« Home « Kết quả tìm kiếm

Hồ Chí Minh - Hội nhập và phát triển


Tóm tắt Xem thử

- Từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, người ta nói nhiều về hội nhập và phát triển.
- Không ít những ý kiến cho rằng sự kết thúc Chiến tranh lạnh là mở đầu cho quá trình hội nhập của thế giới.
- Trong khi đó, lịch sử Việt Nam và thế giới cách đây 100 năm đã ghi nhận một con người sớm có tư duy hội nhập và phát triển..
- Con người đó là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
- Trí tuệ và bản lĩnh của Người đang soi sáng sự phát triển của Việt Nam hôm nay và mai sau..
- Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO sau 11 năm đàm phán với 28 đối tác song phương và 14 phiên đàm phán chính thức và không chính thức là mốc lớn trong tiến trình chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
- Mốc này đã được đánh dấu cách đây 100 năm với tầm nhìn hướng ra thế giới của vị lãnh tụ thiên tài khi còn mang tên Nguyễn Tất Thành và cách đây hơn 60 năm khi Người nêu nguyện vọng của dân tộc Việt Nam vào Liên hợp quốc và muốn là bạn với tất cả các nước dân chủ.
- Khi vừa trở thành Chủ tịch của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, một trong những quan tâm hàng đầu của Người là thực hiện quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế trong xây dựng và phát triển kinh tế vì một Việt Nam phát triển..
- Hội nhập để giải phóng đất nước.
- Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh..
- Khi trò truyện với nhà văn Mỹ, Người nói: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp.
- Trong khoảng 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Hồ Chí Minh đã đặt cơ sở cho việc thiết lập mối quan hệ quốc tế.
- Từ năm 1941 đến năm 1945, Hồ Chí Minh khẳng định luôn đứng về phe Đồng minh chống phát xít và “sẵn sàng hợp tác với người Mỹ khi nào người Mỹ thấy thích hợp”.
- Trong bức thư đầu tiên gửi cho trung uý Mỹ Charles Fenn trong OSS (cơ quan phục vụ chiến lược của Mỹ) cuối tháng 4/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã “đề nghị cho gửi một số thanh niên sang để được huấn luyện sử dụng điện đài” 2.
- Ngay sau Đại hội Quốc dân Tân Trào, ngày Hồ Chí Minh đã gửi thông điệp cho Chính phủ Pháp nêu ra đề nghị 5 điểm, trong đó điểm 4 là: “Chính phủ Pháp hưởng quyền ưu đãi trong kỹ nghệ và thương mại ở Việt Nam.
- Ngày 18/8, Hồ Chí Minh gửi bức thư thứ tư cho Charles Fenn khẳng định: “Chiến tranh đã kết thúc.
- Tôi cảm thấy áy náy khi những người bạn Mỹ phải rời chúng tôi quá nhanh… Tôi trông chờ ngày hạnh phúc được gặp ông và những người bạn Mỹ của chúng ta ở Đông Dương hay trên đất Mỹ” 4 .
- Nhưng tình bạn của chúng ta vẫn như thế, không bao giờ thay đổi… Tôi lấy làm tiếc về những người bạn Mỹ đã rời chúng tôi quá nhanh và do đó mối quan hệ giữa chúng ta sẽ trở nên khó khăn hơn.
- Chúng tôi sẽ không bao giờ quên ông.
- Ông cũng đừng quên chúng tôi nhé! Ngày mai tươi sáng, chúng ta sẽ gặp nhau, chúng ta sẽ trông chờ ngày đó” 5.
- Hai mươi sáu ngày sau lễ Độc lập, ngày Chính phủ lâm thời công bố chính sách ngoại giao 4 điểm (do Chủ tịch Hồ Chí Minh dự thảo đã được Hội đồng Chính phủ thông qua), điểm 1 và 2 nói tới quan hệ của Việt Nam với các nước Đồng minh và với nước Pháp”: 1) Đối với các nước Đồng minh, Việt Nam chủ trương “hết sức thân thiện và thành thực công tác trên lập trường bình đẳng tương ái để xây đắp lại nền hoà bình của thế giới.
- 2) Đối với nước Pháp, Chính phủ Việt Nam sẽ bảo vệ theo luật quốc tế tính mạng và tài sản của kiều dân Pháp yên tĩnh làm ăn và tôn trọng sự độc lập của Việt Nam, nhưng đối với Chính phủ Pháp, Đờ Gôn chủ trương thống trị Việt Nam, không chịu thừa nhận nền độc lập hoàn toàn thì kiên quyết chống lại” 6.
- Ngày Hồ Chí Minh với tư cách là Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có điện văn gửi Tổng thống Mỹ H.
- Theo Hồ Chí Minh, Việt Nam hoàn toàn ủng hộ việc thành lập Ủy ban Tư vấn này và có đủ điều kiện cử đại diện vào Ủy ban Tư vấn là Việt Nam chứ không phải là Pháp..
- Bởi vì từ ngày Chính phủ lâm thời Việt Nam trên thực tế đã là một chính phủ độc lập về mọi phương diện.
- Tin chắc rằng tại Ủy ban này, Việt Nam có thể mang lại sự đóng góp có hiệu quả cho việc giải quyết các vấn đề còn tồn tại ở Viễn Đông 7 .
- Đúng 5 ngày sau, ngày Hồ Chí Minh lại có Thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Frarnes Brynes khẳng định lại việc thành lập Ủy ban tư vấn Viễn Đông và vấn đề liên quan tới Việt Nam được thảo luận tại cuộc họp đầu tiên của Ủy ban Tư vấn Viễn Đông..
- Một ngày sau đó, ngày 23/10, trả lời các nhà báo về thái độ hiện thời của Chính phủ Việt Nam đối với Trung Hoa và Pháp, Hồ Chí Minh nêu rõ lập trường:.
- “Chúng ta không chống tất cả nước Pháp, tất cả dân chúng Pháp.
- Nếu có những người Pháp muốn qua đây, điều đình một cách hoà bình…, lẽ tất nhiên chúng ta sẽ hoan nghênh… Có thể rằng: chúng ta hoan nghênh những người Pháp muốn đem tư bản vào xứ ta khai thác những nguồn nguyên liệu chưa có ai khai thác.
- Có thể rằng: chúng ta sẽ mời những nhà chuyên môn Pháp, cũng như Mỹ, Nga hay Tàu đến đây giúp việc cho chúng ta trong cuộc kiến thiết quốc gia” 8.
- Cũng trong Thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Frarenes Brynes ngày nhân danh Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và nhân danh Hội Văn hoá Việt Nam, Hồ Chí Minh “bày tỏ nguyện vọng của Hội, được gửi một phái đoàn khoảng năm mươi thanh niên Việt Nam sang Mỹ với ý định một mặt thiết lập những mối quan hệ văn hoá thân thiết với thanh niên Mỹ, và mặt khác để xúc tiến việc tiếp tục nghiên cứu về kỹ thuật, nông nghiệp cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác… Tha thiết mong muốn tạo được mối quan hệ với nhân dân Mỹ là những người mà lập trường cao quý đối với những lý.
- tưởng cao thượng về công lý và nhân bản quốc tế, và những thành tựu kỹ thuật hiện đại của họ đã có sức hấp dẫn mạnh mẽ với giới trí thức Việt Nam” 9.
- Trong khi kết tội bọn xâm lược, hiếu chiến ở nhiều nước vi phạm hiến chương Đại Tây Dương và San Francisco, Hồ Chí Minh vẫn tuyên bố với thế giới quan điểm thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì hoà bình, thịnh vượng chung.
- Ngày Hồ Chí Minh đã có điện văn gửi các ông Ăngđrê Grômưcô - (đại diện Liên Xô), Giêm Biếcnơ (Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ), bác sỹ Cố Duy Quân - (đại diện Trung Quốc).
- Cả hai bức điện đều bày tỏ nguyện vọng “Quốc dân chúng tôi đã giành được độc lập và giữ vững nền độc lập, thiết tha yêu cầu các ngài công nhận nền độc lập ấy và nhận chúng tôi vào Hội đồng Liên hợp quốc… Chúng tôi tin rằng sự có mặt của chúng tôi trong Hội nghị sẽ có ích nhiều cho việc giải quyết một cách nhanh chóng và hoà bình cho các vấn đề ở Đông - Nam Á châu hiện nay” 10.
- Đây là lần đầu tiên thay mặt nhân dân Việt Nam, Hồ Chí Minh gửi điện yêu cầu các nước lớn và Liên hợp quốc không chỉ công nhận nền độc lập của chúng ta mà còn kết nạp chúng ta vào Hội đồng Liên hợp quốc.
- Với tinh thần xuyên suốt đó, hơn một tháng sau, ngày trong Công hàm gửi chính phủ các nước:.
- Trung Quốc, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Liên bang Xôviết và Vương quốc Anh, Người khẳng định lại bổn phận của chúng ta cùng các nước lớn “bắt tay vào xây dựng lại thế giới nhằm đặt ra ngoài vòng pháp luật vô thời hạn, một mặt là chiến tranh, áp bức, bóc lột và mặt khác và bần cùng, khiếp sợ và bất công.
- Người khẳng định việc đưa vấn đề Đông Dương ra trước Liên hợp quốc “sẽ cho phép chúng tôi hợp tác với các quốc gia khác trong việc xây dựng nên một thế giới tốt đẹp hơn và một nền hoà bình bền vững.
- Những nguyện vọng đó là chính đáng và sự nghiệp hoà bình thế giới phải được bảo vệ 11.
- Trong năm 1946 (khoảng tháng 12/1946), trong Lời kêu gọi Liên hợp quốc (nước Anh, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên Xô và các nước thành viên khác của Liên hợp quốc), một lần nữa Hồ Chí Minh đã đề xuất những định hướng rõ ràng cho đất nước về mở cửa và hội nhập với khu vực và kinh tế quốc tế.
- Trong chính sách đối ngoại, Người nêu rõ 2 nguyên tắc, trong đó điểm 2 là: “Đối với các nước dân chủ, Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực:.
- a) Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình.
- b) Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế.
- c) Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc…” 12.
- Ngày khi trả lời một nhà báo nước ngoài, Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng tôi rất hoan nghênh tư bản Pháp và tư bản các nước khác thật thà cộng tác với chúng tôi.
- Một là để xây dựng lại Việt Nam sau lúc bị chiến tranh tàn phá, hai là điều hoà nền kinh tế thế giới và giữ gìn hoà bình” 13 .
- lời một nhà báo nước ngoài, Người nói rõ chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế sau khi hoà bình lập lại: “Việt Nam sẽ đứng với tất cả các nước bầu bạn” 14 .
- về ngoại thương, Việt Nam sẽ giao dịch với tất cả các nước nào trên thế giới muốn giao dịch với Việt Nam một cách thật thà” 15 .
- Ngày cũng trả lời một nhà báo nước ngoài, Người nói: “Việt Nam có nhiều phụ nguyên, chúng tôi rất hoan nghênh tư bản Pháp và tư bản các nước cộng tác thật thà với chúng tôi”.
- “Việt Nam sẵn sàng cộng tác thân thiện với nhân dân Pháp.
- Những người Pháp tư bản hay công nhân, thương gia hay trí thức, nếu họ muốn thật thà cộng tác với Việt Nam thì sẽ được nhân dân Việt Nam hoan nghênh họ như anh em bầu bạn” 16 .
- Tóm lại, tầm nhìn của Hồ Chí Minh là rộng mở và nhân văn.
- Vì vậy, hợp tác với tất cả mọi lực lượng tiến bộ để đem lại một giá trị cho dân tộc mình cũng là giá trị của nhân loại là một trí tuệ sáng giá của Hồ Chí Minh.
- Đó là tiền đề, nền tảng cho sự phát triển bền lâu..
- Hội nhập vì phát triển, để phát triển.
- Hồ Chí Minh đã có tầm nhìn và đặt nền tảng cho sự phát triển Việt Nam khi còn thực hiện sứ mạng giải phóng đất nước.
- Khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng ta đoàn kết chặt chẽ với nhân dân các nước bạn.
- Chúng ta sẽ dựa theo 5 nguyên tắc lớn của bản tuyên bố Trung - Ấn và Trung - Myanmar để gây quan hệ hữu hảo đối với hai chính phủ nhà vua Myanmar và Lào.
- Chúng ta phát triển quan hệ hữu hảo với các nước Đông - Nam Á.
- Đối với nước Pháp, chúng ta sẽ cố gắng lập lại mối quan hệ kinh tế và văn hoá trên nguyên tắc bình đẳng và hai bên đều có lợi.
- Chúng ta đoàn kết với nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới” 17.
- Khi đế quốc Mỹ bắt đầu tiến hành chiến tranh cục bộ ở miền Nam và gây chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, trong cuộc tiếp và nói chuyện thân mật với phái viên của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Italia, giáo sư luật học La Para, Hồ Chí Minh nêu lên quan điểm: Chúng tôi sẵn sàng trải thảm đỏ và rắc hoa cho Mỹ rút lui.
- Trung tuần tháng 1/1967, khi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ đang ở đỉnh cao, trong buổi tiếp đoàn đại biểu của Toà án Quốc tế sang Việt Nam điều tra tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chúng tôi nói với nhân dân chúng tôi rằng họ phải sẵn sàng hoan nghênh nhân dân Mỹ không phải khi họ đến như hiện nay với những người lính mang vũ khí - nhưng khi họ đến một lần nữa trong tương lai để giúp đỡ xây dựng đất nước chúng tôi… Các ông hãy tin tôi khi nói rằng tôi sẽ rất sung sướng khi đón tiếp Tổng thống Mỹ đến đây một cách hoà bình.
- Chúng tôi chìa bàn tay hữu nghị ra với bất kỳ quốc gia nào thừa nhận Việt Nam là một nước tự do và độc lập” 18.
- Hồ Chí Minh - Việt Nam: hội nhập và phát triển.
- Như vậy là lộ trình 11 năm dẫn tới gia nhập WTO của Việt Nam đã được khởi nguồn cách đây 100 năm khi Hồ Chí Minh quyết định đi ra thế giới, hoà nhập vào thời đại với tinh thần chủ động, độc lập tự chủ.
- Trên nền tảng vững chắc đó, cách đây hơn 60 năm, ngay sau khi nước ta vừa giành được độc lập, Người đã thể hiện khát vọng đưa nước ta vào Hội đồng Liên hợp quốc bằng cách đề nghị các nước chấp nhận yêu cầu của Việt Nam.
- Sau đó, Người có cả một lộ trình đặt cơ sở để chúng ta vào sân chơi lớn của thị trường thương mại toàn cầu với khát vọng hợp tác vì hoà bình và phát triển.
- Tầm nhìn và bản lĩnh Hồ Chí Minh chính là nền tảng cho đường lối và chính sách của Đảng về mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
- lần thứ nhất vào thế kỷ XV - các nước tư bản châu Âu chinh phục thế giới.
- lần thứ ba trong vòng khoảng 40 năm, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 80 thế kỷ XX, các nước thuộc địa sau khi giành được độc lập về chính trị, tìm kiếm cho mình con đường phát triển trong mối quan hệ chung của cộng đồng thế giới.
- Hồ Chí Minh đã nhận rõ quy luật này từ đầu thế kỷ XX, đặc biệt sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc..
- Hai, phải có trí tuệ và bản lĩnh ra biển lớn với tư duy toàn cầu, hoà nhập vào đại dương, thâm nhập và khám phá thế giới.
- Ba, với dân tộc chúng ta, 100 năm qua cho thấy là phải luôn nuôi dưỡng và giữ vững khát vọng độc lập dân tộc và định hướng đúng đắn của sự phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi.
- Thống nhất được mục tiêu của dân tộc là “hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” như ý nguyện của Hồ Chí Minh trong Di chúc với.
- mục tiêu của thời đại “hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” là một trong lời giải thông minh để Việt Nam phát triển..
- Hồ Chí Minh đã dạy “Có tự lập mới độc lập, có tự cường mới tự do”.
- Một trong những vấn đề ngoại giao quan trọng nhất theo Hồ Chí Minh là “phải trông ở thực lực.
- Đồng thời phải có tư duy chính trị nhạy bén, “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai” như Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời nhà báo Mỹ S.
- Ngày nay, thế giới đã và sẽ còn nhiều đổi thay, nhưng tinh thần Hồ Chí Minh về hội nhập để phát triển không bao giờ thay đổi..
- 1 Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, tập 1, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội, 1992, tr.47 - 48..
- 2 Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993, tr.226..
- 3 Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, tập 2, sđd, tr.264..
- 4 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.550..
- 5 Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, tập 2, sđd, tr.266..
- 6 Xem, PGS.TS Phạm Xanh, Góp phần tìm hiểu lịch sử quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.73 - 74..
- 7 Xem, Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, sđd, tr.52 - 53..
- 8 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, sđd, tr.73 - 74..
- 9 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, sđd, tr.80 - 84.
- 10 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, sđd, tr.157..
- 11 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, sđd, tr.182..
- 12 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, sđd, tr.470..
- 13 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, sđd, tr.170..
- 14 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, sđd, tr.576..
- 15 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, sđd, tr.578..
- 16 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, sđd, tr.587..
- 17 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, sđd, tr.430..
- 18 Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, tập 10, sđd, tr.21.