« Home « Kết quả tìm kiếm

Hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong nuôi kết hợp với rong bún (Enteromorpha sp.) và rong mền (Cladophoraceae)


Tóm tắt Xem thử

- (LITOPENAEUS VANNAMEI) TRONG NUÔI KẾT HỢP VỚI RONG BÚN (ENTEROMORPHA SP.) VÀ RONG MỀN (CLADOPHORACEAE).
- Nghiên cứu khả năng giảm thức ăn trong nuôi thẻ chân trắng (Litopeneaus vannamei) kết hợp với rong bún (Enteromorpha sp.) và rong mền (Cladophoracea) được thực hiện gồm 7 nghiệm thức với 3 lần lặp lại.
- Trong nghiệm thức đối chứng, tôm nuôi đơn và được cho ăn thức ăn thương mại thỏa mãn, 6 nghiệm thức còn lại tôm được nuôi kết hợp với rong bún hoặc rong mền cho ăn ở các mức 75%, 50% và 25% lượng thức ăn của nghiệm thức đối chứng.
- Rong bún hoặc rong mền được bố trí 100 g/bể đối với nghiệm thức nuôi kết hợp và rong được duy trì suốt thời gian nuôi 72 ngày.
- Kết quả cho thấy tỉ lệ sống của tôm không bị ảnh hưởng bởi sự giảm thức ăn.
- Tăng trưởng và năng suất của tôm nuôi ở nghiệm thức nuôi kết hợp cho ăn 50% hoặc 75% nhu cầu tương đương hoặc cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng.
- Áp dụng nuôi kết hợp, chi phí thức ăn giảm đáng kể, từ 45,5 đến 64,9% cũng như hàm lượng TAN và NO 2 - thấp hơn nhiều so với nghiệm thức nuôi đơn (p<0,05).
- Hơn nữa, màu sắc của tôm sau khi luộc chín ở nhóm tôm nuôi kết hợp với rong bún và rong mền có màu đỏ đậm hơn.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy nuôi tôm thẻ chân trắng kết hợp với rong bún và rong mền có thể giảm được lượng thức ăn đến 50% đồng thời duy trì chất lượng nước tốt hơn..
- Tuy nhiên, hiện nay nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh cũng gặp nhiều khó khăn như chất lượng tôm giống không ổn định, giá thức ăn tăng cao dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp.
- (2007) trong mô hình nuôi tôm, cá thâm canh thức ăn cung cấp cho đối tượng nuôi chỉ được cá, tôm đồng hóa 23% và lượng đạm mất từ thức ăn là 73%, dẫn đến ô nhiễm môi trường nuôi.
- Thêm vào đó, chi phí thức ăn trong nuôi tôm thâm canh chiếm trung bình 58% tổng chi phí sản xuất (Vu Nam Son, et al., 2011).
- Một số giải pháp để giảm thiểu vấn đề này là giảm mật độ nuôi, nuôi luân canh, xen vụ, nuôi kết hợp đa loài… Trong hệ thống nuôi kết hợp tôm và rong biển, các chất đạm từ nước thải của tôm nuôi được rong biển hấp thụ, đồng thời rong biển được làm thức ăn cho tôm giúp cân bằng được hệ sinh thái và giảm chi phí thức ăn (FAO, 2003;.
- Giống như các loài rong biển khác, rong bún (Enteromorpha spp.) và rong mền (Cladophoraceae) thuộc ngành rong lục không những có giá trị dinh dưỡng cao được sử dụng làm thức ăn cho các loài thủy sản mà còn có vai trò quan trọng trong quá trình hấp thụ chất hữu cơ, làm giảm sự ô nhiễm môi trường nuôi thủy sản (FAO, 2003.
- Vì thế, nghiên cứu khả năng giảm thức ăn trong nuôi kết hợp tôm thẻ chân trắng với rong bún hoặc rong mền là rất cần thiết.
- Kết quả thành công có thể khuyến khích người dân sử dụng nguồn rong tại chỗ nhằm giảm chi phí thức ăn và góp phần phát triển các mô hình nuôi tôm kết hợp thân thiện với môi trường và bền vững..
- Thí nghiệm nuôi kết hợp tôm thẻ chân trắng với rong bún hoặc rong mền, gồm 7 nghiệm thức, được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
- Trong đó, nghiệm thức đối chứng là.
- Sáu nghiệm thức còn lại, tôm thẻ được nuôi kết hợp với rong bún hoặc rong mền và lượng thức ăn được cho ăn giảm dần lần lượt là 75, 50 và 25% lượng thức ăn của nghiệm thức đối chứng.
- Bảy nghiệm thức như sau:.
- Nghiệm thức 1: đối chứng (tôm nuôi đơn_cho ăn theo nhu cầu).
- Nghiệm thức 2: Tôm + rong bún_cho ăn 75%.
- Nghiệm thức 3: Tôm + rong mền_cho ăn 75%.
- Nghiệm thức 4: Tôm + rong bún _cho ăn 50%.
- Nghiệm thức 5: Tôm + rong mền _cho ăn 50%.
- Nghiệm thức 6: Tôm + rong bún_cho ăn 25%.
- Nghiệm thức 7: Tôm + rong mền_cho ăn 25%.
- Rong bún hoặc rong mền tươi được bố trí 100 g/bể (đối với nghiệm thức nuôi kết hợp), cung cấp dinh dưỡng cho rong là dung dịch walne 1 ml/lít (chỉ cung cấp 1 lần khi bố trí thí nghiệm)..
- Thức ăn thương mại (GROWBEST) dùng cho tôm thẻ được sử dụng cho từng giai đoạn với hàm lượng đạm 35-40.
- Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR.
- Tổng lượng thức ăn sử dụng/Tăng trọng.
- Chi phí thức ăn cho tôm tăng trọng (đồng/kg.
- Giá thức ăn x FCR.
- Bắt ngẫu nhiên 3-4 con tôm ở nghiệm thức nuôi đơn và nuôi kết hợp rong bún hoặc rong mền, luộc trong nước.
- Các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn về yếu tố môi trường, tăng trưởng của tôm thí nghiệm và hiệu quả sử dụng thức ăn được tính bằng phần mềm Exell.
- Sự khác biệt giữa các nghiệm thức được phân tích thống kê bằng phương pháp ANOVA với phép thử TUKEY ở mức ý nghĩa p<0,05, sử dụng chương trình SPSS 14,0..
- Nhiệt độ và pH giữa các nghiệm thức tương tự nhau và ít biến động trong ngày, dao động trung bình từ C và pH từ 7,2-7,9.
- Độ kiềm trung bình ở các nghiệm thức không chênh lệch nhau nhiều, biến động từ 116 đến 129 mgCaCO 3 /L.
- Bảng 1: Trung bình nhiệt độ ( o C) và pH trong các nghiệm thức.
- Nghiệm thức Nhiệt độ ( o C) pH Độ kiềm.
- Kết quả cho thấy hàm lượng TAN và NO 2 - trung bình ở nghiệm thức nuôi tôm đơn và cho ăn theo nhu cầu (đối chứng) là 0,23 và 1,86 mg/L, cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức nuôi kết hợp tôm với rong bún hoặc rong mền.
- Bên cạnh đó, hàm lượng của cả hai chỉ tiêu này có khuynh hướng giảm theo sự giảm lượng thức ăn cung cấp cho tôm ở các nghiệm thức nuôi kết hợp.
- Điều này biểu thị rong bún và rong mền có tác dụng hấp thu các hợp chất đạm trong bể nuôi giúp duy trì chất lượng nước tốt hơn so với nghiệm thức nuôi tôm đơn..
- trung bình trong thời gian thí nghiệm Nghiệm thức NH 4 + /NH 3.
- Kết quả sau 10 tháng theo dõi cho thấy 90% N từ thức ăn công nghiệp đưa vào ao nuôi tôm, chỉ có 22% tổng lượng N đưa vào ao được chuyển hóa thành sản phẩm, và có đến 57% lượng N thải ra môi trường nước và 14% N tích tụ ở đáy ao.
- Sau 72 ngày nuôi, tỉ lệ sống của tôm dao động từ 85 đến 95%, trong đó nghiệm thức đối chứng đạt 88,3% và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các nghiệm thức nuôi kết hợp (Bảng 3).
- Điều này cho thấy nuôi tôm thẻ chân trắng kết hợp với rong bún hoặc rong mền, sự giảm.
- lượng thức ăn xuống còn 25% nhu cầu không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của tôm thí nghiệm..
- Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả của dự án rong ITB-Việt Nam (2011), nuôi tôm sú kết hợp với rong đá, rong bún hoặc rong mền ở điều kiện nuôi trong bể, sau 9 tuần nuôi, tôm ở nghiệm thức kết hợp có tỉ lệ sống khá cao hơn so với nuôi tôm đơn nhưng khác biệt không có ý nghĩa.
- (2010) nuôi tôm thẻ chân trắng kết hợp với rong bún Ulva clathrata, đạt tỉ lệ sống cao hơn so với nghiệm thức nuôi đơn và chỉ cho ăn thức ăn công nghiệp..
- Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng của tôm thẻ giảm theo sự giảm lượng thức ăn (Bảng 3).
- Đối với nghiệm thức cho ăn 50% nhu cầu (RB+50% ĐC và RM+50% ĐC), tôm có sự tăng trưởng khá tốt hơn so với nhóm đối chứng, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).
- Ngoài ra, ở cùng mức cho ăn các nghiệm thức nuôi kết hợp với rong bún, tôm có sự tăng trưởng khá tốt hơn so với nhóm tôm được nuôi kết hợp với rong mền..
- Nghiệm thức Tỉ lệ sống.
- Trong nghiên cứu này, tôm thẻ chân trắng ở các nghiệm thức nuôi kết hợp với rong bún hoặc rong mền và mức cho ăn 50 và 75% nhu cầu thì tôm có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhóm tôm nuôi đơn được cho ăn theo nhu cầu.
- Điều này có thể do môi trường nuôi ở nghiệm thức nuôi kết hợp tốt hơn môi trường nuôi tôm đơn là điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng của tôm (như đã đề cập ở Bảng 2)..
- Thêm vào đó, khi lượng thức ăn không đảm bảo theo nhu cầu, tôm có thể sử dụng rong sẵn có trong bể nuôi như nguồn thức ăn biểu thị sinh khối rong bún và rong mền giảm mạnh theo thời gian nuôi (Hình 1)..
- Nhiều nghiên cứu đã khẳng định các loài rong biển thuộc ngành rong lục trong đó có rong bún (Enteromorpha spp.) và rong mền.
- (Cladophoraceae) không những có giá trị dinh dưỡng cao (giàu các acid amin và acid béo thiết yếu, vitamin và khoáng) được sử dụng làm thức ăn cho các loài thủy sản mà còn có vai trò lọc sinh học làm giảm sự ô nhiễm môi trường nuôi thủy sản (FAO, 2003.
- Hình 1 cho thấy sinh khối rong bún và rong mền bị giảm trong suốt thời gian thí nghiệm và giảm mạnh theo thời gian nuôi.
- Điều này có thể do tôm nuôi kết hợp với rong bún hoặc rong mền chỉ được cho ăn ở các mức 75%, 50% và 25% so với nhu cầu, khi thức ăn không đáp ứng đủ nhu cầu cho tôm thẻ chân trắng thì rong bún và rong mền hiện diện trong bể nuôi có thể là nguồn thức ăn bổ sung cho tôm.
- Kết quả cho thấy ở hai nghiệm thức cho ăn 25% nhu cầu kết hợp với rong bún hoặc rong mền thì sinh khối rong bị giảm nhiều hơn so với nghiệm thức 75% và 50% theo nhu cầu, trong đó sinh khối rong bún bị giảm nhiều nhất.
- Kết quả về tỉ lệ sống cho thấy ở nghiệm thức 25% nhu cầu tôm có kích cỡ đồng đều và đạt tỷ lệ sống đạt cao nhất.
- Điều này cho thấy ngoài việc hấp thu đạm vô cơ cải thiện môi trường nuôi, rong bún và rong mền có thể là nguồn thức ăn bổ sung tốt cho tôm..
- Hình 1: Sinh khối rong bún và rong mền qua các đợt thu mẫu 3.3 Năng suất và hiệu quả sử dụng thức ăn.
- Kết quả cho thấy năng suất của tôm thẻ có cùng khuynh hướng với tốc độ tăng trưởng, năng suất đạt cao nhất kg/m 3 ) ở nghiệm thức nuôi kết hợp cho ăn 75% nhu cầu, kế đến là nghiệm thức cho ăn 50% nhu cầu kg/m 3 ) và thấp.
- nhất là nghiệm thức cho ăn ở mức 25% nhu cầu (0,92-0,97.
- Nghiệm thức đối chứng (nuôi tôm đơn, cho ăn theo nhu cầu) đạt năng suất là 1,32 kg/m 3 , khác biệt thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức nuôi kết hợp với mức cho ăn 75% và 25% (Bảng 4)..
- Bảng 4: Năng suất, hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) và chi phí thức ăn của tôm thẻ sau 72 ngày nuôi.
- Nghiệm thức Năng suất.
- Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR).
- Chi phí thức ăn cho tôm tăng trọng (đ/kg).
- theo lượng thức ăn thương mại cung cấp cho tôm..
- FCR ở nghiệm thức đối chứng có giá trị cao nhất (1,78) và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức nuôi kết hợp.
- Thêm vào đó, FCR giảm theo sự giảm lượng thức ăn cung cấp cho tôm.
- Mặc dù ở nghiệm thức nuôi kết hợp được cho ăn 25% nhu cầu, tôm sinh trưởng chậm nhưng FCR thấp nhất được tìm thấy ở cả rong bún và rong mền..
- Chi phí thức ăn thương mại cho 1 kg tôm tăng trọng có liên quan với FCR.
- Ở nghiệm thức đối chứng có FCR cao nhất nên chi phí thức ăn cao nhất, trung bình là 62.235 đ.
- Đối với các nghiệm thức nuôi kết hợp khi giảm lượng thức ăn thì chi phí thức ăn giảm theo, mức giảm từ 45,5 đến 64,9% so với nghiệm thức nuôi đơn.
- Nghiệm thức cho ăn 25% nhu cầu, tôm có khối lượng nhỏ nhất nhưng chi phí thức ăn giảm nhiều nhất (Bảng 4)..
- Điều này cho thấy rong bún và rong mền có thể là nguồn thức ăn bổ sung thích hợp cho tôm thẻ trong điều kiện giảm lượng thức ăn (như đã đề cập ở phần 3.2)..
- Trong hệ thống nuôi kết hợp tôm và rong biển, các chất đạm từ nước thải của tôm nuôi được rong biển hấp thụ, đồng thời rong biển được làm thức ăn cho tôm giúp cân bằng được hệ sinh thái và giảm chi phí thức ăn (FAO, 2003.
- (2008), nuôi kết hợp tôm thẻ chân trắng L.
- vannamei với loài rong bún Ulva clathrata, đã cải thiện được tốc độ tăng trưởng của tôm đến 60% và lượng thức ăn công nghiệp sử dụng ít hơn từ 10 đến 45% so với đối chứng.
- Ngoài ra, Lê Thanh Hùng và Ong Mộc Quý (2010), khảo sát hiện trạng sử dụng và quản lý thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng (L.
- vannamei) ở Việt Nam, tác giả nhận thấy các mô hình nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh ở miền Nam và miền Trung có hệ số chuyển đổi thức ăn dao động trong.
- Nghiệm thức đối chứng trong nghiên cứu hiện tại có FCR cao hơn số liệu nghiên cứu này do điều kiện nuôi trong bể với thể tích nhỏ và mật độ cao nên tôm thẻ tăng trưởng chậm hơn so với nuôi trong ao..
- Hình 1 biểu thị ở nghiệm thức nuôi kết hợp tôm với rong bún hoặc rong mền, tôm luộc chín có màu đỏ đậm, trong khi tôm ở nghiệm thức đối chứng có màu nhạt hơn..
- Khi tôm được cho ăn thức ăn có bổ sung 40 mg astaxanthin/100 g trong bốn tuần, tôm luộc chín có màu đỏ đậm.
- Nghiên cứu của Cruz-Suarez (2006) báo cáo rằng bổ sung 3,3% rong bún Enteromorpha vào khẩu phần ăn cho tôm thẻ chân trắng.
- Sau 28 ngày nuôi tôm luộc chín có màu đỏ đậm hơn so với nhóm tôn được ăn thức ăn bổ sung rong Macrocystis hoặc Ascophyllum.
- Hình 2: Tôm thí nghiệm sau khi luộc chín Tóm lại, nuôi kết hợp tôm thẻ chân trắng với.
- rong bún hoặc rong mền giảm được lượng thức ăn đến 50% nhu cầu vẫn ảnh hưởng tốt đến tăng trưởng, năng suất tôm nuôi, giảm hệ số tiêu tốn thức ăn và chi phí thức ăn.
- Kết quả biểu thị vai trò hữu ích của rong bún và rong mền trong nuôi tôm thẻ chân trắng, góp phần ổn định môi trường và nghề nuôi tôm bền vững.
- Các nghiệm thức tôm nuôi kết hợp với rong bún và rong mền có hàm lượng TAN và NO 2 - thấp hơn so với nuôi tôm đơn trong suốt thời gian nuôi..
- Tôm nuôi kết hợp với rong bún hoặc rong mền và cho ăn 50-75% nhu cầu có tốc độ tăng trưởng từ tương đương đến cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với tôm nuôi đơn được cho ăn theo nhu cầu..
- Tôm thẻ chân trắng nuôi kết hợp với rong bún hoặc rong mền sau khi luộc chín có màu đỏ đậm và tôm nuôi đơn có màu đỏ nhạt..
- Rong bún Đối chứng Rong mền.
- Hiện trạng sử dụng và quản lý thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở Việt Nam.
- Đánh giá thành phần dinh dưỡng của rong bún (Enteromorpha intestinalis) và sử dụng chúng làm thức ăn cho các loài thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long