« Home « Kết quả tìm kiếm

Hiện trạng sử dụng và quản lý tài nguyên nước mặt trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng


Tóm tắt Xem thử

- HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI HUYỆN MỸ XUYÊN, TỈNH SÓC TRĂNG.
- Công tác quản lý, Mỹ Xuyên, tài nguyên nước mặt.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định hiện trạng và công tác quản lý tài nguyên nước mặt trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
- (ii) phân tích thuận lợi, khó khăn mà người dân gặp phải trong việc sử dụng nước mặt cho sản xuất trong mùa khô.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy tài nguyên nước mặt bị chi phối bởi sự phát triển hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng lúa và nuôi trồng thủy sản) đã làm thay đổi nguồn nước mặt biểu hiện qua khả năng cung cấp nước cho sản xuất giảm do ảnh hưởng của khô hạn và xâm nhập mặn vào mùa khô.
- Sự thay đổi tài nguyên nước mặt đã gây khó khăn cho người dân do thiếu nước ngọt phục vụ cho sản xuất, xuất hiện nhiều dịch bệnh trên cây trồng làm giảm năng suất của người dân.
- Do đó, địa phương đã đưa ra giải pháp hạn chế khó khăn cho người dân thông qua chính sách hỗ trợ thiệt hại trong sản xuất, sửa chữa và nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi.
- Các giải pháp địa phương thực hiện được đánh giá là khá hiệu quả, đáp ứng nhu cầu và hoạt động sản xuất của người dân..
- Hiện trạng sử dụng và quản lý tài nguyên nước mặt trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
- hoạt, sản xuất nông nghiệp, tháu chua rửa mặn, vừa là tuyến giao thông thủy quan trọng.
- Tại huyện Mỹ Xuyên, sự chuyển đổi các mô hình canh tác trong vùng quy hoạch lúa-tôm diễn ra ngày càng nhanh, mang tính tự phát không theo quy hoạch rõ ràng của địa phương đã làm nguồn nước ngọt phục vụ cho trồng lúa bị nhiễm mặn, từ đó gây ra xung đột về việc sử dụng nguồn nước giữa hộ nuôi tôm và hộ trồng lúa, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của người dân trong vùng và cả chính quyền địa phương trong công tác quản lý (Võ Văn Hà và ctv., 2016).
- Chính vì thế, nghiên cứu xác định “Hiện trạng sử dụng và quản lý tài nguyên nước mặt trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng” dựa trên khung đánh giá DPSIR được thực hiện nhằm: (1) đánh giá hiện trạng sử dụng nước mặt tại Mỹ Xuyên.
- (2) đánh giá thuận lợi, khó khăn của người dân và cán bộ địa phương trong việc sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên nước mặt.
- từ đó (3) đánh giá công tác quản lý tài nguyên nước mặt..
- Hình 1: Khu vực nghiên cứu.
- Số liệu thứ cấp: Các số liệu về tình hình sử dụng nước mặt.
- hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi và tình hình sản xuất nông nghiệp, NTTS giai đoạn 2012-2016 được thu thập từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Xuyên và Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng..
- Phỏng vấn cán bộ chuyên trách: Phỏng vấn trực tiếp cán bộ thuộc Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng, Phòng NN&PTNT và Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Xuyên về hiện trạng hoạt động của các công trình thuỷ lợi, thuận lợi và khó khăn của người dân trong sản xuất nông nghiệp..
- 2 Mục đích sử dụng  Sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp;.
- Sử dụng nước mặt cho NTTS 3 Cán bộ chuyên trách.
- Động lực (D) phản ánh những ảnh hưởng của sự phát triển sản xuất nông nghiệp đến sự phát triển và sử dụng nguồn tài nguyên nước mặt bền vững.
- Qua tổng quan tài liệu, tìm hiểu khu vực nghiên cứu và mục tiêu đề ra, động lực (D) được xem xét là hoạt động sản xuất nông nghiệp và NTTS tại Mỹ Xuyên.
- Động lực (D) gây ra các áp lực (P) về nhu cầu sử dụng nguồn nước cho trồng lúa, trồng màu và NTTS tại địa.
- Sau khi phân tích chỉ số hiện trạng (S) nghiên cứu xác định các tác động (I) tích cực và tiêu cực của quá trình sử dụng nước đến sản xuất của người dân, nghiên cứu tiến hành phân tích chỉ số đáp ứng (R) bao gồm đầu tư vào các hệ thống công trình thủy lợi, chính sách hỗ trợ sản xuất cho người dân và công tác quản lý tài nguyên nước mặt tại khu vực nghiên cứu.
- Trong nghiên cứu này, chỉ số trung bình mức độ hài lòng được điều chỉnh lại phù hợp với điều kiện đánh giá công tác quản lý tài nguyên nước mặt vùng ven biển ĐBSCL.
- Trong nghiên cứu, chuẩn hóa tiêu chí nhằm thể hiện rõ mức độ hiệu quả công tác quản lý tổng hợp từ nguồn số liệu thu thập được và theo phân tích DPSIR về mức độ hài lòng của người dân.
- Tính toán chỉ số trung bình mức độ hài lòng Sau khi chuẩn hóa các tiêu chí, chỉ số trung bình mức độ hài lòng được tính toán theo công thức (1) nhằm thể hiện hiệu quả công tác quản lý tài nguyên nước mặt (Bảng 3) dựa trên mức độ hài lòng của người dân.
- 3.1 Hiện trạng sử dụng tài nguyên nước mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và NTTS tại huyện Mỹ Xuyên.
- Theo Phòng NN&PTNT huyện Mỹ Xuyên, trong vòng 5 năm diện tích trồng lúa luôn đứng đầu trong sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích canh tác năm 2016 là 26.967 ha.
- Nhìn chung, diện tích đất canh tác đang có xu hướng tăng do đó nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất ngày càng nhiều hơn, trong đó, nguồn nước ngọt (nước sông) được sử dụng cho trồng lúa, trồng màu và nguồn nước lợ phục vụ cho việc NTTS tại khu vực.
- Kết quả nghiên cứu tại xã Ngọc Tố cho thấy hầu hết người dân đều sử dụng nguồn nước lợ từ sông cung cấp cho việc nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú với tổng diện tích năm 2016 là 2.371,7 ha bằng hai hình thức là nuôi quảng canh cải tiến và bán thâm canh.
- Kết quả phỏng vấn hộ dân tại xã Tham Đôn và Ngọc Tố đã cho thấy nhu cầu sử dụng nước sông cho canh tác chiếm 84% so với các nguồn nước khác (nước mưa, nước dưới đất).
- hộ dân sử dụng nước sông cho trồng lúa (Tham Đôn), 67% sử dụng nước lợ cho NTTS (Ngọc Tố), 56% cho việc tưới hoa màu và 16% cho chăn nuôi (Hình 5).
- Ngoài ra, ba mô hình canh tác này còn kết hợp sử dụng nước mưa cho sản xuất vào những tháng mùa mưa, trong đó nước mưa cho trồng lúa chiếm 38%, trồng màu 44% và, cho NTTS nước lợ chiếm 6%.
- Bên cạnh đó, đối với NTTS người dân còn sử dụng thêm nước dưới đất (chiếm 8% trong tổng lượng nước) cho canh tác làm nguồn nước pha để giảm độ kiềm vào mùa khô.
- Đáng chú ý, tại khu vực nghiên cứu nước sông không phải là nguồn nước được lựa chọn sử dụng cho mục đích sinh hoạt của người dân.
- Nguyên nhân do người dân nhận định chất lượng nước sông hiện nay đã kém hơn so với trước đó do vấn đề vứt rác xuống sông, nước thải từ hoạt động sản xuất và nhiều công ty thu mua thủy sản thải nước thải trực tiếp xuống sông..
- Hình 4: Thay đổi diện tích sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Mỹ Xuyên năm 2017).
- Hình 5: Mục đích sử dụng nước sông tại khu vực nghiên cứu 3.2 Khả năng cung cấp nước của sông cho.
- trồng lúa ở Tham Đôn và NTTS ở Ngọc Tố Hầu hết người dân nhận định nguồn nước sông cung cấp nước đủ cho việc trồng lúa ở Tham Đôn và NTTS ở Ngọc Tố.
- Đối với khu vực NTTS tại xã Ngọc Tố, đa số người dân (93%) cho rằng do áp dụng mô hình quảng canh cải tiến và bán thâm canh, người dân đã tiết kiệm được lượng nước và số lần lấy nước cho canh tác.
- Cụ thể, dựa vào kinh nghiệm sản xuất các hộ NTTS chọn thời điểm lấy được nguồn nước tốt nhất cho canh tác vụ đầu và giữ nguồn nước này cho các vụ canh tác tiếp theo..
- Bên cạnh đó, người dân còn tiết kiệm được chi phí bơm nước và xử lý nhờ cách tận dụng lại nguồn nước của vụ canh tác đầu tiên.
- Tuy nhiên, đối với khu vực trồng lúa tại xã Tham Đôn có 17% người dân cho rằng khả năng cung cấp nước của sông còn tùy thuộc theo mùa và 13% người dân nhận thấy vào mùa.
- khô nguồn nước sông không cung cấp đủ nước ngọt cho sản xuất (nhất là năm 2016) do khô hạn kéo dài và hiện tượng xâm nhập mặn (Hình 6).
- Do đó, tại Tham Đôn người dân chỉ trồng lúa hai vụ (Đông Xuân, Hè Thu) vào những tháng mưa và thời điểm sông có nhiều nước và bỏ vụ Xuân Hè vào những tháng mùa khô.
- Vào thời gian nghỉ vụ, người dân thường trồng hoa màu và chăn nuôi gia súc để có thêm thu nhập..
- Tình trạng xâm nhập mặn đến sớm trong năm 2016 đã gây ảnh hưởng đến việc sản xuất của các hộ dân, đặc biệt gây thiệt hại khoảng 1.480 ha diện tích canh tác lúa, trong đó có 710,3 ha diện tích lúa vụ Đông Xuân và 769,77 ha diện tích lúa trên nền tôm.
- 33% hộ dân bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, trong đó gây thiếu nước sản xuất chiếm 52% trong tổng số hộ bị ảnh hưởng, 34% hộ dân bỏ vụ lúa mùa (Xuân Hè) và 14% lúa bị giảm năng suất do sâu.
- Các thiệt hại mà người dân gặp phải là do tôm chậm phát triển, bỏ ăn do nắng nóng và nồng độ mặn cao.
- Ngoài ra, người dân tại khu vực cho rằng chất lượng tôm giống cho vụ canh tác năm 2016 không đảm bảo cùng với mưa trái mùa nên tháng đầu tiên sau khi thả nuôi con giống bị thiệt hại nhiều..
- Tham Đôn .
- Chính sách đưa ra nhằm hỗ trợ chi phí giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
- Theo nhận định của người dân, việc hỗ trợ thiệt hại trong sản xuất tuy không nhiều nhưng đã giúp người dân có một.
- Tuy nhiên, mức chi phí hỗ trợ cho NTTS còn tùy thuộc vào loại thủy sản, hình thức nuôi trồng (quảng canh hay thâm canh) và mức độ thiệt hại (từ 30-70% hay trên 70%) nên một số người dân không nắm rõ quy định còn thắc mắc khi mức hỗ trợ giữa các hộ dân khác nhau..
- Cụ thể, có 7% người dân cho rằng chất lượng nước sông hiện nay tốt hơn so với trước đó, 43% cho.
- rằng chất lượng nước không thay đổi, 47% người dân nhận thấy chất lượng nước kém hơn (chủ yếu tại các vùng NTTS) và 3% qua quan sát đánh giá là không tốt.
- 25% cho rằng người dân còn vứt rác xuống sông.
- 3.3 Thuận lợi và khó khăn của người dân trong sản xuất nông nghiệp và sử dụng nước mặt cho canh tác vào mùa khô.
- Trong quá trình canh tác người dân gặp nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên thích hợp và điều kiện kinh tế có lợi thế cho sản xuất.
- cho quá trình NTTS và trồng lúa của hầu hết người dân tại khu vực (Hình 7).
- Bên cạnh đó, xã Ngọc Tố có nhiều công ty, tư nhân thu mua sản phẩm nên người dân tiết kiệm được chi phí, công lao động để vận chuyển sản phẩm đến các nơi tiêu thụ.
- Ngoài những thuận lợi trên, sự ham học hỏi kinh nghiệm sản xuất của người dân chiếm tỷ lệ cao (>90%) đã tạo điều kiện cho người dân sản xuất hiệu quả và hạn chế rủi ro trong sản xuất..
- Hình 7: Thuận lợi của người dân trồng lúa ở Tham Đôn và NTTS ở Ngọc Tố.
- Bên cạnh những thuận lợi trên quá trình sản xuất nông nghiệp và NTTS của người dân còn gặp nhiều khó khăn (chủ yếu là các hộ canh tác lúa)..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy các hộ trồng lúa gặp khó khăn chủ yếu: (i) ảnh hưởng bởi thời tiết diễn biến thất thường, (ii) thiếu nước canh tác vào mùa khô, và (iii) vấn đề xâm nhập mặn (Hình 8).
- Cụ thể, vụ lúa Hè Thu 2015-2016 do gặp thời tiết mưa bão liên tục nên khâu thu hoạch của người dân gặp khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng của lúa.
- Bên cạnh đó, có 22% người dân có diện tích đất canh tác cách xa nguồn nước đã hạn chế trong việc chủ động bơm, thoát nước tránh úng ngập trên ruộng đồng vào mùa mưa và thiếu nước ngọt vào mùa khô.
- Đối với các hộ NTTS, các khó khăn người dân chủ yếu gặp phải là: (i) dịch bệnh phát sinh trên vuông tôm đã ảnh hưởng đến khả năng thích ứng môi trường của con giống khi thả nuôi ở tháng đầu tiên (chiếm 60.
- (iii) nguồn nước mặt tại khu vực bị ảnh hưởng bởi các nguồn nước thải, bùn thải NTTS sau canh tác đã ảnh hưởng đến việc lấy nước cho sản xuất của 33%.
- 3.4 Công tác quản lý nguồn tài nguyên nước mặt trong sản xuất nông nghiệp và NTTS.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy địa phương có quan tâm và giúp đỡ người dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp bằng cách thực hiện các chính sách hỗ trợ thiệt hại trong sản xuất, sửa chữa và xây dựng các hệ thống công trình thủy lợi.
- Tại xã Tham Đôn, đia phương đã xây dựng hệ thống đê ngăn mặn với chiều dài khoảng 32 km nhằm quy hoạch sản xuất vùng tôm – lúa, đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất của người dân và hạn chế nguồn nước bị nhiễm mặn từ hoạt động NTTS ảnh hưởng đến canh tác lúa.
- Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu tại xã Ngọc Tố cho thấy hầu hết người dân đều NTTS nên tại địa phương không có xây dựng hệ thống ngăn mặn trữ ngọt (cống, đập) như ở khu vực trồng lúa.
- Mặt khác, người dân cho rằng vào mùa khô nồng độ mặn cao hơn mức bình thường 3-4 phần ngàn còn thuận lợi cho việc phát triển của tôm.
- Ngoài ra, việc áp dụng mô hình quảng canh cải tiến (lấy nước một lần cho canh tác cả năm) nên người dân ít lo ngại ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến việc NTTS.
- Kết quả từ đánh giá mức độ hài lòng của người dân tại khu vực trồng lúa (Tham Đôn) (Hình 9) cho thấy 83% người dân hài lòng về hiệu quả hoạt động của cống đập và 89% hài lòng về việc nạo vét kênh sông.
- đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sản xuất (18.
- Tại khu vực nghiên cứu, lịch đóng mở cống phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được dựa vào lịch thời vụ của người dân do Công ty Cổ phần thủy lợi Sóc Trăng phụ trách.
- Tuy nhiên, tùy tình hình thực tế mà địa phương sẽ thay đổi lịch đóng mở cống, chủ yếu cống sẽ được mở 1 tuần/lần, đóng hoàn toàn vào mùa khô để ngăn xâm nhập mặn và mở cống tránh ngập úng vào mùa mưa nếu được sự thống nhất ý kiến của người dân.
- Tại xã Tham Đôn vẫn có 3% người dân không hài lòng về hiệu quả hoạt động của cống, đập do một số cống bị hở làm nước mặn xâm nhập vào ảnh hưởng đến nguồn nước sử dụng cho canh tác lúa của hộ dân và một số cống không hoạt động nữa..
- Các lần nạo vét đều có thông báo trước cho người dân.
- Hầu hết người dân đều hài lòng (>90%) với việc nạo vét của địa phương vì giúp lưu thông nước tốt hơn, đảm bảo nguồn nước đầy đủ cho canh tác và thuận lợi cho việc lưu thông đường thủy.
- Tuy nhiên, có 4% người dân không hài lòng với việc nạo vét do kênh được nạo vét không đồng đều nên một số đoạn nhỏ của sông còn cạn.
- Ngoài ra, tại xã Ngọc Tố người dân cho rằng các kênh, sông 7-8 năm nay chưa được nạo vét qua đó 38% người dân tại khu vực mong muốn các kênh được địa phương nạo vét thường xuyên hơn..
- Có 49% trong tổng số hộ dân phỏng vấn nhận được sự hỗ trợ chi phí thiệt hại trong sản xuất theo quy định, trong đó có 44% hộ trồng lúa và 5%.
- Bên cạnh đó, tại khu vực NTTS địa phương đã đưa ra quy định cấm thải bùn thải sau canh tác xuống sông, khuyến khích người dân hạn chế sử dụng nước dưới đất để phục vụ cho NTTS vào mùa khô và thu gom các bao bì, chai thuốc bỏ đúng nơi quy định (không vứt xuống kênh, sông)..
- Hình 9: Mức độ hài lòng của người dân và hiệu quả về sự hoạt động của hệ thống cống, đập và việc nạo vét kênh ở Tham Đôn và Ngọc Tố.
- Qua các biện pháp và chính sách địa phương thực hiện, người dân đã đưa ra đánh giá mức độ hài lòng về công tác quản lý tài nguyên nước mặt tại khu vực nghiên cứu được thể hiện qua Hình 10..
- Hầu hết người dân cảm thấy hài lòng về hiệu quả của các công trình thủy lợi mang lại, mức độ giải quyết vấn đề khó khăn cho người dân thông qua các chương trình, chính sách hỗ trợ sản xuất như đã phân tích.
- Bên cạnh đó, sự hài lòng của người dân.
- do đó cần có những biện pháp nhằm khắc phục những vấn đề còn khó khăn, đặc biệt là những chính sách hỗ trợ kỹ thuật và vốn sản xuất cho người dân để phát triển sản xuất nông nghiệp và quản lý tốt hơn..
- Hình 10: Mức độ hài lòng của hộ dân trồng lúa ở Tham Đôn và NTTS ở Ngọc Tố về công tác quản lý nguồn tài nguyên nước mặt.
- Nguồn tài nguyên nước mặt tại khu vực nghiên cứu đủ để phục vụ cho trồng lúa và NTTS.
- Tuy nhiên, người dân vẫn còn gặp khó khăn trong việc sử dụng nguồn nước này vào mùa khô (đặc biệt là các hộ trồng lúa).
- Từ đó, địa phương đã thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người dân trong sản xuất và cải thiện hệ thống Tham Đôn Ngọc Tố.
- Vì thế, hầu hết người dân tại xã Tham Đôn và Ngọc Tố đều hài lòng với công tác quản lý tại địa phương mặc dù vẫn còn một số hạn chế trong việc nạo vét kênh sông và nâng cấp hệ thống cống đập..
- Ngoài ra, nghiên cứu chưa phân tích sâu về hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt trên nhiều khía cạnh trong sản xuất lúa và NTTS nên không phản ánh hết hiện trạng sử dụng nước mặt và công tác quản lý tại khu vực.
- Hiệu quả kinh tế của đa dạng hóa sản xuất và sử dụng tài nguyên nông hộ tại vùng nước trời:.
- Nguyễn Trần Khánh, Văn Phạm Đăng Trí, Nguyễn Thụy Kiều Diễm, và Trần Thị Lệ Hằng, 2015.Công tác quản lý nguồn tài nguyên nước mặt trong sản xuất nông nghiệp vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long dưới tác động của biến đổi khí hậu.
- Báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2012-2016.