« Home « Kết quả tìm kiếm

Hiệu quả phòng trị của xạ khuẩn đối với bệnh thán thư trên cây ớt do nấm Colletotrichum sp.


Tóm tắt Xem thử

- HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ CỦA XẠ KHUẨN ĐỐI VỚI BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY ỚT DO NẤM Colletotrichum SP..
- Bệnh thán thư, cây ớt, Colletotrichum sp., xạ khuẩn.
- Nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới thuộc Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Trường Đại học Cần Thơ nhằm mục tiêu tìm ra các chủng xạ khuẩn có khả năng quản lý bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum sp.
- Kết quả đã phân lập được 100 chủng xạ khuẩn từ đất trồng ớt ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
- gây bệnh thán thư trên ớt.
- Khả năng đối kháng của 20 chủng xạ khuẩn đối với nấm Colletotrichum sp.
- Kết quả cho thấy, 3 chủng xạ khuẩn CT10, VL17 và HG03 luôn thể hiện sự đối kháng cao với nấm Colletotrichum sp.
- 44,73% và 49,09% ở thời điểm 9 ngày sau khi cấy (NSKC).
- Hiệu quả phòng trị bệnh thán thư trên ớt của 3 chủng xạ khuẩn CT10, VL17 và HG03 được thực hiện trong điều kiện nhà lưới với 5 lần lặp lại.
- Kết quả cho thấy, cả 3 chủng xạ khuẩn thí nghiệm đều có khả năng phòng trị bệnh thán thư trên ớt, trong đó chủng HG03 ở thời điểm kết hợp phun 2 ngày trước và 2 ngày sau lây bệnh nhân tạo cho hiệu quả phòng trị bệnh cao tương đương nghiệm thức thuốc hóa học Carmanthai 800WP (Carbendazim) thông qua đường kính vết bệnh thấp là 9,12 mm và hiệu quả giảm bệnh cao là 63,17% ở thời điểm 9 ngày sau khi lây bệnh nhân tạo..
- Hiệu quả phòng trị của xạ khuẩn đối với bệnh thán thư trên cây ớt do nấm Colletotrichum sp..
- Một số nghiên cứu ghi nhận xạ khuẩn có khả năng quản lý một số mầm bệnh gây hại cây trồng như: Xanthomonas oryzae (Hastuty et al., 2012), Rhizoctonia solani (Lê Minh Tường và Ngô Thị Kim Ngân, 2014), Phytopthora citricola (Haesler et al., 2008).
- Qua đó nghiên cứu đã cho thấy tiềm năng sử dụng xạ khuẩn trong phòng trừ sinh học rất có hiệu quả.
- Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm ra chủng xạ khuẩn có khả năng quản lý bệnh thán thư hại ớt trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới, từ đó làm tiền đề cho những nghiên cứu sau nhằm tìm ra biện pháp quản lý bệnh thán thư hại ớt nói riêng và bệnh thán thư hại cây trồng nói chung vừa hiệu quả, vừa thân thiện với môi trường..
- 2.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng đối kháng của xạ khuẩn đối với nấm Colletotrichum sp.
- Thu mẫu xạ khuẩn: Mẫu đất được lấy xung quanh rễ cây ớt, cách mặt đất từ 20 – 25 cm.
- Đĩa được ủ từ 2 - 3 ngày, sau đó nhận dạng khuẩn lạc xạ khuẩn và tách ròng bằng cách dùng đũa vi khuẩn đã khử trùng vít khuẩn lạc đơn xạ khuẩn vạch lên đĩa chứa môi trường MS.
- Thí nghiệm a: Thực hiện đánh giá nhanh khả năng đối kháng của 100 chủng xạ khuẩn đối với nấm Colletotrichum sp.
- Sau đó, chọn ra những chủng xạ khuẩn thực sự có khả năng đối kháng với nấm gây bệnh thán thư trên ớt bằng cách đo bán kính vòng vô khuẩn và tính hiệu suất đối kháng..
- Thí nghiệm b: Đánh giá khả năng đối kháng của chủng xạ khuẩn chọn lọc được từ thí nghiệm a với nấm Colletotrichum sp.
- gây bệnh thán thư trên ớt với 5 lần lặp lại, số nghiệm thức là số chủng xạ khuẩn thí nghiệm..
- Chuẩn bị nguồn xạ khuẩn: nuôi xạ khuẩn trong ống nghiệm khoảng 3 - 5 ngày.
- Sau đó, đổ 1 ml nước cất thanh trùng vào ống nghiệm tạo huyền phù xạ khuẩn, cho khoanh giấy thấm (ø = 5 mm) vào ống nghiệm chứa huyền phù xạ khuẩn trong 1 phút, kẹp khoanh giấy thấm đưa lên thành ống nghiệm và để khô nước khoảng 1 phút..
- Sau đó, khoanh giấy thấm (ø = 5 mm) có xạ khuẩn được đặt đối diện với khoanh nấm Colletotrichum sp.
- Đĩa Petri được đặt trong điều kiện nhiệt độ phòng và đánh giá khả năng đối kháng của xạ khuẩn với nấm bằng cách đo bán kính vòng vô khuẩn và tính hiệu suất đối kháng ở thời điểm 3, 5, 7 và 9 NSKC..
- Bán kính vùng sợi nấm ở nghiệm thức có xử lý xạ khuẩn..
- 2.2 Thí nghiệm 2 Đánh giá khả năng phòng trị của xạ khuẩn đối với bệnh thán thư trên ớt trong điều kiện nhà lưới.
- Nghiệm thức 1 (NT1): Phun huyền phù xạ khuẩn VL17 (với mật số 10 8 cfu/ml) ở 2 ngày trước lây bệnh nhân tạo (LBNT)..
- NT2: Phun huyền phù xạ khuẩn VL17 (với mật số 10 8 cfu/ml) ở 2 ngày sau LBNT..
- NT3: Phun huyền phù xạ khuẩn VL17 (với mật số 10 8 cfu/ml) kết hợp 2 ngày trước và 2 ngày sau LBNT..
- NT4: Phun huyền phù xạ khuẩn CT10 (với mật số 10 8 cfu/ml) ở 2 ngày trước LBNT..
- NT5: Phun huyền phù xạ khuẩn CT10 (với mật số 10 8 cfu/ml) ở 2 ngày sau LBNT..
- NT6: Phun huyền phù xạ khuẩn CT10 (với mật số 10 8 cfu/ml) kết hợp 2 ngày trước và 2 ngày sau LBNT..
- NT7: Phun huyền phù xạ khuẩn HG03 (với mật số 10 8 cfu/ml) ở 2 ngày trước LBNT..
- NT8: Phun huyền phù xạ khuẩn HG03 (với mật số 10 8 cfu/ml) ở 2 ngày sau LBNT..
- NT9: Phun huyền phù xạ khuẩn HG03 (với mật số 10 8 cfu/ml) kết hợp 2 ngày trước và 2 ngày sau LBNT..
- 3.1 Phân lập xạ khuẩn ở vùng rễ của cây ớt tại một số ruộng trồng ớt ở một số tỉnh ĐBSCL Những mẫu đất thu thập được từ ruộng ớt của nông dân các tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang được mang về phân lập trên môi trường ISP4 thu được 100 chủng xạ khuẩn.
- Trong đó, nghiên cứu đã phân lập được 31 chủng xạ khuẩn tại các ruộng ở tỉnh Cần Thơ, 25 chủng tại các ruộng ở tỉnh Vĩnh Long, 20 chủng tại các ruộng ở tỉnh Sóc Trăng, 24 chủng ở tỉnh Hậu Giang..
- 3.2 Khả năng đối kháng của xạ khuẩn lên nấm Colletotrichum sp.
- gây bệnh thán thư trên ớt trong điều kiện phòng thí nghiệm.
- Thí nghiệm đánh giá nhanh khả năng đối kháng của 100 chủng xạ khuẩn đối với nấm gây bệnh thán.
- thư trên ớt theo 2 chỉ tiêu bán kính vòng vô khuẩn và hiệu suất đối kháng đã chọn được 20 chủng xạ khuẩn thực sự có khả năng đối kháng..
- Bán kính vòng vô khuẩn (BKVVK) của các chủng xạ khuẩn thí nghiệm được trình bày ở Bảng 1..
- Bảng 1: Bán kính (mm) vòng vô khuẩn của các chủng xạ khuẩn đối với nấm Colletotrichum sp.
- STT Nghiệm Thức Bán kính (mm) vòng vô khuẩn qua các thời điểm khảo sát.
- Ở thời điểm 3 NSKC, tất cả các chủng xạ khuẩn đều có khả năng đối kháng với nấm gây bệnh thán thư trên ớt, trong đó 3 chủng xạ khuẩn thể hiện khả năng đối kháng cao là CT10, VL08 và HG03 với BKVVK lần lượt là 20,1 mm.
- Ở thời điểm 5 NSKC, các chủng xạ khuẩn thí nghiệm đều có BKVVK khá cao từ 10,9 mm tới 18,9 mm, trong đó chủng xạ khuẩn CT10 thể hiện khả năng đối kháng cao với BKVVK là 18,9 mm và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các chủng xạ khuẩn còn lại.
- Đến thời điểm 7 NSKC, 2 chủng CT10 và HG03 thể hiện khả năng đối kháng cao với nấm Colletotrichum sp.
- với BKVVK lần lượt là 16,7 mm và 15,7 mm, cao hơn so với các chủng xạ khuẩn còn lại.
- Ở thời điểm 9 NSKC, 3 chủng CT10, VL17 và HG03 có BKVVK lần lượt là 13,7 mm, 12,3 mm và 13,5 mm, cao hơn so với các chủng xạ khuẩn còn lại (Hình 1)..
- Kết quả về hiệu suất đối kháng (HSĐK) của các chủng xạ khuẩn với nấm Colletotrichum sp.
- Ở thời điểm 3 NSKC, tất cả các.
- chủng xạ khuẩn đều cho HSĐK với nấm Colletotrichum sp.
- Bốn chủng xạ khuẩn VL11, CT10, HG03 và VL15 cho HSĐK lần lượt là 37,73%.
- 29,09% và 27,57%, cao hơn so với các chủng xạ khuẩn thí nghiệm còn lại.
- Ở thời điểm 5 NSKC, chủng xạ khuẩn CT10 cho HSĐK là 53,16%, cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các chủng xạ khuẩn thí nghiệm còn lại.
- Kết quả tương tự ở thời điểm 7 ngày sau thí nghiệm.
- Tại thời điểm 9 NSKTN, HSĐK cao là 3 chủng xạ khuẩn CT10 (49,82.
- VL và HG cao hơn so với các chủng xạ khuẩn thí nghiệm còn lại..
- Như vậy, kết quả ở Bảng 1 và Bảng 2 cho thấy 3 chủng xạ khuẩn CT10, VL17 và HG03 luôn thể hiện sự đối kháng cao với nấm Colletotrichum sp..
- dòng xạ khuẩn Steptomyces plicatus được phân lập ở Kerman của Iran từ đất của các loại cây trồng thì tìm ra được chủng thứ 101 có khả năng đối kháng cao với vi khuẩn Erwinia carotovora gây hại cây trồng trong điều kiện phòng thí nghiệm.
- cứu gần đây là xạ khuẩn có khả năng đối kháng hiệu quả với nấm Colletotrichum spp.
- trên hành lá (Nguyễn Hoàng Nguyên, 2013) và xạ khuẩn đối kháng với nấm Colletotrichum spp.
- của các chủng xạ khuẩn đối với nấm Colletotrichum sp.
- qua các thời điểm.
- Hình 1: Khả năng đối kháng của xạ khuẩn với nấm bệnh Colleltotrichum sp.
- ở thời điểm 9 NSKC 3.3 Hiệu quả phòng trị bệnh thán thư trên.
- 3.3.1 Đường kính vết bệnh trên trái ớt qua các thời điểm 5, 7, 9 và 11 ngày sau lây bệnh nhân tạo (NSLB).
- chủng xạ khuẩn đều có chiều dài vết bệnh thấp hơn nghiệm thức đối chứng âm xử lý bằng nước cất thanh trùng và cao hơn nghiệm thức đối chứng dương được xử lí bằng thuốc hóa học Carmanthai 800WP ở mức khác biệt 5%..
- Tại thời điểm 5 NSLB, các chủng xạ khuẩn thí nghiệm ở các thời điểm xử lý đều có đường kính vết bệnh thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng.
- Trong đó, nghiệm thức chủng xạ khuẩn HG03 ở thời điểm phun kết hợp trước + sau (HG03TS) có đường kính vết bệnh là 5,76 mm, thấp tương đương với nghiệm.
- Bảng 3: Đường kính (mm) vết bệnh trên trái ớt qua các thời điểm.
- STT Nghiệm thức Đường kính (mm) vết bệnh trên trái ớt qua các thời điểm.
- Tại thời điểm 7 NSLB, nghiệm thức chủng HG03 ở thời điểm phun kết hợp trước + sau (HG03TS) có đường kính vết bệnh thấp là 7,44 mm và thấp tương đương với nghiệm thức đối chứng dương là sử dụng thuốc hóa học Carmanthai 800WP (4,68 mm).
- Trong đó, nghiệm thức HG03 ở thời điểm phun kết hợp trước + sau (HG03TS) có đường kính vết bệnh thấp là 10,06 mm, thấp tương đương với nghiệm thức đối chứng dương là sử dụng thuốc hóa học Carmanthai 800WP (7,08mm) và thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại.
- Tuy nhiên, nghiệm thức HG03 ở thời điểm phun kết hợp trước + sau (HG03TS) vẫn có đường kính vết bệnh thấp là 13,22 mm, thấp tương đương với nghiệm thức đối chứng dương là sử dụng thuốc hóa học Carmanthai 800WP (10,34 mm) và thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại..
- Nhìn chung, qua các thời điểm khảo sát nhận thấy 3 chủng xạ khuẩn thí nghiệm đều có khả năng quản lý bệnh thán thư thể hiện với nhiều mức độ khác nhau.
- Trong đó, chủng xạ khuẩn HG03 được xử lý ở thời điểm phun kết hợp 2 ngày trước và 2 ngày sau khi lây bệnh nhân tạo có đường kính vết bệnh thấp đến thời điểm 11 ngày sau khi lây bệnh.
- của 3 chủng xạ khuẩn qua các thời điểm 5, 7, 9 và 11 ngày sau lây bệnh nhân tạo (NSLB).
- Hiệu quả giảm bệnh (HQGB) của các chủng xạ khuẩn thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4.
- Ở thời điểm 5 NSLB, các chủng xạ khuẩn thí nghiệm đều thể hiện HQGB với nhiều mức độ khác nhau..
- Trong đó, nghiệm thức sử dụng chủng xạ khuẩn HG03 ở thời điểm phun kết hợp trước + sau cho HQGB là 66,68% cao tương đương với nghiệm thức đối chứng dương là sử dụng thuốc hóa học Carmanthai 800WP (80,78.
- Ở thời điểm 7 NSLB, HQGB ở các nghiệm thức giảm so với 5 NSLB.
- Ở thời điểm 9 NSLB, nghiệm thức sử dụng chủng xạ khuẩn HG03 ở thời điểm phun kết hợp trước + sau cho HQGB là 62,66%, cao tương đương với nghiệm thức đối chứng dương là sử dụng thuốc hóa học Carmanthai 800WP (73,72.
- Kết quả tương tự ở thời điểm 11 NSLB, nghiệm thức sử.
- dụng chủng xạ khuẩn HG03 ở thời điểm phun kết hợp trước + sau cho HQGB là 56,47%, cao tương đương với nghiệm thức đối chứng dương là sử.
- trên trái ớt qua các thời điểm 5, 7, 9,và 11 ngày sau khi lây bệnh nhân tạo (NSLB).
- trên trái ớt qua các thời điểm.
- Tóm lại, kết quả thí nghiệm cho thấy 3 chủng xạ khuẩn VL17, CT10 và HG03 cho hiệu quả phòng trừ nấm Colletotrichum sp.
- Điều này ghi nhận được là do xạ khuẩn có nhiều cơ chế để tiêu diệt hay ức chế nấm bệnh trong điều kiện tự nhiên như: ký sinh (Phạm Văn Kim, 2000), cạnh tranh nguồn sống, tiết các chất kháng sinh (Phạm Văn Kim, 2000), tiết enzyme ngoại bào hủy vách tế bào nấm (Jaradat et al., 2008).
- Trong các chủng xạ khuẩn thí nghiệm, chủng xạ khuẩn HG03 được xử lí vào thời điểm phun kết hợp trước + sau 2 ngày chủng bệnh có đường kính vết bệnh thấp và hiệu quả giảm bệnh cao tương đương nghiệm thức đối chứng dương là xử lí thuốc hóa học Carmanthai 800WP đến thời điểm 11 ngày sau lây bệnh nhân tạo.
- Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Đinh Hồng Thái (2014) khi dùng tác nhân xạ khuẩn để phòng trị bệnh đốm vằn do nấm R..
- Khi xử lí xạ khuẩn lên quả ớt 2 ngày trước khi lây bệnh nhân tạo thì xạ khuẩn đã định vị trên bề mặt quả ớt và có thể chúng sẽ tiết ra mô ̣t số.
- khi nấm bệnh xuất hiê ̣n lúc này là bất lợi cho sự phát triển của bào tử nấm và khi xử lý xạ khuẩn thêm một lần nữa ở thời điểm 2 ngày sau khi lây bệnh thì đã bổ sung thêm nguồn xạ khuẩn sẽ càng làm ức chế và có thể gây chết nấm bệnh..
- Cả 3 chủng xạ khuẩn VL17, CT10 và HG03 đều cho hiệu quả phòng trừ nấm Colletotrichum sp..
- Trong đó, chủng xạ khuẩn HG03 khi phun kết hợp 2 ngày trước + 2 ngày sau lây bệnh nhân tạo cho hiệu quả phòng trừ bệnh cao tương đương nghiệm thức xử lí thuốc hóa học Carmanthai 800WP (Carbendazim)..
- Đề xuất khảo sát khả năng phòng trị bệnh thán thư trên ớt của chủng xạ khuẩn HG03 trong điều kiện ngoài đồng..
- Đánh giá khả năng phòng trị của các chủng xạ khuẩn đối với nấm gây bênh đốm vằn Rhizotonia solani Kuhn trong điều kiện nhà lưới và khảo sát một số cơ chế đối kháng của chúng.
- Phân lập và đánh giá khả năng đối kháng của các chủng xạ khuẩn đối với nấm Rhizoctonia solani Kunh gây bệnh đốm vằn trên lúa.
- Đánh giá hiệu quả phòng trị của xạ khuẩn đối với nấm.
- Colletotrichum sp