« Home « Kết quả tìm kiếm

Hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei (Boone, 1931) qui mô nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long


Tóm tắt Xem thử

- HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Litopenaeus vannamei (Boone, 1931) QUI MÔ NÔNG HỘ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Đồng bằng sông Cửu Long, Hiệu quả kỹ thuật, tôm thẻ chân trắng.
- Phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Đồng bằng sông Cửu Long được ước lượng từ hàm sản xuất biên ngẫu nhiên dạng Cobb-Douglas.
- Nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp thu thập từ 204 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Sóc Trăng và Bến Tre.
- Kết quả cho thấy mức hiệu quả kỹ thuật của mô hình trung bình là 69,0% và có khoảng 31,4% số hộ nuôi đạt mức hiệu quả kỹ thuật trên 80%.
- Năng suất mất đi do kém hiệu quả về kỹ thuật của mô hình bình quân là 2,2 tấn/ha/vụ..
- Có 94,6% mức kém hiệu quả do các yếu tố đầu vào mà nông dân có thể kiểm soát được như mật độ thả giống, ngày công lao động và chi phí.
- Trình độ học vấn, nguồn vốn sản xuất và mùa vụ nuôi có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật..
- Hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei (Boone, 1931) qui mô nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Sự chuyển đổi đối tượng nuôi từ tôm sú sang tôm TCT ở Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng đang là vấn đề cần quan tâm về mặt kỹ thuật và nguồn lực sản xuất cũng như yếu tố môi trường.
- Hoạt động nuôi tôm phụ thuộc rất nhiều yếu tố như đặc điểm của mô hình nuôi, điều kiện thời tiết và cơ bản nhất là chất lượng của tất cả các nguồn đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất (Sivaraman et al., 2015).
- Sự thay đổi các yếu tố đầu vào sản xuất có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất (technical efficiency - TE) của mô hình nuôi tôm.
- Nghiên cứu này nhằm ước lượng được mức hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi tôm TCT bằng phương pháp ước lượng các tham số trong hàm sản xuất biên ngẫu nhiên để đề xuất một số khuyến nghị cho người nuôi tôm cải thiện hiệu quả sản xuất..
- Số liệu nghiên cứu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 204 hộ nuôi tôm TCT thâm canh và bán thâm canh ở hai tỉnh ĐBSCL là tỉnh Sóc Trăng và Bến Tre từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2019..
- Các hộ nuôi được chọn phỏng vấn một cách ngẫu nhiên dựa vào danh sách các hộ nuôi tôm TCT được cung cấp từ Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bến Tre..
- 2.2 Đo lường hiệu quả kỹ thuật.
- Hiệu quả kỹ thuật (TE) là khả năng của người sản xuất trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất để đạt sản lượng tối đa từ một tập hợp các yếu tố đầu vào cho trước hoặc có được tối thiểu hóa đầu vào từ đầu ra cho trước (Coelli, 2005)..
- u i là phần phi hiệu quả của nông hộ thứ i (TE = e -ụi.
- Trong đó, u i là phần biến ngẫu nhiên không âm liên quan đến tính phi hiệu quả trong sản xuất và được giả định là có phân phối độc lập, một phía và có dạng N.
- Nếu u i bằng 0, đơn vị sản xuất thứ i đạt hiệu quả kỹ thuật 100% và nằm trên đường biên giới hạn sản xuất.
- Nếu u i lớn hơn 0, đơn vị sản xuất thứ i đang sử dụng lãng phí các yếu tố đầu vào hay nói cách khác là phi hiệu quả sản xuất.
- Battese and Coelli (1995) định nghĩa các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả sản xuất được viết dưới dạng mô hình như sau:.
- u j = Z i δ + W i , i = 1,....,N (2) Trong đó, Z i là các nhân tố như đặc điểm về kinh tế xã hội, về nguồn lực sản xuất và về kỹ thuật sản xuất của hộ có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật..
- Hiệu quả kỹ thuật được ước lượng từ hàm giới hạn khả năng sản xuất, nó được ước lượng từ sự khác nhau giữa lượng đầu ra thực sự và đầu ra tính.
- Hiệu quả kỹ thuật được tính theo công thức:.
- Hệ số hiệu quả kỹ thuật theo mô hình phân tích biên ngẫu nhiên nằm trong khoảng từ 0 đến bằng 1..
- Nếu hệ số này bằng 1 có nghĩa là hộ sản xuất đạt được hiệu quả kỹ thuật tối ưu, nhỏ hơn 1 có nghĩa là hộ sản xuất chưa đạt được hiệu quả kỹ thuật tối ưu..
- Phần mền FRONTIER 4.1 được sử dụng để ước lượng hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất (Coelli, 2005)..
- Đặng Hoàng Xuân Huy (2015), nghiên cứu này sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để ước lượng TE của mô hình nuôi tôm TCT ở ĐBSCL và được viết dưới dạng công thức 4, bước đầu dựa vào các yếu tố đầu vào của các nghiên cứu trên:.
- Laodong: số ngày công lao động tham gia vào quá trình nuôi tôm.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật của mô hình tôm TCT được xem xét như (1) đặc điểm kinh tế và xã hội của hộ nuôi tôm (kinh nghiệm nuôi, tuổi, trình độ học vấn của người nuôi).
- Do giới hạn về điều kiện dữ liệu, nghiên cứu sử dụng các biến số trên để ước lượng hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi tôm TCT.
- quả kỹ thuật của mô hình nuôi tôm còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác..
- 3.1 Chỉ tiêu về kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.
- Kết quả khảo sát cho thấy diện tích mặt nước nuôi tôm TCT trung bình của hộ là 5.904 m 2 /hộ và gần như không thay đổi so với năm 2015 (Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền, 2015).
- Phần lớn các hộ nuôi tôm TCT có sử dụng ao lắng để xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi, diện tích ao lắng trung bình 1.405 m 2 /ao.
- Có 79,7% số hộ nuôi tôm TCT có tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm từ các cán bộ của Chi cục Thủy sản và công ty thuốc TYTS và thức ăn..
- Thời gian nuôi tôm TCT bình quân là 80,4 ngày và số vụ nuôi khoảng 2,2 vụ/năm.
- Thực tế, kinh nghiệm nuôi tôm của các hộ nuôi tôm TCT là khá lâu, bình quân 13,4 năm và là các hộ đã nuôi đối tượng tôm sú chuyển sang nuôi tôm TCT..
- Khoảng 42,2% số hộ nuôi tôm TCT có vay vốn nên việc sử dụng hiệu nguồn vốn vay là cần thiết..
- Bảng 1: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.
- Trong các khoản chi trong tổng chi phí biến đổi cho nuôi tôm TCT, chi phí thức ăn chiếm 53,1%.
- Số hộ nuôi tôm TCT có lãi chiếm khoảng 84,3%.
- Nhìn chung, mô hình nuôi tôm TCT đạt hiệu quả tương đối cao về tài chính nhưng cũng mang lại rủi ro, vì số hộ nuôi bị thu lỗ khoảng 70,3 triệu đồng/ha..
- 3.2 Hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.
- Hàm sản xuất.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả sản xuất - Đặc điểm kinh tế- xã hội.
- Đặc điểm kỹ thuật sản xuất.
- Hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào.
- Hệ số hiệu quả 0,690.
- Hệ số hiệu quả dao động .
- Mức kém hiệu quả do các yếu tố đầu vào trong hàm năng suất biên ngẫu nhiên mà người nuôi có thể kiểm soát được thể hiện qua hệ số.
- =0,946), có nghĩa là khoảng 94,6% mức kém hiệu quả về năng suất của tôm TCT do những yếu tố đầu vào mà người nuôi tôm có thể kiểm soát được gồm con giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, lao động và các yếu tố đầu vào khác.
- Vì vậy, nuôi tôm TCT ở ĐBSCL kém hiệu quả kỹ thuật chủ yếu do người nuôi sử dụng các yếu tố đầu vào chưa được hợp lý.
- điều này cho thấy vai trò của con người trong quản lý quá trình nuôi tôm là rất quan trọng..
- Bên cạnh, hiệu quả tài chính và môi trường cũng là vấn đề quan trọng cần được quan tâm khi đầu tư sản xuất.
- Mô hình nuôi tôm hiệu quả cao và ổn định khi đảm bảo hài hòa được hiệu quả về khía cạnh kỹ thuật, khía cạnh tài chính và môi trường..
- Số lao động tham gia nuôi tôm TCT trung bình khoảng 2 người/hộ và lao động gia đình là chủ yếu, do các hộ nuôi tận dụng lao động sẵn có và giúp nâng cao thu nhập cho gia đình.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào thông qua yếu tố lao động là có thể do mô hình nuôi tôm TCT là hoạt động sản xuất chính của hộ và là tài sản của người nuôi tôm nên người nuôi tôm đặt sự quan tâm nhất để đạt được hiệu quả cao.
- Tuy vậy, nghề nuôi tôm hiện nay có xu hướng hiện đại hóa, các phương tiện sản xuất và trang thiết bị hiện đại có thể dần được sử dụng thay thế lao động giản đơn.
- Vì thế, rất cần có những nghiên cứu tiếp theo để đánh giá ảnh hưởng về số lượng và chất lượng lao động cũng như khả năng thay thế bởi các phương tiện sản xuất, và trang thiết bị hiện đại cho các mô hình nuôi tôm áp dụng khoa học kỹ thuật khác nhau..
- Mặc dù, chi phí cho việc sử dụng thức ăn trong mô hình nuôi tôm TCT chiếm tỷ trọng cao, với 53,1% chi phí biến đổi và các hộ nuôi tôm sử dụng lượng thức ăn trong quá trình nuôi không có sự khác biệt lớn, với FCR bình quân là 1,1..
- Hệ số hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm TCT ở ĐBSCL trung bình 0,69, có nghĩa mức hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào trong mô hình đạt 69%..
- Như vậy, lượng các đầu vào đã sử dụng, người nuôi tôm đạt được năng suất cao nếu hiệu quả kỹ thuật tốt.
- Sự chênh lệch tương đối lớn giữa các hộ nuôi đạt hiệu quả kỹ thuật thấp nhất và cao nhất là từ 8,5% đến 92,2%.
- Trong đó, số hộ nuôi tôm TCT đạt hiệu quả kỹ thuật từ 60-80% chiếm tỷ lệ cao nhất (44,6% số hộ nuôi), số hộ nuôi đạt hiệu quả cao hơn 80% chiếm 31,4%.
- số hộ nuôi đạt hiệu quả từ 40%.
- còn lại là số hộ có hiệu quả kết hợp sử dụng các yếu tố đầu vào thấp hơn 40% (Hình 1).
- Như vậy, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho nuôi tôm TCT ở ĐBSCL có sự chưa đồng đều.
- Kết quả nghiên cứu này tương đồng so với kết quả nghiên cứu của Lê Kim Long và Đặng Hoàng Xuân Huy (2015) với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Khánh Hòa.
- So với đối tượng nuôi là tôm sú thì hiệu quả kỹ thuật mô hình nuôi TCT ở ĐBSCL cao hơn so với nuôi tôm sú ở West Bengal (Bhattacharya, 2008) là 7% nhưng thấp hơn so với nuôi tôm sú ở ĐBSCL là 2% (Den et al., 2007).
- Bên cạnh, hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi tôm TCT tương đồng so với các đối tượng nuôi thủy sản khác như mô hình nuôi thủy sản kết hợp ở vùng Tripura (Ấn Độ) là 68,4% (Singh, 2008).
- Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của mô hình nuôi tôm TCT ở ĐBSCL đạt ở mức trung bình khá..
- Hình 1: Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi tôm TCT Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của.
- mô hình nuôi tôm TCT gồm đặc điểm về kinh tế- xã hội, nguồn lực sản xuất và đặc điểm về kỹ thuật (Bảng 2).
- Yếu tố về trình độ học vấn của người nuôi, nguồn vốn đầu tư sản xuất và số vụ nuôi tôm có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật tôm TCT.
- Người nuôi tôm có trình độ học vấn tốt có khả năng quản lý các yếu tố đầu vào hiệu quả nên cải thiện TE cho mô hình nuôi tốt.
- (2015) có nhận định là người nuôi tôm có tham gia nâng cao trình độ học vấn sẽ có quyết định phù hợp giúp tăng hiệu quả kỹ thuật của mô hình sản xuất.
- Nguồn vốn vay để đầu tư cho sản xuất tôm sẽ đem lại hiệu quả kỹ thuật cao hơn là nguồn vốn sẵn có, bởi vì nguồn vốn vay thúc đẩy người nuôi tôm quản lý và sử dụng hiệu quả để sinh lời vì họ phải trả chi phí vay vốn hàng tháng.
- Hơn nữa, là hiệu quả kỹ thuật nâng cao khi số vụ nuôi tôm TCT trong năm từ một đến hai vụ, nghĩa là người nuôi tôm chọn mùa vụ thích hợp, nuôi ít vụ, tập trung quản lý và đảm bảo được thời gian nghỉ giữa vụ.
- Cuối cùng là hiệu quả kỹ thuật từ người nuôi có cơ hội tham dự các lớp và khóa tập huấn về kỹ thuật cao hơn so với nhóm người không được tập huấn kỹ thuật.
- Bên cạnh, thông tin được xuyên suốt giữa các hộ nuôi tôm và các bên liên quan giúp ích cho việc định hướng sản xuất và ứng dụng khoa học kỹ thuật.
- Tuy nhiên, sự tác động này chưa đủ mạnh làm tăng hiệu quả kỹ thuật..
- Bảng 3: Năng suất tôm mất đi do kém hiệu quả Hệ số.
- hiệu quả.
- Bảng 3 cho thấy năng suất tôm nuôi tăng theo mức hiệu quả, hiệu quả kỹ thuật càng cao, cho năng suất cao.
- nuôi có thể tận dụng trình độ kỹ thuật hiện có nhằm cải thiện năng suất tôm tăng thêm là 2,2 tấn/ha..
- Diện tích nuôi tôm TCT trung bình là 5.904 m 2 /hộ và mật độ nuôi tôm khoảng 63,9 con/m 2 , năng suất trung bình đạt 6,1 tấn/ha/vụ và hệ số tiêu tốn thức ăn khoảng 1,1..
- Hệ số hiệu quả kỹ thuật.
- Hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi tôm TCT đạt trung bình khá, trung bình 69,0%.
- Một vụ nuôi thì người nuôi mất đi 2,2 tấn/ha tôm thương phẩm do sự kém hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất.
- Trình độ học vấn, nguồn vốn sản xuất và mùa vụ là các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi tôm TCT.
- Năng suất tôm nuôi có thể được cải thiện thông qua việc áp dụng khoa học kỹ thuật để sử dụng các yếu tố đầu vào sản xuất một cách tối ưu để nâng cao năng suất tôm TCT..
- Cần giải pháp hỗ trợ người nuôi trong tổ chức và phương thức sản xuất để đạt hiệu quả sản xuất tối ưu gồm xác định mật độ thả giống phù hợp, thành phần và liều lượng sử dụng các loại thuốc TYTS..
- Cần nghiên cứu hiệu quả phân phối và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi để đánh giá và cải thiện hiệu quả của mô hình..
- Nghiên cứu này bước đầu dựa vào một số yếu tố đầu vào cơ bản để phân tích cho các mô hình nuôi tôm theo qui mô nông hộ, cần có các nghiên cứu sâu hơn về qui mô sản xuất, hình thức nuôi và khoa học kỹ thuật để đánh giá chi tiết hiệu quả kỹ thuật..
- Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Dự thảo qui chuẩn kỹ thuật quốc gia..
- Phân tích hiệu quả kỹ thuật cho các ao nuôi tôm he chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh oaHoafHòa.
- Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Cà Mau.
- So sánh hiệu quả đầu tư nuôi hâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở Bến Tre