỡ nghêu .
- Tuy nhiên, so với các hộ nuôi nghêu ở tỉnh Trà Vinh thì thời gian nuôi có kéo dài hơn, nguyên nhân là do các hộ nuôi nghêu ở tỉnh Trà Vinh thả con giống với kích cỡ lớn (trung bình 839,9 con/kg) nên thời gian nuôi ngắn hơn (trung bình là 16,4 tháng) (Huỳnh Văn Hiền và Lê Xuân Sinh, 2014)..
- Mật độ thả nuôi tùy thuộc vào kích cỡ nghêu giống, mật độ thả nuôi trung bình của các hộ khảo sát khoảng 387,9 con/m 2 (với cỡ giống trung bình khoảng 2.604 con/kg) (Bảng 1).
- Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cho thấy mật độ thích hợp nhất để nuôi nghêu thương phẩm ở bãi triều là 120 con/m 2 (cỡ giống 400 con/kg) (Ngô Xuân Ba và Nguyễn Tấn Sỹ, 2015), hay 240 con/m 2 (cỡ giống khoảng con/kg) (Nguyễn Thị Kim Anh và Chu Chí Tiết, 2012).
- Từ những nghiên cứu trên cho thấy mật độ thả nuôi nghêu của các hộ khảo sát ở Gò Công Đông quá dày nên nghêu sinh trưởng chậm, kéo dài thời gian nuôi và đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng nghêu chết hàng loạt, từ đó ảnh hưởng đến năng suất cũng như hiệu quả tài chính khi nuôi nghêu thương phẩm..
- So với các hộ nuôi nghêu ở tỉnh Trà Vinh và Thái Bình, kích cỡ nghêu thương phẩm thu hoạch ở Gò Công Đông tương đối phù hợp.
- Cỡ nghêu thương phẩm thu hoạch trung bình của các hộ nuôi ở Trà Vinh là 47,8 con/kg (Huỳnh Văn Hiền và Lê Xuân Sinh, 2014), hay kích cỡ nghêu thương phẩm khoảng 40 - 50 con/kg ở các hộ nuôi tỉnh Thái Bình (Phạm Thị Lan và Ngô Anh Tuấn, 2014).
- Bên cạnh đó, chỉ có 3,3% hộ nuôi nghêu không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng nghêu chết hàng loạt, nguyên nhân là do hộ nuôi này thả nghêu giống với kích cỡ lớn.
- Hầu hết các hộ nuôi nghêu cho rằng nghêu chết chủ yếu là do ô nhiễm nguồn nước (chiếm tỉ lệ 73,3.
- (chiếm tỉ lệ 6,70.
- Ngoài ra, mật độ thả nuôi nghêu quá cao (>.
- Các hộ nuôi nghêu ở Gò Công Đông, đạt năng suất trung bình là 13 tấn/ha/vụ và sản lượng là 74,55 tấn/hộ/vụ (Bảng 1).
- So với các hộ nuôi nghêu ở tỉnh Trà Vinh thì năng suất nuôi nghêu trong nghiên cứu này đạt cao hơn nhiều, năng suất trung bình là 4,8 tấn/ha/vụ (Huỳnh Văn Hiền và Lê Xuân Sinh, 2014)..
- Để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất khi nuôi nghêu thương phẩm ở Gò Công Đông, nghiên cứu xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến như sau:.
- X 2 : Tỉ lệ nghêu chết.
- tỉ lệ nghêu chết (X 2.
- Khi tỉ lệ nghêu chết.
- 3.2 Đánh giá hiệu quả tài chính của nghề nuôi nghêu.
- Bảng 3: Thông tin về khía cạnh tài chính của các hộ nuôi nghêu ở huyện Gò Công Đông.
- Kết quả khảo sát 30 hộ nuôi nghêu ở huyện Gò Công Đông cho thấy tổng chi phí sản suất trung bình khoảng triệu đồng/ha/vụ (Bảng 3), trong đó chi phí con giống chiếm tỉ lệ cao nhất là 78,2%, chi phí nhân công để san thưa và canh giữ bãi nuôi là 14,5%, chi phí lưới cọc là 1,69%, chi phí nhiên liệu là 0,42% và các chi phí khác khoảng 5,13% (Hình 1).
- Điều này cũng được nhận định trong nghiên cứu của Lê Văn Khôi và Lê Thanh Ghi (2015), cho phí con giống chiếm tổng chi phí khi nuôi nghêu trong ao đất.
- Tổng thu nhập của các hộ nuôi thu được sau mỗi vụ là triệu đồng/ha/vụ.
- Lợi nhuận trung bình của các hộ nuôi là triệu đồng/ha/vụ (Bảng 3)..
- Nhìn chung, mô hình nuôi nghêu mang lại hiệu quả tài chính cao cho nông hộ, có 86,7% số hộ khảo sát cho thấy mô hình nuôi nghêu mang lại lợi nhuận..
- Bên cạnh đó, có 13,3% hộ nuôi bị lỗ do nghêu chết hàng loạt mà không có giải pháp khắc phục hiệu quả và số tiền các hộ bị lỗ trung bình triệu đồng/ha/vụ..
- Bên cạnh đó, tác giả còn cho thấy thu nhập bình quân của các cơ sở nuôi nghêu là 79 triệu đồng/ha/vụ và đạt mức lợi nhuận là 34,4 triệu đồng/ha/vụ.
- Tỉ suất lợi nhuận của mô hình nuôi nghêu thương phẩm của các hộ nuôi ở tỉnh Trà Vinh là 1,0 (Huỳnh Văn Hiền và Lê Xuân Sinh, 2014)..
- Hình 1: Cơ cấu chi phí sản xuất trong nuôi nghêu.
- Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận (Y 2 ) của mô hình nuôi nghêu thương phẩm của các hộ nuôi huyện Gò Công Đông, nghiên cứu xây dựng mô hình hồi quy đa biến như sau:.
- Phương trình (2) cho thấy có bốn yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong mô hình nuôi nghêu thương phẩm là diện tích nuôi (Z 1.
- 3.3 Những thuận lợi, khó khăn và các đề xuất để phát triển nghề nuôi nghêu.
- Kết quả ở Bảng 4 cho thấy, nghề nuôi nghêu ở Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đã có từ rất lâu, nên các hộ nuôi ở đây có nhiều thuận lợi.
- lợi chính là các bãi nuôi nghêu phần lớn nằm trên phần đất của gia đình nên không tốn chi phí thuê đất (chiếm tỉ lệ cao nhất là 83,33.
- Ngoài ra, còn một số thuận lợi khác (chiếm 33,33%) như các hộ nuôi có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động nuôi nghêu, vị trí bãi nuôi thuận tiên trong việc chăm sóc và quản lý nghêu, được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương..
- Bảng 4: Những thuận lợi và khó khăn trong nuôi nghêu ở huyện Gò Công Đông.
- Thuận lợi của nghề nuôi nghêu.
- Khó khăn của nghề nuôi nghêu.
- Môi trường nước nuôi nghêu ô nhiễm 15 50,0.
- Bên cạnh những thuận lợi, nghề nuôi nghêu hiện nay đang đối mặt với một số khó khăn như: môi trường nước nuôi nghêu ô nhiễm, nguồn nghêu giống bị động và chất lượng con giống khó kiểm soát, nguồn vốn chưa chủ động, thị trường tiêu thụ còn hạn chế.
- Một trong những trở ngại đáng quan tâm nhất ở đây đó là môi trường nước nuôi nghêu ô nhiễm (chiếm tỉ lệ 50%) vì hoạt động nuôi nghêu phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên nhưng chất lượng nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm do chất thải của công - nông nghiệp.
- Nhiều hộ nuôi nghêu được khảo sát (chiếm 40%) cho rằng nguồn nghêu giống hiện nay ngày càng khan hiếm và chất lượng kém.
- Bên cạnh đó, nguồn vốn chưa chủ động (chiếm 33,33%) và thị trường tiêu thụ còn hạn chế (chiếm 26,67%) cũng được nhiều hộ nuôi nghêu quan tâm..
- Các hộ nuôi nghêu chủ yếu vay vốn từ ngân hàng để nuôi nên chưa chủ động được nguồn vốn trong sản xuất, bên cạnh đó lãi suất tiền vay ngân hàng cao nên các hộ nuôi nghêu không đủ vốn để đầu tư sản xuất.
- Thị trường tiêu thụ nghêu thương phẩm của các hộ nuôi ở Gò Công Đông còn hạn chế, chủ yếu là tiêu thụ nội địa, nên giá bán thường thấp hơn giá nghêu ở tỉnh Bến Tre, nguyên nhân là do các hộ nuôi nghêu ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang chưa có giấy chứng nhận Hội đồng Quản lý biển (MSC - Marine Stewardship Council).
- Ngoài ra, còn có một số khó khăn khác trong nghề nuôi nghêu như.
- Qua kết quả khảo sát 30 hộ nuôi nghêu ở Gò Công Đông, các nông hộ có đề xuất một số giải pháp để phát triển nghề nuôi nghêu bền vững như: lựa chọn mùa vụ thả giống thích hợp và kích cỡ nghêu giống phù hợp để nghêu có thể thích nghi phát triển tốt, chọn lựa nguồn nghêu giống có điều kiện môi trường tương đồng với điều kiện bãi nuôi nghêu thương phẩm, không nên nuôi nghêu với mật độ quá dày (mật độ phải nhỏ hơn 400 con/m 2.
- định kỳ vệ sinh và cào san thưa bãi nuôi để giúp nghêu phát triển tốt, tăng cường hoạt động công tác khuyến ngư tại địa phương để hộ nuôi kịp thời nắm bắt kỹ thuật và các diễn biễn xấu của môi trường nuôi..
- Mặc dù, nghề nuôi nghêu ở huyện Gò Công Đông còn nhiều khó khăn, tuy nhiên kết quả khảo sát 30 hộ nuôi cho thấy 90% các hộ nuôi này vẫn tiếp tục đầu tư để phát triển nghề nuôi nghêu tại địa phương.
- Đây là một điều đáng mừng, từ đó cho thấy, nuôi nghêu là một trong những nghề rất quan trọng tại địa phương, vì vậy các nhà chức trách cần quan tâm tìm các giải pháp hữu hiệu, hỗ trợ tối đa cho người dân phát triển bền vững nghề truyền thống này tại Gò Công Đông..
- Các hộ nuôi nghêu ở huyện Gò Công Đông có rất nhiều kinh nghiệm nuôi nhờ vào đút kết kiến thức qua nhiều năm nuôi nghêu.
- Các hộ nuôi nghêu thương phẩm trên diện tích khá rộng, sử dụng con giống cỡ lớn để thả nuôi nên thời gian nuôi tương.
- Mật độ thả nuôi nghêu dày làm cho tỉ lệ sống thấp do tình trạng nghêu chết hàng loạt.
- Tuy nhiên, nghêu thu hoạch có kích cỡ tương đối lớn nên đạt sản lượng và năng suất cao, giá bán tương đối ổn định nên đa số các hộ nuôi đều có lợi nhuận (86,7%.
- hộ nuôi có lợi nhuận) sau mỗi vụ nuôi nghêu..
- Một số thuận lợi của nghề nuôi nghêu ở Gò Công Đông như: ít tốn chi phí thuê bãi nuôi nghêu, tình hình an ninh tốt, giá bán nghêu tương đối ổn định, nhiều năm kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi đơn giản..
- Bên cạnh đó, nghề nuôi nghêu cũng gặp những khó khăn đó là môi trường nuôi nghêu hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, nguồn giống khan hiếm và chất lượng kém, dịch bệnh và khó khăn về nguồn vốn sản xuất..
- Một số giải pháp để phát triển nghề nuôi nghêu bền vững như lựa chọn mùa vụ thả giống thích hợp và kích cỡ nghêu giống phù hợp, chọn lựa nguồn nghêu giống có điều kiện môi trường tương đồng với điều kiện bãi nuôi nghêu thương phẩm, không nuôi nghêu với mật độ quá dày, định kỳ vệ sinh và cào san thưa bãi nuôi, tăng cường công tác khuyến ngư tại địa phương..
- Hiện trạng, tiềm năng và các giải pháp quy hoạch, phát triển bền vững vùng nuôi nghêu (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) bãi triều ven biển huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình