« Home « Kết quả tìm kiếm

Hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) tại hợp tác xã nuôi tôm năng suất cao Tân Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau


Tóm tắt Xem thử

- Nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng và những lợi ích khi tham gia hợp tác xã (HTX) thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 30 thành viên nuôi tôm thuộc HTX Nuôi tôm Năng suất cao Tân Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.
- Các thông tin thu thập gồm hiện trạng kỹ thuật và những lợi ích của người nuôi tôm khi tham gia HTX.
- Khi tham gia HTX, thành viên có được lợi ích về kinh tế và hiệp hội.
- Các khó khăn của HTX là thiếu vốn, tìm đầu ra cho sản phẩm, năng lực điều hành của lãnh đạo HTX còn hạn chế, thành viên HTX chưa tích cực và còn trông chờ nhiều vào sự hỗ trợ, qui mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa xây dựng được niềm tin giữa các bên liên kết..
- Kết quả nghiên cứu ngoài đánh giá hiện trạng kỹ thuật và tài chính còn phân tích những lợi ích về kinh tế và xã hội thành viên tiếp cận được khi tham gia hợp tác xã, đồng thời tìm hiểu những khó khăn của mô hình kinh tế hợp tác đang được Chính phủ khuyến khích phát triển này.
- Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2019 tại HTX Nuôi tôm Năng suất cao Tân Hưng, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau thông qua phỏng vấn trực tiếp tất cả các thành viên của HTX (30 thành viên) bằng phiếu phỏng vấn soạn sẵn.
- Kết quả khảo sát (Bảng 1) cho thấy tuổi của thành viên nuôi tôm thẻ chân trắng trung bình là 41,6 và 86,7% nam giới chịu trách nhiệm chính với hoạt động nuôi tôm.
- Điều này phản ánh nuôi tôm là công việc đòi hỏi có đầy đủ sức khỏe để thực hiện các công việc ngoài trời, nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với môi trường nước và thành viên HTX đáp ứng tốt với yêu cầu đó.
- Với diện tích nhỏ do nuôi ao lót bạt và được đầu tư trang thiết bị hiện đại như hệ thống cấp thoát nước, chăm sóc, quản lý chủ động và thuận tiện nên số thành viên tham gia trực tiếp nuôi tôm trung bình 2,1 người/hộ, đủ nhu cầu lao động phục vụ cho các hoạt động và công việc trong quá trình nuôi tôm.
- Số năm kinh nghiệm của thành viên nuôi bằng hình thức ao lót bạt trung bình 2,4 năm so với tổng số năm kinh nghiệm nuôi tôm trung bình là 6,3 năm vì mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên ao lót bạt mới phát triển ở huyện Cái Nước trong những năm gần đây.
- Những thành viên nuôi tôm lâu năm sẽ thuận lợi hơn trong việc phát hiện và xử lý rủi ro do tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quá trình nuôi..
- Một số thông tin chung về thành viên của HTX.
- Tuổi của xã viên nuôi tôm (tuổi .
- Số thành viên trong gia đình (người/hộ .
- Số lao động tham gia nuôi tôm (người/hộ .
- Số năm kinh nghiệm nuôi tôm (năm .
- Số năm kinh nghiệm nuôi tôm ao bạt (năm .
- Trình độ học vấn của các thành viên nuôi tôm trong HTX chủ yếu ở cấp 2 (43,3.
- cấp 3 là 23,3% và trên cấp 3 là 6,7%, những thành viên có trình độ trên cấp 3 chủ yếu là các thành viên thuộc ban quản lý HTX.
- Tuy không có thành viên nào mù chữ nhưng qua quan sát thực tế, nhiều thành viên hạn chế về khả năng đọc, viết chữ và những thành viên này đa số thuộc nhóm lớn tuổi.
- Do vậy HTX có cán bộ kỹ thuật phụ trách hỗ trợ và chuyển giao khoa học kỹ thuật trực tiếp cho các thành viên trong suốt quá trình nuôi..
- Các yếu tố kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ.
- Có sự khác nhau này là do một số thành viên có tổng diện tích trang trại lớn, với nhiều ao nuôi nhưng tại thời điểm nghiên cứu chỉ có một số ao được thả nuôi và sử dụng ao lắng và ao xử lý nước thải cho cả trang trại.
- Mật độ thả nuôi trung bình của các thành viên HTX là 253 con/m 2 là cao so với 75 con/m 2 (Nguyễn Thanh Long &.
- Thời gian nuôi tôm trung bình của các thành viên là khoảng 82,7 ngày với hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) trung bình 1,3 và tỷ lệ sống trung bình 57%.
- Trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền (2015) khảo sát trên các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng nuôi ở Cà Mau cho thấy có FCR là 1,07 và tỷ lệ sống là 71%.
- Một số thành viên nuôi tôm có thời gian nuôi ngắn (40 ngày) và tỷ lệ sống thấp do dịch bệnh trong quá trình nuôi nên phải thu hoạch sớm..
- Năng suất tôm nuôi và kích cở tôm thu hoạch có sự dao động lớn giữa các thành viên khảo sát, thấp nhất 0,4 tấn/1.000 m 2 /vụ (2,5 g/con) và cao nhất là 8 tấn/1.000 m 2 /vụ (40 g/con) (Bảng 2).
- Một số thành viên thu hoạch tôm có kích cỡ nhỏ (400 con/kg) do dịch bệnh nên phải thu hoạch sớm trong quá trình nuôi.
- Với tổng chi phí đầu tư trung bình vào mô hình nuôi của thành viên là 329 ± 131 triệu đồng/1.000 m 2 thì chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất (48,2%),.
- Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền (2015) cũng nhận định chi phí thức ăn, con giống và thuốc hóa chất là 3 chi phí chiếm tỷ lệ cao nhất rong mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Cà Mau.
- Cơ cấu chi phí của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.
- Với tổng chi phí và tổng thu nhập có sự chênh lệch lớn giữa các thành viên nên lợi nhuận cũng có sự thay đổi lớn từ lỗ 165 triệu đồng/1.000 m 2 /vụ đến lãi 418 triệu đồng/1.000 m 2 /vụ (Bảng 3).
- Trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền (2015), các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Cà Mau có tỷ suất lợi nhuận là 1,66.
- (2016) khảo sát về hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo các hình thức tổ chức ở ĐBSCL có tỷ suất lợi nhuận dao động từ 0,85-1.04.
- Tỷ lệ hộ nuôi có lãi là 23/30 hộ (76,7%) và 7/30 hộ nuôi bị lỗ (23,3%) tập trung chủ yếu ở các thành viên bị rủi ro dịch bệnh trong quá trình nuôi, tôm buộc phải thu hoạch sớm khi kích cỡ nhỏ và giá bán thấp.
- Do vậy, để tăng lợi nhuận của mô hình nuôi, hạn chế dịch bệnh các thành viên cần phải tuân thủ qui trình kỹ thuật nuôi từ khâu chuẩn bị hệ thống ao nuôi, chọn giống, mật độ thả, cho ăn và quản lý thức ăn phù hợp, sử dụng thuốc hóa chất một cách khoa học, quản lý môi trường có ứng dụng công nghệ sinh học cũng cần được áp dụng..
- Hiện trạng hoạt động và những lợi ích khi tham gia HTX của thành viên 3.4.1.
- Hiện trạng hoạt động của HTX Nuôi tôm Năng suất cao Tân Hưng.
- HTX Nuôi tôm Năng suất cao Tân Hưng được thành lập ngày 01/6/2016 ha tại ấp Bào Vũng, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau với số thành viên ban đầu là 19 và tổng diện tích nuôi tôm là 21 ha.
- Cuối năm 2016, số thành viên hợp tác xã tăng lên đạt 31 thành viên, trong đó số cán bộ quản lý HTX là 10 người có trình độ đại học và sau đại học gồm Hội đồng quản trị (có 4 thành viên), 1 giám đốc, 2 thành viên Ban kiểm soát, 1 kế toán viên và 2 kỹ thuật viên.
- Tổng diện tích nuôi tôm của HTX là 35 ha.
- Sau 3 năm thành lập, năm 2019 số thành viên HTX tăng lên 45 thành viên và diện tích nuôi tôm khoảng 100 ha..
- Thu nhập bình quân của thành viên là 50 triệu đồng/năm và thu nhập bình quân người lao động là 45 triệu đồng/năm.
- Sản lượng tôm của thành viên cao nhất và thấp nhất lần lượt là 15 tấn/ha/năm và 8 tấn/ha/năm.
- cho các thành viên là 1,3 tỷ theo tỷ lệ góp vốn đầu tư và sử dụng dịch vụ của HTX.
- Thu nhập bình quân của thành viên là 68 triệu đồng/năm và thu nhập bình quân của người lao động là 60 triệu đồng/năm..
- Sản lượng tôm của thành viên HTX cao nhất là 80 tấn/ha/năm và thấp nhất là 30 tấn/ha/năm..
- Lợi ích khi tham gia HTX của thành viên Trong Bản tuyên ngôn về các đặc trưng của HTX, Liên Minh HTX Quốc tế định nghĩa “HTX là một hiệp hội (association) tự chủ do các cá nhân tự nguyện liên kết với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua việc hình thành doanh nghiệp (enterprise) do tập thể thành viên đồng sở hữu và quản lý dân chủ.” (Tổ chức Lao động Quốc tế, 2011).
- Kết quả khảo sát tại HTX Tân Hưng cho thấy bên cạnh lợi ích kinh tế thì lợi ích mang lại từ khía cạnh hiệp hội khi trở thành thành viên của HTX cũng là lý do thu hút người dân trở thành thành viên HTX (Bảng 4)..
- Những lợi ích về kinh tế được thể hiện rõ nét qua đánh giá của thành viên khi tham gia HTX.
- Doanh thu và lợi nhuận của hộ nuôi tôm tăng lên được đánh giá bởi 93,3% thành viên.
- Với việc tiếp cận các hỗ trợ từ dịch vụ của HTX, thành viên tiết kiệm được 10,1% chi phí sản xuất so với trước khi tham gia vào HTX.
- Có đến 80,0% thành viên cho rằng sản lượng tôm của họ tăng lên so với trước..
- Ở tiêu chí giá bán tôm, có 33,3% thành viên tin rằng việc tham gia HTX góp phần làm giá bán ổn định hơn trước..
- Về khía cạnh hiệp hội, kết quả khảo sát cho thấy 100% thành viên được doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào với giá và dịch vụ ưu đãi so với khách hàng bên ngoài HTX.
- Các vật tư đầu vào sẽ được cung cấp trực tiếp đến các thành viên khi nhận được yêu cầu như tổ chức giao thuốc và thức ăn đến tận nhà thành viên khi nhận được đơn hàng để đảm bảo chất lượng và kiểm tra, giám sát tình hình nuôi và bảo quản thuốc, thức ăn đạt hiệu quả cao nhất.
- Bên cạnh đó, do các thành viên HTX tập hợp mua chung (cung ứng tập trung) nên giá thấp hơn so với từng hộ mua nhỏ lẻ.
- Ngoài ra các doanh nghiệp cung cấp vật tư đầu vào thường kèm theo các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật cho các thành viên HTX trong quá trình nuôi.
- Nông hộ khi trở thành thành viên HTX nhận được nhiều hỗ trợ về kỹ thuật áp dụng vào sản xuất.
- thành viên được tiếp cận dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật từ các kỹ thuật viên của HTX.
- Các doanh nghiệp cung ứng đầu vào luôn hỗ trợ về kỹ thuật nuôi, các dịch vụ cho thành viên HTX khi có yêu cầu như kiểm tra mẫu nước, xét nghiệm một số bệnh trên tôm, tư vấn cách phòng, trị bệnh cũng như cách sử dụng thuốc, hóa chất.
- Thật vậy, trong thời gian qua HTX đã sử dụng các nguồn hỗ trợ để xoay vòng giúp các thành viên cải thiện tình trạng ao nuôi, đồng thời tạo được.
- sự đoàn kết, thống nhất, năng động giữa các thành viên của HTX trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh.
- Ngoài ra, HTX luôn học hỏi và chủ động tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, đầu tư trang thiết bị máy móc để giảm sức lao động, với 100% thành viên nuôi tôm có sử dụng bể lót bạt, hệ thống cho tôm ăn tự động và ứng dụng công nghệ biofloc trong giai đoạn đầu của quá trình nuôi.
- Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cũng như tham quan các mô hình nuôi tôm hiệu quả cho các thành viên với 100% thành viên HTX tham gia từ 1 – 3 lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm.
- Nhờ đó, thành viên được tiếp cận, ứng dụng khoa học, kỹ thuật canh tác mới giúp tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập.
- Lợi ích khi tham gia HTX của thành viên.
- Do vậy, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm là một trong những kỳ vọng quan trọng của thành viên khi tham gia HTX.
- Kết quả khảo sát cho thấy có đến 76,7% thành viên cho rằng chất lượng tôm bán ra cao hơn từ khi họ trở thành thành viên HTX.
- Hiện tại HTX đã ký kết bản ghi nhớ với Doanh nghiệp cổ phần Camimex trong việc tiêu thụ sản phẩm của các thành viên HTX.
- Các điều kiện hợp đồng với Doanh nghiệp cổ phần Camimex về thu mua như chất lượng tôm, kích cỡ, điều kiện bảo quản và vận chuyển tôm nguyên liệu được HTX phổ biến đến tất cả các thành viên và yêu cầu các thành viên nghiêm túc thực hiện trong quá trình sản xuất, đặc biệt nghiêm cấm việc sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất cấm.
- Các thành viên tham gia HTX trong thời gian qua đã thực hiện tốt những khuyến cáo từ HTX trong quá trình sản xuất.
- Thật vậy, mặc dù tôm của thành viên HTX chính thức chưa đạt bất kỳ tiêu chuẩn nào như VietGAP hay ASC nhưng thời gian qua HTX luôn.
- định hướng và đề nghị thành viên sản xuất theo hướng tôm sạch và an toàn, hạn chế tối đa việc sử dụng các loại hóa chất và kháng sinh.
- Điều này thể hiện ở nhận định của các thành viên về chất lượng tôm bán ra cao hơn (76,7%) và giá bán ổn định hơn (33,3.
- Ngoài ra, HTX và các thành viên cũng đã được hỗ trợ, tư vấn cụ thể hóa các yêu cầu của doanh nghiệp chế biến thủy hải sản xuất khẩu cho các thành viên HTX thực hành theo như nguồn nguyên liệu cung cấp cho doanh nghiệp được nuôi trong nguồn nước không có dư lượng thuốc trừ sâu, không dùng thức ăn và thuốc chữa bệnh có thành phần cấm, các kháng sinh khác nếu có sử dụng thì sau ít nhất 1 tháng mới được thu hoạch tôm, tôm nguyên liệu phải đảm bảo tươi, không bị dập nát, không có mùi lạ, không có tạp chất lạ (Agar), không sử dụng các chất sulfit trong bảo quản, nơi thu mua phải được vệ sinh và dễ khử trùng và có vòi nước sạch rửa nguyên liệu trước khi bảo quản, đá cây để muối ướp phải được mua từ nơi sản xuất đá sạch, các dụng cụ bảo quản phải là dụng cụ cách nhiệt tốt, dễ vệ sinh, dễ khử trùng, đảm bảo duy trì nhiệt độ nguyên liệu đạt yêu cầu trong suốt quá trình bảo quản và vận chuyển,….
- Kết quả khảo sát cũng cho thấy có 70,0% thành viên HTX cho rằng họ tham gia vào HTX vì sự liên kết sẽ tạo nên sức mạnh, tạo môi trường hợp tác cùng nhau phát triển và giúp thành viên, giúp HTX có tiếng nói hơn trong việc trao đổi với các bên liên quan trong chuỗi giá trị ngành hàng tôm.
- Ngoài ra, tham gia HTX sẽ tạo môi trường thúc đẩy việc chia sẻ, hỗ trợ trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất và cuộc sống, giúp các thành viên HTX phát triển tốt hơn là ý kiến của 53,3% thành viên..
- Từ những lợi ích mang lại khi tham gia HTX cho thấy khi tham gia vào HTX thành viên có nhiều lợi ích về kinh tế và khía cạnh hiệp hội.
- (2012) cũng chỉ ra rằng hộ tham gia HTX có nhiều lợi ích hơn so với hộ không tham gia như tỷ lệ thành viên HTX tham gia các khóa tập huấn chiếm 92,3% so với các hộ không tham gia HTX là 54,3%.
- có 61,5% thành viên tham gia HTX được tham quan học hỏi từ các mô hình sản xuất so với 11,4% không tham gia HTX, 38,5% thành viên tham gia HTX được tiếp cận và mua vật tư đầu vào trực tiếp từ công ty với giá rẽ hơn so với 11,4% không tham gia HTX, trong vấn đề tiêu thụ sản phầm thì có 97,1% hộ không tham gia HTX bán sản phầm trực tiếp cho thương lái không qua hợp đồng trong khi đó chỉ có 61,5%.
- thành viên HTX bán qua hình thức này..
- Tuy đã ký kết bản ghi nhớ với doanh nghiệp chế biến thủy hải sản xuất khẩu Camimex nhưng HTX cần được hỗ trợ, tư vấn theo dõi thường xuyên nhằm đảm bảo các thành viên thực hành tốt các tiêu chuẩn yêu cầu đặt ra từ phía doanh nghiệp chế biến.
- Ngoài ra, năng lực điều hành của lãnh đạo HTX chưa thật sự năng động, bài bản trong công tác tiếp cận thị trường, đã tham gia nhiều lớp tập huấn về HTX nhưng chưa ứng dụng và chia sẻ thông tin lại nhiều cho thành viên do bận rộn với công tác quản lý, các nội dung tập huấn thường thuần lý thuyết trong thời gian ngắn nên người tham dự tập huấn chưa đủ năng lực áp dụng.
- Thành viên HTX chưa tích cực thể hiện nhiệm vụ, còn trông chờ nhiều vào sự hỗ trợ của nhà nước.
- Số lượng thành viên tuy là đông nhưng xét về quy mô sản xuất thì còn nhỏ lẻ, chưa theo qui trình cụ thể nên sản phẩm chưa đạt được chứng nhận tiêu chuẩn nào.
- Tỷ lệ thành viên hạn chế về đọc viết còn cao, địa bàn các thành viên cư trú rải rác nên khó tổ chức thành khu vực cho công tác tổ chức, quản lý sản xuất..
- Nhìn chung, với tuổi đời còn non trẻ nhưng HTX Nuôi tôm Năng suất cao Tân Hưng đáp ứng tốt kỳ vọng của thành viên.
- HTX đã đảm bảo lợi ích nhiều nhất cho các thành viên với kết khảo sát có đến 93,3% thành viên đánh giá HTX đã làm tốt vai trò của mình trong đáp ứng nhu cầu khi tham gia..
- Số thành viên, diện tích sản xuất, doanh thu và thu nhập bình quân của thành viên tại HTX gia tăng sau 3 năm thành lập HTX.
- Những lợi ích khi tham gia vào HTX được thành viên đánh giá qua lợi ích kinh tế và khía cạnh hiệp hội.
- Các khó khăn của HTX là thiếu vốn, tìm đầu ra cho sản phẩm, năng lực điều hành của lãnh đạo HTX còn hạn chế, thành viên HTX chưa tích cực và còn trông chờ nhiều vào sự hỗ trợ, qui mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa xây dựng được niềm tin giữa các bên liên kết và tỷ lệ thành viên hạn chế về đọc viết còn cao..
- Đánh giá hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo các hình thức tổ chức ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Thực hành nuôi tôm thẻ chân trắng bền vững..
- Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Cà Mau.
- Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Cà Mau.
- Phân tích hiệu quả các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú thâm canh ở tỉnh Ninh Thuận.
- Quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh.
- So sánh đặc điểm kỹ thuật và chất lượng môi trường giữa ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Sóc Trăng.