« Home « Kết quả tìm kiếm

Hiện trạng thành phần loài và mật độ trứng cá - cá con Ở vùng biển Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- HIỆN TRẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MẬT ĐỘ TRỨNG CÁ - CÁ CON Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM.
- 1 Viện Nghiên cứu Hải sản, Số 224 Lê lai, Ngô Quyền, Hải Phòng.
- TCCC, biển Việt Nam, thành phần loài, mật độ.
- Nguồn số liệu sử dụng để phân tích, đánh giá hiện trạng trứng cá - cá con (TCCC) được thu thập từ 02 chuyến điều tra bằng tàu M.V SEAFDEC 2 đại diện cho hai mùa gió Tây Nam (tháng 5-7) và Đông Bắc (tháng 10-12) năm 2012.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, vùng biển ven bờ và xung quanh các đảo lớn là những khu tập trung của nhiều loại cá, có điều kiện môi trường thuận lợi cho con non sinh sống và phát triển.
- Thành phần loài TCCC ở vùng biển Việt Nam rất đa dạng: mùa gió Đông Bắc bắt gặp 79 giống, 64 loài/nhóm thuộc 61 họ.
- mùa gió Tây Nam xuất hiện 87 loài/nhóm thuộc 69 giống và 55 họ.
- mật độ TCCC đạt ở mức độ cao trong mùa gió Tây Nam.
- Mùa gió Đông Bắc TCCC ở một số trạm có mật độ đạt >5.000 TCCC/1000 m 3 nước biển, xuất hiện ở vùng biển Tây Nam Bộ, vịnh Bắc Bộ và vùng nước trồi Bình Thuận.
- Mật độ TCCC tập trung cao nhất ở vùng biển vịnh Bắc Bộ và Tây Nam Bộ, tiếp theo là vùng biển Đông Nam Bộ và thấp nhất là vùng biển Trung Bộ..
- Vì vậy, việc nghiên cứu hiện trạng, phân bố và sự biến động của TCCC ở vùng biển Việt Nam cần được đặt ra, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và hết sức cấp bách, nhằm góp phần cho việc quy hoạch, định hướng, phát triển các ngành nghề khai thác phù hợp với lợi ích bền vững của nguồn lợi đầy tiềm năng này.
- Năm 2012, Viện Nghiên cứu Hải sản đã thực hiện 02 chuyến điều tra nguồn lợi cá nổi nhỏ bằng tàu M.V.
- SEAFDEC 2 vào các tháng 5-7 và 10-12 ở vùng biển Việt Nam, thuộc tiểu dự án I.9 “Điều tra tổng thể hiện trạng và biến động nguồn lợi hải sản biển Việt Nam” trong đó có công việc thu thập và phân tích mẫu TCCC.
- “Trứng cá cá con ở vùng biển Việt Nam” chúng tôi sẽ trình bày một số kết quả đạt được về TCCC của chuyến điều tra trên, bao gồm: Hiện trạng thành phần loài, mật độ và phân bố mật độ của TCCC ở vùng biển Việt Nam..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Tài liệu và khu vực nghiên cứu.
- Số liệu trong báo cáo được sử dụng là kết quả nghiên cứu về TCCC của 02 chuyến điều tra nguồn lợi cá nổi nhỏ bằng tàu M.V.
- SEAFDEC 2 vào các tháng 5-7 và 10-12 năm 2012 ở vùng biển Việt Nam, đại diện cho hai mùa gió Tây Nam và Đông Bắc (Bảng 1)..
- SEAFDEC 2 ở vùng biển Việt Nam, tháng 5-7 và 10-12 năm 2012.
- 1 Lưới kéo thẳng đứng 120 120 Hình 2 (B) 2 Lưới kéo tầng mặt 118 120 Hình 2 (A) Khu vực nghiên cứu được thể hiện tại Hình 1..
- 2.2 Phương pháp nghiên cứu Thu và bảo quản mẫu.
- Ở mỗi trạm nghiên cứu sử dụng 2 kiểu lưới để.
- Đơn vị tính mật độ của TCCC là số cá thể/1000m 3 nước biển..
- Mật độ trứng cá và cá con được tính toán theo công thức:.
- Trong đó: D là mật độ (trứng cá/1000m 3 hoặc cá con/1000m 3.
- Các số liệu về thành phần loài, mật độ được xử lý theo phương pháp thống kê mô tả thông thường và phần mềm Map-Info 7.5..
- 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thành phần loài.
- Qua 2 chuyến điều tra hiện trạng TCCC ở vùng biển Việt Nam bằng tàu M.V.
- SEAFDEC 2 năm 2012, đại diện cho hai mùa gió Tây Nam (tháng 5- 7) và Đông Bắc (tháng 10-12), bước đầu đã xác định được là 129 loài/nhóm loài, 97 giống thuộc 72 họ, chiếm 14,25% tổng số TC và 98,71% tổng số CC.
- Trong đó mùa gió Đông Bắc bắt gặp 79 giống, 64 loài/nhóm thuộc 61 họ.
- mùa gió Tây Nam xuất hiện phong phú hơn với 87 loài/nhóm loài thuộc 69 giống và 55 họ (Bảng 2)..
- Bảng 2: Cấu trúc thành phần loài TCCC bắt gặp trong các chuyến điều tra nguồn lợi cá nổi nhỏ vào mùa gió Tây Nam và Đông Bắc năm 2012 ở vùng biển Việt Nam.
- So sánh hai đối tượng nghiên cứu ta thấy: Các họ cá như cá Trích-Clupeidae, cá Trỏng - Engraulidae, cá Bơn lưỡi - Cynoglossidae, cá Chuồn - Exocoetidae, cá Mối - Synodontidae, cá Hố - Trichiuridae.
- Số lượng taxon bắt gặp được giữa hai mùa gió không có sự chênh lệch lớn.
- Mặc dù số lượng TC thu được ở mùa gió Tây Nam nhiều hơn mùa gió Đông Bắc (gấp khoảng 2,2 lần) nhưng tập trung chủ yếu ở hai họ là: Họ cá Trích - Clupeidae, chiếm 2,82% tổng số TC và họ cá Mối - Synodontidae, chiếm 5,87%.
- Còn trong mùa gió Đông Bắc số lượng TC bắt gặp nhiều nhất là họ cá Mối - Synodontidae, chiếm 16,22% tổng số TC, tiếp theo là họ cá Hố - Trichiuridae, chiếm 1,87% tổng số TC và họ cá Chình rắn - Ophichthidae chiếm 1,16% tổng số TC..
- Khác với TC, CC bắt gặp ở mùa gió Tây Nam và mùa gió Đông Bắc có cấu trúc thành phần loài tương đối giống nhau.
- 3.2 Mật độ trứng cá - cá con.
- Nhìn chung đối với cả hai loại lưới kéo thẳng đứng và lưới kéo tầng mặt, mật độ TCCC ở cả hai mùa gió thu được không cao, trung bình nhỏ hơn 500 cá thể/ 1000 m 3 nước biển (trừ đối tượng trứng cá Trích - Clupeidae ở lưới kéo thẳng đứng mùa gió Tây Nam đạt 652 cá thể/1000 m 3 nước biển).
- Những đối tượng có giá trị mật độ cao, tập trung chủ yếu là các họ cá Mối, cá Đù, cá Trỏng, cá Trích.
- cá nổi lớn bắt gặp với mật độ trung bình thấp như họ cá Thu Ngừ - Scombridae (Hình 3 và 4)..
- Vào mùa gió Tây Nam thu được bằng lưới kéo thẳng đứng, TC có mật độ cao bắt gặp ở họ cá Trích - Clupeidae đạt 652TC/1000 m 3 nước biển;.
- cá Mối - Synodontidae đạt 246 TC/1000 m 3 nước biển, tiếp theo vào mùa gió Đông Bắc là họ cá Hố - Trichiuridae đạt 95 TC/1000 m 3 nước biển và họ cá Chình rắn đạt 54 TC/1000 m 3 nước biển..
- Ở lưới kéo tầng mặt, họ cá Mối có mật độ cao nhất đạt khoảng 100TC/1000 m 3 nước biển, các họ khác như cá Trích - Clupeidae, cá Bơn lưỡi - Cynoglossidae, cá Chình rắn - Ophichthidae, cá Hố - Trichiuridae có mật độ dao động khoảng 10-20 TC/1000 m 3 nước biển..
- Ở lưới thẳng đứng đối tượng thu được với mật độ cao, chiếm ưu thế đó là họ cá Tuyết tê giác - Bregmacerotidae, cá Đàn lia - Callionymidae, cá Trích - Clupeidae đạt khoảng 300 - 400 CC/1000 m 3 nước biển.
- bắt gặp với mật độ từ 100 đến 200 CC/1000 m 3 nước biển (Hình 5 và 6)..
- Một số đối tượng cá biển sâu đã xuất hiện với mật độ trung bình, như cá Đèn lồng - Myctophidae, cá Bống - Gobiidae....
- Hình 3: Mật độ trứng cá.
- của một số họ cá chiếm ưu thể bắt gặp ở lưới kéo tầng mặt.
- Hình 4: Mật độ trứng cá.
- Hình 5: Mật độ cá con.
- chiếm ưu thể bắt gặp ở lưới kéo tầng mặt Hình 6: Mật độ cá con.
- Mùa gió Tây Nam, TCCC có xu thế phân bố tập trung ở phía Bắc vùng biển nghiên cứu.
- mật độ TCCC đạt ở mức độ cao (>5.000 TCCC/1000 m 3 nước biển).
- Đặc biệt tại trạm số 8, mật độ TC thu được bằng lưới kéo tầng mặt lên đến 123.200 TC/1000 m 3 nước biển và CC đạt 5.180 CC/1000 m 3 nước biển.
- Bên cạnh đó, tỉ lệ TCCC ở các trạm nghiên cứu có sự khác nhau tương đối theo loại lưới thu mẫu (Hình 7 và 8)..
- Chuyến điều tra vào mùa gió Đông Bắc cho thấy, sự phân bố rải rác của TCCC ở khắp vùng nghiên cứu.
- Một số trạm có mật độ TCCC đạt >.
- 5.000 TCCC/1000 m 3 nước biển xuất hiện ở vùng biển Tây Nam Bộ, vịnh Bắc Bộ và vùng nước trồi Bình Thuận.
- Nhìn chung, TCCC tập trung với mật độ cao nhất ở vùng biển vịnh Bắc Bộ và Tây Nam Bộ, tiếp theo là vùng biển Đông Nam Bộ và thấp nhất là vùng biển Trung Bộ (Hình 11)..
- Đối với lưới kéo tầng mặt, mật độ TCCC trung bình thu được vào mùa gió Đông Bắc thấp hơn mùa gió Tây Nam và khu vực tập trung của chúng chủ yếu ở vùng biển vịnh Bắc Bộ và Tây Nam Bộ..
- Khác với lưới kéo tầng mặt, lưới kéo thẳng đứng có mật độ TCCC thu được vào mùa gió Tây Nam và Đông Bắc không có sự sai khác lớn, nhưng khu vực tập trung vẫn không thay đổi so với lưới kéo tầng mặt.
- Với thành phần chủ yếu là TC, trong mùa gió Tây Nam mật độ TCCC cao nhất đạt 809 TCCC/1000 m 3 nước biển, mùa gió Đông Bắc mật độ TCCC cao nhất đạt 448 TCCC/1000 m 3 nước biển..
- Hình 7: Phân bố mật độ TCCC thu được bằng.
- lưới kéo thẳng đứng mùa gió Tây Nam Hình 8: Phân bố mật độ TCCC thu được bằng lưới kéo tầng mặt mùa gió Tây Nam.
- Hình 9: Phân bố mật độ TCCC thu được bằng.
- lưới kéo thẳng đứng mùa gió Đông Bắc Hình 10: Phân bố mật độ TCCC thu được bằng lưới kéo tầng mặt mùa gió Đông Bắc.
- Hình 11: Mật độ TCCC (/1000m 3 nước) trung bình theo mùa gió ở biển Việt Nam, 2012.
- Tổng kết các đợt thu mẫu TCCC từ năm 2003 đến năm 2006 trên toàn bộ vùng biển Việt Nam, Đỗ Văn Nguyên, Phạm Quốc Huy và Nguyễn Viết Nghĩa (2006), đã đưa ra danh sách thành phần loài TCCC của từng vùng nghiên cứu là: vịnh Bắc Bộ có 54 họ và 82 loài.
- Vào mùa gió Tây Nam, thường có số lượng họ, loài tham gia đẻ trứng phong phú hơn mùa gió Đông Bắc, rõ rệt nhất là ở vùng biển vịnh Bắc Bộ..
- Đỗ Văn Nguyên (2004) khi nghiên cứu thành phần, mật độ và phân bố TCCC ở vùng biển ven bờ Tây Nam Bộ, tổng số đã thu được 15.293 TC và 4.754 CC.
- Đỗ Văn Nguyên và Phạm Quốc Huy (2007) khi nghiên cứu thành phần, số lượng, mật độ TCCC và mùa vụ sinh sản của cá ở vùng biển đánh cá chung giữa Việt Nam và Trung Quốc thuộc vịnh Bắc Bộ, trong 8 chuyến thu mẫu TCCC tổng số đã thu được 57.205 TC và 24.415 CC và kết quả đã đưa ra danh sách 50 họ và 82 loài..
- Khi nghiên cứu hiện trạng, thành phần, phân bố và số lượng TCCC vùng biển ven bờ Đông Tây Nam Bộ trong 7 chuyến thu mẫu TCCC ở hệ thống trạm mặt rộng, bằng 3 loại lưới thu mẫu tầng mặt, thẳng đứng và tầng đáy, Phạm Quốc Huy và ctv (2008) đã đưa ra danh sách 88 họ và 185 loài..
- 4.2 Mật độ và khu vực tập trung.
- Các nghiên cứu trước đây của Đỗ Văn Nguyên ở vùng biển Nghĩa Bình - Minh Hải (1981), vùng biển Việt Nam tháng 5/1999.
- của Nguyễn Hữu Phụng ở vùng biển Việt Nam (1994).
- Phạm Quốc Huy và nnk (2008) ở vùng biển ven bờ Đông Tây.
- Nam bộ cho thấy: TCCC chủ yếu tập trung ở vùng biển gần bờ nơi có các cửa sông đổ ra và xung quanh các đảo hơn là ở vùng biển ngoài khơi và vùng biển mở.
- Vùng biển ven bờ vịnh Bắc Bộ và Đông Tây Nam Bộ thường có mật độ cao hơn vùng biển Trung Bộ..
- Do vùng biển nghiên cứu bao gồm cả vùng biển xa bờ, có độ sâu lớn, nên mật độ TCCC không cao..
- So sánh với mật độ TCCC ở vùng nước ven bờ như:.
- Nghiên cứu của Đỗ Văn Nguyên (1976) vùng biển ven bờ từ Móng Cái đến Cửa Sót, nơi có độ sâu từ 30 m nước trở vào đến 5 m nước, mật độ TCCC rất cao, đạt 173.690TC và 19.190CC/1000 m 3 nước biển.
- Nghiên cứu của Phạm Quốc Huy và ctv (2008) đã xác định mật độ TCCC ở vùng biển ven bờ Đông Tây Nam Bộ dao động từ 3.000 đến 22.763TCCC/1000 m 3 nước biển.
- Mật độ TCCC thu được ở lưới kéo thẳng đứng thường cao nhất, sau đó là lưới kéo tầng mặt và thấp nhất là lưới kéo tầng đáy..
- Bước đầu đã xác định được TCCC ở vùng biển Việt Nam có 129 loài/nhóm loài, 97 giống thuộc 72 họ.
- mùa gió Tây Nam xuất hiện 87 loài/nhóm loài thuộc 69 giống và 55 họ..
- Mật độ TCCC ở cả hai mùa gió thu được không cao, trung bình ít hơn 500 cá thể/ 1000 m 3 nước biển..
- TCCC tập trung với mật độ cao nhất ở vùng biển vịnh Bắc Bộ và Tây Nam Bộ, tiếp theo là vùng biển Đông Nam Bộ và thấp nhất là vùng biển Trung Bộ..
- Báo cáo tổng kết Đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp bảo vệ trứng cá cá con và ấu trùng tôm tôm con ở vùng biển ven bờ Đông Tây Nam Bộ.
- Viện Nghiên cứu Hải sản..
- Báo cáo tổng kết Đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp bảo vệ trứng cá cá con và ấu trùng tôm tôm con ở vùng biển ven bờ vịnh Bắc Bộ.
- Thành phần, mật độ, và phân bố trứng cá - cá con ở vùng biển ven bờ từ Móng Cái-Quảng Ninh tới Cửa Sót - Hà Tĩnh trong các năm 1975-1976.
- Báo cáo khoa học - Viện Nghiên cứu Hải Sản..
- Báo cáo nghiên cứu trứng cá - cá con ở vùng biển từ Nghĩa Bình tới cửa Sót - Hà Tĩnh trong các năm 1975- 1976.
- Báo cáo phân bố số lượng của trứng cá cá con ở vùng biển giữa Việt Nam và Thái Lan.
- Báo cáo khoa học - Viện Nghiên cứu Hải sản..
- Thành phần loài và phân bố mật độ trứng cá - cá con ở vùng biển Đông và Tây Nam Bộ.
- Đề tài KC.CB.01.14 - Viện Nghiên cứu Hải sản..
- Thành phần loài và phân bố mật độ trứng cá - cá con ở vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ..
- Hiện trạng thành phần loài và phân bố mật độ trứng cá cá con ở biển Việt Nam.
- Báo cáo chuyên đề - Viện Nghiên cứu Hải sản..
- Trứng cá cá con ở vùng biển Việt Nam