« Home « Kết quả tìm kiếm

Hiện trạng nghề khai thác lưới kéo đơn xa bờ (tàu >90 CV) ở tỉnh Cà Mau


Tóm tắt Xem thử

- HIỆN TRẠNG NGHỀ KHAI THÁC LƯỚI KÉO ĐƠN XA BỜ (TÀU >90 CV) Ở TỈNH CÀ MAU.
- Cà Mau, kỹ thuật, lưới kéo đơn, tài chính, xa bờ Keywords:.
- Công tác nghiên cứu hiện trạng khai thác của nghề lưới kéo đơn (tàu >.
- Đề tài đã tiến hành phỏng vấn 45 hộ ngư dân làm nghề lưới kéo xa bờ xoay quanh nội dung chính về ngư cụ khai thác, tàu thuyền, ngư trường, mùa vụ khai thác, loài khai thác, sản lượng khai thác, tỉ lệ cá tạp, hiệu quả tài chính cũng như những thuận lợi và khó khăn.
- Kết quả cho thấy, nghề lưới kéo đơn xa bờ của tỉnh Cà Mau có 295 chiếc, công suất trung bình là 234 CV/tàu và trọng tải trung bình 18,6 tấn/tàu.
- Nghề lưới kéo xa bờ có thể khai thác quanh năm, những tháng có sản lượng cao tập trung từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
- Sản lượng khai thác trung bình là 88,7 tấn/năm với tỉ lệ cá tạp là 24,3%.
- Để nghề lưới kéo đơn xa bờ phát triển ổn định, ngư dân cần được tạo điều kiện để tiếp cận vốn với lãi suất thấp để đầu tư sản xuất..
- Bên cạnh đó, công tác quản lý và phát triển nguồn lợi thủy sản và tập huấn cho ngư dân biết cách sử dụng các thiết bị khai thác nhằm tăng hiệu quả khai thác của họ cũng cần được đẩy mạnh..
- Hiện trạng nghề khai thác lưới kéo đơn xa bờ (tàu.
- Việt Nam có 3.260 km bờ biển, 12 đầm phá, eo biển và vịnh, 112 cửa sông và hàng ngàn đảo lớn nhỏ trải dọc bờ biển cùng hệ thống sông ngòi chằng chịt và hồ chứa tạo nên tiềm năng lớn về khai thác thủy sản (Lê Trần Nguyên Hùng, 2009)..
- Tổng sản lượng thủy sản năm 2016 đạt 6,8 triệu tấn, trong đó việc khai thác thủy sản đóng góp một phần lớn trong sản lượng thủy sản của toàn ngành với sản lượng khai thác đạt 3,16 triệu tấn, chiếm gần 46,5% tổng sản lượng thủy sản của cả nước (Tổng cục Thống kê, 2017)..
- Đồng bằng sông Cửu Long có đường bờ biển dài trên 780 km chiếm 23% chiều dài bờ biển cả nước, là vùng đặc quyền kinh tế với khoảng 297.000 km 2 , giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan với vùng thềm lục địa có thế mạnh về thủy sản, trữ lượng thủy sản ước tính trên 2 triệu tấn và khả năng khai thác khoảng 830.000 tấn/năm, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển (Lê Văn Ninh, 2006)..
- Cà Mau có 3 mặt giáp biển, với 254 km đường bờ biển, có ngư trường rộng trên 100.000 km 2 đã tạo điều kiện cho nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản phát triển.
- Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản năm 2017 đạt 530.000 tấn.
- Tỉnh Cà Mau có 4.775 phương tiện khai thác biển, với tổng công suất 675.131 CV.
- Trong đó, tàu khai thác bằng nghề lưới kéo có 309 chiếc, tập trung chủ yếu là lưới kéo xa bờ (295 chiếc) (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, 2018).
- Hiện tại, nghề lưới kéo ven bờ ở Cà Mau khai thác ngày càng không hiệu quả, nhiều ngư dân đã đầu tư tàu thuyền có công suất lớn để khai thác xa bờ (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, 2018).
- Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu đánh giá về kỹ thuật và tài chính của nghề lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Cà Mau để hỗ trợ cho công tác quản lý và phát triển nghề này.
- Chính vì vậy, nghiên cứu này đã được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng nghề lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Cà Mau nhằm cung cấp thông.
- tin cơ bản cho việc quản lý và phát triển các nghề khai thác này theo hướng bền vững..
- Số liệu thứ cấp: số liệu thứ cấp gồm số lượng tàu thuyền, sản lượng khai thác thủy sản và hình thức quản lý khai thác thủy sản được tổng hợp từ các báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau, Chi cục Thủy sản Cà Mau, các nghiên cứu có liên quan, tạp chí chuyên ngành và các website chuyên ngành cũng được tham khảo để viết báo cáo này..
- Số liệu sơ cấp: nghiên cứu đã phỏng vấn trực tiếp 45 hộ làm nghề lưới kéo đơn xa bờ theo bảng câu hỏi soạn sẵn để tìm hiểu những thông tin về khía cạnh kỹ thuật và tài chính như: (i) Khía cạnh kỹ thuật: trọng tải, công suất tàu, lực lượng lao động, kích thước ngư cụ, ngư trường, mùa vụ khai thác, thành phần loài, mùa vụ khai thác, sản lượng khai thác, tỉ lệ cá tạp.
- (ii) Khía cạnh tài chính: chi phí cố định, chi phí biến đổi, tổng doanh thu, lợi nhuận, hình thức tiêu thụ sản phẩm khai thác.
- và (iii) Những thuận lợi và khó khăn của nghề khai thác thủy sản..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Tình hình phát triển nghề khai thác thủy sản ở tỉnh Cà Mau.
- Cà Mau có số lượng tàu khai thác thủy sản nhiều thứ hai ở Đồng bằng sông Cửu Long, sau tỉnh Kiên Giang (Bảng 1).
- Số lượng tàu khai thác thủy sản của tỉnh Cà Mau giai đoạn có sự biến động không đáng kể lần lượt là 4.774 chiếc chiếc chiếc (2017).
- Có 4 huyện có số lượng tàu nhiều nhất là huyện trần Văn Thời, huyện U Minh, huyện Phú Tân và huyện Ngọc Hiển, trong đó huyện Trần Văn Thời có số lượng tàu khai thác thủy sản lớn nhất tỉnh Cà Mau (2.452 chiếc, năm 2017) (Bảng 2).
- Nghề lưới kéo đơn ở Cà Mau có số lượng tàu khai thác thủy sản (309 chiếc), đứng thứ ba sau nghề lưới rê (2.355 chiếc, chiếm 51,1%) và nghề câu (1.286 chiếc, chiếm 27,9.
- trong đó chủ yếu là nghề lưới kéo đơn xa bờ (295 chiếc) (Bảng 3)..
- Bảng 1: Số lượng tàu khai thác thủy sản của các tỉnh ở ĐBSCL năm 2016.
- Bảng 2: Số lượng tàu khai thác thủy sản ở Cà Mau giai đoạn chiếc).
- Bảng 3: Số lượng tàu khai thác thủy sản theo nghề năm 2017.
- Lưới kéo đơn 309 6,7.
- (Trong đó lưới kéo đơn xa bờ Tàu dịch vụ hậu cần 166 3,6.
- 3.2 Khía cạnh kỹ thuật của nghề lưới kéo đơn xa bờ.
- Kết quả khảo sát cho thấy, lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Cà Mau có công suất trung bình là 234 CV/tàu, tải trọng trung bình là 18,6 tấn/tàu (Bảng 4).
- Bảng 4: Công suất và tải trọng của tàu lưới kéo đơn xa bờ (n=45).
- Tải trọng của tàu (tấn) 18,6±5,6 Công suất của máy tàu (CV) 234±105 Để trang bị cho tàu hoạt động xa bờ, máy tàu thường có công suất lớn, những tàu có công suất 90- 249 CV thường là những tàu chuyển đổi nghề từ khai thác ven bờ ra xa bờ.
- Đây cũng là hướng đi chung của ngành khai thác thủy sản của cả nước để bảo vệ nguồn lợi thủy sản và phát triển bền vững nghề khai thác thủy sản..
- Lưới kéo đơn xa bờ có kích thước mắt lưới lớn nhất ở cánh trung bình là 2a=70,6 mm, giảm dần xuống đụt lưới, có kích thước nhỏ nhất trung bình là 2a=20,9 mm (Bảng 5)..
- Bảng 5: Kích thước mắt lưới của lưới kéo đơn xa bờ (n=45).
- Như vậy, theo kết quả nghiên cứu thì kích thước mắt lưới ở đụt lưới kéo.
- nhỏ hơn kích thước mắt lưới quy định, điều này cho thấy hoạt động của nghề lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Cà Mau đã làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản vì lưới đánh bắt nhiều cá có kích cỡ nhỏ.
- Bảng 6: Lực lượng lao động của tàu lưới kéo đơn xa bờ (n=45).
- Trung bình mỗi hộ khai thác thủy sản có 2,62 lao động, trong đó có 2,38 lao động gia đình tham gia sản xuất trực tiếp trên tàu (90,8.
- phần còn lại là lao động gia đình tham gia gián tiếp như quản lý tài chính, tiêu thụ sản phẩm KTTS hoặc chuẩn bị nhiên liệu, lương thực và các thứ cần thiết phục vụ cho chuyến khai thác trên biển.
- Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cũng cho thấy tổng số lao động trung bình trên tàu lưới kéo đơn xa bờ là 9,51 người/tàu (Bảng 6), do đó lao động gia đình chỉ đáp ứng được 25,0%.
- Có nghĩa là việc phát triển nghề lưới kéo đơn xa bờ không những tạo việc làm cho gia đình mà còn tạo việc làm cho người dân sống vùng ven biển.
- Chính vì vậy, việc thuê mướn nhân công để khai thác thủy sản hiện nay gặp nhiều khó khăn.
- Tình trạng này cũng đang gặp phổ biến ở nhiều tỉnh vùng ven biển, gây khó khăn cho nghề khai thác thủy sản..
- Hình 1: Thời gian khai thác trong năm Hình 2: Thời gian có sản lượng cao trong năm Ngư trường khai thác của nghề lưới kéo đơn xa.
- Nghề lưới kéo đơn xa bờ có thể khai thác quanh năm và những tháng có sản lượng cao tập trung từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau (Hình 1 và 2).
- Có thể thấy thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 là thời gian tàu chỉ neo đậu, do vào thời điểm này sản lượng khai thác không cao và thời tiết xấu nên tàu ít hoạt động khai thác..
- Thời gian khai thác một mẻ lưới trung bình là 6,31 giờ, thời gian khai thác một chuyến biển của nghề lưới kéo đơn xa bờ là 7,27 ngày/chuyến, trung bình mỗi năm có thể khai thác được 8,33 tháng.
- Bảng 7: Thời gian khai thác của nghề lưới kéo đơn xa bờ (n=45).
- Thời gian trung bình một mẻ lưới (giờ Số ngày khai thác/một chuyến biển.
- Số chuyến biển trong tháng (chuyến Số tháng khai thác trong một năm.
- Sản lượng trung bình của một chuyến biển của nghề lưới kéo đơn xa bờ ở Cà Mau là 3,58 tấn/tàu và trung bình cả năm là 88,7 tấn/tàu (Bảng 8).
- Kết quả này gần bằng với sản lượng khai thác của nghề lưới kéo xa bờ ở Bến Tre (91,3 tấn/tàu/năm) (Nguyễn Thanh Long, 2015) và thấp hơn sản lượng khai thác của tàu lưới kéo xa bờ tỉnh Bạc Liêu (346,2 tấn/năm) (Nguyễn Thanh Long, 2016a).
- Tỉ lệ cá tạp ở nghề lưới kéo xa bờ ở Cà Mau là 24,3%.
- Kết quả này thấp hơn nghề lưới kéo xa bờ ở Bến Tre (52%) 0.
- Tỉ lệ cá tạp càng thấp thì càng ít ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, điều này rất có lợi cho sự phát triển của ngành khai thác thủy sản..
- Bảng 8: Sản lượng của nghề lưới kéo đơn xa bờ (n=45).
- 3.3 Khía cạnh tài chính của nghề lưới kéo đơn xa bờ.
- Kết quả khảo sát cho thấy, để đầu tư cho một tàu lưới kéo đơn xa bờ cần trung bình khoảng 1.027 triệu đồng (Bảng 10), trong đó vỏ tàu và máy tàu chiếm tỉ lệ cao (chiếm hơn 70.
- Bảng 10: Chi phí cố định và chi phí khấu hao của tàu lưới kéo đơn xa bờ (n=45).
- Bảng 11: Chi phí biến đổi cho một chuyến biển của tàu lưới kéo đơn xa bờ (n=45) Nội dung Giá trị (triệu.
- Kết quả cho thấy, nghề lưới kéo đơn xa bờ có lợi nhuận tương đối cao và tỉ suất lợi nhuận đạt 0,72 lần.
- Nếu so với nghề lưới kéo ven bờ có tổng lợi nhuận trung bình từ 123 triệu đồng/tàu/năm (Lê Xuân Sinh và ctv., 2009) thì nghề kéo đơn xa bờ đạt hiệu quả tài chính cao hơn nhiều (trung bình lợi nhuận đạt 882 triệu đồng/năm), nhưng nếu so với nghề lưới kéo đôi (lợi nhuận trung bình khoảng 8,7 tỉ đồng/cặp tàu/năm (Nguyễn Thanh Long, 2016b)) thì hiệu quả sản xuất của nghề lưới kéo đơn xa bờ thấp hơn..
- Bảng 12: Hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo đơn xa bờ (n=45).
- Doanh thu (triệu đồng/chuyến Tổng chi phí (triệu đồng/chuyến Lợi nhuận (triệu đồng/chuyến Lợi nhuận (triệu đồng/năm) 882±310 Lợi nhuận (triệu đồng/CV/năm Tỉ suất lợi nhuận (lần Phần lớn sản phẩm khai thác bán chủ yếu cho thương lái, vựa (87,5.
- Mặt khác, đối với những hộ thiếu vốn sản xuất thường vay vốn ở thương lái với lãi suất cao thì làm cho lợi nhuận của chủ hộ khai thác càng giảm..
- Bảng 13: Hình thức tiêu thụ sản phẩm khai thác (n=45).
- 3.4 Những thuận lợi và khó khăn của nghề lưới kéo đơn xa bờ.
- Nghề lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Cà Mau có những thuận lợi chủ yếu là (i) Ngư dân có kinh nghiệm lâu năm nên bám nghề này để sản xuất và khai thác có hiệu quả, (ii) Nghề này đã và đang đem lại thu nhập ổn định cho ngư dân vùng ven biển Cà.
- Mau, (iii) Gần ngư trường, thuận lợi cho nghề khai thác phát triển..
- Bảng 14: Thuận lợi của nghề lưới kéo đơn xa bờ.
- Gần ngư trường khai thác 13 28,89.
- Thiếu vốn sản xuất hầu như là khó khăn của tất cả các nghề khai thác thủy sản vì nghề này cần vốn sản xuất lớn.
- Phần lớn ngư dân vùng ven biển là các hộ nghèo, họ thường tham gia khai thác cá với quy mô nhỏ ven bờ vì họ thiếu vốn đầu tư.
- Đối với nghề khai thác lưới kéo đơn xa bờ cũng vậy, nghề này đòi hỏi vốn đầu tư và chi phí lớn.
- Khó khăn thứ hai là sản lượng khai thác thủy sản giảm..
- Có 42,2% hộ lưới kéo đơn xa bờ nhận định là sản lượng khai thác ngày càng suy giảm.
- Thời tiết thất thường ảnh hưởng đến mùa vụ khai thác, sản lượng khai thác không ổn định nên ảnh hưởng đến thu nhập của ngư dân.
- Bảng 15: Khó khăn của nghề lưới kéo đơn xa bờ.
- Sản lượng khai thác giảm 19 42,22.
- Để tạo điều kiện cho nghề khai thác thủy sản xa bờ phát triển ổn định, trước tiên là (i) Tạo điều kiện cho ngư dân tiếp cận vốn ngân hàng với lãi suất thấp để đầu tư sản xuất (ii) Đẩy mạnh công tác quản lý và phát triển nguồn lợi thủy sản như kiểm tra thường xuyên tàu thuyền khai thác trái tuyến, thực hiện nghiêm về quy định kích thước mắt lưới theo quy định của từng loại nghề, thực hiện cấm khai thác vào mùa cá sinh sản… (iii) Tập huấn ngư dân biết sử dụng các thiết bị khai thác để tăng hiệu quả khai thác, nhất là trong điều kiện thời tiết thất thường như hiện nay..
- Toàn tỉnh Cà Mau có 295 tàu làm nghề khai thác lưới kéo đơn.
- Mùa vụ khai thác quanh năm và thời gian có sản lượng cao tập trung từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau..
- Sản lượng khai thác trung bình là 88,7 tấn/năm với tỉ lệ cá tạp là 24,3%..
- Khó khăn chung hiện nay của nghề lưới kéo đơn xa bờ là thiếu vốn sản xuất, sản lượng khai thác giảm và thời tiết thất thường..
- Để nghề lưới kéo đơn xa bờ phát triển ổn định cần tạo điều kiện cho ngư dân tiếp cận vốn với lãi suất thấp để đầu tư sản xuất, đẩy mạnh công tác quản lý và phát triển nguồn lợi thủy sản và tập huấn ngư dân biết cách sử dụng các thiết bị khai thác nhằm tăng hiệu quả khai thác của họ..
- Hiện trạng nghề khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và một số định hướng phát triển trong thời gian tới.
- Phân tích hiện trạng nghề lưới kéo ven bờ và nhận thức của ngư dân ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của nghề lưới kéo xa bờ (>90CV) ở tỉnh Bến Tre.
- Nghiên cứu hoạt động khai thác của nghề lưới kéo đơn ven bờ và xa bờ ở tỉnh Bạc Liêu.
- Phân tích hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo đôi xa bờ ở tỉnh Kiên Giang.
- Phân tích hiệu quả sản xuất trong khai thác hải sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long