« Home « Kết quả tìm kiếm

HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA RỪNG NGẬP MẶN TRỒNG TẠI TÂN THÀNH, BÀNG LA VÀ ĐẠI HỢP, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG


Tóm tắt Xem thử

- HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA RỪNG NGẬP MẶN TRỒNG TẠI TÂN THÀNH, BÀNG LA VÀ ĐẠI HỢP, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.
- Nguyễn Thị Kim Cúc Trường Đại học Thủy lợi Ban Nghiên cứu Hệ sinh thái Rừng ngập mặn, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Để cung cấp những dữ liệu khoa học mang tính định tính cho công tác bảo vệ và phát triển RNM, nhóm nghiên cứu tiến hành lượng giá hiệu quả kinh tế của RNM trồng tại các địa phương này.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, RNM ở đây đem lại những giá trị trực tiếp và gián tiếp cho cộng đồng dân cư ven biển.
- Khai thác tài nguyên RNM đã tạo sinh kế ổn định cho một lượng đáng kể cộng đồng.
- So với những kết quả nghiên cứu ở các địa phương khác trong miền Bắc và với kết quả nghiên cứu tại địa phương năm 2005, hiệu quả về mặt kinh tế đem lại có sự gia tăng trong năm 2013..
- Một trong những dịch vụ đặc thù của vùng nghiên cứu là giá trị của hệ sinh thái RNM nơi đây đem lại sinh kế cho lượng lớn cộng đồng dân cư địa phương và những vùng lân cận.
- Theo một số kết quả nghiên cứu trong vùng, hàng ngày có hàng trăm người dân đến khai thác thủ công (dùng.
- tay hoặc các dụng cụ khai thác thô sơ, đơn giản) các loại thủy hải sản tự nhiên trong và gần RNM.
- Ngoài hoạt động khai thác thủy sản thủ công, trong vùng còn có nhiều hoạt động kinh tế phụ thuộc vào rừng ngập mặn, như nuôi trồng thủy hải sản trong các đầm hoặc bãi bồi, khai thác thủy hải sản có sử dụng dụng cụ khai thác như làm đăng và nuôi ong… Đây là những hoạt động đem lại sinh kế cho các nhóm cộng đồng khác..
- Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (PES) là một dịch vụ đã và được quan tâm với RNM vùng nghiên cứu..
- Trong số giá trị của dịch vụ này, cần kể đến giá trị về môi trường, con giống, thức ăn… Tích lũy và tồn lưu cacbon trong đất rừng và cây ngập mặn được tính với giá trị đáng kể..
- Các hoạt động khai thác tài nguyên rừng đem lại hiệu quả đáng kể cho cộng đồng dân cư ven biển.
- Cũng như các vùng ven biển có RNM khác của Việt Nam, các hoạt động khai thác và sử dụng nguồn lợi từ RNM vùng ven biển miền Bắc Việt Nam và các phường ven biển thành phố Hải Phòng có những đặc thù riêng.
- Để đảm bảo chia sẻ lợi ích của RNM tới nhiều nhất các nhóm cộng đồng cũng như thúc đẩy nhiệm vụ bảo vệ và phát triển bền vững RNM, nhóm nghiên cứu thực hiện đánh giá hiệu quả kinh tế RNM trồng được ở một số xã ven biển thành phố Hải Phòng..
- ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Địa điểm và đối tượng nghiên cứu.
- Tuy nhiên, các dự án này thường không có ngân sách thường xuyên cho các hoạt động sau trồng rừng như nghiên cứu hiệu quả kinh tế-xã hội của việc trồng và phục hồi rừng ngập mặn..
- Phương pháp khảo sát đánh giá kinh tế-xã hội.
- Quá trình đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội của RNM đem lại cho cộng đồng dân cư vùng dự án gồm có ba bước: chuẩn bị, thu thập và phân tích dữ liệu.
- Nghiên cứu lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
- Về mặt định tính, đề tài đã lựa chọn phỏng vấn những người nắm thông tin chính, phỏng vấn sâu và đi thăm vùng nghiên cứu.
- Về mặt định lượng: phỏng vấn hộ gia đình, đây là kết quả chính của nghiên cứu này.
- Ngoài ra, những tài liệu thứ cấp liên quan khác của các dự án phục hồi rừng ngập mặn tại địa phương cũng được tra cứu và kế thừa..
- Việc khảo sát thảm thực vật vùng nghiên cứu cũng được tiến hành qua khảo sát hiện trạng lâm sinh của RNM tại 3 xã/phường nghiên cứu..
- Nhóm nghiên cứu cũng kế thừa các kết quả nghiên cứu đã công bố về thực vật ngập mặn cũng như các giá trị về hiệu quả kinh tế-xã hội của RNM đem lại cho cộng đồng dân cư vùng nghiên cứu để phân tích trong nghiên cứu này..
- Đối tượng thực hiện khảo sát kinh tế-xã hội vùng nghiên cứu đã được xác định trong quá trình xây dựng đề cương nghiên cứu.
- Trong giai đoạn chuẩn bị, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xây dựng bộ câu hỏi.
- Bảng hỏi đề cập đến nhận thức của cộng đồng về hiện trạng RNM tại chính địa phương mình, đánh giá về công tác quản lý, vai trò của RNM trong ứng phó với biến đổi khí hậu và tình trạng kinh tế-xã hội tại địa phương.
- Ngoài bảng hỏi, nhóm nghiên cứu cũng xây dựng bộ câu hỏi mở để thực hiện phỏng vấn sâu với các đối tượng là quản lý tại địa phương..
- Ở mỗi xã/phường, nhóm nghiên cứu thực hiện khoảng 20 cuộc phỏng vấn với một số đối tượng như chính quyền địa phương, cán bộ Hội Chữ thập Đỏ, phụ nữ, thanh niên và một số người làm nghề thu mua hải sản đánh bắt trong vùng….
- Ở mỗi xã/phường, đoàn nghiên cứu bắt đầu bằng cuộc thảo luận nhóm với cán bộ lãnh đạo địa phương, cán bộ Hội Chữ thập Đỏ và các hội liên quan như Hội Phụ nữ, ngoài ra, đại diện trường học, cán bộ Ban phòng chống lụt bão, đội tình nguyện bảo vệ rừng….
- Bên cạnh những số liệu khảo sát kinh tế-xã hội tại các xã/phường nghiên cứu, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát hiện trạng thảm thực vật..
- Phương pháp xác định lượng cacbon tích lũy trong rừng ngập mặn được áp dụng theo kết quả nghiên cứu của Nguyen Thi Kim Cuc và nnk.
- RỪNG NGẬP MẶN VÀ SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG VEN BIỂN.
- Đối với những lợi ích kinh tế từ RNM, nhóm nghiên cứu phát hiện thấy, khai thác thủy sản thủ công là các nguồn thu nhập trực tiếp phổ biến nhất.
- Kế đến sẽ là một số nhóm hoạt động như nuôi ong, thu mua hải sản trung gian… Tuy nhiên, trong khuôn khổ của báo cáo này, nhóm nghiên cứu chỉ thực hiện phân tích lợi ích kinh tế của rừng từ hoạt động khai thác thủy sản và nuôi ong, những hoạt động khác sẽ được phân tích dựa trên số liệu thứ cấp mà không tiến hành khảo sát trực tiếp.
- Trong nghiên cứu này, chúng tôi tính toán dựa trên nhóm giá trị mang lại lợi ích sinh kế trực tiếp và những giá trị khác (bao gồm cả giá trị trực tiếp, nhưng không định lượng cụ thể, như tạo môi trường thuận.
- lợi cho nuôi trồng thủy sản, tạo cảnh quan môi trường và những giá trị gián tiếp như bảo vệ đê, tích lũy cacbon…)..
- Nhóm giá trị mang lại hiệu quả sinh kế trực tiếp 3.1.1.
- Khai thác thủy sản.
- Kết quả điều tra tại hộ dân đã cho thấy, thu nhập bình quân trên mỗi ha RNM năm 2005 ở khu vực nghiên cứu khoảng 2,7 đến 5,7 triệu đồng, tương đương với 131-272 USD (quy về giá trị năm 2013).
- Kết quả khảo sát cho thấy, có số lượng đáng kể người dân trong khu vực (có những thời điểm lên tới 200 người tham gia khai thác/ngày tại mỗi địa phương) thực hiện hoạt động kinh tế này (Bảng 3.1)..
- Điều này cho thấy vai trò của RNM trồng tại các địa phương với kinh tế hộ gia đình là rõ ràng..
- Thông tin về khai thác thủy sản thủ công tại vùng nghiên cứu năm 2005 và 2013 Các thông số Đại Hợp Bàng La Tân Thành.
- Thu nhập trung bình/ngày (đ) quy về giá trị năm 2013.
- Số ngày khai thác/tháng (ngày) 15 12 14 Số tháng khai thác/năm (tháng) 6 6 7.
- Ước tính số người khai thác (người .
- khai thác các nguồn lợi thủy sản từ rừng (tính theo năm 2005).
- khai thác các nguồn lợi thủy sản từ rừng (tính theo năm 2013).
- Kết quả của nghiên cứu này cũng có thể so sánh với kết quả tính toán trong báo cáo của Hiệp hội Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm Đỏ năm 2011 là khoảng 7,58 triệu đồng – tương đương khoảng 370 USD/ha.
- Hiệu quả kinh tế từ khai thác thủy sản tự nhiên của vùng có rừng tăng đáng kể (5-8 lần) so với kết quả ước tính qua khai thác từ vùng bãi bồi trống (75 USD)..
- Cùng với kết quả khảo sát hộ gia đình về vai trò của RNM trong sinh kế của cộng đồng, nhóm nghiên cứu cũng tiến hành phân tích số liệu thứ cấp từ các báo cáo kinh tế-xã hội của các địa phương cũng như phỏng vấn với chính quyền địa phương và cán bộ phụ trách các lĩnh vực liên.
- Cụ thể, phần lớn các địa phương cung cấp thông tin số lượng người khai thác hàng ngày lớn hơn khoảng 30-40% so với khảo sát từ hộ gia đình.
- số ngày khai thác cũng lớn hơn từ 25-35%.
- số tháng khai thác là 12 tháng, thay vì 6-7 tháng/năm.
- Cũng từ đó, so với báo cáo kinh tế-xã hội, chúng tôi thu được giá trị khai thác thủy sản tại Bàng La là 16,65 tỷ đồng, tương đương với 2.643 USD/ha.
- Kết quả này là cao hơn so với đánh giá từ hộ gia đình, nhưng có thể so sánh được với hiệu quả kinh tế từ RNM của các nước trên thế giới..
- So sánh hiệu quả kinh tế từ RNM đến cộng đồng tại các địa phương tại thời điểm năm 2005 và 2013 cho thấy, cộng đồng địa phương thu được giá trị ngày càng cao từ hoạt động khai thác thủy sản.
- Đánh giá trong cùng một địa phương (xã/phường), chúng tôi cũng nhận được những thông tin về số lượng người tham gia khai thác thủy sản năm 2013 tăng lên 10-35% so với năm 2005..
- Số ngày khai thác/tháng và số tháng khai thác trong năm dường như ổn định.
- Về sản lượng khai thác, nhóm nghiên cứu cũng nhận được những phản hồi về loại sản phẩm thủy sản có thay đổi và từ đó số lượng cũng khác nhau.
- Nhìn chung, hiệu quả kinh tế/ngày công lao động của năm 2013 có cao hơn so với năm 2005, cụ thể là tăng từ 5,9-9,3 USD/ngày công lao động năm 2005 lên 8,7-19,2 USD/ngày công lao động..
- Hiệu quả từ hoạt động khai thác thủy sản tự nhiên ở vùng nghiên cứu không chỉ so sánh được với các kết quả nghiên cứu khu vực từ giai đoạn trước (IFRC, 2011), mà còn có thể so sánh được với các kết quả nghiên cứu trong nước như ở Giao Thủy, Nam Định năm 2010 (Hawkins và nnk., 2010) là 173-187 USD/ha/năm.
- Tuy nhiên, khi so sánh hiệu quả khai thác thủy sản này với các kết quả đánh giá ở Hàn Quốc thì mới đạt khoảng 1/30 giá trị.
- (1998) đã khảo sát ở Hongbo, Kunchang, Daebu-do và Yongchong-do (Hàn Quốc) và tính được giá trị khai thác thủy sản tự nhiên (bao gồm cả động vật và thực vật – tảo và rong) là USD.
- Kết quả tổng hợp số liệu của các nước trong khu vực châu Á (Ronnback, 1999) chỉ ra kết quả từ khai thác thủy sản từ 750-1.128 USD/ha RNM/năm..
- Nuôi ong là hoạt động kinh tế theo thời vụ và chủ yếu đem lại lợi ích cho một nhóm nhỏ cộng đồng.
- Vì vậy, lợi ích này thường đem lại cho nhóm cộng đồng ngoài địa phương.
- Đây là số lượng thùng ong nuôi của các chủ nuôi ong đưa đến hoạt động tại địa phương trong thời kỳ ra hoa của cây rừng ngập mặn..
- Hiệu quả thu được từ hoạt động này khoảng 5 lít mật/thùng/năm với giá trị kinh tế của mỗi lít mật từ đồng.
- Tính tổng trong 3 phường/xã thuộc vùng nghiên cứu, có khoảng 1.000 thùng ong, giá trị kinh tế đem lại khoảng 40.500 USD cho toàn bộ 900 ha RNM, tương đương với 45 USD/ha/năm.
- Điều này cũng có thể giải thích được do phân bố của thảm thực vật ngập mặn vùng nghiên cứu là bám sát đê biển, thuận lợi hơn cho hoạt động nuôi ong lấy mật..
- Đây là một hoạt động kinh tế đem lại sinh kế cho một nhóm dân cư trong cộng đồng.
- Có khoảng 10-20 hộ gia đình trong mỗi xã/phường có nguồn thu chính từ hoạt động này..
- Như vậy, nguồn sinh kế trực tiếp từ rừng ngập mặn vùng nghiên cứu được tính toán trong nghiên cứu này bao gồm đánh bắt hải sản tự nhiên, đạt hiệu quả từ 435 USD/ha/năm 1 – 2,643 USD/ha/năm 2 và hoạt động nuôi ong đạt giá trị khoảng 45 USD/ha/năm..
- Giá trị khác 3.2.1.
- Kết quả khảo sát thảm thực vật trong vùng nghiên cứu có độ tuổi từ 6 đến 10 tuổi, tức là được trồng trong giai đoạn 1998-2007.
- Do không có điều kiện thực hiện khảo sát diện tích rừng từng loại theo độ tuổi nên dựa và lịch sử trồng và phát triển rừng ở các địa phương, nhóm nghiên cứu chia diện tích rừng theo tỷ lệ cho từng tuổi rừng.
- Số liệu này có giá trị trong định lượng tương đối lượng cacbon tích lũy trong đất và cây ngập mặn trồng tại các xã/phường nghiên cứu (Bảng 3.2)..
- Về lợi ích sinh thái, lượng cacbon do rừng ngập mặn tại 3 xã/phường vùng nghiên cứu hấp thụ được ước tính thấp nhất đến năm 2013 là 295.433 tấn cacbon – tương đương với 1.083.291 tấn CO 2 (1.204 tấn/ha) và trị giá USD cho toàn vùng và 44.535 USD/ha (với đơn giá là 37 USD/tấn CO 2 ) (World Bank, 2014)..
- 1 Giá trị trung bình tại 3 xã/phường từ số liệu điều tra hộ dân..
- 2 Giá trị tính toán của UBND phường Bàng La..
- Như vậy, trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu, RNM đã mang lại giá trị kép trong giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu xét về khả năng tích lũy cacbon và bảo vệ bờ biển..
- Các giá trị khác.
- Cung cấp nguồn thức ăn cho hoạt động nuôi trồng thủy sản, như đã trình bày, trong nghiên cứu này, nhóm không thực hiện lượng giá giá trị này.
- Tuy nhiên, chúng tôi cũng muốn chỉ ra giá trị này của RNM ở một số địa phương khác để người đọc có bức tranh cụ thể hơn về RNM, Hawkins và nnk.
- Đem lại không khí trong lành cho toàn bộ khu vực được cộng đồng dân cư địa phương đánh giá là một trong những giá trị trực tiếp.
- Thể dục trên đê hàng ngày như một phần trong hoạt động sống của cộng đồng vùng nghiên cứu..
- Một số loại cây thuốc chữa bệnh, một số người dân khẳng định giá trị này khi sử dụng một số loài cây làm thuốc trong RNM để chữa một số loại bệnh phổ biến cho người thân trong gia đình.
- Vai trò này của RNM đem lại giá trị kinh tế không nhiều (1-2 USD/ha/năm) (Hawkins và nnk., 2010), nhưng đem lại hiệu quả về mặt tinh thần cho cộng đồng..
- Hiệu quả kinh tế trực tiếp của RNM đem lại cho cộng đồng là rất đáng kể, tuy nhiên, chỉ có UBND phường Bàng La chính thức đánh giá và công nhận giá trị này qua báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2013 và phương hướng, giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm 2014, Hai địa phương, xã Đại Hợp và phường Tân Thành đã ghi nhận vai trò này, nhưng cần được chính thức hóa để khẳng định vai trò của RNM trong phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, từ đó, không chỉ cán bộ, lãnh đạo chính quyền và các ban ngành quan tâm vào công cuộc bảo vệ và phát triển rừng, mà còn nâng cao được sự quan tâm và góp sức của cộng động vào nhiệm vụ chung.
- Vì vậy, để tiếp tục bảo vệ và phát triển RNM ở các địa phương, cần liên tục thực hiện hoạt động truyền thông, nâng cao ý thức của cộng đồng cũng như lãnh đạo các ban ngành về vai trò, giá trị nhiều mặt của RNM, tích cực thực hiện hoạt động phong trào liên quan đến RNM để giáo dục và truyền thông giá trị này tới các thế hệ trẻ tại các địa phương và những vùng lân cận..
- Diện tích RNM trồng tại 3 xã/phường vùng nghiên cứu đã được chăm sóc và bảo vệ thích đáng để đem lại nguồn sinh kế đáng kể cho cộng đồng địa phương..
- Hiệu quả về mặt sinh thái của thảm thực vật ngập mặn trong vùng nghiên cứu là rất đáng kể.
- Kết quả tính toán cho thấy, trung bình mỗi hecta ngoài khả năng tích lũy cacbon, các giá trị về mặt cảnh quan, môi trường mà cộng đồng tại địa phương được thừa hưởng cũng đem lại giá trị nhiều mặt trong đời sống xã hội của cộng đồng nơi đây.
- Những giá trị này cũng đã được cộng đồng đánh giá cao và vì vậy, càng tích cực hơn trong hoạt động bảo vệ và phát triển RNM..
- Những đánh giá trong báo cáo này chưa thể hiện và định lượng được toàn bộ giá trị của RNM ở các địa phương.
- Chúng tôi, những người thực hiện nghiên cứu này, hy vọng các dẫn liệu và phân tích trong báo cáo được chính quyền các địa phương đón nhận và làm cơ sở cho việc đánh giá giá trị tài sản RNM của địa phương mình và từ đó nâng cao hoạt động truyền thông trong cộng đồng, để RNM mãi được bảo vệ và phát triển..
- Rừng ngập mặn Việt Nam