« Home « Kết quả tìm kiếm

HIỂU BIẾT VỀ CHẤT ĐỘC HÓA HỌC VÀ DIỄN BIẾN CỦA CHÚNG TRONG MÔI TRƯỜNG


Tóm tắt Xem thử

- CHIẾN DỊCH PHUN RẢI CHẤT ĐỘC HÓA HỌC – CHIẾN DỊCH RANCH HAND I.1.
- Âm mưu của Mỹ tiến hành chiến tranh hóa học ở miền Nam Việt Nam.
- Tổng quát về lịch sử nghiên cứu sử dụng các chất chất độc hóa học (CĐHH) để diệt cây (anti-plant agents) vào mục đích quân sự nói chung và quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam nói riêng, được trình bầy ngắn gọn trong tập I: The Rise of CB Weapon do Viện Nghiên cứu Quốc tế về Hòa bình tại Stockholm - SIPRI xuất bản năm 1971, là một trong 6 tập công trình về các vấn đề chiến tranh hóa học và sinh học (The problem of chemical and biological warfare ) mà viện này đã xuất bản..
- (1999), đã ghi nhận một cách tổng quát về chương trình sử dụng các chất độc hóa học trong chiến tranh xâm lược Việt Nam của quân đội Mỹ..
- Ngày 9 tháng 1 năm 1962, các chất tím và xanh đã được đưa đến sân bay Tân Sơn Nhất và chúng đã được sử dụng trong phi vụ đầu tiên của chiến dịch Ranch Hand..
- Ở thời điểm cao nhất quân đội Mỹ đã sử dụng tới 30 chiếc C-123 để phun rải..
- Bản đồ Nam Việt Nam trong thời.
- Như trên đã trình bầy, chiến dịch Ranch Hand là mật danh của phương thức phun rải các chất phát quang phá hoại hoa mầu từ trên không bằng máy bay, mà chủ yếu là máy bay vận tải C-123, đây là phương thức chủ yếu mà quân đội Mỹ đã sử dụng để thực hiện việc phun rải các CĐHH.
- Có 15 chất được thử nghiệm, song chủ yếu là các chất sau đây:.
- Theo báo cáo của Young (1971, tr.26), số lượng các chất 2,4,5-T (axit, este, muối) sản xuất tại Mỹ không ngừng tăng lên theo các năm:.
- Lượng hoạt chất 2,4,5-T trong các chất này theo Young (2005) là 530 g/l (0,530 kg/l) đối với các chất da cam và tím, 971 g/l (0,971 kg/l) đối với các chất hồng và xanh mạ..
- Các chất này đáp ứng được yêu cầu của Mỹ – nguỵ đạt được các mục đích phát quang và phá hoại mùa màng..
- Để phát quang chủ yếu sử dụng các chất da cam và trắng, để phá hoại mùa màng chủ yếu là chất xanh..
- Chất tím: Có thành phần tính theo tỷ lệ phần trọng lượng của các chất: n-Butyl este 2,4-D (50): n-Butyl este 2,4,5-T (30): iso-Butyl este 2,4,5-T (20)..
- Dưới đây là bảng tóm tắt trạng thái vật lý và mục đích sử dụng của các chất chủ yếu (Bảng 2)..
- Số lượng các CĐHH Mỹ đã phun rải xuống miền Nam Việt Nam.
- Theo Stellman và cs., số lượng các CĐHH đã được phun rải ở miền Nam Việt Nam như sau (Bảng 3):.
- Cộng Cần lưu ý một điều là: Theo đánh giá của các tác giả khác nhau, lượng các chất PQ-.
- Tần suất và diện tích bị phun rải.
- Đánh giá diện tích và tần suất phun rải các CĐHH Diện tích phun rải, ha.
- Số lần phun rải.
- Tất cả các CĐHH Riêng các chất 2,4,5-T.
- Diện tích toàn miền Nam Việt Nam, theo đánh giá của SIPRI (1971) là 172.540 km 2 , như vậy tỷ lệ diện tích bị phun rải tất cả các chất CĐHH là 15,2%, riêng các chất 2,4,5-T: 9,7%..
- Số lượng dioxin được đánh giá từ hàm lượng của nó trong các CĐHH và số lượng của các chất này được phun rải, mà chủ yếu là các chất da cam, chất tím và chất hồng..
- Mặt khác, các chất CĐHH sản xuất ở các nước khác nhau, trong thời gian khác nhau cũng có hàm lượng dioxin khác nhau.
- Hàm lượng TCDD trong các chất tím và hồng còn lớn hơn nhiều: chất tím: 45 ppm;.
- trong các chất hồng và xanh mạ là 65,5 ppm..
- Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, quân đội (QĐ) Mỹ đã phun rải 76,5 triệu lít các chất phát quang – phá hoại mùa màng (PQ-PHMM), trong đó có 51,2 triệu lít các chất chứa dioxin, mà chủ yếu là chất da cam (49,3 triệu lít), với hàm lượng TCDD nằm trong khoảng 6,2-14,3 ppm, trung bình là 13,25 ppm (Stellman và cs., 2003), lên 15% diện tích miền Nam Việt Nam, tức vào khoảng 2,63 triệu ha, trong đó có 3.181 làng mạc trực tiếp bị phun rải với số người trực tiếp bị ảnh hưởng 2,1-4,8 triệu (NAS, 2003).
- Trong 12 chất POPs đầu tiên này, dưới cái tên chung “Dioxin”, thường được hiểu là các chất PCDD và PCDF.
- Trừ PCDD và PCDF là nhóm các chất không chủ định sản xuất, các chất còn lại đã được sản xuất ra để sử dụng: PCB được sử dụng trong chế tạo dầu biến thế, tụ điện lỏng, làm chất hóa dẻo…, các chất còn lại đã được sản xuất làm thuốc trừ sâu, trừ muỗi, trừ côn trùng có hại, v.v….
- Công thức cấu tạo chung của dioxin và furan như sau:.
- Không phải tất cả các đồng loại của dioxin và furan đều độc, chỉ có những chất mà trong phân tử của nó chứa 4 nguyên tử clo ở các vị trí 2,3,7,8 là có độc tính.
- Một trong những đặc điểm nổi bật của dioxin là độ bền vững cao về các phương diện vật lý, hóa học và sinh học..
- Sự khác nhau về độ hòa tan của dioxin trong nước và trong các dung môi hữu cơ quan hệ trực tiếp hệ số phân bố của chúng trong hệ hữu cơ/nước, đặc biệt là trong hệ octanol/nước.
- Một số tính chất của các hợp chất độc của dioxin và furan Chất Phân tử.
- Đặc tính ái mỡ (lipophilic) và kỵ nước (hydrophobic) của dioxin liên quan chặt chẽ với độ bền vững của chúng trong cơ thể sống cũng như trong tự nhiên và sự phân bố của chúng trong các cơ quan của cơ thể..
- Vì vậy, khi nghiên cứu đánh giá độ tồn lưu của dioxin trong cơ thể người, thường lấy mỡ, máu và sữa mẹ.
- Về mặt hóa học, dioxin rất bền vững, không bị phân hủy dưới tác dụng của các axít mạnh, kiềm mạnh, các chất oxy hóa mạnh khi không có chất xúc tác ngay ở cả nhiệt độ cao.
- Thời gian bán hủy của dioxin.
- Thời gian bán hủy là một thông số quan trọng để đánh giá độ bền vững của dioxin trong các đối tượng khác nhau..
- Theo Paustenbach (1992), thời gian bán hủy của dioxin là 9-12 năm chỉ ở trên lớp đất bề mặt 0,1 cm, ở các lớp đất sâu hơn là 25-100 năm..
- Trên cơ sở mô hình về sự suy giảm của dioxin trong các môi trường khác nhau, Sinkkonen và Paasivirta (2000), đưa ra bảng về thời gian bán hủy của từng chất của dioxin trong các môi trường không khí, nước, đất và trầm tích ở điều kiện nhiệt độ trung bình của vùng Bantic là 7 o C (Bảng 9)..
- Sự phù hợp với thực tế của các số liệu trong bảng này cần phải được kiểm tra cụ thể đối với từng khu vực, song các số liệu này cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về độ bền vững rất cao của dioxin trong môi trường và độ bền vững này: trong đất >.
- Tính chất của dioxin quyết định sự bền vững của chúng trong môi trường: Áp suất hơi thấp, ái mỡ, kỵ nước, bền hóa học và sinh học.
- Sự suy giảm nồng độ dioxin trong môi trường là do các quá trình chuyển hóa sau đây:.
- Thời gian bán hủy của các dioxin trong các môi trường khác nhau Chu kỳ bán hủy T 1/2.
- Thời gian bán hủy của dioxin trong cơ thể người và chim cốc T 1/2.
- Các trạng thái tồn lưu và di chuyển của dioxin trong tự nhiên.
- Những tính chất lý hóa và đặc trưng của dioxin như độ hòa tan trong nước, áp suất hơi, hằng số Henry (K Henry.
- trong công thức này, S là độ hòa tan của dioxin trong nước tính theo mol.) đều có ý nghĩa trong đánh giá độ tồn lưu và sự di chuyển của dioxin trong và giữa các môi trường khác nhau: không khí, nước, đất hoặc trầm tích..
- Những chất có áp suất hơi lớn hơn 10 -4 mmHg chủ yếu tồn tại trong không khí ở pha hơi, ngược lại, những chất có áp suất hơi nhỏ hơn 10 -8 mmHg lại tồn tại chủ yếu trong pha hạt, ở đây pha hạt được hiểu là các loại hạt bụi, hạt vật chất khác nhau lơ lửng trong không khí, mà trên đó các phân tử dioxin bám dính (hấp phụ), còn các chất có áp suất hơi nằm trong khoảng mmHg có thể tồn tại cả trong pha hơi lẫn pha hạt 2,3,7,8-TCDD là loại hợp chất có áp suất nằm trong khoảng ATSDR, 1997, tr.343), vì vậy, nó có thể tồn tại cả trong hai pha hơi lẫn pha hạt (Bảng 18, cột P riêng phần)..
- Hằng số Henry, một thông số phản ánh tỷ số nồng độ của một chất hóa học trong pha khí so với nồng độ của nó trong dung dịch ở điều kiện cân bằng, của dioxin rất nhỏ, cỡ Bảng 18), nên dioxin khó bay hơi từ nước vào không khí..
- trong humic là các chất hữu cơ vòng thơm (Maistrenko, 2004, tr.157)..
- Khi đất nhiễm dioxin bị xói mòn do mưa, gió, dioxin theo đó mà lan tỏa đi các nơi khác, đây là con đường di chuyển chính của dioxin trong đất..
- Đối với thực vật:.
- Dioxin trong nước tích lũy trên bề mặt và hệ rễ của các thực vật thủy sinh với hệ số tích tụ sinh học BCF (Bioconcentration Factor) nằm trong khoảng ATSDR, 1997, tr.340).
- Đối với thực vật trên cạn, có khá nhiều công trình nghiên cứu về sự tích lũy và di chuyển của dioxin trong thực vật trên cạn..
- Sự di chuyển của các chất trong đất đối với thực vật đất thông thường có hai con đường:.
- Các chất bay hơi từ đất và sự lắng đọng lên các phần trên đất của thưc vật..
- Tính trội của các quá trình này phụ thuộc vào độ hòa tan của các chất (Ryant và cs., 1988).
- Sự tiếp nhận của thực vật đối với các hợp chất hóa học nói chung, dioxin nói riêng từ đất và vận chuyển lên phần trên đất phụ thuộc vào độ hòa tan của các chất đó trong nước và có quan hệ trực tiếp với hệ số phân bố trong hệ octanol/nước (K ow.
- Các chất hòa tan trong nước chủ yếu được rễ thu nhận từ đất và di chuyển trong thực vật lên các phần trên đất.
- Còn các chất ái mỡ, kỵ nước như PCDD, PCDF thì quá trình bay hơi và lắng đọng lên phần trên đất của thực vật giữ vai trò chủ đạo..
- Theo Scientific report (2000), thì đại bộ phận thực vật không hấp thụ các chất độc hữu cơ kỵ nước như dioxin, PCB và nhiều PAH (chúng có log K ow >.
- Sự di chuyển của các chất hữu cơ clo từ rễ đến lá, quả, hạt của thực vật hòa thảo (gramieae) rất không đáng kể.
- Nguồn gốc của dioxin.
- Ngoài đốt rác, còn các các quá trình cháy khác cũng tạo thành dioxin: cháy rừng, nhất là rừng đã được phun rải các chất hữu cơ chứa clo họ phenoxy (2,4-D.
- Sự khác biệt của dioxin tự nhiên so với dioxin nhân tạo được thể hiện ở một số đặc điểm sau đây:.
- Cơ chế hình thành dioxin trong tự nhiên đang trong quá trình nghiên cứu..
- Những thông tin này sẽ có ích khi xem xét đánh giá nguồn gốc dioxin trong các khu vực khác nhau, địa điểm khác nhau..
- Hệ số độc của dioxin và furan Hệ số độc.
- Tổng độ độc tương đương của dioxin được tính theo công thức (1), nếu thêm cả các chất tương tự dioxin (PCB), thì tính theo công thức (2)..
- Nồng độ của các chất thường được xác định bằng các phương pháp sắc ký khối phổ, các hệ số độc lấy từ các bảng số liệu hiện có..
- Một trong các thông số phản ánh độ độc của dioxin là giá trị LD 50 (Lethal Dose), là liều lượng mà với nó 50% vật thí nghiệm bị chết.
- Cho đến nay, cơ chế tác động của dioxin lên sức khỏe con người được hiểu như sau:.
- Dioxin * Ah-R * Arnt + ADN Các tác động sinh học (3) Các tác động sinh học bắt đầu thể hiện khi nồng độ của Dioxin*Ah-R đạt tới một mức xác định.
- Vì vậy, tác động của dioxin rất đa dạng và không giống nhau đối với từng cá thể có cơ địa khác nhau.
- Cơ chế tác động của dioxin TCD.
- RNA: RiboNucleic Axit, mRNA: massenger RNA (RNA thông tin) Nghiên cứu 1.000 bệnh nhân là quân nhân, bao gồm 523 người đã chiến đấu ở chiến trường B, tiếp xúc trực tiếp với các chất độc chứa dioxin và 477 người ở miền Bắc (nhóm chứng), không tiếp xúc với chất độc hóa học chứa dioxin, Bùi Đại và cs.
- ĐỘ TỒN LƯU VÀ DI CHUYỂN CỦA DIOXIN TRONG MÔI TRƯỜNG MIỀN NAM VIỆT NAM.
- Trước hết về tính chất và đặc điểm của dioxin: Dioxin là một nhóm chất hóa học hữu cơ vòng thơm chứa clo có nhiệt độ nóng chảy cao, ái mỡ, kỵ nước, áp suất hơi rất thấp, có độ bền rất cao đối với nhiệt độ.
- các axit, các kiềm và các chất oxy hóa mạnh.
- Về điều kiện khí hậu tự nhiên của các tỉnh miền Nam Việt Nam nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm, nắng nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình 25-27 o C, bức xạ măt trời mạnh, đây là những điều kiện thuận lợi cho quá trình quang phân hủy các chất độc sinh thái nói chung, dioxin nói riêng trong không khí, trên bề mặt đất, lá cây, v.v… Hệ thống sông ngòi dày đặc, trung bình khoảng 1 km/km 2 , đa số sông ngòi là ngắn, hướng chảy ra Biển Đông, năm nào cũng có mưa to gió lớn, bão lụt.
- Đây là hai yếu tố tự nhiên có tác động đáng kể đến độ tồn lưu, sự suy giảm nồng độ và sự di chuyển của dioxin trong môi trường miền Nam Việt Nam..
- Để đánh giá độ tồn lưu và sự lan truyền của dioxin trong môi trường miền Nam Việt Nam cần phân biệt hai loại khu vực bị nhiễm dioxin: Các khu vực bị phun rải (khu vực PR) các CĐHH chứa dioxin mà chủ yếu là chất độc da cam, các khu vực này chiếm khoảng 2,63 triệu ha, bị phun rải 60.631 tấn các CĐHH chứa dioxin (da cam: 58.468 tấn, tím: 2.082 tấn, hồng: 50 tấn, xanh mạ: 31 tấn) và phân bố trên toàn miền Nam, trong đó trọng tâm là vùng Chiến thuật III – các khu vực xung quanh Sài Gòn..
- Các vùng bị phun rải (PR).
- Bảng 14 phản ánh các số liệu về độ tồn lưu của dioxin trên lớp đất bề măt, thường là 0- 10 hoặc 0-20 (30) cm ở những vùng đã được nghiên cứu: Cam Lộ, Gio Linh (Quảng Trị).
- Tổng hợp một số kết quả phân tích dioxin ở một số khu vực bị phun rải ở Nam Việt Nam.
- TT Khu vực nghiên cứu (thời gian).
- Có thể đánh giá chung là, hiện nay độ tồn lưu của dioxin ở các vùng bị phun rải đã giảm đến mức chấp nhận được..
- Xác định mức độ tồn lưu của dioxin theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, trên cơ sở đó xác định khối lượng đất bị nhiễm nặng dioxin cần phải xử lý..
- Nghiên cứu ảnh hưởng của dioxin lên sức khỏe con người và các biện pháp trợ giúp, khắc phục..
- đầy đủ về độ tồn lưu và sự di chuyển của dioxin trong khu vực sân bay và ngoại vi..
- Sự lan tỏa của dioxin trong môi trường.
- Sự lan tỏa của dioxin trong môi trường được nghiên cứu chủ yếu tại các bãi độc thuộc các sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát nhằm phục vụ cho việc xác định các điểm cần khắc phục..
- Khối lượng các chất độc hóa học được phun rải lít.
- Cho đến nay, lượng dioxin trong các đối tượng tự nhiên ở Quảng Trị tại các khu vực nghiên cứu ở hai huyện Gio Linh và Cam Lộ đều ở mức rất thấp:.
- Mật độ phun rải các CĐHH ở Quảng Trị.
- Dioxin ở Việt Nam.
- Các báo tổng kết nghiệm thu các, dự án, đề tài: E Z1(1997), Z2(1999), Z3(2003), KHCN Các báo cáo nghiệm thu nhiệm vụ: Phân tích xác định độ tồn lưu của dioxin trong môi trường, thuộc chương trình 33, các kế hoạch